[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,030
Động cơ
135,341 Mã lực
em nghĩ cổ phần hóa/Tư nhân hóa và xã hội hóa là 2 khái niệm khác nhau đấy cụ ạ.
Xã hội hóa là nâng mức học phí nên, giảm mức tài trợ của ngân sách nhà nước đi; nó hoàn toàn khác với cổ phần hóa và tư nhân hóa. Mặc dù cph và tư nhân hóa rồi cũng sẽ dẫn đến việc nâng mức học phí lên (điều chắc chắn); nhưng lúc đó, mức nâng chắc chắn sẽ khác rất nhiều, nó sẽ đưa học phí về ít nhất là giá của "điểm hòa vốn"; lúc đó ngân sách ko còn phải tài trợ nữa nhưng liệu thế thì còn gì là vai trò của Nhà nước nữa. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều duy trì trường công (và chất lượng cũng rất tốt). Mô hình xhcn mà ko làm được điều này mà cứ đem đi cph để rồi tư nhân nó làm chủ cuộc chơi, quyết định giá cả thì có mà sập tiệm. Vụ thịt lợn vừa rồi là minh chứng rõ cụ nhỉ. sự áp đặt hay kêu gọi của nhà nước đối với mấy anh chăn nuôi trở lên vô nghĩa
Từ trường hợp nhà em , em thấy sự chênh lệch quá lớn giữ trg công và tư. F1 lớn nhà em học chuyên sp với mức hp khoảng 2-300k/tháng. đây là mức học phí ở các trường công ở HN thì phải. lần đầu em đóng học phí cho nó mà em còn xúc động, vì trước đó cháu học bán công cũng khoảng 3 tr/tháng rồi. HP của f1 bé ở trường Ng siêu thì khoảng 6 tr/tháng. mức chênh khoảng 20-30 lần. Đây là điều rất vô lý. Và Ngân sách NN đg là người phải gánh chịu khoản chênh lệch này. Như vậy nên nâng mức học phí nên một chút để giảm bớt tài trợ của NS nên thì hợp lý hơn; hoặc chí ít, những trg như AMS thì hs chọn trường ko phải mức học phí thấp mà là do môi trường học tập. Em cho rằng nếu nâng lên mức 2 3 tr/tháng thì chắc cũng rất ít các cháu bỏ trường vì hphi cả. Ngân sách thì cũng đỡ đi một khoản đáng kể.
1. Cụ ơi, ở các nước phương tây nó làm gì có khái niệm "xã hội hóa" như ở Việt Nam đâu cụ. Khái niệm "xã hội hóa" của nó là con người được kết nối, hòa nhập, tương tác với xã hội (socialize). Còn cái khái niệm xã hội hóa mà em và cụ đang trao đổi ở đây là khái niệm do Đảng/Nhà nước mình sáng tạo ra thôi và khái niệm này sẽ được điều chỉnh/thay đổi theo thời gian, nhận thức thôi.
Quay lại ví dụ của cụ, chính cụ đã nói là đến lúc ngân sách nhà nước không còn phải tài trợ cho một trường cụ thể nữa vì đã đến "điểm hòa vốn". Khi đó, ai là người quyết định chính sách của nhà trường? Nó sẽ là các phụ huynh học sinh (người đang đóng học phí)? Phụ huynh nhiều quá, họ sẽ phải có người đại diện để đưa ra quyết định (có thể chính là ban giám hiệu, ban tín thác... hoặc cái gì đại loại thế). Nhưng người quyết định này sẽ không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước nữa (vì bản chất họ không lệ thuộc kinh tế vào ngân quỹ của nhà nước nữa rồi). Vậy thì nó khác gì là tư nhân hóa (mình đừng cố định tư nhân hóa là của một ông chủ cụ thể là được).
2. Vai trò của nhà nước ở các trường tư thục, công lập là đảm bảo chất lượng giáo dục và cái này có thể quản lý thông qua luật pháp chung chứ không phải là theo các quyết định, mệnh lệnh hành chính riêng cho từng tường.
3. Vụ thịt lợn vừa rồi thì nó chỉ làm rõ thêm yếu tố là nhà nước chưa chuẩn bị tốt về mặt dự báo và tư tưởng. Thị trường thịt lợn là thị trường tự do cạnh tranh, có yếu tố độc quyền nhất định (của mấy anh tay to). Nhưng nhà nước cứ thích "ra lệnh" bằng các mệnh lệnh là phải giảm giá bán xuống thế này, thế kia. Các mệnh lệnh này là vô nghĩa nên vậy thôi. Giải pháp sẽ phải là gì?
- Tạo thị trường cạnh tranh bình tự do hơn, hạn chế độc quyền ngành: cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ được vay vốn ưu đãi để tái đàn...
- Cho phép nhập thịt lợn, lợn sống sớm để cân bằng thị trường.
- Hỗ trợ ngành chăn nuôi bằng y tế dự phòng, thú y.
- Tuyên truyền để giảm cầu...
4.Ví dụ con cụ là ví dụ rất rõ cho thấy một ý là nhà nước đang "tài trợ ngược" cho người có điều kiện kinh tế, trong khi lấy mất nguồn lực để giành cho nơi vùng núi, vùng sâu, vùng xa (nguồn lực của nhà nước là có hạn chứ không phải vô hạn). Em cũng cùng quan điểm như cụ. Nếu các cháu học chuyên SP mà có điều kiện khó khăn về kinh tế (số ít) thì phải học giỏi, tài năng. Khi đó, trường có thể sẽ hỗ trợ bằng học bổng 100% học phí (tương đương 2-3 triệu/tháng) chẳng hạn.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,030
