[Funland] Ý nghĩa tên phố, địa danh ở Hà Nội

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Bản đồ 1911<:-P<:-P<:-P

Hà Nội sau có gần 40 năm Pháp nhợn quy hoạch lại theo chuẩn Paris mà thấy khác thời Long Thịnh rất nhiều, nhìn ra HN ngày nay phết rùi. Các con đường, tuyến phố đã có tên Pháp, có đường xe hỏa, có cầu Long Biên, ... Có vẻ như tuyến Hàng Bông, Nguyễn Thái Học, ... (ngày nay) là Vành đai 1, con đường trên tuyến đê dọc Tô Lịch (có các cửa ô) là Vành đai 2.

IMG_20200517_225351_449.jpg


Link bản Map 4K (13M): https://drive.google.com/file/d/1ro5tY2S2Y5JKlym3el5KliIcA5_vfIK_/view?usp=sharing
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Hà Nội năm 1942, đã rất giống ngày nay:

- Đã có 1 số tuyến phố có tên tiếng Việt, nhưng chưa giống như bây giờ (Sinh Từ, Nguyễn Khuyến, ...)
- nhiều khu dân cư mới do san lấp hồ (màu vàng); dọc đường Tôn Đức Thắng đã ko còn ao hồ, nhưng đoạn Nguyễn Lương Bằng/Hoàng Cầu vẫn nhiều lắm
-2 hòn đảo ở Hồ Tây đã bị dọn sạch sẽ
- Toàn bộ CV Thống nhất vẫn là 1 cái hồ rất to
- Khu Bạch Mai được quy hoạch thành 1 khu đại học siêu đẹp ... thật tiếc



Link bản 4K (15M): https://drive.google.com/file/d/1C2J0cmd9TkcZNtkLk0w14UUGFB9hI-2_/view?usp=sharing
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ak ak, còn chữ Cầu Giấy trong tên Ô Cầu Giấy nữa?
Cầu Giấy là cây cầu của những làng làm giấy dọc bờ sông Tô Lịch.
Tại sao gọi là Ô, có giả thiết cho rằng: cửa khi mở một cánh là Hộ (戶).
Bình thường dân chúng qua lại chỉ được qua cửa nhỏ (mở một cánh), lâu dần đọc Hộ thành Ô.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Có giả thiết cho rằng tên Cát Linh là ghép của Cát tường - Linh ứng (吉祥 - 靈應) để tạo thành Cát Linh (吉 靈).
Hào Nam thì cháu chịu, đọc toét mắt bản luận văn Thạc sĩ này mà vẫn không biết Hào Nam viết bằng Hán Nôm là chữ gì (http://www.spnttw.edu.vn/userfiles/files/6_vuchikong.pdf).
Trên một bản đồ khác thì Hào Nam được viết là Hòa Nam. Cháu thử xem nó có nghĩa gì không.
Hoặc tìm các phiên bản của bản đồ HN năm 1873 (Plan de la Ville de Hanoi 1873) xem có chú thích chữ Hán ko.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Nhiều nhà VH cho rằng Ô Cầu Giấy nằm ở khu Vạn Bảo, chứ ko nằm chỗ Cầu Giấy mợ nhé. Đã bảo tìm đọc bản đồ xem nó nằm ở đâu đã mà.

Cầu Giấy là cây cầu của những làng làm giấy dọc bờ sông Tô Lịch.
Tại sao gọi là Ô, có giả thiết cho rằng: cửa khi mở một cánh là Hộ (戶).
Bình thường dân chúng qua lại chỉ được qua cửa nhỏ (mở một cánh), lâu dần đọc Hộ thành Ô.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hehe, đã bảo câu hỏi khó mà, mợ cứ tìm bản đồ những năm 18xx, đầu 19xx rồi chỉ xem nó nằm ở đâu nhé
Cầu Giấy và Ô Cầu Giấy nằm ở hai vị trí khác nhau.
Cầu Giấy nằm ở Cầu Giấy hiện tại.
Còn Ô Cầu Giấy nằm ở gần bến xe Kim Mã ngày xưa (đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học).
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,650 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhiều nhà VH cho rằng Ô Cầu Giấy nằm ở khu Vạn Bảo, chứ ko nằm chỗ Cầu Giấy mợ nhé. Đã bảo tìm đọc bản đồ xem nó nằm ở đâu đã mà.
Ô Cầu Giấy tên nguyên bản là Ô Thanh Bảo.
Ô Cầu Giấy có ý nghĩa dân dã là cửa ô đi ra Cầu của những làng giấy, lâu dần cái tên Ô Thanh Bảo bị lãng quên, và trở thành Ô Cầu Giấy. Gây ra hiểu lầm là Ô Cầu Giấy nằm ở Cầu Giấy.
 

