[Funland] Ý nghĩa tên phố, địa danh ở Hà Nội

Bigtenis

Xe tải
Biển số
OF-670362
Ngày cấp bằng
11/6/19
Số km
291
Động cơ
109,935 Mã lực
Nam Ngư là viết tắt của Nam Môn Thị Hoa Ngư (thôn Hoa Ngư ở chợ Cửa Nam).
Cháu chưa tra được chữ viết chính xác của Nam Môn Thị Hoa Ngư.

Đây là giả thiết của cháu:
Nam Môn Thị (南 門 巿) - cái chợ ở cổng thành phía Nam (chợ Cửa Nam).
Hoa Ngư (划 渔) - có thể là chèo thuyền đánh bắt cá, vì chữ Hoa có một nghĩa là chèo thuyền, chữ Ngư liên quan đến dân chài.
Cụ xem dùm cái phố "Đường Yên Phụ" nhà cháu có nghĩa gì. Mà sao 7x phố cháu hiếm quá...
 

Grayson

Xe buýt
Biển số
OF-742563
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
638
Động cơ
66,660 Mã lực
Ô Cầu Giấy chính là nơi quân ta phục kích giết chết hai tên chỉ huy Pháp là Phờ-răng-xi Gác-ni-ê (ngày 21/12/1873) và Hăng-ri Ri-vi-e (ngày 19/5/1883). Còn cửa ô Thanh Bảo không liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt nào.

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/7082/o-thanh-bao-co-phai-la-o-cau-giay.html
Chỗ cụ quote cần tra cứu lại, "quân ta" ở đây là quân nào, không lẽ là quân (giặc) Cờ đen của Tàu?

Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 1883, là một cuộc chạm trán giữa quân Pháp và lực lượng Cờ đen, trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Bắc Kỳ tại Cầu Giấy thuộc ngoại vi thành Hà Nội, quân Cờ đen đã phục kích lực lượng Pháp của Rivière trong cuộc chuyển quân từ Hà Nội về Phủ Hoài. Trong trận đánh ngắn kéo dài chưa đầy 3 tiếng này, quân Pháp đã thiệt hại nặng với cái chết của các sĩ quan chỉ huy Henri Rivière, Berthe de Villers và Jacquin
.....Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy.[2] Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng........ Bất ngờ quân Cờ đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong....

Trong số các bưu ảnh gửi từ Bắc Kỳ về Pháp, người ta thấy có một tấm in hình ảnh ngôi mộ của Henri Rivière ở cửa ô Cầu Giấy.
Nhiều người Hà Nội cũng cho biết, mộ Henri Rivière nằm ở gần số nhà 155 Cầu Giấy. Điều đáng tiếc là khu vực mộ từ rất lâu đã bị các nhà dân lấn chiếm không thương tiếc, hiện chỉ còn tấm bia đá cũ kỹ.
1600497987981.png
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
堭 (hoàng) không phải là ông vua, không phải màu vàng, không phải nhà cầu.
Chữ Hoàng này nghĩa là một con mương cạn bao quanh một công trình kiến trúc (đình, đền, đài v.v...).
Bác thử tìm xem khu vực bác ở, có công trình đình, đền, đài ... nổi tiếng nào không.
Chắc ngày xưa khu này có 1 cái Hào ở phía Nam kinh thành TL? :D
Trước những năm 2000 có 1 cái mương (hoặc nhánh sông) chạy dọc theo phố Hào Nam, qua phố An Trạch bây giờ.
Theo giả thiết của bác thì Hào Nam có thể viết là 濠 南.
Muốn kiểm tra xem có đúng không, cần phải nhờ bác nào sống cạnh đình Hào Nam, chạy sang xem có chữ nào viết như vậy trong đình Hào Nam hay không.
Hoàng Cầu nguyên là một xóm trại của phường Thịnh Hào thời Lê. Sang thời Nguyễn phường này trở thành một làng lớn thuộc tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, chia thành năm làng nhỏ trên cơ sở năm trại cũ: Lăng Miếu, Thịnh Hào (đã thu nhỏ), Hào Nam, Hoàng Cầu và thôn Trung.

http://nguoihanoi.com.vn/pho-hoang-cau-quan-dong-da-ha-noi_235068.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nam Ngư là viết tắt của Nam Môn Thị Hoa Ngư (thôn Hoa Ngư ở chợ Cửa Nam).
Cháu chưa tra được chữ viết chính xác của Nam Môn Thị Hoa Ngư.

