[Funland] Ý nghĩa tên phố, địa danh ở Hà Nội

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Chắc cụ nhầm về phố Lê Duẩn, phố này bắt đầu từ phố Điện biên phủ, đoạn có nhà VS ngã tư Nguyễn Thái Học k phải là đầu phố nữa
Dân nta gọi tương đối chứ đâu cứ phải đúng nhà số 1 mới gọi là đầu phố.
Dân cũng hay gọi tắt, hàng phở, nhà vệ sinh, v.v.... trên đầu LD nhưng "ở giữa' hoặc cuối Hòa Mã v.v...).
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Cái chỗ nhà vệ sinh công cộng đầu Cửa Nam đấy ngày trước còn có tắm nước nóng và tẩm quất. Chiều hè là cứ thấy mấy cái chiếu rải sẵn. Mà hồi đấy chiều mát, ít ngày oi bức cả chiều tối.
Đoạn giữa Lê Duẩn trước cũng có 2 nhà vệ sinh nằm đối diện nhau, cân xứng hai bên ga Hàng Cỏ, giờ ko biết còn đủ cả 2 ko.
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Cũng chỉ là tên đường thôi. Chúng nó không thích tên đó thì đổi thôi. Đổi hay không đổi thì cũng là chuyện bình thường.
Có những đường, tp đổi tên rồi nhưng dân vẫn gọi theo tên cũ, ví dụ như dân HN vẫn gọi phố Tôn Đức Thắng là phố Hàng Bột.
E để ý dân HN hay dùng Sài Gòn hơn là dân trong Nam.
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Chỗ gần nhà em có phố 336 và 337 giữ tên từ thời Pháp, đến tầm giữa 9x đồi thành Lê Gia Đỉnh với Đỗ Ngọc Du nghe chán chán là...
 

Vienxu

Xe tăng
Biển số
OF-406652
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
1,829
Động cơ
249,125 Mã lực
Nhà em ở khu Hoàng Cầu thì theo các cụ nó là cái Cầu của ông Vua hay cái cầu màu vàng hay cái nhà Cầu :D
Hoàng là hoàng đế, cầu là đi cầu. Xuy da chỗ nhà Cụ là hồi xưa các Vua hay đi ị ở đấy. :))
 

xittalin

Xe tăng
Biển số
OF-324766
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
1,626
Động cơ
303,044 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lạ cái là có phố Hàng Cá mà lại không có phố Hàng Tôm, iem cho thế là sự thanh lịch bị bớt đi khá nhiều. Với iem, đáng tiếc hơn cả là không có phố Hàng 33.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Đố cụ biết phố Sơn Tây nghĩa là gì :)

Hoặc không để ý, hoặc không được ai giải thích... có thể nhiều người không biết về ý nghĩa và "sự tích" của nhiều tên phố, địa danh ở Hà Nội. Bài báo sau giúp giải ngố ít nhiều. Các cụ/ mợ thông thái chia sẻ thêm hiểu biết về các tên phố, địa danh khác ở Hà Nội nhé :-bd

Những tên phố Hà Nội phải “luận” chữ Hán mới hiểu nghĩa

Hà Nội có khu phố cổ với rất nhiều phố “Hàng”, chỉ nghe tên là có thể biết ngày xưa nhân dân ở đó buôn bán gì, với những tên gọi rất thuần Việt như Hàng Vải, Hàng Muối, Hàng Mắm, Hàng Khoai... Nhưng cũng có nhiều phố mang tên cổ khác, phải “luận” chữ Hán, mới hiểu được nghĩa.

Điển hình như phố Tố Tịch, tên này bị nhiều người gọi nhầm thành phố Tô Tịch, có lẽ do nghĩ thành Thăng Long xưa có ông Thành hoàng tên là Tô Lịch thì cũng có một ông Tô Tịch chăng. Thực ra chữ “tịch” trong tên phố này, chữ Hán nghĩa là chiếu, như trong chữ “chủ tịch” - vì các quan ngày xưa hay trải chiếu để ngồi làm việc, chứ không ngồi ghế như các nước phương Tây dẫn đến có chữ “chairman” nghĩa tương tự. Còn chữ “tố”, có nghĩa là trắng nõn. Hai chữ “Tố Tịch” chữ Hán nghĩa là chiếu trắng, chỉ rằng ở phố này, thời xưa là nơi bán chiếu trắng.

