Cụ ấy có khi cố tình nói vậy để gây sốc, tạo sự chú ý của dự luận đấy cụ. Nói như câu cuối của cụ thì đúng câu trong nghị quyết, hầu hết dân mình không quan tâm đến đâu. Nhờ có post của cụ ấy, nhu cầu tranh luận tăng cao (49 trang ở thread này là ví dụ), đó là điều tốt và đáng mừng.
Trong bài phỏng vấn ở VNN, tay Thành đã sửa lại cách diễn đạt cho viên thuốc đắng dễ trôi hơn.
Chi tiền cho "nhân tài" làm gì?
Là một người làm chính sách kinh tế-xã hội, tôi quan tâm tới việc các trường chuyên sử dụng nguồn lực và tài chính của nhà nước để phục vụ cho mục đích gì?
Nếu như những ngôi trường này được tài trợ bởi tư nhân - nơi cha mẹ có điều kiện trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn, điều đó không có gì để bàn.
Hoặc nếu như những trường này là trường công thuần túy, nhận tiền từ ngân sách nhà nước như mọi trường công khác và giảng dạy với chất lượng vượt trội, thì điều đó càng không có gì để bàn, nếu không muốn nói là cần khuyến khích.
Nhưng có một vấn đề, trường Ams hiện nay (cũng như mọi “trường chuyên” khác) đang nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5-2,7 lần các trường công khác.
Ở đây, tôi chỉ muốn làm rõ logic của vấn đề, chứ tôi không quan tâm lắm đến số tiền cao hơn 2-3 lần hay 5 lần. Vấn đề chỉ là, nếu đã được tài trợ cao hơn thì phải có một mục đích rõ ràng cho việc đó.
Có mấy mục đích được nêu ra nhằm biện minh cho sự tồn tại của các trường chuyên.
Thứ nhất, có người nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra những người ưu tú đi thi quốc tế nhằm cải thiện hình ảnh đất nước, mang lại sự vẻ vang cho tổ quốc. Nếu thế thì có cần thiết phải xây dựng tốn kém một hệ thống dàn trải các trường chuyên trên khắp cả nước như vậy hay không?
Thứ hai, có người lại nói mục đích của trường chuyên là để đào tạo ra “nhân tài”. Tôi thấy hoài nghi về mục đích này.
Nếu nhà nước thực sự đã bỏ tiền ra để phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài” và tiền ấy là của những người dân bình thường đóng góp, thì những “nhân tài” ấy phải có nhiệm vụ phục vụ nhân dân - những người đã đóng tiền cho họ ăn học.
Còn nếu không, chúng ta chi tiền cho “nhân tài” làm gì? Bản thân những người có tài đã có thể tự lo liệu cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn những người bình thường rồi, sao phải đầu tư thêm cho họ?
Nhiều người viện dẫn, các nước vẫn đang có những ngôi trường đặc biệt để rèn luyện người có năng lực. Tôi cho rằng, đó là trường đào tạo những người ở độ tuổi lớn hơn tuổi học phổ thông.
Nếu có đào tạo ở độ tuổi phổ thông thì cũng rất hãn hữu và trong những hoàn cảnh đặc biệt. Điểm cốt yếu là những người ấy sau khi được đào tạo xong thì phải phục vụ bộ máy nhà nước.
Điều này giống như trong các trường công an, quân đội hiện nay. Khi nhận sự tài trợ đặc biệt từ nhà nước để phát triển, họ đã chấp nhận một thỏa ước rằng phải phục vụ cho nhà nước, phục vụ cho những người đã đóng thuế để tài trợ cho việc học của họ.
Vậy những học sinh ở Ams hoặc các trường chuyên, học xong họ có chấp nhận như vậy không?
Tôi nghĩ rằng những học sinh muốn vào Ams chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình mà tiền học thì lại thấp. Như vậy, mục đích “đào tạo nhân tài” theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại, cũng chưa bao giờ được thực hiện.
Thứ ba, có người nói mô hình trường Ams hoặc các trường chuyên ở các tỉnh thành là để thử nghiệm một loại trường tiên tiến, chất lượng cao trong giảng dạy. Mục đích của thí điểm là để nhân rộng ra nhằm giúp toàn bộ hệ thống giáo dục cũng có chất lượng cao như thế.