Động cơ
135,341 Mã lực
em nghĩ cổ phần hóa/Tư nhân hóa và xã hội hóa là 2 khái niệm khác nhau đấy cụ ạ.
Xã hội hóa là nâng mức học phí nên, giảm mức tài trợ của ngân sách nhà nước đi; nó hoàn toàn khác với cổ phần hóa và tư nhân hóa. Mặc dù cph và tư nhân hóa rồi cũng sẽ dẫn đến việc nâng mức học phí lên (điều chắc chắn); nhưng lúc đó, mức nâng chắc chắn sẽ khác rất nhiều, nó sẽ đưa học phí về ít nhất là giá của "điểm hòa vốn"; lúc đó ngân sách ko còn phải tài trợ nữa nhưng liệu thế thì còn gì là vai trò của Nhà nước nữa. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều duy trì trường công (và chất lượng cũng rất tốt). Mô hình xhcn mà ko làm được điều này mà cứ đem đi cph để rồi tư nhân nó làm chủ cuộc chơi, quyết định giá cả thì có mà sập tiệm. Vụ thịt lợn vừa rồi là minh chứng rõ cụ nhỉ. sự áp đặt hay kêu gọi của nhà nước đối với mấy anh chăn nuôi trở lên vô nghĩa
Từ trường hợp nhà em , em thấy sự chênh lệch quá lớn giữ trg công và tư. F1 lớn nhà em học chuyên sp với mức hp khoảng 2-300k/tháng. đây là mức học phí ở các trường công ở HN thì phải. lần đầu em đóng học phí cho nó mà em còn xúc động, vì trước đó cháu học bán công cũng khoảng 3 tr/tháng rồi. HP của f1 bé ở trường Ng siêu thì khoảng 6 tr/tháng. mức chênh khoảng 20-30 lần. Đây là điều rất vô lý. Và Ngân sách NN đg là người phải gánh chịu khoản chênh lệch này. Như vậy nên nâng mức học phí nên một chút để giảm bớt tài trợ của NS nên thì hợp lý hơn; hoặc chí ít, những trg như AMS thì hs chọn trường ko phải mức học phí thấp mà là do môi trường học tập. Em cho rằng nếu nâng lên mức 2 3 tr/tháng thì chắc cũng rất ít các cháu bỏ trường vì hphi cả. Ngân sách thì cũng đỡ đi một khoản đáng kể.
1. Cụ ơi, ở các nước phương tây nó làm gì có khái niệm "xã hội hóa" như ở Việt Nam đâu cụ. Khái niệm "xã hội hóa" của nó là con người được kết nối, hòa nhập, tương tác với xã hội (socialize). Còn cái khái niệm xã hội hóa mà em và cụ đang trao đổi ở đây là khái niệm do Đảng/Nhà nước mình sáng tạo ra thôi và khái niệm này sẽ được điều chỉnh/thay đổi theo thời gian, nhận thức thôi.
Quay lại ví dụ của cụ, chính cụ đã nói là đến lúc ngân sách nhà nước không còn phải tài trợ cho một trường cụ thể nữa vì đã đến "điểm hòa vốn". Khi đó, ai là người quyết định chính sách của nhà trường? Nó sẽ là các phụ huynh học sinh (người đang đóng học phí)? Phụ huynh nhiều quá, họ sẽ phải có người đại diện để đưa ra quyết định (có thể chính là ban giám hiệu, ban tín thác... hoặc cái gì đại loại thế). Nhưng người quyết định này sẽ không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước nữa (vì bản chất họ không lệ thuộc kinh tế vào ngân quỹ của nhà nước nữa rồi). Vậy thì nó khác gì là tư nhân hóa (mình đừng cố định tư nhân hóa là của một ông chủ cụ thể là được).
2. Vai trò của nhà nước ở các trường tư thục, công lập là đảm bảo chất lượng giáo dục và cái này có thể quản lý thông qua luật pháp chung chứ không phải là theo các quyết định, mệnh lệnh hành chính riêng cho từng tường.
3. Vụ thịt lợn vừa rồi thì nó chỉ làm rõ thêm yếu tố là nhà nước chưa chuẩn bị tốt về mặt dự báo và tư tưởng. Thị trường thịt lợn là thị trường tự do cạnh tranh, có yếu tố độc quyền nhất định (của mấy anh tay to). Nhưng nhà nước cứ thích "ra lệnh" bằng các mệnh lệnh là phải giảm giá bán xuống thế này, thế kia. Các mệnh lệnh này là vô nghĩa với thị trường nên kết quả là vậy thôi. Giải pháp sẽ phải là gì?
- Tạo thị trường cạnh tranh bình tự do hơn, hạn chế độc quyền ngành: cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ được vay vốn ưu đãi để tái đàn...
- Cho phép nhập thịt lợn, lợn sống sớm để cân bằng thị trường (cung/cầu).
- Hỗ trợ ngành chăn nuôi bằng y tế dự phòng, thú y.
- Tuyên truyền để giảm cầu trong ngắn hạn...
4.Ví dụ con cụ là ví dụ rất rõ cho thấy một ý là nhà nước đang "tài trợ ngược" cho người có điều kiện kinh tế, trong khi lấy mất nguồn lực để giành cho nơi vùng núi, vùng sâu, vùng xa (nguồn lực của nhà nước là có hạn chứ không phải vô hạn). Em cũng cùng quan điểm như cụ. Nếu các cháu học chuyên SP mà có điều kiện khó khăn về kinh tế (số ít) thì giảm học phí qua việc tài trợ học bổng (merit - based).
 