Theo sách Địa chí Hà Nội, phố này nằm trên đất của thôn Tô Tịch xưa, trước đây thôn này có nghề dệt và bán chiếu. Hiện nay phố nối từ Hàng Gai đến Hàng Quạt, gần hồ Hoàn Kiếm, trong khi một phố bán chiếu khác có tên thuần Việt là Hàng Chiếu nằm xa hơn về phía Bắc.

Tên ngõ Hài Tượng cũng khá “đánh đố” nhiều người trẻ. Để hiểu nghĩa thì phải luận kỹ nghĩa chữ Hán. “Hài” nghĩa là giày dép thì nhiều người đã biết, còn chữ “tượng” ở đây nghĩa là thợ, chứ không phải chữ “tượng” là con voi. Xưa trong kinh thành có bộ phận gọi là “tượng cục”, là nơi tập hợp thợ thuyền để xây dựng các công trình, chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của triều đình.

Thôn Hài Tượng vốn là nơi trú ngụ của những người thợ làm giày da, dép da và hàng da nói chung, và trước đây ăn thông với phố Hàng Giầy. Hai phố này tập trung những người thợ giày quê ở vùng làng Chắm (nay thuộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương) lên Thăng Long hành nghề từ những thế kỷ XVII, XVIII.

Theo Từ điển đường phố Hà Nội, thì lúc đầu những người thợ giày dép quây quần ở đất Hài Tượng này, sau một số dời xuống trú ngụ ở đất thôn Tả Khánh nay là ngõ Hàng Hành. Cả hai nơi, họ đều lập đình thở tổ nghề da giày. Cho nên hiện nay ở ngõ Hài Tượng và ở ngõ Hàng Hành đều là đình thờ ba vị tổ nghề là Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân, Phạm Thuần Chính, những người này đã cải tiến kỹ thuật thuộc da và sáng chế những mẫu giày dép mới cho người Việt sử dụng.

Tên phố Hòe Nhai cũng vậy. Chữ “Hòe” thì nhiều người có thể đoán là cây hòe, nhưng chữ “nhai” thì phải tra từ điển mới biết, nghĩa là bờ, bến, hay con đường ven sông. “Hòe Nhai” nghĩa là con đường trồng hòe ở bến sông. Xưa kia, con đường này nối từ Hoàng thành ra bến Đông Bộ Đầu nổi tiếng. Nay Hòe Nhai là con đường dài khoảng 400m nối từ đê Yên Phụ đến phố Phan Đình Phùng, hướng về cửa Bắc thành cổ Hà Nội.

Thời xưa, phố trồng nhiều hòe do tương truyền thời nhà Lý có lệ quy định các quan ở kinh đô mỗi người phải đem trồng một cây hòe trên con đường này, từ đó mà thành tên.

Một con đường khác không nằm trong khu phố cổ nhưng cũng mang tên tương tự phố Hòe Nhai, đó là phố Liễu Giai. Vẫn có chữ “liễu” mang tên một loài cây, còn chữ “giai” có nghĩa là con đường.

Trước đây, Liễu Giai là tên một làng trong Thập tam trại vùng ven phía Tây kinh thành Thăng Long. Đến năm 1994, con đường nối tiếp đường Nguyễn Chí Thanh đoạn từ Kim Mã đến Đội Cấn mới được đặt tên là đường Liễu Giai.

Còn vì sao làng xưa có tên gọi Liễu Giai, thì một số tài liệu cho rằng làng này vào đời Lý, Trần có nhiều cung điện dinh thự của các ông hoàng bà chúa, ven đường đi có trồng các dãy liễu, nên mới thành tên “đường Liễu”.

Cả hòe và liễu là hai loại cây mà các nhà quyền quý xưa ở hay trồng trước cửa. Do đó, nghe những cái tên Hòe Nhai, Liễu Giai, mà “luận” được chữ và hiểu được nghĩa, ta như hình dung ra khung cảnh huy hoàng những cũng không kém phần thanh lịch và lãng mạn của kinh thành Thăng Long hàng trăm năm trước.

Phố Khâm Thiên nằm ở khu vực cửa Nam thành Thăng Long xưa, cũng là một tên làng xưa, do ở đây có cơ quan “Khâm Thiên Giám”, tức là “Quan sát bầu trời theo lệnh nhà vua”. Cơ quan này có nhiệm vụ quan sát khí tượng, ghi nhận các hiện tượng vũ trụ, báo mùa vụ cho dân chúng cũng như ban hành lịch cho triều đình.

