Việc đứt đoạn giữa chữ Quốc ngữ và Hán Nôm, dẫn đến việc tra cứu vô cùng khó khăn. Bởi vì nhiều người làm trong ngành văn hóa nhưng không biết Hán Nôm, dẫn đến việc khi họ viết, cũng chỉ viết được bằng chữ Quốc ngữ.
Chắc ngày xưa khu này có 1 cái Hào ở phía Nam kinh thành TL?Có giả thiết cho rằng tên Cát Linh là ghép của Cát tường - Linh ứng (吉祥 - 靈應) để tạo thành Cát Linh (吉 靈).
Hào Nam thì cháu chịu, đọc toét mắt bản luận văn Thạc sĩ này mà vẫn không biết Hào Nam viết bằng Hán Nôm là chữ gì (http://www.spnttw.edu.vn/userfiles/files/6_vuchikong.pdf).
Theo giả thiết của bác thì Hào Nam có thể viết là 濠 南.Chắc ngày xưa khu này có 1 cái Hào ở phía Nam kinh thành TL?
Trước những năm 2000 có 1 cái mương (hoặc nhánh sông) chạy dọc theo phố Hào Nam, qua phố An Trạch bây giờ.
Cụ cho em hỏi "ngọc Khuê" là ngọc j? Nó khác gì so với các danh từ chỉ ngọc nói chung ah?Thụy Khuê tên cũ là Thụy Chương (瑞 璋 - viên ngọc mang đến điềm lành).
Sau khi vua Thiệu Trị (1807 - 1847) mất đi, tên thụy của ông là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (憲祖章皇帝).
Cho nên chữ Chương trong tên làng Thụy Chương phải đổi đi để tránh kỵ húy (cho dù đó là hai chữ Chương viết khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng đọc giống nhau).
Do đó chữ Chương (璋 - viên ngọc) được đổi thành chữ Khuê ( 圭 - ngọc Khuê).
Từ năm 1847 trở đi xuất hiện tên Thụy Khuê (瑞 圭).
Tên gọi Sơn Tây xuất hiện trên sử sách đã hơn 500 năm. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông thấy nơi này có mấy ngọn núi và ở phía Tây thành Thăng Long mới đặt là Sơn Tây thừa tuyên.
Thời nhà Nguyễn, một bức tường thành kiểu Vauban đã được xây dựng (thành cổ Sơn Tây), góp phần làm tăng thêm sự đông đúc cho lỵ sở tỉnh, nay là thị xã Sơn Tây. Con đường thiên lý phía Tây từ thành Hà Nội tới thành Sơn Tây cũng dần được hoàn thiện và củng cố, ngày nay tương ứng với phố Sơn Tây (tên gọi con phố này có thể bắt nguồn từ đích đến của nó), đường Kim Mã, Cầu Giấy, Xuân Thủy và quốc lộ 32.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sơn_Tây_(tỉnh_cũ)
Lại nói chuyện chữ nghĩa.Theo giả thiết của bác thì Hào Nam có thể viết là 濠 南.
Muốn kiểm tra xem có đúng không, cần phải nhờ bác nào sống cạnh đình Hào Nam, chạy sang xem có chữ nào viết như vậy trong đình Hào Nam hay không.
Ô là cửa ô, ko hiểu ngày xưa các Ô Cầu Giấy, Cầu GIền, Chợ Dừa, Đống Mác.... có cổng như cái Ô Quan Trưởng ko?Đố cụ giải thích được tiếp câu này: Tại sao đặt tên là Ô Cầu Giấy?
P/s: Lưu ý câu này khó nhé
Nam thì chắc chắn là do phố này nằm ở phía Nam hoàng thành (Cửa Nam), Ngư thì có thể đây trước là làng đánh cá hay bán cá ở phía nam hoàng thành chăng?Bác xem hộ em Phố Nam ngư nghĩa là gì ạ? Ngày xưa em nghĩ chỉ là ngõ thôi nhỉ?
Đường Giải Phóng - tên mới, nối tiếp đường Nam Bộ (từ Ga Hàng Cỏ) chắc là con đường Miền Bắc gửi quân lương vào GP miền Nam (theo cách nói của m Bắc) chứ nhỉ.Đường Giải Phóng là con đường quân giải phóng tiến vào.
Đường Tây Sơn là đường quân Tây Sơn tiến vào, đánh quân Thanh ở gò đất mọc nhiều cây đa, gọi là Đống Đa, cái bánh tráng quân Tây Sơn làm lương khô phát lại cho người dân (thừa lương thực do thắng nhanh quá) và dạy cách làm, được người Hà Nội gọi là bánh đa.
Văn Miếu có 2 khu: dành cho học trò học văn là khu Văn Chương, dành cho học võ là khu Giảng Võ. nơi học võ là núi đất mọc nhiều trúc gọi là Núi Trúc.
Đê La Thành là con đê bao quanh thành Đại La.
Viên ngọc mà được Vua ban cho, gọi là ngọc Khuê.Cụ cho em hỏi "ngọc Khuê" là ngọc j? Nó khác gì so với các danh từ chỉ ngọc nói chung ah?
Em không biết rõ Cụ ơi?Nam thì chắc chắn là do phố này nằm ở phía Nam hoàng thành (Cửa Nam), Ngư thì có thể đây trước là làng đánh cá hay bán cá ở phía nam hoàng thành chăng?
Xưa Pháp nó quy hoạch Hà Nội lấy Hồ Gươm làm điểm nhấn của trung tâm đô thị gồm 4 quận nội thành, nơi gặp nhau của khu phố cổ và khu phố Pháp.Để em thử xem có tải được cái bản đồ lên cho các cụ luận không.
Ack, cái file hình gốc cỡ lớn ko tải lên được. Các cụ mợ xem hình này vậy
BTW, Hào Nam, Nam Ngư là các làng/phường có tên trên này luôn
View attachment 5479765
Ô là cửa ô, ko hiểu ngày xưa các Ô Cầu Giấy, Cầu GIền, Chợ Dừa, Đống Mác.... có cổng như cái Ô Quan Trưởng ko?
Nam Ngư là viết tắt của Nam Môn Thị Hoa Ngư (thôn Hoa Ngư ở chợ Cửa Nam).Bác xem hộ em Phố Nam ngư nghĩa là gì ạ? Ngày xưa em nghĩ chỉ là ngõ thôi nhỉ? Jochi Daigaku Cụ xem hộ em .
Hehe, đã bảo câu hỏi khó mà, mợ cứ tìm bản đồ những năm 18xx, đầu 19xx rồi chỉ xem nó nằm ở đâu nhéCầu Giấy là cây cầu của những làng làm giấy dọc bờ sông Tô Lịch.