Nếu vậy, trường ấy phải nhận các học sinh đa dạng về thành phần (trí tuệ, thu nhập,…), tức phải có em giỏi, em dốt, em ngoan, em chưa ngoan, em có điều kiện, em không có điều kiện,... Có như thế mới bảo đảm đó là một thí nghiệm trên một môi trường giống như môi trường thực tế và khi thành công mới có thể nhân rộng.
Nếu chúng ta xây dựng một ngôi trường kiểu mẫu mà chỉ dạy các em học sinh ngoan, giỏi trên mức trung bình thì làm sao có thể bảo đảm mô hình ấy sau này áp dụng cho toàn xã hội được.
Như vậy, với những mục đích nêu trên, tôi thấy không cần thiết phải dùng tiền của số đông để tài trợ cho một nhóm nhỏ học sinh ở trường Ams hay trường chuyên, trường điểm.
Cá nhân tôi đã từng được học ở trường Ams. Trường Ams đã không đạt được mục đích nào trong số các mục đích nêu trên khi đào tạo tôi. Thế nhưng, tôi vẫn được hưởng một sự giáo dục rất tốt với chi phí cao do người khác – những người có con không học trường Ams - chi trả.
Tôi thấy đó là điều không công bằng và muốn điều ấy chấm dứt. Tôi nghĩ đây là cách tôi trả ơn những người đã tài trợ cho tôi trong những năm tháng đẹp đẽ học ở trường này.
Thúy Nga(ghi)
<p class='t-j'><span class='bold'>Là cựu học sinh THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, những ngày qua, TS Nguyễn Đức Thành bị coi là “kẻ đốt đền” với đề xuất bán trường Ams gây xôn xao dư luận, “châm ngòi” cho cuộc tranh luận về mô hình trường chuyên hiện nay.</span></p>
vietnamnet.vn
Các comment ở dưới nghiêng về đội "tư nhân thôn tính" rồi kìa:
- TRẦN LÂM 3 giờ trước
Wow. Anh Thành suy nghĩ hay quá. Quá đúng luôn.
Thích 101Trả lời Chia sẻ
- BTP 8 phút trước
@Trần Lâm: quá đúng, cảm ơn TS Thành đã nói lên suy nghĩa của rất nhiều phụ huynh
Thích 1Trả lời Chia sẻ
- TRIỀU. H 1 giờ trước
Anh suy nghĩ khác với số đông, nhưng rất đúng.
Thích 46Trả lời Chia sẻ
- DUNG 1 giờ trước
Vô cùng đúng.
Thích 36Trả lời Chia sẻ
- LÊ NGỌC ĐỨC 3 giờ trước
Uổng cho ông học trường chuyên.
Thích 17Trả lời Chia sẻ
- ĐẠI DƯƠNG 2 giờ trước
@Lê Ngọc đức: hợp lý, thuyết phục.. Hãy phản biện như tiến sĩ Thành đi để có thể đánh giá đúng, đầy đủ mô hình trường chuyên.
Thích 31Trả lời Chia sẻ
- THO 2 giờ trước
@Lê Ngọc đức: Uổng cho Anh thì có Đức ơi, không hiểu gì về xã hội, về phát triển bền vững và sự công bằng.
Thích 11Trả lời Chia sẻ
- LÊ VĂN DIỄN 32 phút trước
@Lê Ngọc đức: quên lối nói chụp mũ mà không có chút lập luận nào.
Thích 9Trả lời Chia sẻ
- HUNG 15 phút trước
@Lê Ngọc đức: ý bạn uổng ở đây là như thế nào?
Thích 0Trả lời Chia sẻ
- DUY TAN 1 giờ trước
Ý kiến rất hay và rất đúng thực tế, Đề nghị Bộ GD và ĐT nghiên cứu. Ý kiến này sẽ đụng chạm nhưng theo tôi là rất thẳng thắn
Thích 12Trả lời Chia sẻ
- THO 2 giờ trước
Hoàn toàn chính xác.
Đã là giáo dục phổ thông thì phải học kiến thức phổ thông, đào tạo con người có văn hóa toàn diện. Còn chuyên là để các trường đại học, lứa tuổi, kiến thức,... sau phổ thông.