Chỉnh sửa cuối:

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,030
Động cơ
135,341 Mã lực
Cái khái niệm lấy tiền thuế nuôi ng giàu (và khach quan thì phải là nuôi cả ng nghèo) đã được cụ mô tả cặn kẽ hơn mấy câu nói của TS Thành,

Ý của anh ta có những cơ sở nhât định, nhưng cach diễn đạt lại thiếu rõ ràng, gây phản cảm.

Lẽ ra chỉ cần nói, thay vì bán, thì dần hướng tới tự chủ, giảm bao cấp từ ngân sách.
Cụ ấy có khi cố tình nói vậy để gây sốc, tạo sự chú ý của dự luận đấy cụ. Nói như câu cuối của cụ thì đúng câu trong nghị quyết, hầu hết dân mình không quan tâm đến đâu. Nhờ có post của cụ ấy, nhu cầu tranh luận tăng cao (49 trang ở thread này là ví dụ), đó là điều tốt và đáng mừng.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,467
Động cơ
388,304 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Quay lại ví dụ của cụ, chính cụ đã nói là đến lúc ngân sách nhà nước không còn phải tài trợ cho một trường cụ thể nữa vì đã đến "điểm hòa vốn". Khi đó, ai là người quyết định chính sách của nhà trường? Nó sẽ là các phụ huynh học sinh (người đang đóng học phí)? Phụ huynh nhiều quá, họ sẽ phải có người đại diện để đưa ra quyết định (có thể chính là ban giám hiệu, ban tín thác... hoặc cái gì đại loại thế). Nhưng người quyết định này sẽ không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước nữa (vì bản chất họ không lệ thuộc kinh tế vào ngân quỹ của nhà nước nữa rồi). Vậy thì nó khác gì là tư nhân hóa (mình đừng cố định tư nhân hóa là của một ông chủ cụ thể là được).
Kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ nghe thấy quen chứ?
Cơ sở công lập được quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là muốn tăng, muốn thu bao nhiêu cũng được. Hiện tại trường công tự chủ tài chính vẫn bị quản lý học phí không quá 2.5-3 lần học phí trường công, còn tại sao chỉ tăng có vậy thì đều có dự toán cả, không phải là con số bốc thuốc. Chừng nào chưa tư nhân hóa, giáo viên vẫn còn biên chế thì Nhà nước vẫn là ông chủ 100%, tại sao lại không quản lý được?
Ví dụ thêm cho cụ:
"Nhưng có một vấn đề, trường Ams hiện nay (cũng như mọi “trường chuyên” khác) đang nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5-2,7 lần các trường công khác. "
Tức là học phí tăng 2.5-3 lần là đủ ngon ở Việt nam rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,030
Động cơ
135,341 Mã lực
Kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ nghe thấy quen chứ?
Cơ sở công lập được quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là muốn tăng, muốn thu bao nhiêu cũng được. Hiện tại trường công tự chủ tài chính vẫn bị quản lý học phí không quá 2.5-3 lần học phí trường công, còn tại sao chỉ tăng có vậy thì đều có dự toán cả, không phải là con số bốc thuốc. Chừng nào chưa tư nhân hóa, giáo viên vẫn còn biên chế thì Nhà nước vẫn là ông chủ 100%, tại sao lại không quản lý được?
Ví dụ thêm cho cụ:
"Nhưng có một vấn đề, trường Ams hiện nay (cũng như mọi “trường chuyên” khác) đang nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5-2,7 lần các trường công khác. "
Tức là học phí tăng 2.5-3 lần là đủ ngon ở Việt nam rồi.
Cái khái niệm đầu tiên mà cụ nói nó mới có ở VN khoảng 20 năm thôi cụ và dự kiến sắp tới nó có thể được "điều chỉnh" đấy cụ. Nên mấy cái ví dụ của cụ bên dưới nó chỉ đúng bây giờ, không đảm bảo nó sẽ đúng sau 20 năm nữa đâu.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
1. Cụ ơi, ở các nước phương tây nó làm gì có khái niệm "xã hội hóa" như ở Việt Nam đâu cụ. Khái niệm "xã hội hóa" của nó là con người được kết nối, hòa nhập, tương tác với xã hội (socialize). Còn cái khái niệm xã hội hóa mà em và cụ đang trao đổi ở đây là khái niệm do Đảng/Nhà nước mình sáng tạo ra thôi và khái niệm này sẽ được điều chỉnh/thay đổi theo thời gian, nhận thức thôi.
Quay lại ví dụ của cụ, chính cụ đã nói là đến lúc ngân sách nhà nước không còn phải tài trợ cho một trường cụ thể nữa vì đã đến "điểm hòa vốn". Khi đó, ai là người quyết định chính sách của nhà trường? Nó sẽ là các phụ huynh học sinh (người đang đóng học phí)? Phụ huynh nhiều quá, họ sẽ phải có người đại diện để đưa ra quyết định (có thể chính là ban giám hiệu, ban tín thác... hoặc cái gì đại loại thế). Nhưng người quyết định này sẽ không phụ thuộc vào ý chí của nhà nước nữa (vì bản chất họ không lệ thuộc kinh tế vào ngân quỹ của nhà nước nữa rồi). Vậy thì nó khác gì là tư nhân hóa (mình đừng cố định tư nhân hóa là của một ông chủ cụ thể là được).
2. Vai trò của nhà nước ở các trường tư thục, công lập là đảm bảo chất lượng giáo dục và cái này có thể quản lý thông qua luật pháp chung chứ không phải là theo các quyết định, mệnh lệnh hành chính riêng cho từng tường.
3. Vụ thịt lợn vừa rồi thì nó chỉ làm rõ thêm yếu tố là nhà nước chưa chuẩn bị tốt về mặt dự báo và tư tưởng. Thị trường thịt lợn là thị trường tự do cạnh tranh, có yếu tố độc quyền nhất định (của mấy anh tay to). Nhưng nhà nước cứ thích "ra lệnh" bằng các mệnh lệnh là phải giảm giá bán xuống thế này, thế kia. Các mệnh lệnh này là vô nghĩa với thị trường nên kết quả là vậy thôi. Giải pháp sẽ phải là gì?
- Tạo thị trường cạnh tranh bình tự do hơn, hạn chế độc quyền ngành: cho các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ được vay vốn ưu đãi để tái đàn...
- Cho phép nhập thịt lợn, lợn sống sớm để cân bằng thị trường (cung/cầu).
- Hỗ trợ ngành chăn nuôi bằng y tế dự phòng, thú y.
- Tuyên truyền để giảm cầu trong ngắn hạn...
4.Ví dụ con cụ là ví dụ rất rõ cho thấy một ý là nhà nước đang "tài trợ ngược" cho người có điều kiện kinh tế, trong khi lấy mất nguồn lực để giành cho nơi vùng núi, vùng sâu, vùng xa (nguồn lực của nhà nước là có hạn chứ không phải vô hạn). Em cũng cùng quan điểm như cụ. Nếu các cháu học chuyên SP mà có điều kiện khó khăn về kinh tế (số ít) thì giảm học phí qua việc tài trợ học bổng (merit - based).
Xã hội hoá có gì khó hiểu đâu cụ. Những khoản đóng góp của dân cho các nhu cầu xã hội tăng thêm của dân ngoài khả năng hỗ trợ của nhà nước thì gọi là xã hội hoá và cơ chế quản lý là dân tự quản. Nó vẫn thuộc chính sách công, nhưng cụ thể là việc A, việc B ở tuỳ nơi, tuỳ chốn.

