Ngày 20 – 7 – 1945 bác sĩ Trần Văn Lai nhận chức Đốc Lý Hà Nội (còn chưa đầy 1 tháng là tới ngày tổng khởi nghĩa 19 – 8 – 1945), ông đã thực hiện:
1. Sửa đổi lại toàn bộ hệ thống tên đường phố.
2. Kéo đổ 1 loạt tượng đài thực dân như tượng Bà Đầm Xòe (Thần tự do) ở vườn hoa cửa Nam, tượng Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Cùng với các việc trên, chính quyền Trần Văn Lai đã bỏ hết các tên phố do Pháp đặt, đổi thành tên các danh nhân, anh hùng nước ta theo quy tắc cho đến nay vẫn được coi là mẫu mực: Tên các danh nhân lớn đặt tên cho phố lớn, phố chính; tên các danh nhân khác hoặc tên vùng đất (đã có từ xưa), có liên quan thì đặt cho các phố thứ, phố xương cá
Ví dụ:
-Trần Hưng Đạo là phố chính thì có 1 loạt phố nối vào mạng tên Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng.
-Mạn bờ sông Hồng thì vinh danh các tướng thủy chiến như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái.
Các nhà nghiên cứu (Hà Nội học) cho rằng tầm nhìn quy hoạch đường phố Hà Nội của BS Trần Văn Lai thật đáng kính nể, do cách đặt tên có tính khoa học (hợp lý) khiến cho đường phố Hà Nội được hệ thống lại, nhờ đó những tên phố chính thì vẫn giữ ổn định (tồn tại) cho đến ngày nay, mặc dù chính quyền (chính thể) đã qua bao lần thay đổi (thăng trầm).
Ngay cái tên “Quảng trường Ba Đình” không ít người nhầm tưởng là do chính phủ Hồ Chí Minh đặt …thực là có từ Bác sĩ Trần Văn Lai.