nguyenvu171

Xe buýt
Biển số
OF-714710
Ngày cấp bằng
3/2/20
Số km
668
Động cơ
201,286 Mã lực
Phố Hồ Hoàn Kiếm là phố ngắn nhất Hà Nội,
Thời Pháp thuộc, phố có tên là Phi-lác-mô-ních (rue de la Philharmonique: phố Hội Nhạc), là tên một điểm ca nhạc và chiếu bóng lúc đó, nay là nhà hát múa rối Thăng Long. Người dân quen gọi là ngõ Hàng Chè. Sau 1945 đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm.
 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
825
Động cơ
517,068 Mã lực
Tiếc cái tên Hàng Đẫy. Tự nhiên có 2 đoạn Hàng Cháo cắt nhau...
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Tiếc cái tên Hàng Đẫy. Tự nhiên có 2 đoạn Hàng Cháo cắt nhau...
Chắc là ăn Cháo xong ra phố bên cạnh nằm vì no Đẫy bụng :D
Còn ngõ Hàng Thịt cũng ít người biết nó nằm ở đâu nếu ko tra Google
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Giải ảo vui chút, chắc phải 99.99% bà kon sẽ ra sông Tô Lịch đi tìm Ô Cầu Giấy đấy :)

Ô Cầu Giấy tên nguyên bản là Ô Thanh Bảo.
Ô Cầu Giấy có ý nghĩa dân dã là cửa ô đi ra Cầu của những làng giấy, lâu dần cái tên Ô Thanh Bảo bị lãng quên, và trở thành Ô Cầu Giấy. Gây ra hiểu lầm là Ô Cầu Giấy nằm ở Cầu Giấy.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Bản đồ này có lẽ có trước 1873, vẽ Route de SơnTây, 1 trong những tuyến "đại lộ" hiếm hoi của Thăng Long.



Bản đồ này còn có 2 điểm đáng lưu ý:

- Ô Thanh Bảo/Vạn Bảo (aka Ô Cầu Giấy) được ghi là: Porte de Sontay - Cổng (đi) Sơn Tây Jochi Daigaku.

Từ đây có thể thấy từ Ô nghĩa là Port, gọi là cửa ô hay cửa ngõ như hiện nay là hợp lý.

- Hồ Tây còn có 2 đảo khá lớn ở giữa hồ, tới 1911 thì thấy đã bị cải tạo dọn đi rồi.


Tên gọi Sơn Tây xuất hiện trên sử sách đã hơn 500 năm. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông thấy nơi này có mấy ngọn núi và ở phía Tây thành Thăng Long mới đặt là Sơn Tây thừa tuyên.

Thời nhà Nguyễn, một bức tường thành kiểu Vauban đã được xây dựng (thành cổ Sơn Tây), góp phần làm tăng thêm sự đông đúc cho lỵ sở tỉnh, nay là thị xã Sơn Tây. Con đường thiên lý phía Tây từ thành Hà Nội tới thành Sơn Tây cũng dần được hoàn thiện và củng cố, ngày nay tương ứng với phố Sơn Tây (tên gọi con phố này có thể bắt nguồn từ đích đến của nó), đường Kim Mã, Cầu Giấy, Xuân Thủy và quốc lộ 32.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Sơn_Tây_(tỉnh_cũ)
 
Chỉnh sửa cuối:

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,929
Động cơ
622,206 Mã lực
Hoặc không để ý, hoặc không được ai giải thích... có thể nhiều người không biết về ý nghĩa và "sự tích" của nhiều tên phố, địa danh ở Hà Nội. Bài báo sau giúp giải ngố ít nhiều. Các cụ/ mợ thông thái chia sẻ thêm hiểu biết về các tên phố, địa danh khác ở Hà Nội nhé :-bd

Những tên phố Hà Nội phải “luận” chữ Hán mới hiểu nghĩa

Hà Nội có khu phố cổ với rất nhiều phố “Hàng”, chỉ nghe tên là có thể biết ngày xưa nhân dân ở đó buôn bán gì, với những tên gọi rất thuần Việt như Hàng Vải, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Khoai... Nhưng cũng có nhiều phố mang tên cổ khác, phải “luận” chữ Hán, mới hiểu được nghĩa.