Còn tư thục thì khoản dân góp vào phụ thuộc chính sách “lấy thu bù chi nhất định có lãi” hay “phi lợi nhuận kêu boong boong” của chủ trường hay nhà đầu tư.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ nghe thấy quen chứ?
Cơ sở công lập được quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là muốn tăng, muốn thu bao nhiêu cũng được. Hiện tại trường công tự chủ tài chính vẫn bị quản lý học phí không quá 2.5-3 lần học phí trường công, còn tại sao chỉ tăng có vậy thì đều có dự toán cả, không phải là con số bốc thuốc. Chừng nào chưa tư nhân hóa, giáo viên vẫn còn biên chế thì Nhà nước vẫn là ông chủ 100%, tại sao lại không quản lý được?
Ví dụ thêm cho cụ:
"Nhưng có một vấn đề, trường Ams hiện nay (cũng như mọi “trường chuyên” khác) đang nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5-2,7 lần các trường công khác. "
Tức là học phí tăng 2.5-3 lần là đủ ngon ở Việt nam rồi.
Cậu Thành đã cố tình không hiểu hay cố tình bẻ cong chính sách thì có nói đi nói lại mấy luận đề của cậu ta thì cũng bằng thừa.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,030
Động cơ
135,341 Mã lực
Xã hội hoá có gì khó hiểu đâu cụ. Những khoản đóng góp của dân cho các nhu cầu xã hội tăng thêm của dân ngoài khả năng hỗ trợ của nhà nước thì gọi là xã hội hoá và cơ chế quản lý là dân tự quản. Nó vẫn thuộc chính sách công, nhưng cụ thể là việc A, việc B ở tuỳ nơi, tuỳ chốn.

Còn tư thục thì khoản dân góp vào phụ thuộc chính sách “lấy thu bù chi nhất định có lãi” hay “phi lợi nhuận kêu boong boong” của chủ trường hay nhà đầu tư.
Dân tự quản cũng chỉ là một nhóm nhỏ người dân thôi đúng không cụ? Hay lại là toàn dân (như kiểu sở hữu toàn dân)? Nếu chỉ là một nhóm nhỏ người dân (theo em hiểu thì chủ yếu sẽ là các phụ huynh học sinh học trường đó) thì nó khác gì là tư nhân hóa?
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,946
Động cơ
457,740 Mã lực
Bài này khá hay, nếu để gợi mở về sự tự chủ tài chính:

Trích
"Nghề giáo trong xã hội hôm nay vẫn còn những "sứt mẻ" về hình ảnh, như bạn tôi vẫn phải bán hàng qua mạng trong khi chờ đợi lời hứa "sống được bằng lương" thành hiện thực. Đây là một thực tế cần được nghiêm túc nhìn nhận. Để cứu vãn vấn đề, không còn cách nào khác là thay đổi tư duy và nhận thức của các nhà quản trị đất nước và sau đó của toàn xã hội về giáo dục nói chung.

Nhiều người vẫn nói câu cửa miệng "nghề giáo cao quý nhất trong những nghề cao quý" nhưng trên thực tế lại có vẻ trái ngược nếu không muốn nói là giả tạo? Các thầy cô giáo của chúng ta, trừ số ít sống sung túc, thử hỏi nếu "trồng mình" còn khó thì làm sao có thể "trồng người" suôn sẻ?"
 