Ở ngoại thành Hà Nội, bên huyện Đông Anh có con đường dài khoảng 2km có tên là đường Uy Nỗ. Giải nghĩa chữ Hán thì tên này có nghĩa là “Uy lực của chiếc nỏ”, nghe vậy chắc ai cũng đã nghĩ đến sự tích chiếc nỏ thần bắn một lúc hàng chục mũi tên mà tướng Cao Lỗ đã chế tạo để vua An Dương Vương đánh giặc. An Dương Vương đóng đô ở đất Cổ Loa, không xa làng Uy Nỗ, hay còn có tên là Oai Nỗ.

Trong khi đó, tên phố Hòa Mã, nhiều người cứ nghĩ có chữ Mã, chắc là chữ Hán chỉ ngựa, như Hà Nội có đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, liên quan đến tích ngựa trắng chỉ lối cho vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long. Tuy nhiên, thực ra, chữ “Mã” ở tên phố Hòa Mã lại là chữ Nôm cổ, mang nghĩa là “quần áo”.

Phố Hòa Mã, vốn nằm trên thôn Hòa Mã xưa, và trước kia, thôn có tên là Đổi Mã. Hai chữ này có nghĩa là “thay đổi áo xống”, và các sách sử cho biết, xưa ở làng này có cung Đổi Mã (chữ Hán gọi là Cung Canh Y), là nơi vua các triều Lý, Trần, Lê mỗi khi vua ra tế đàn Nam Giao thì dừng lại ở cung này để đổi xiêm áo thường, chuyển sang mặc lễ phục theo quy định khắt khe của lễ tế.

Các nghiên cứu lịch sử đều xác định đàn Nam Giao được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông ở khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo cũ, gần cửa ô Cầu Dền và ở khoảng giữa các phố Mai Hắc Ðế, Thái Phiên, Ðoàn Trần Nghiệp, Bà Triệu. Vị trí của cung Đối Mã cũ rất gần với khu vực này.

Mã là một từ tiếng Việt cổ, có nghĩa là vỏ, trang phục bề ngoài. Nay ừ này không được dùng nữa nhưng vẫn còn có thể nghe trong các câu ca dao, tục ngữ như: “Tốt mã giẻ cùi”, hay “Con gà tốt mã vì lông, răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men”.

Thôn Đổi Mã được đổi tên thành Hòa Mã vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821), theo kiến nghị của bộ Hộ về việc đổi tên một loạt địa danh cả nước. Tên phố Hòa Mã được nhân dân quen sử dụng từ thời thuộc Pháp, dù chính quyền thực dân đặt tên phố này là phố Đô đốc Sénés.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/nhung-ten-pho-ha-noi-phai-luan-chu-han-moi-hieu-nghia-585103.ldo
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,787
Động cơ
553,506 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Trường Chinh phố nhà e là tên cụ Trường Chinh thôi nhỉ, mấy phố tên danh nhân, chính trị gia như này là dễ hiểu nhất
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đố cụ biết phố Sơn Tây nghĩa là gì :)
Tên gọi Sơn Tây xuất hiện trên sử sách đã hơn 500 năm. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông thấy nơi này có mấy ngọn núi và ở phía Tây thành Thăng Long mới đặt là Sơn Tây thừa tuyên.

Thời nhà Nguyễn, một bức tường thành kiểu Vauban đã được xây dựng (thành cổ Sơn Tây), góp phần làm tăng thêm sự đông đúc cho lỵ sở tỉnh, nay là thị xã Sơn Tây. Con đường thiên lý phía Tây từ thành Hà Nội tới thành Sơn Tây cũng dần được hoàn thiện và củng cố, ngày nay tương ứng với phố Sơn Tây (tên gọi con phố này có thể bắt nguồn từ đích đến của nó), đường Kim Mã, Cầu Giấy, Xuân Thủy và quốc lộ 32.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Sơn_Tây_(tỉnh_cũ)
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Cụ nào biết tên phố THỤY KHUÊ nghĩa là gì, bắt nguồn từ đâu ko?
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,188
Động cơ
455,288 Mã lực
Lạ cái là có phố Hàng Cá mà lại không có phố Hàng Tôm, iem cho thế là sự thanh lịch bị bớt đi khá nhiều. Với iem, đáng tiếc hơn cả là không có phố Hàng 33.
Nhưng có phố Hàng Bông Lờ rồi cụ còn muốn gì nữa.
 