Điển hình như phố Tố Tịch, tên này bị nhiều người gọi nhầm thành phố Tô Tịch, có lẽ do nghĩ thành Thăng Long xưa có ông Thành hoàng tên là Tô Lịch thì cũng có một ông Tô Tịch chăng. Thực ra chữ “tịch” trong tên phố này, chữ Hán nghĩa là chiếu, như trong chữ “chủ tịch” - vì các quan ngày xưa hay trải chiếu để ngồi làm việc, chứ không ngồi ghế như các nước phương Tây dẫn đến có chữ “chairman” nghĩa tương tự. Còn chữ “tố”, có nghĩa là trắng nõn. Hai chữ “Tố Tịch” chữ Hán nghĩa là chiếu trắng, chỉ rằng ở phố này, thời xưa là nơi bán chiếu trắng.

Theo sách Địa chí Hà Nội, phố này nằm trên đất của thôn Tô Tịch xưa, trước đây thôn này có nghề dệt và bán chiếu. Hiện nay phố nối từ Hàng Gai đến Hàng Quạt, gần hồ Hoàn Kiếm, trong khi một phố bán chiếu khác có tên thuần Việt là Hàng Chiếu nằm xa hơn về phía Bắc.

Tên ngõ Hài Tượng cũng khá “đánh đố” nhiều người trẻ. Để hiểu nghĩa thì phải luận kỹ nghĩa chữ Hán. “Hài” nghĩa là giày dép thì nhiều người đã biết, còn chữ “tượng” ở đây nghĩa là thợ, chứ không phải chữ “tượng” là con voi. Xưa trong kinh thành có bộ phận gọi là “tượng cục”, là nơi tập hợp thợ thuyền để xây dựng các công trình, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của triều đình.

Thôn Hài Tượng vốn là nơi trú ngụ của những người thợ làm giày da, dép da và hàng da nói chung, và trước đây ăn thông với phố Hàng Giầy. Hai phố này tập trung những người thợ giày quê ở vùng làng Chắm (nay thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương) lên Thăng Long hành nghề từ những thế kỷ XVII, XVIII.

Theo Từ điển đường phố Hà Nội, thì lúc đầu những người thợ giày dép quây quần ở đất Hài Tượng này, sau một số dời xuống trú ngụ ở đất thôn Tả Khánh nay là ngõ Hàng Hành. Cả hai nơi, họ đều lập đình thở tổ nghề da giày. Cho nên hiện nay ở ngõ Hài Tượng và ở ngõ Hàng Hành đều là đình thờ ba vị tổ nghề là Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân, Phạm Thuần Chính, những người này đã cải tiến kỹ thuật thuộc da và sáng chế những mẫu giày dép mới cho người Việt sử dụng.

Tên phố Hòe Nhai cũng vậy. Chữ “Hòe” thì nhiều người có thể đoán là cây hòe, nhưng chữ “nhai” thì phải tra từ điển mới biết, nghĩa là bờ, bến, hay con đường ven sông. “Hòe Nhai” nghĩa là con đường trồng hòe ở bến sông. Xưa kia, con đường này nối từ Hoàng thành ra bến Đông Bộ Đầu nổi tiếng. Nay Hòe Nhai là con đường dài khoảng 400m nối từ đê Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng, hướng về cửa Bắc thành cổ Hà Nội.

Thời xưa, phố trồng nhiều hòe do tương truyền thời nhà Lý có lệ quy định các quan ở kinh đô mỗi người phải đem trồng một cây hòe trên con đường này, từ đó mà thành tên.

Một con đường khác không nằm trong khu phố cổ nhưng cũng mang tên tương tự phố Hòe Nhai, đó là phố Liễu Giai. Vẫn có chữ “liễu” mang tên một loài cây, còn chữ “giai” có nghĩa là con đường.