Ngân sách là do tất cả mọi người dân đóng góp. Ngân sách đó đem đổ cho trường chuyên là mất công bằng.
Bài phân tích thật chính xác.
Thích 11Trả lời Chia sẻ
- ANH TUẤN 2 giờ trước
Hay, Ủng hộ hoàn toàn quan điểm của TS Thành
Thích 11Trả lời Chia sẻ
- VUTB 1 giờ trước
Sai lầm của tiến sĩ là quan điểm: phục vụ đất nước, dùng tiền nhà nước thì phải làm trong cơ quan nhà nước.
Thích 10Trả lời Chia sẻ
- LE NGUYEN 21 phút trước
@Vutb: Không nhé, anh ấy nói nếu sử dụng tiền của nhà nước phân bổ nhiều hơn các trường khác thì phải có cơ sở (lý do) hợp lý cho việc đó. Nếu lý do đó là để đào tạo "nhân tài" thì "nhân tài" đó sau khi học xong phải ...
Thích 4Trả lời Chia sẻ
- PVB 8 phút trước
@Vutb: sao suy nghĩ đơn giản thế nhỉ.
Thích 0Trả lời Chia sẻ
- PHẠM LỢI 2 giờ trước
Bài viết rất trúng : các trường chuyên dùng tiền ngân sách phải có mục tiêu : đào tạo nhân tài và phải có nghĩa vụ phục vụ cho dân.
Thích 9Trả lời Chia sẻ
- BINH 12 phút trước
Phạm Lợi: Có nhiều cách phục vụ nhân dân lắm bạn nhé! VD ông Trương Gia Bình đó, cũng từng học chuyên và bây giờ cũng có cần làm cơ quan nhà nước đâu. Nhưng ông ấy có thể tạo ra rất nhiều việc làm và còn đóng góp cho ngân sách nhà nước rất nhiều nữa.
Thích 0Trả lời Chia sẻ
- BÁ CƯỜNG 2 giờ trước
Chuẩn tuyệt đối!
Thích 9Trả lời Chia sẻ
- ĐÔNG NGUYỄN 1 giờ trước
Tôi rất đồng ý với quan điểm của tác giả. Nên bỏ trường chuyên, lớp chọn và cải thiện thu nhập cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn hệ thống.
Thích 9Trả lời Chia sẻ
- NGUYỄN DUY ĐƯỜNG 1 giờ trước
Nếu ông không được đào tạo ở môi trường đó thì chắc gì ông đã có được như ngày hôm nay. "Một dạng qua cầu rút ván"....!!!
Thích 9Trả lời Chia sẻ
- VING 1 giờ trước
@Nguyễn Duy Đường: Suy nghĩ của nông dân - ăn cây nào rào cây nấy. Xã hội mãi không phát triển.
Thích 25Trả lời Chia sẻ
- TRỊNH QUANG 1 giờ trước
@Nguyễn Duy Đường: Bạn đã đọc và ngẫm những lý do mà TS Thành nêu chưa?
Thích 6Trả lời Chia sẻ
- VÂN 1 giờ trước
@Nguyễn Duy Đường: Quá chuẩn
Thích 4Trả lời Chia sẻ
- BTP 19 phút trước
@Nguyễn Duy Đường: bạn có biết bao nhiêu gđ có con em không có tiền nên không vào được trường chuyên chưa?
Thích 0Trả lời Chia sẻ
- CTHANH 2 giờ trước
Bài báo nói rất chính xác
Thích 8Trả lời Chia sẻ
- TRAN MINH 1 giờ trước
Ngoài ra, các cháu tham gia đội tuyển đều học lệch nhưng vẫn đạt điểm cao, gây bất công bằng
Thích 8Trả lời Chia sẻ
- TIENTRAN 1 giờ trước
Suy nghĩ rất hay!tất nhiên phải có nhiều ý kiến tranh luận và đồng ý hay phản biện, nhưng theo tôi muốn đất nước phát triển phải có những suy nghĩ như bạn Thành.
Thích 7Trả lời Chia sẻ
- PXT 1 giờ trước
Bài viết đúng.., tôi ủng hộ !