Chỉnh sửa cuối:

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Sao không thấy các nhà “tư nhân hoá” lên cmn miền núi thực hiện XH hoá hộ cái. Trên đó NN tặng miễn phí 100% đỡ phải mua, mà nhân dân còn khen ngợi, tổ quốc ghi công!
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Dân tự quản cũng chỉ là một nhóm nhỏ người dân thôi đúng không cụ? Hay lại là toàn dân (như kiểu sở hữu toàn dân)? Nếu chỉ là một nhóm nhỏ người dân (theo em hiểu thì chủ yếu sẽ là các phụ huynh học sinh học trường đó) thì nó khác gì là tư nhân hóa?
Nhu cầu của nhóm nhỏ (cha mẹ học sinh của 1 trường ở 1 huyện, quận, xã phường) thì họ tự quản tiền góp của họ có đúng mục đích hay không thôi.

Vì cụ lấy ví dụ bên Tây, cụ nên vận dụng hoạt động của hộicha mẹ học sinh bên đấy. Tiếng nói của họ thực sự có sức nặng đối với chương trình giáo dục,chất lượng giáo viên, việc tiêu tiền thuế của trường và các quỹ do họ đóng góp.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,030
Động cơ
135,341 Mã lực
Sao không thấy các nhà “tư nhân hoá” lên cmn miền núi thực hiện XH hoá hộ cái. Trên đó NN tặng miễn phí 100% đỡ phải mua, mà nhân dân còn khen ngợi, tổ quốc ghi công!
Thấy cụ hỏi câu này mãi như kiểu cực đoan ấy nhỉ? Tư nhân họ chỉ làm chỗ nào mang lại lợi ích cho họ thôi. Làm đường bộ cao tốc bắc nam, đoạn nào khó thu hồi vốn nhà nước phải bỏ vốn đầu tư công ra kìa, tư nhân họ chỉ làm đoạn nào nhiều xe đi thôi. Trường tư thục/dân lập hiện chỉ có ở Hà Nội/HCM và các thành phố trung tâm các tỉnh thành thôi; phần còn lại thì nhà nước phải có trách nhiệm.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,946
Động cơ
457,740 Mã lực
Cụ ấy có khi cố tình nói vậy để gây sốc, tạo sự chú ý của dự luận đấy cụ. Nói như câu cuối của cụ thì đúng câu trong nghị quyết, hầu hết dân mình không quan tâm đến đâu. Nhờ có post của cụ ấy, nhu cầu tranh luận tăng cao (49 trang ở thread này là ví dụ), đó là điều tốt và đáng mừng.
Trong bài phỏng vấn ở VNN, tay Thành đã sửa lại cách diễn đạt cho viên thuốc đắng dễ trôi hơn.

Chi tiền cho "nhân tài" làm gì?

Là một người làm chính sách kinh tế-xã hội, tôi quan tâm tới việc các trường chuyên sử dụng nguồn lực và tài chính của nhà nước để phục vụ cho mục đích gì?

Nếu như những ngôi trường này được tài trợ bởi tư nhân - nơi cha mẹ có điều kiện trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn, điều đó không có gì để bàn.

Hoặc nếu như những trường này là trường công thuần túy, nhận tiền từ ngân sách nhà nước như mọi trường công khác và giảng dạy với chất lượng vượt trội, thì điều đó càng không có gì để bàn, nếu không muốn nói là cần khuyến khích.

Nhưng có một vấn đề, trường Ams hiện nay (cũng như mọi “trường chuyên” khác) đang nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5-2,7 lần các trường công khác.

Ở đây, tôi chỉ muốn làm rõ logic của vấn đề, chứ tôi không quan tâm lắm đến số tiền cao hơn 2-3 lần hay 5 lần. Vấn đề chỉ là, nếu đã được tài trợ cao hơn thì phải có một mục đích rõ ràng cho việc đó.

Có mấy mục đích được nêu ra nhằm biện minh cho sự tồn tại của các trường chuyên.

Thứ nhất, có người nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra những người ưu tú đi thi quốc tế nhằm cải thiện hình ảnh đất nước, mang lại sự vẻ vang cho tổ quốc. Nếu thế thì có cần thiết phải xây dựng tốn kém một hệ thống dàn trải các trường chuyên trên khắp cả nước như vậy hay không?

Thứ hai, có người lại nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra “nhân tài”. Tôi thấy hoài nghi về mục đích này.

Nếu nhà nước thực sự đã bỏ tiền ra để phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài” và tiền ấy là của những người dân bình thường đóng góp, thì những “nhân tài” ấy phải có nhiệm vụ phục vụ nhân dân - những người đã đóng tiền cho họ ăn học.


Còn nếu không, chúng ta chi tiền cho “nhân tài” làm gì? Bản thân những người có tài đã có thể tự lo liệu cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn những người bình thường rồi, sao phải đầu tư thêm cho họ?

Nhiều người viện dẫn, các nước vẫn đang có những ngôi trường đặc biệt để rèn luyện người có năng lực. Tôi cho rằng, đó là trường đào tạo những người ở độ tuổi lớn hơn tuổi học phổ thông.

Nếu có đào tạo ở độ tuổi phổ thông thì cũng rất hãn hữu và trong những hoàn cảnh đặc biệt. Điểm cốt yếu là những người ấy sau khi được đào tạo xong thì phải phục vụ bộ máy nhà nước.

Điều này giống như trong các trường công an, quân đội hiện nay. Khi nhận sự tài trợ đặc biệt từ nhà nước để phát triển, họ đã chấp nhận một thỏa ước rằng phải phục vụ cho nhà nước, phục vụ cho những người đã đóng thuế để tài trợ cho việc học của họ.