Đây là giả thiết của cháu:
Nam Môn Thị (南 門 巿) - cái chợ ở cổng thành phía Nam (chợ Cửa Nam).
Hoa Ngư (划 渔) - có thể là chèo thuyền đánh bắt cá, vì chữ Hoa có một nghĩa là chèo thuyền, chữ Ngư liên quan đến dân chài.
Đây nguyên là đất thôn Nam Môn Thị Hoa Ngư (có thể hiểu nghĩa là thôn Hoa Ngư ở chợ Cửa Nam) thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, khi tổng này đã đổi ra là tổng Vĩnh Xương thì thôn đó cũng đổi gọi là thôn Nam Ngư.

Thời Pháp thuộc, phố này có tên là ngõ Nam Ngư (ruelle Nam Ngư).

Nay thuộc phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm.

Có thể ngày trước thôn này có hồ nuôi cá, hoặc có nhiều người làm nghề bán cá. Theo tài liệu chữ viết còn lại đến nay thì thời Lê đây là một phường có nghề sơn, vừa chuyên bán sơn ta, vừa làm các hàng sơn. Gia phả họ Đào ở làng Thọ Vực (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) còn ghi rằng có một người họ này tên là Thúc Kiên, ra Thăng Long ở tại phường Nam Ngư làm nghề sơn dầu, rất nổi tiếng, được trưng tập vào trang trí cung vua. Con gái ông là cô Nhiễu cũng theo vào đó có thể giúp đỡ cha. Thái tử Duy Tường thấy cô gái xinh đẹp, lấy làm vợ. Về sau Duy Tường làm vua tức Lê Thuần Tông (1732 - 1735). Con của cô Nhiễu là Duy Diêu sau làm vua tức Lê Hiển Tông (1740-1786). Đình thôn Nam Ngư ở số nhà 48, đình thờ thần Bạch Mã, Linh Lang và hai người khác có duệ hiệu là Trần Quốc Công và Cường Quốc Công (không rõ lai lịch).

http://nguoihanoi.com.vn/pho-nam-ngu-quan-hoan-kiem-ha-noi_236408.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chỗ cụ quote cần tra cứu lại, "quân ta" ở đây là quân nào, không lẽ là quân (giặc) Cờ đen của Tàu?

Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 19 tháng 5 năm 1883, là một cuộc chạm trán giữa quân Pháp và lực lượng Cờ đen, trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Bắc Kỳ tại Cầu Giấy thuộc ngoại vi thành Hà Nội, quân Cờ đen đã phục kích lực lượng Pháp của Rivière trong cuộc chuyển quân từ Hà Nội về Phủ Hoài. Trong trận đánh ngắn kéo dài chưa đầy 3 tiếng này, quân Pháp đã thiệt hại nặng với cái chết của các sĩ quan chỉ huy Henri Rivière, Berthe de Villers và Jacquin
.....Tới 6 giờ sáng thì các cuộc đụng độ giữa hai bên bắt đầu và quân Pháp chiếm được Cầu Giấy. Được thông báo trước về kế hoạch của người Pháp, quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục sẵn với đại bác ở khu vực làng Hạ Yên Khê (còn gọi là Hạ Yên Quyết) bên trái Cầu Giấy.[2] Khi quân Pháp tiến gần làng thì lính Cờ đen bắt đầu nổ súng làm Berthe de Villers thiệt mạng........ Bất ngờ quân Cờ đen nổ súng vào vị trí của Rivière khiến ông ta tử vong....

Trong số các bưu ảnh gửi từ Bắc Kỳ về Pháp, người ta thấy có một tấm in hình ảnh ngôi mộ của Henri Rivière ở cửa ô Cầu Giấy.
Nhiều người Hà Nội cũng cho biết, mộ Henri Rivière nằm ở gần số nhà 155 Cầu Giấy. Điều đáng tiếc là khu vực mộ từ rất lâu đã bị các nhà dân lấn chiếm không thương tiếc, hiện chỉ còn tấm bia đá cũ kỹ.
View attachment 5480060
Năm 1873 và 1882, quân Pháp hai lần kéo quân ra đánh chiếm Bắc Kỳ. Theo lệnh của Thống đốc quân thứ Tam Tuyên, Hoàng Kế Viêm cùng với Tôn Thất Thuyết và thủ lĩnh quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc đem quân từ Sơn Tây về phục kích tại Cầu Giấy (Hà Nội) đánh thắng hai trận lớn, tiêu diệt hai chủ tướng Pháp là F.Garnier và H.Rivière. Chiến thắng Cầu Giấy 1873 và 1883 là niềm tự hào của quân và dân ta trong buổi đầu chống xâm lược Pháp. Cả hai chiến thắng đó đều in đậm dấu ấn tài cầm quân của Hoàng Kế Viêm

https://sknc.qdnd.vn/chuyen-xua-nay/hoang-ke-viem-danh-tuong-yeu-nuoc-thuong-dan-501819
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Kế_Viêm
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Đẫy là túi (bao) lớn -> khu đó bán túi ý mà
Những tên phố cổ Hà Nội ít người hiểu nghĩa

Không nhiều người trẻ ngày nay có thể hiểu Lò Sũ nghĩa là gì, Hàng Chĩnh, Hàng Đẫy bán gì.