Trước đây, Liễu Giai là tên một làng trong Thập tam trại vùng ven phía Tây kinh thành Thăng Long. Đến năm 1994, con đường nối tiếp đường Nguyễn Chí Thanh đoạn từ Kim Mã đến Đội Cấn mới được đặt tên là đường Liễu Giai.

Còn vì sao làng xưa có tên gọi Liễu Giai, thì một số tài liệu cho rằng làng này vào đời Lý, Trần có nhiều cung điện dinh thự của các ông hoàng bà chúa, ven đường đi có trồng các dãy liễu, nên mới thành tên “đường Liễu”.

Cả hòe và liễu là hai loại cây mà các nhà quyền quý xưa ở hay trồng trước cửa. Do đó, nghe những cái tên Hòe Nhai, Liễu Giai, mà “luận” được chữ và hiểu được nghĩa, ta như hình dung ra khung cảnh huy hoàng những cũng không kém phần thanh lịch và lãng mạn của kinh thành Thăng Long hàng trăm năm trước.

Phố Khâm Thiên nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.

Ở ngoại thành Hà Nội, bên huyện Đông Anh có con đường dài khoảng 2km có tên là đường Uy Nỗ. Giải nghĩa chữ Hán thì tên này có nghĩa là “Uy lực của chiếc nỏ”, nghe vậy chắc ai cũng đã nghĩ đến sự tích chiếc nỏ thần bắn một lúc hàng chục mũi tên mà tướng Cao Lỗ đã chế tạo để vua An Dương Vương đánh giặc. An Dương Vương đóng đô ở đất Cổ Loa, không xa làng Uy Nỗ, hay còn có tên là Oai Nỗ.

Trong khi đó, tên phố Hòa Mã, nhiều người cứ nghĩ có chữ Mã, chắc là chữ Hán chỉ ngựa, như Hà Nội có đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, liên quan đến tích ngựa trắng chỉ lối cho vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long. Tuy nhiên, thực ra, chữ “Mã” ở tên phố Hòa Mã lại là chữ Nôm cổ, mang nghĩa là “quần áo”.

Phố Hòa Mã, vốn nằm trên thôn Hòa Mã xưa, và trước kia, thôn có tên là Đổi Mã. Hai chữ này có nghĩa là “thay đổi áo xống”, và các sách sử cho biết, xưa ở làng này có cung Đổi Mã (chữ Hán gọi là Cung Canh Y), là nơi vua các triều Lý, Trần, Lê mỗi khi vua ra tế đàn Nam Giao thì dừng lại ở cung này để đổi xiêm áo thường, chuyển sang mặc lễ phục theo quy định khắt khe của lễ tế.

Các nghiên cứu lịch sử đều xác định đàn Nam Giao được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông ở khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo cũ, gần cửa ô Cầu Dền và ở khoảng giữa các phố Mai Hắc Ðế, Thái Phiên, Ðoàn Trần Nghiệp, Bà Triệu. Vị trí của cung Đối Mã cũ rất gần với khu vực này.

Mã là một từ tiếng Việt cổ, có nghĩa là vỏ, trang phục bề ngoài. Nay ừ này không được dùng nữa nhưng vẫn còn có thể nghe trong các câu ca dao, tục ngữ như: “Tốt mã giẻ cùi”, hay “Con gà tốt mã vì lông, răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men”.

Thôn Đổi Mã được đổi tên thành Hòa Mã vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821), theo kiến nghị của bộ Hộ về việc đổi tên một loạt địa danh cả nước. Tên phố Hòa Mã được nhân dân quen sử dụng từ thời thuộc Pháp, dù chính quyền thực dân đặt tên phố này là phố Đô đốc Sénés.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhung-ten-pho-ha-noi-phai-luan-chu-han-moi-hieu-nghia-585103.ldo
Các nhà khoa bảng thì trồng hoè trước cửa.
Các nhà khá giả trồng liễu ven hồ và lối đi.
Cây Hoè ngày xưa gắn với điển tích tam công cửu khanh bên Tàu.
Hóng tên Quan Thổ
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ô Cầu Giấy tên nguyên bản là Ô Thanh Bảo.
Ô Cầu Giấy có ý nghĩa dân dã là cửa ô đi ra Cầu của những làng giấy, lâu dần cái tên Ô Thanh Bảo bị lãng quên, và trở thành Ô Cầu Giấy. Gây ra hiểu lầm là Ô Cầu Giấy nằm ở Cầu Giấy.
Gần đây có ý kiến cho rằng ô Cầu Giấy chính là ô Thanh Bảo. Để giải thích vấn đề này chúng ta lại phải tìm hiểu sâu xa về sự hình thành toà thành Thăng Long từ các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thành Hà Nội thời Nguyễn.