Vậy những học sinh ở Ams hoặc các trường chuyên, học xong họ có chấp nhận như vậy không?

Tôi nghĩ rằng những học sinh muốn vào Ams chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình mà tiền học thì lại thấp. Như vậy, mục đích “đào tạo nhân tài” theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại, cũng chưa bao giờ được thực hiện.

Thứ ba, có người nói mô hình trường Ams hoặc các trường chuyên ở các tỉnh thành là để thử nghiệm một loại trường tiên tiến, chất lượng cao trong giảng dạy. Mục đích của thí điểm là để nhân rộng ra nhằm giúp toàn bộ hệ thống giáo dục cũng có chất lượng cao như thế.

Nếu vậy, trường ấy phải nhận các học sinh đa dạng về thành phần (trí tuệ, thu nhập,…), tức phải có em giỏi, em dốt, em ngoan, em chưa ngoan, em có điều kiện, em không có điều kiện,... Có như thế mới bảo đảm đó là một thí nghiệm trên một môi trường giống như môi trường thực tế và khi thành công mới có thể nhân rộng.

Nếu chúng ta xây dựng một ngôi trường kiểu mẫu mà chỉ dạy các em học sinh ngoan, giỏi trên mức trung bình thì làm sao có thể bảo đảm mô hình ấy sau này áp dụng cho toàn xã hội được.

Như vậy, với những mục đích nêu trên, tôi thấy không cần thiết phải dùng tiền của số đông để tài trợ cho một nhóm nhỏ học sinh ở trường Ams hay trường chuyên, trường điểm.

Cá nhân tôi đã từng được học ở trường Ams. Trường Ams đã không đạt được mục đích nào trong số các mục đích nêu trên khi đào tạo tôi. Thế nhưng, tôi vẫn được hưởng một sự giáo dục rất tốt với chi phí cao do người khác – những người có con không học trường Ams - chi trả.

Tôi thấy đó là điều không công bằng và muốn điều ấy chấm dứt. Tôi nghĩ đây là cách tôi trả ơn những người đã tài trợ cho tôi trong những năm tháng đẹp đẽ học ở trường này.

Thúy Nga(ghi)


Các comment ở dưới nghiêng về đội "tư nhân thôn tính" rồi kìa:
  • TRẦN LÂM 3 giờ trước
    Wow. Anh Thành suy nghĩ hay quá. Quá đúng luôn.
    Thích 101Trả lời Chia sẻ
    • BTP 8 phút trước
      @Trần Lâm: quá đúng, cảm ơn TS Thành đã nói lên suy nghĩa của rất nhiều phụ huynh
      Thích 1Trả lời Chia sẻ
  • TRIỀU. H 1 giờ trước
    Anh suy nghĩ khác với số đông, nhưng rất đúng.
    Thích 46Trả lời Chia sẻ
  • DUNG 1 giờ trước
    Vô cùng đúng.
    Thích 36Trả lời Chia sẻ
  • LÊ NGỌC ĐỨC 3 giờ trước
    Uổng cho ông học trường chuyên.
    Thích 17Trả lời Chia sẻ
    • ĐẠI DƯƠNG 2 giờ trước
      @Lê Ngọc đức: hợp lý, thuyết phục.. Hãy phản biện như tiến sĩ Thành đi để có thể đánh giá đúng, đầy đủ mô hình trường chuyên.
      Thích 31Trả lời Chia sẻ
    • THO 2 giờ trước
      @Lê Ngọc đức: Uổng cho Anh thì có Đức ơi, không hiểu gì về xã hội, về phát triển bền vững và sự công bằng.
      Thích 11Trả lời Chia sẻ
    • LÊ VĂN DIỄN 32 phút trước
      @Lê Ngọc đức: quên lối nói chụp mũ mà không có chút lập luận nào.
      Thích 9Trả lời Chia sẻ
    • HUNG 15 phút trước
      @Lê Ngọc đức: ý bạn uổng ở đây là như thế nào?
      Thích 0Trả lời Chia sẻ
  • DUY TAN 1 giờ trước
    Ý kiến rất hay và rất đúng thực tế, Đề nghị Bộ GD và ĐT nghiên cứu. Ý kiến này sẽ đụng chạm nhưng theo tôi là rất thẳng thắn
    Thích 12Trả lời Chia sẻ
  • THO 2 giờ trước
    Hoàn toàn chính xác.
    Đã là giáo dục phổ thông thì phải học kiến thức phổ thông, đào tạo con người có văn hóa toàn diện. Còn chuyên là để các trường đại học, lứa tuổi, kiến thức,... sau phổ thông.
    Ngân sách là do tất cả mọi người dân đóng góp. Ngân sách đó đem đổ cho trường chuyên là mất công bằng.
    Bài phân tích thật chính xác.
    Thích 11Trả lời Chia sẻ
  • ANH TUẤN 2 giờ trước
    Hay, Ủng hộ hoàn toàn quan điểm của TS Thành
    Thích 11Trả lời Chia sẻ
  • VUTB 1 giờ trước
    Sai lầm của tiến sĩ là quan điểm: phục vụ đất nước, dùng tiền nhà nước thì phải làm trong cơ quan nhà nước.
    Thích 10Trả lời Chia sẻ
    • LE NGUYEN 21 phút trước
      @Vutb: Không nhé, anh ấy nói nếu sử dụng tiền của nhà nước phân bổ nhiều hơn các trường khác thì phải có cơ sở (lý do) hợp lý cho việc đó. Nếu lý do đó là để đào tạo "nhân tài" thì "nhân tài" đó sau khi học xong phải ...
      Thích 4Trả lời Chia sẻ
    • PVB 8 phút trước
      @Vutb: sao suy nghĩ đơn giản thế nhỉ.
      Thích 0Trả lời Chia sẻ
  • PHẠM LỢI 2 giờ trước
    Bài viết rất trúng : các trường chuyên dùng tiền ngân sách phải có mục tiêu : đào tạo nhân tài và phải có nghĩa vụ phục vụ cho dân.
    Thích 9Trả lời Chia sẻ
    • BINH 12 phút trước
      Phạm Lợi: Có nhiều cách phục vụ nhân dân lắm bạn nhé! VD ông Trương Gia Bình đó, cũng từng học chuyên và bây giờ cũng có cần làm cơ quan nhà nước đâu. Nhưng ông ấy có thể tạo ra rất nhiều việc làm và còn đóng góp cho ngân sách nhà nước rất nhiều nữa.
      Thích 0Trả lời Chia sẻ
  • BÁ CƯỜNG 2 giờ trước
    Chuẩn tuyệt đối!
    Thích 9Trả lời Chia sẻ
  • ĐÔNG NGUYỄN 1 giờ trước
    Tôi rất đồng ý với quan điểm của tác giả. Nên bỏ trường chuyên, lớp chọn và cải thiện thu nhập cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn hệ thống.
    Thích 9Trả lời Chia sẻ
  • NGUYỄN DUY ĐƯỜNG 1 giờ trước
    Nếu ông không được đào tạo ở môi trường đó thì chắc gì ông đã có được như ngày hôm nay. "Một dạng qua cầu rút ván"....!!!
    Thích 9Trả lời Chia sẻ
    • VING 1 giờ trước
      @Nguyễn Duy Đường: Suy nghĩ của nông dân - ăn cây nào rào cây nấy. Xã hội mãi không phát triển.
      Thích 25Trả lời Chia sẻ
    • TRỊNH QUANG 1 giờ trước
      @Nguyễn Duy Đường: Bạn đã đọc và ngẫm những lý do mà TS Thành nêu chưa?
      Thích 6Trả lời Chia sẻ
    • VÂN 1 giờ trước
      @Nguyễn Duy Đường: Quá chuẩn
      Thích 4Trả lời Chia sẻ
    • BTP 19 phút trước
      @Nguyễn Duy Đường: bạn có biết bao nhiêu gđ có con em không có tiền nên không vào được trường chuyên chưa?
      Thích 0Trả lời Chia sẻ
  • CTHANH 2 giờ trước
    Bài báo nói rất chính xác
    Thích 8Trả lời Chia sẻ
  • TRAN MINH 1 giờ trước
    Ngoài ra, các cháu tham gia đội tuyển đều học lệch nhưng vẫn đạt điểm cao, gây bất công bằng :)
    Thích 8Trả lời Chia sẻ
  • TIENTRAN 1 giờ trước
    Suy nghĩ rất hay!tất nhiên phải có nhiều ý kiến tranh luận và đồng ý hay phản biện, nhưng theo tôi muốn đất nước phát triển phải có những suy nghĩ như bạn Thành.
    Thích 7Trả lời Chia sẻ
  • PXT 1 giờ trước
    Bài viết đúng.., tôi ủng hộ !