Hà Nội có trên 40 tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng". Gần trăm năm trước, mỗi phố "Hàng" bán một loại mặt hàng, một số phố vẫn còn truyền thống như Hàng Chiếu, Hàng Thiếc, Hàng Mã, Hàng Đào (bán quần áo), Thuốc Bắc…

Tuy nhiên, đa số phố cổ nay không chỉ kinh doanh một mặt hàng như ngày xưa nữa, hoặc đã chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Do đó, nhiều từ riêng trong các tên cổ không còn được dùng thường xuyên, khiến nhiều người, nhất là lớp trẻ, không hiểu được ý nghĩa.

Như phố Lò Sũ, ít người biết ý nghĩa của tên phố này là phố… bán quan tài. Chữ “sũ”, tiếng Việt cổ, nghĩa là áo quan. Thợ sũ ở phố này thờ ông tổ nghề mộc và nghề rèn, bởi những người thợ sũ đều xuất thân từ nghề mộc và nghề rèn. Trong khi đó, phố Hàng Hòm không phải là nơi bán quan tài mà chuyên bán các loại hòm gỗ đựng quần áo, đồ đạc, cũng như các loại tráp, đồ gỗ sơn khác.

Nhiều người trẻ chắc sẽ phải ngẫm nghĩ một lúc với tên phố Hàng Chĩnh. Chĩnh là một loại vật đựng bằng sành, miệng và đáy nhỏ, bụng phình to giống cái chum nhưng kích thước nhỏ hơn. Chĩnh thường dùng để đựng mắm, tương, cũng có thể đựng gạo giống cái hũ, như trong câu tục ngữ "chuột sa chĩnh gạo". Trong tryện cổ tích Tấm Cám, mẹ Cám có câu chê Tấm: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre”, thì mảnh chĩnh cũng như mảnh sành vậy, chỉ là đồ bỏ đi, không giá trị. Phố Hàng Chĩnh xưa vẫn bán đủ các loại vật đựng bằng sành khác như chum, vại, hũ, vò...

nhung-ten-pho-co-ha-noi-it-nguoi-hieu-nghia

Phố Hàng Chĩnh xưa kia chuyên bán chĩnh. Ảnh tư liệu.

Phố Hàng Đẫy, nay được đặt tên là Nguyễn Thái Học, có sân vận động Hàng Đẫy trước kia lớn nhất Hà Nội, ngày xưa chuyên bán đẫy. Đẫy là một loại vật đựng, làm bằng vải như cái túi, cái bị, hoặc tay nải. Người Việt xưa đi xa thường đựng hành lý trong cái đẫy, khoác vào vai như ta đeo balô, túi bây giờ.

Còn Hàng Bồ, là phố ngày xưa bán những chiếc bồ đan bằng tre, hình trụ, trên miệng có nẹp tre, to thì đựng thóc trong kho, nhỏ thì đựng muối trong bếp. Xưa đơn vị đo không xác định hay được tính bằng bồ, như "ăn hết bồ muối mới hiểu lòng dạ nhau" hay "học hết ba bồ chữ của thầy". Sau này khi có các vật đựng bằng sành, sứ, thủy tinh, rồi đến bằng nhựa như hiện nay, thì những cái bồ dần biết mất khỏi cuộc sống người Việt.

Đoạn phố Thợ Nhuộm nối ra Bà Triệu xưa có tên là phố Hàng Lam, vốn cũng cùng nhóm với phố Thợ Nhuộm, vì nơi đây tập trung thợ chuyên nhuộm quần áo vải vóc sang màu lam.

nhung-ten-pho-co-ha-noi-it-nguoi-hieu-nghia-1

Phố Mã Mây, nơi còn lưu giữ nhiều nhà cổ. Ảnh: Wiki.

Phố Hàng Chai có tên khá muộn, theo tài liệu của nhà giáo chuyên nghiên cứu về Hà Nội Nguyễn Văn Uẩn, thì thời gian những năm 1920-1930, dân trong ngõ đa số là người nghèo sinh sống về nghề “ve chai”, đi rong mua bán các thứ phế liệu, chai lọ, đem về tập kết ở phố mà khiến phố có tên như vậy.