Ô Cầu Giấy xưa nằm gần Cầu Giấy (cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, để đi về phía tây hoặc từ phía tây vào thành). Sở dĩ cửa ô nằm ở đây vì liên quan đến toà thành Thăng Long xưa. Toà thành này được xây dựng từ đời Lý, trải qua các triều đại Trần, Lê. Tường thành phía tây là đường Bưởi ngày nay. Tường thành phía tây nam trùng với đường La Thành ngày nay, rồi chạy thẳng đến đường Giảng Võ. Ô Cầu Giấy chính là cửa ô mở ở góc tây nam của toà thành này. Vì nó ở gần Cầu Giấy nên có tên như thế. Nó chính là cửa ngõ phía tây của thành Thăng Long.

Còn ô Thanh Bảo nằm ở địa phận làng Thanh Bảo đầu phố Sơn Tây giao với phố Kim Mã và phố Nguyễn Thái Học ngày nay, cách ô Cầu Giấy khoảng ba cây số về phía nội đô. Sở dĩ có cửa ô Thanh Bảo là vì, vào thời nhà Nguyễn, phía tây Hoàng thành Thăng Long không sử dụng đến.

Toà thành ngoài của thành Hà Nội (thành đất) ở phía tây bị "co vào", chạy dọc theo các phố Giảng Võ, Sơn Tây, Ngọc Hà vượt qua vườn Bách Thảo, chạy dọc theo đường Thanh Niên rồi lên ô Yên Phụ. Cửa ô mở về phía tây chính là cửa ô Thanh Bảo. Như vậy trên một đường phố Kim Mã đã hình thành hai cửa ô ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Đây là phản ánh quá trình "co lại" của toà thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê đến thành Hà Nội thời Nguyễn. Việc gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy là một sự ngộ nhận.

Ô Cầu Giấy chính là nơi quân ta phục kích giết chết hai tên chỉ huy Pháp là Phờ-răng-xi Gác-ni-ê (ngày 21/12/1873) và Hăng-ri Ri-vi-e (ngày 19/5/1883). Còn cửa ô Thanh Bảo không liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt nào.

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/7082/o-thanh-bao-co-phai-la-o-cau-giay.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ngày xưa voi ngựa ra kinh thành đều dừng nghỉ trước cửa Nam thành, mới sinh ra nghề bán cỏ cho voi ngựa ăn từ đó có phố hàng cỏ, sau pháp xây ga ở đấy cũng gọi là ga Hàng cỏ.
Chỗ em có đường Tam Chinh, biển tên cũng Tam Chinh, nhưng trên giấy tờ hành chính chính thức lại là Nguyễn Tam Chinh, nhiều khi ng khu phố đấy làm giấy tờ ghi thiếu là cũng loạn lên.
Rồi phố Minh Khai có phải tên của bà Nguyễn Thị Minh Khai ko các cụ?
Phố Minh Khai nguyên là một đoạn của tòa thành đất vòng ngoài bao quanh kinh thành Thăng Long xưa. Tại đây có ngôi chùa Hưng Ký làm xong vào năm 1933 là một kiến trúc Phật giáo tiêu biểu ở giai đoạn chót trước Cách mạng tháng Tám, đáng chú ý nhất là các họa tiết và các câu đối toàn bằng sứ tráng men ngũ sắc.

Phố này, thời Pháp thuộc, phần phía tây gọi là Hưng Ký (lấy tên nhà tư sản Hưng Ký có một dãy nhà cho thuê ở đó), phần phía đông là phố Mai Động (lấy tên làng sở tại). Trong đợt đổi tên phố tháng 6/1964, ta đã hợp hai phố lại và đặt tên như hiện nay.

Nay thuộc các phường Vĩnh Tuy, Thanh Lương, Minh Khai, Trương Định, quận Hai Bà Trưng.

Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941), lúc nhỏ tên là Vịnh, sinh tại thành phố Vinh. Ông cụ thân sinh vốn quê ở thôn Quan Nhân (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân - Hà Nội). Nhưng vào Vinh làm công chức và lập gia đình luôn tại thành phố này.

Bà là một học sinh xuất sắc của trường nữ học Vinh. Năm 1927, tham gia Tân Việt cách mạng đảng. Năm 1930 gia nhập ************* Đông Dương phụ trách tuyên truyền huấn luyện ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy. Mùa hè năm 1930, được cử sang Hương Cảng (Trung Quốc) công tác tại Văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế cộng sản. Nhưng vào mùa hè năm sau (1931) bị mật thám Anh bắt trao cho chính quyền Quốc dân đảng tỉnh Quảng Đông. Bị giam cầm trên 3 năm, mãi đến 1934, do Hội Cứu tế đỏ can thiệp, bà mới được trả tự do. Cuối năm 1934, được Ban lãnh đạo của Đảng ở ngoài nước cử vào đại biểu Đảng đi dự Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản họp ở Matxcơva. Đoàn gồm 3 người: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai.

Trong những ngày còn ở Thượng Hải, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã kết hôn. Sau đó từ Thượng Hải, đoàn đáp tàu thủy sang Vla-đi-vô-xtốc rồi về Matxcơva. Tháng 7/1935, đại hội khai mạc, Minh Khai, với bí danh là Phan Lan, đã đọc tham luận “Vai trò phụ nữ Đông Dương tham gia đấu tranh cách mạng”. Sau đại hội, bà vào học trường Đại học phương Đông. Tháng 3/1936, bà về nước, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ và phụ trách Bí thư thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, cùng các đồng chí lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-1939. Bà đã có những đóng góp lớn trong việc lãnh đạo phong trào công nhân, phụ nữ và đấu tranh chống tư tưởng tả khuynh. Ít lâu sau, Lê Hồng Phong cũng về nước. Cho tới mùa hè 1938 Lê Hồng Phong bị mật thám bắt, và ngày 30/7/1940 thì đến lượt Nguyễn Thị Minh Khai sa vào tay giặc. Sau gần một năm giam cầm tra tấn mà không moi được bí mật nào, kẻ thù đã đem bà ra xử bắn tại Hóc Môn vào ngày 28/8/1941, khi đó bà mới qua tuổi ba mươi.

http://nguoihanoi.com.vn/pho-minh-khai-quan-hai-ba-trung-ha-noi_236274.html
 

brick

Xe buýt
Biển số
OF-53148
Ngày cấp bằng
18/12/09
Số km
673
Động cơ
457,489 Mã lực
Viên ngọc mà được Vua ban cho, gọi là ngọc Khuê.
Vua Tự Đức đổi tên Thụy Chương thành Thụy Khuê, ẩn ý là ban cho một viên ngọc khác (Khuê), thay cho viên ngọc cũ (Chương).
Vầng, em 0 thạo ngôn ngữ này, thi thoảng lại thấy có nhiều chữ khác nhau mà cùng 1 nghĩa, chẳng biết tra giải nghĩa ở đâu. Vd như "Ngọc Khuê", gúc ra toàn cô ca sỹ :D Thank cụ.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các nhà khoa bảng thì trồng hoè trước cửa.
Các nhà khá giả trồng liễu ven hồ và lối đi.
Cây Hoè ngày xưa gắn với điển tích tam công cửu khanh bên Tàu.
Hóng tên Quan Thổ
Chỗ ngã năm ô Chợ Dừa, phần đất phía bắc và phía đông, đầu ba con đường Hàng Bột, Khâm Thiên và La Thành là đất làng Thổ Quan - phần đất phía tây cửa ô là của làng Thịnh Hào, phần đất phía nam là của làng Xã Đàn.

Làng Thổ Quan trước năm 1945 thuộc tổng Vĩnh An, huyện Hoàn Long. Trước kia làng này là hai thôn thuộc hai tổng khác nhau, đó là thôn Quan Thổ thuộc tổng Hữu Nghiêm huyện Thọ Xương, và thôn Quan Trạm thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Thôn Quan Trạm ở phía đông phố Hàng Bột và phía nam Khâm Thiên, thôn Quan Thổ ở phía tây phố Hàng Bột Đến giữa thế kỷ XIX, hai thôn Quan Trạm và Quan Thổ sáp nhập vói nhau thành xã Thổ Quan, và Quan Thổ, Quan Trạm là hai giáp của xã mới.