 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Cái khái niệm đầu tiên mà cụ nói nó mới có ở VN khoảng 20 năm thôi cụ và dự kiến sắp tới nó có thể được "điều chỉnh" đấy cụ. Nên mấy cái ví dụ của cụ bên dưới nó chỉ đúng bây giờ, không đảm bảo nó sẽ đúng sau 20 năm nữa đâu.
Cụ cứ sản xuất kinh doanh cho tốt, nộp thuế nhiều vào, có lãi thì ủng hộ giáo dục cho nhiều vào hay tặng toàn bộ lợi nhuận thì càng tốt.

Được như vậy thì cụ khỏi phân vân phải “định hướng” thế nào cho giáo dục.
 

pass

Xe buýt
Biển số
OF-3581
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
713
Động cơ
561,469 Mã lực
Các trường công nổi tiếng (Dịch vọng, Cầu giấy, Yên hòa ,Chu văn An, Kim liên, Giảng võ ,Ams ......) mất mấy chục năm cả cô, trò và phụ huynh cố gắng đầu tư mới xây dựng được thương hiệu, hô hào xã hội hóa bản chất là tư nhân hóa tài sản công với giá rẻ thôi. Các ông có tiền thích thì cứ việc xây trường, tuyển giáo viên và học sinh có ai có ý kiến đâu.
Cách đây 15 năm cũng có phong trào , dư luận đòi xã hội hóa các trường đại học công như bách khoa, giao thông , xây dựng ...( thời bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ). May mà cũng không đi đến đâu
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,556 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Các comment ở dưới nghiêng về đội "tư nhân thôn tính" rồi kìa.
Luận điểm của Tiến sĩ Thành có thể thuyết phục dễ dàng những cha mẹ mà F1 của họ không đủ khả năng vào trường chuyên.
Ở OF tranh luận sôi nổi vì F1 của các bác tài giỏi, còn ở những nơi khác thì không được như vậy, cho nên ý kiến ủng hộ Tiến sĩ Thành chiếm đa số, không có gì là khó hiểu.
 