Voi coi HN

Xe tăng
Biển số
OF-513498
Ngày cấp bằng
1/6/17
Số km
1,631
Động cơ
201,690 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Hàng Vôi cắt Hàng Tre, em nghĩ nó nằm cùng một quần thể với phố Hàng trong phố cổ.
Hàng Bột - Hàng Cháo - Hàng Đẫy thì thuộc một nhóm.
Hàng Cỏ thì bó tay, vì một mình một góc.
Hàng Bún - Hàng Muối, em chưa định vị được nó có liên quan đến nhóm nào. Hàng Cơm thì chưa nghe tên. :P
Ngày xưa voi ngựa ra kinh thành đều dừng nghỉ trước cửa Nam thành, mới sinh ra nghề bán cỏ cho voi ngựa ăn từ đó có phố hàng cỏ, sau pháp xây ga ở đấy cũng gọi là ga Hàng cỏ.
Chỗ em có đường Tam Chinh, biển tên cũng Tam Chinh, nhưng trên giấy tờ hành chính chính thức lại là Nguyễn Tam Chinh, nhiều khi ng khu phố đấy làm giấy tờ ghi thiếu là cũng loạn lên.
Rồi phố Minh Khai có phải tên của bà Nguyễn Thị Minh Khai ko các cụ?
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Trường Chinh phố nhà e là tên cụ Trường Chinh thôi nhỉ, mấy phố tên danh nhân, chính trị gia như này là dễ hiểu nhất
Đầu ngõ nhà em có hàng kinh doanh đồ lọc nước, không biết có phải shop nhà mợ? :D

Đường Trường Chinh xưa gọi là đường Chiến Thắng B52, đường Tàu Bay. Có nhẽ cái tên đường Tàu Bay là đường dân ta gọi từ cái thời sân bay Bạch Mai của Pháp :)) Có đận em tìm mấy cái bản đồ cũ để xem nó là đường gì mà chưa lần ra được
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ nào biết tên phố THỤY KHUÊ nghĩa là gì, bắt nguồn từ đâu ko?
Thụy Khuê tên cũ là Thụy Chương (瑞 璋 - viên ngọc mang đến điềm lành).
Sau khi vua Thiệu Trị (1807 - 1847) mất đi, tên thụy của ông là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (憲祖章皇帝).
Cho nên chữ Chương trong tên làng Thụy Chương phải đổi đi để tránh kỵ húy (cho dù đó là hai chữ Chương viết khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng đọc giống nhau).
Do đó chữ Chương (璋 - viên ngọc) được đổi thành chữ Khuê ( 圭 - ngọc Khuê).
Từ năm 1847 trở đi xuất hiện tên Thụy Khuê (瑞 圭).
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Thụy Khuê tên cũ là Thụy Chương (瑞 璋 - viên ngọc mang đến điềm lành).
Sau khi vua Thiệu Trị (1807 - 1847) mất đi, tên thụy của ông là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (憲祖章皇帝).
Cho nên chữ Chương trong tên làng Thụy Chương phải đổi đi để tránh kỵ húy (cho dù đó là hai chữ Chương viết khác nhau, nghĩa khác nhau, nhưng đọc giống nhau).
Do đó chữ Chương (璋 - viên ngọc) được đổi thành chữ Khuê ( 圭 - ngọc Khuê).
Từ năm 1847 trở đi xuất hiện tên Thụy Khuê (瑞 圭).
Tên đường này hơi khó đọc, mn toàn nói thành Thụy KHÊ. :D
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhà em ở khu Hoàng Cầu thì theo các cụ nó là cái Cầu của ông Vua hay cái cầu màu vàng hay cái nhà Cầu :D
堭 (hoàng) không phải là ông vua, không phải màu vàng, không phải nhà cầu.
Chữ Hoàng này nghĩa là một con mương cạn bao quanh một công trình kiến trúc (đình, đền, đài v.v...).
Bác thử tìm xem khu vực bác ở, có công trình đình, đền, đài ... nổi tiếng nào không.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Thông tin thớt
Đang tải
Top