Làng Thổ Quan nằm trên một địa bàn khá rộng, nhưng không phải là một xã lớn, vì số nhân khẩu năm 1927 chỉ có 381 người (Ngô Vi Liễn: Les communes du Tonkin).

Thổ Quan là một làng cổ, tương truyền người Thanh Hóa (xưa là Hoan Châu) ra lập nghiệp ở Thăng Long từ thời xa xưa. Đình làng Thổ Quan thờ ba chị em họ Đào làm thành hoàng. Ba chị em họ Đào - chị là Phượng Dung, hai em trai là Hiển Hiệu và Quý Ninh - là những vị tướng theo Trưng Vương chống nhau với quân nhà Hán ở ngay tại nơi đây. Địa phương còn ghi dấu vết hoạt động quân sự của chị em họ Đào bằng những tên Bãi Trận, Lệnh Cư, Hồ Đồn... Đình Thổ Quan có tấm bia khắc năm 1930 ghi lại sự tích đánh giặc của ba chị em họ Đào.

Thông với ngoài phố Khâm Thiên, có những ngõ: bên phía nam ở thôn Quan Trạm có ngõ Lệnh Cư (số 127), ngõ Trại Khách (số 215); bên phía bắc ở thôn Quan Thổ có ngõ Nam Thái (thông ra phố Khâm Thiên số 350), ba ngõ thông ra phố Hàng Bột là Quan Thổ 1,2 và 3 (số nhà 242,256 và 264).

Người làng cũ của Thổ Quan có mấy họ lớn: họ Nguyễn Đinh (lâu đời và đông người nhất) và Nguyễn Thế, họ Lê, họ Trịnh, họ Ngô... Người làng xưa kia không có ai đỗ đạt đại khoa; thời Pháp thuộc cũng ít người đi học và học được đến trung học. Khoảng những năm bốn mươi, thủ chỉ làng là Tổng Khoa, tức là nhất làng xuất thân chỉ là chánh tổng bá hộ. Người ta nói rằng người làng phát võ, nghĩa là ít học, nhiều người đi lính.

Đầu làng sống về nghề trồng rau thả cá vì làng có nhiều ao (hồ Đình là hồ lớn nhất). Làng ở sát ven nội, người làng ra phố làm thợ, đông nhất là thợ làm đồ sắt như uốn chấn song, hoa cửa, ban công... không có ai giàu lớn lên được (như nhiều làng ven nội khác ra tỉnh làm thợ, rồi làm cai, làm thầu khoán chóng giàu có), vì kiếm được tiền lại ham mê cờ bạc chơi bời hết cả.

Đất của làng bán dần cho người ngoài phố vào tậu, làm nhà để ở hoặc cho thuê. Trước những năm 1938-1940 chưa có mấy người vào mua đất ở đây; chỉ có một người Hoa kiều đầu tiên vào tậu 40 mẫu ta ở xóm Đình (năm 1930), lập ra khu Trại Khách; người đó tên là Tám buôn tơ sợi ở trên phố, y xây biệt thự nhà hai tầng, sân vườn rộng có hồ bán nguyệt, nhà bát giác thủy tạ, chuồng nuôi hươu nai. Chỗ ngõ vào thành tên ngõ Trại Khách.

Ngõ Trại Khách kín dần nhà hai bên đường; đó là những ngôi nhà nhỏ một tầng của người ít tiền làm để ở, hoặc chủ thầu làm cho thuê rẻ tiền cho những công chúc, nhân viên sở tư lương ít. Tuy ở chỗ đầu lối phố Khâm Thiên vào có dãy nhà hai tầng của Hai Cua làm cho thuê (Hai Cua cùng với Cửu Khê mở lò bánh mì, nhưng nghề chính làm giàu là mở sòng bạc).

Từ sau năm 1938, đông người bên ngoài vào làng mua đất làm nhà; người thì làm thầu khoán (Đội Khánh có hai ngôi nhà lớn ở xóm Đình), người thì buôn bán lớn trên phố (Cơ Quang có hiệu bán đồ điện ở Hàng Bông).

https://galatravel.vn/lang-tho-quan-41.htm
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ tìm xem các tài liệu nói "Ô Sơn Tây" nằm ở đâu nhé?