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Các trường công nổi tiếng (Dịch vọng, Cầu giấy, Yên hòa ,Chu văn An, Kim liên, Giảng võ ,Ams ......) mất mấy chục năm cả cô, trò và phụ huynh cố gắng đầu tư mới xây dựng được thương hiệu, hô hào xã hội hóa bản chất là tư nhân hóa tài sản công với giá rẻ thôi. Các ông có tiền thích thì cứ việc xây trường, tuyển giáo viên và học sinh có ai có ý kiến đâu.
Cách đây 15 năm cũng có phong trào , dư luận đòi xã hội hóa các trường đại học công như bách khoa, giao thông , xây dựng ...( thời bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân ). May mà cũng không đi đến đâu
Có lẽ họ hiểu sai về“xã hội hoá” rồi. Tư nhân có quyền gì đối với trường công đâu. Mức thu thêm ngoài chương trình giáo dục phổ thông do sở, bộ quyết về chương trình và thoả thuận của cha nẹ học sinh.

Còn khi phát hiện thấy “người ngoài” không đảm bảo chương trình tăng thêm, cổ hủ lạc hậu vô bổ không tiên tiến như họ quảng cáo thì phải đuổi cổ họ và trường cùng cha mẹ học sinh sẽ chọn đối tác khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,756
Động cơ
430,787 Mã lực
Bắt tội phạm thì cần gì giờ với giấc hả cụ.



Tăng học phí phải có lý do, ví dụ dạy và học theo chương trình A level của Hệ thống trường Cambridge Intl chẳng hạn.

Nếu chỉ tăng học phí để nuôi cán bộ quản lý giáo dục hay giáo viên thì sai mục đích của chính sách công. Người dân sẽ nghĩ ngược lại, sao không “đuổi bớt” người ở Bộ GD, các sở GD, giáo viên không đạt chuẩn, người làm nhẽng việc không thích hợp ở các trường phổ thông,... để giảm chi phí mà lại đi tăng học phí.
Cái này em ko rõ, nhưng rõ ràng ngân sách nhà nước đang tài trợ, việc tăng hp để giảm bớt phần bù của ngân sách. nó cũng dễ hiểu mà cụ. sao cứ phải đi đuổi nhỉ.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,946
Động cơ
457,740 Mã lực
Luận điểm của Tiến sĩ Thành có thể thuyết phục dễ dàng những cha mẹ mà F1 của họ không đủ khả năng vào trường chuyên.
Ở OF tranh luận sôi nổi vì F1 của các bác tài giỏi, còn ở những nơi khác thì không được như vậy, cho nên ý kiến ủng hộ Tiến sĩ Thành chiếm đa số, không có gì là khó hiểu.
Thậm chí các bài viết phản biện cũng ít có bài chất lượng cao, nên có vẻ như khối ủng hộ trường chuyên bị lép vế:


Ví dụ:

"Trường chuyên không phải sự bất công

Nguyên tắc “mọi công dân đều phải bình đẳng về cơ hội thụ hưởng các nguồn lực công” là chấp nhận được với các đặc tính có sẵn hoặc bất định của các nhóm người. Ví dụ: mọi học sinh đều được hưởng thụ bình đẳng các nguồn lực công cộng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính, màu da.

Tuy nhiên, nguyên tắc đó không thể áp dụng đối với các đặc tính không bền vững của các nhóm người. Mà cụ thể ở đây, các nhóm người có tài năng khác nhau, có đóng góp cho xã hội khác nhau thì không thể thụ hưởng các nguồn lực công giống nhau.

Do đó, việc các trường chuyên được phân bổ ngân sách nhiều hơn các trường công lập do cung cấp chất lượng giáo dục tốt hơn không vi phạm nguyên tắc bình đẳng cơ hội.

Với chính sách hiện tại, nhà nước phân bổ nguồn lực công cho học sinh các trường chuyên nhiều hơn so với học sinh trường công lập vì nhóm học sinh chuyên có năng lực cao hơn (phải vượt qua điều kiện khắt khe để vào trường chuyên), chứ không phải vì nhóm này có các đặc quyền (về điều kiện kinh tế, quyền lực,...).

Có thể sự bất bình đẳng về năng lực giữa các nhóm học sinh xuất phát từ việc nhóm học sinh trường chuyên thừa hưởng các đặc quyền từ gia đình nhưng điều này không phải là một bất công."

Đoạn bôi đậm là một ví dụ về sự thiếu logic trong lập luận của tác giả.
 

pass

Xe buýt
Biển số
OF-3581
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
713
Động cơ
561,469 Mã lực
Cụ sai về“xã hội hoá” rồi. Tư nhân có quyền gì đối với trường công đâu. Mức thu thêm ngoài chương trình giáo dục phổ thông do sở, bộ quyết về chương trình và thoả thuận của cha nẹ học sinh.

Còn khi phát hiện thấy “người ngoài” không đảm bảo chương trình tăng thêm, cổ hủ lạc hậu vô bổ không tiên tiến như họ quảng cáo thì phải đuổi cổ họ và trường cùng cha mẹ học sinh sẽ chọn đối tác khác.
Phương án đó chỉ là tăng điều kiện về cơ sở vật chất ,tăng chất lượng đào tạo đi kèm với tăng học phí ....... Như vậy các trường này lại theo một mô hình nhiều cụ sẽ phản biện là trường công nhưng chỉ phục vụ một số ít đối tượng có điều kiện , con nhà giàu . Hiện tại đã có một số trường theo mô hình này như PTCS Cầu giấy ...
Còn các TS kinh tế nhà mình là muốn cổ phần và tư nhân hóa --> chuyển tư nhân sở hữu và quản lý . Nôm na là bán mấy trường công nổi tiếng cho tư nhân.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top