[Funland] Ý nghĩa tên phố, địa danh ở Hà Nội

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,782
Động cơ
961,523 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Ý cụ là Tây Trấn. Ko, em đang nói tên phố cơ
Tên phố thì đúng là em chưa nghe thấy bao giờ. Chắc là do cửa Tây dễ hiểu nhầm thành cửa do Tây xây dựng nên không có.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Làng Võng Thị xưa kia có một số ít ruộng nằm ven hồ Tây, nên chỉ có một bộ phận rất nhỏ làm ruộng kết hợp thả sen; còn đa phần dân làng sống bằng nghề đánh cá trong hồ. Tên gọi “Võng Thị” xuất phát từ đặc điểm này (võng là lưới cá).


Võng Thị ngày nay​

Cũng có ý kiến cho rằng, từ xa xưa tại đây đã hình thành một chợ bán lưới đánh cá nên gọi như vậy (nơi đây từng có một chợ bán lưới cho những ngư phủ quanh hồ Tây nên làng có tên là Võng Thị - Chợ Lưới)

Ngoài đánh cá, dân làng còn làm giấy, dệt vải và buôn bán. Cạnh đình làng hiện nay có bến Cổ Đô, xưa kia là một bến lớn, trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất. Bến này là “vệ tinh” của chợ Bưởi cách làng không xa - một chợ lớn ở ngoại ô Kinh đô Thăng Long xưa.

http://quehuongonline.vn/1000-nam-thang-long-ha-noi/vong-thi-ngoi-lang-trong-pho-27999.htm
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Sau đó là làng Trích Sài. Có nghĩa là đốn củi, hái củi. Phải chang tên này ra đời khi vùng Hồ Tây còn là rừng. Người Trích Sài cũng có nghề dệt lĩnh, một phần sống bằng nghề đánh cá, chài lưới bên Hồ Tây và 1 phần thì đi làm thêm trong phố.

https://vovgiaothong.vn/Lang-Vong-Thi-Ve-dep-ngoi-nha-trong-pho
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ý cụ là Tây Trấn. Ko, em đang nói tên phố cơ
Cửa Tây thành Thăng Long, đi ra ngoài là khu vực Ngự viên (quảng trường Ba Đình ngày nay) nên không có dân cư sinh sống và không có đường phố. Sau này thời Pháp thuộc những năm 1930 có xây con đường ở cửa Tây là đường Đuy-me (Rue Paul Doumer), sau năm 1945 đổi tên là đường Nhân Quyền, 1949 đổi tên thành phố Nguyễn Hàm, 1951 đổi tên là đường Nguyễn Lâm, 1956 đổi tên là đường Bắc Sơn và tên đó sử dụng đến ngày nay.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Xuân La được thành lập trong thời kì kháng chiến chống Pháp trên cơ sở sáp nhập các làng Quán La Xã, Quán La Sở, Xuân Tảo Sở và Vệ Hồ. Khi thành lập, xã Xuân La thuộc quận Lãng Bạc, sau thuộc huyện Ngoại thành

Sau khi Hà Nội được giải phóng vào năm 1954, xã Xuân La thuộc quận V của ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1961, xã Xuân La thuộc huyện Từ Liêm

Tháng 10 năm 1995, xã Xuân La chuyển thành một phường thuộc quận Tây Hồ mới thành lập

https://vi.wikipedia.org/wiki/Xuân_La_(phường)
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
"...Năm 1890, phố được gọi là đường Huế (route de Hué) và sau năm 1945 thì đổi thành phố Duy Tân. Từ ngày giải phóng thủ đô, phố Duy Tân đổi tên thành phố Huế, mang tên cố đô Huế của nhà Nguyễn..." (Wiki)

Bản đồ này có vẽ Route de Húe -> theo Wiki trên thì suy ra nó phải sau 1890 thật :)

Bản đồ này phải là sau 1873 ạ. Vì so với bản đồ 1873, các hồ nhỏ khu phố cổ đã bị lấp hết, hồ tả vọng và hữu vọng đã bị bó hẹp lại. Em nghĩ là cỡ 1890.

Cũng trên bản đồ này, Port de Papier hay Ô Cầu Giấy cũng xuất hiện, ở gần sát mép trái của bản đồ, trên phần chú thích, và nằm theo hướng kéo dài của con đường từ Port de Sontay (Ô Sơn Tây). Đây có lẽ là bằng chứng rõ ràng về sự khác nhau giữa hai cửa ô này.
Cầu Giấy là cửa ngõ phía tây vòng thành ngoài của thành Thăng Long cũ chứ không phải của ô của thành Hà Nội thời Nguyễn sau này như là Port de Sontay.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,242
Động cơ
644,625 Mã lực
Thụy Khuê tên cũ là Thụy Chương (瑞 璋 - viên ngọc mang đến điềm lành).
Sau khi vua Thiệu Trị (1807 - 1847) mất đi, tên thụy của ông là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (憲祖章皇帝).
Cho nên chữ Chương trong tên làng Thụy Chương phải đổi đi để tránh kỵ húy (cho dù đó là hai chữ Chương viết khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng đọc giống nhau).
Do đó chữ Chương (璋 - viên ngọc) được đổi thành chữ Khuê ( 圭 - ngọc Khuê).
Từ năm 1847 trở đi xuất hiện tên Thụy Khuê (瑞 圭).
“Để tránh huý”, “để kỵ huý”, “vì kỵ huý”, “để tránh phạm huý” mới đúng chứ nhỉ? “Để tránh kỵ huý” nghe hơi sai thì phải?
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,242
Động cơ
644,625 Mã lực
Em thắc mắc sao có phố Cửa Bắc, Cửa Nam, Cửa Đông mà thiếu Cửa Tây nhỉ?
Có thể cửa Tây nằm ở khu vực quảng trường Ba Đình nên không còn phố ở đó hoặc nó đã bị đổi tên từ lâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top