Gần đây có ý kiến cho rằng ô Cầu Giấy chính là ô Thanh Bảo. Để giải thích vấn đề này chúng ta lại phải tìm hiểu sâu xa về sự hình thành toà thành Thăng Long từ các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thành Hà Nội thời Nguyễn.

Ô Cầu Giấy xưa nằm gần Cầu Giấy (cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, để đi về phía tây hoặc từ phía tây vào thành). Sở dĩ cửa ô nằm ở đây vì liên quan đến toà thành Thăng Long xưa. Toà thành này được xây dựng từ đời Lý, trải qua các triều đại Trần, Lê. Tường thành phía tây là đường Bưởi ngày nay. Tường thành phía tây nam trùng với đường La Thành ngày nay, rồi chạy thẳng đến đường Giảng Võ. Ô Cầu Giấy chính là cửa ô mở ở góc tây nam của toà thành này. Vì nó ở gần Cầu Giấy nên có tên như thế. Nó chính là cửa ngõ phía tây của thành Thăng Long.

Còn ô Thanh Bảo nằm ở địa phận làng Thanh Bảo đầu phố Sơn Tây giao với phố Kim Mã và phố Nguyễn Thái Học ngày nay, cách ô Cầu Giấy khoảng ba cây số về phía nội đô. Sở dĩ có cửa ô Thanh Bảo là vì, vào thời nhà Nguyễn, phía tây Hoàng thành Thăng Long không sử dụng đến.

Toà thành ngoài của thành Hà Nội (thành đất) ở phía tây bị "co vào", chạy dọc theo các phố Giảng Võ, Sơn Tây, Ngọc Hà vượt qua vườn Bách Thảo, chạy dọc theo đường Thanh Niên rồi lên ô Yên Phụ. Cửa ô mở về phía tây chính là cửa ô Thanh Bảo. Như vậy trên một đường phố Kim Mã đã hình thành hai cửa ô ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Đây là phản ánh quá trình "co lại" của toà thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê đến thành Hà Nội thời Nguyễn. Việc gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy là một sự ngộ nhận.

Ô Cầu Giấy chính là nơi quân ta phục kích giết chết hai tên chỉ huy Pháp là Phờ-răng-xi Gác-ni-ê (ngày 21/12/1873) và Hăng-ri Ri-vi-e (ngày 19/5/1883). Còn cửa ô Thanh Bảo không liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt nào.

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/7082/o-thanh-bao-co-phai-la-o-cau-giay.html
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trường Chinh phố nhà e là tên cụ Trường Chinh thôi nhỉ, mấy phố tên danh nhân, chính trị gia như này là dễ hiểu nhất
Tên cũng thay đổi lằng ngoằng phết đấy mợ ;)

Hà Nội có một con đường mang tên nhà cách mạng vô sản, nhà chính trị tư tưởng của Đảng, đó là Tổng Bí thư Trường Chinh.

Đường Trường Chinh dài hơn 2300m, rộng 18m bắt đầu từ phố Đại La (quận Hai Bà Trưng) qua Ngã Tư Vọng, cắt ngang đường Giải Phóng chạy thẳng đến Ngã Tư Sở (quận Đống Đa). Toàn bộ phía Nam đường là khu vực sân bay Bạch Mai thời Pháp. Vốn là đường vòng ngoài cùng, bao thành Đại La xưa.

Trước đây đường này nằm trên đất trại Khương Thượng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận; phường Hồng Mai, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương và làng Khương Trung, Phương Liệt, huyện Thanh Trì, có tên là phố Phương Liệt. Nay thuộc các phường Khương Trung, Khương Mai, Phương Liệt, quận Thanh Xuân (phía Nam) và các phường Khương Thượng, Phương Mai, quận Đống Đa (phía Bắc).

Thời Pháp thuộc là đường Vòng (gồm cả phố Đại La) (route Circutaire). Do đường chạy theo sân bay Bạch Mai, nên đã có thời gian gọi là đường “Tàu bay." Sau chiến thắng “Hà Nội-Điện biên phủ trên không” 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, đường này được đổi tên là “Chiến thắng B52” và từ năm 1990 đến nay được mang tên gọi là đường Trường Chinh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top