Phố Mã Mây, nếu muốn suy ra chuyên bán đồ gì thì khá khó. Bởi phố có tên như vậy do ghép từ Hàng Mã và Hàng Mây.

Trong khi đó, đoạn Đường Thành rẽ ra Hàng Điếu có phố tên là Nhà Hỏa. Phố có tên này do có đền thờ Hỏa Thần, để cầu xin thần phù hộ tránh cho nhân dân khỏi các cơn hỏa hoạn. Đền được lập khoảng đầu triều Nguyễn, có ý kiến cho rằng đây là ngôi đền thờ thần lửa duy nhất tại Việt Nam. Ở đền này có quả chuông lớn để báo động khi có cháy. Do đó, con phố này được gọi là phố Nhà Hỏa.

Còn tên phố Hàng Bè cho ta biết, xưa kia nơi đây vẫn là bờ sông Hồng, tức là các phố Nguyễn Hữu Huân, Hàng Tre, Trần Quang Khải ngày xưa nằm dưới lòng sông hết. Nơi này là bến thuyền với nhiều bè tre, nứa, gỗ cập bờ để bán hàng nên cũng trở thành tên.

https://vnexpress.net/nhung-ten-pho-co-ha-noi-it-nguoi-hieu-nghia-3506272.html
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ xem dùm cái phố "Đường Yên Phụ" nhà cháu có nghĩa gì. Mà sao 7x phố cháu hiếm quá...
Yên Phụ - vùng đất đãi ngoại kinh đô Thăng Long xưa

Làng Yên Phụ xưa có tên là Yên Hoa. Yên Hoa thời Lê thuộc huyện Quảng Đức, Kinh đô Thăng Long. Năm 1831, Vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính thì Yên Phụ thuộc tỉnh Hà Nội.

Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ
Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ
Năm 1841, vì kỵ húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên làng phải đổi tên. Việc đổi tên xuất hiện 2 luồng ý kiến, một số người muốn lấy tên Yên Tĩnh, với mong muốn làng sẽ bình yên. Vì Yên Tĩnh là tên một cửa ô (tương ứng với phố Hàng Than hiện nay) nằm trên lũy bao quanh thành Thăng Long xây dựng năm 1749 nên nhiều người phản đối muốn đặt là Yên Phụ.

Chữ Phụ có nghĩa là một gò đất nổi ở trên cao và cũng có nghĩa là một chỗ đông đúc dân cư, làm ăn thịnh vượng. Ban đầu một số gọi là Yên Tĩnh nhưng sau số gọi Yên Phụ đông hơn nên cái tên Yên Phụ trở thành phổ biến. Năm 1915, làng thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Năm 1942 lại đổi lại thành Đại lý Hoàn Long. Từ năm 1981 là một phường của quận Ba Đình. Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ.

Làng Yên Phụ xưa có một xóm ở trên bán đảo nhô ra hồ. Thời Hậu Lê, từ làng ra chùa Trấn Quốc có một con đường đất. Dân Yên Phụ vẫn coi Trấn Quốc là chùa của làng và không gọi là Trấn Quốc mà gọi Bờ Lũy. Sở dĩ gọi như vậy vì Trấn Quốc che gió, chắn sóng cho đất làng không bị sói lở. Bản đồ năm 1831 vẫn còn con đường này. Nhưng sau này con đường biến mất. Vì coi Trấn Quốc như chùa làng, vào dịp hội làng 10-2 âm lịch nhưng trước đó ngày 9-2 người ta vẫn tổ chức rước kiệu từ đình sang chùa Trấn Quốc lấy nước thanh tịnh về đình để tắm tượng.

Xa xưa Yên Phụ có nghề làm hương. Tương truyền nghề làm hương ở Yên Phụ có từ thế kỷ XIII. Thời bao cấp Yên Phụ còn một hai nhà làm nghề này. Hương se xong mang ra đê phơi. Lời lãi không nhiều, lại tranh nhau chỗ phơi nên người ta bỏ nghề. Thời Nguyễn đàn ông trong làng chủ yếu đánh cá ở hồ Tây vì quan tỉnh cho các làng ven hồ được hưởng hoa lợi từ hồ. Nhưng khi Pháp chiếm Hà Nội, chính quyền thành phố đấu thầu đánh cá nên họ không được tự do bắt nữa. Đàn bà con gái thì buôn bán nhỏ.

“Yên Phụ buôn bán dưới thuyền
Xuống đò phố Mới bán than quạt lò”.

Yên Phụ bắt đầu thay đổi khi bị ảnh hưởng của phong trào Cải lương hương chính (như xây dựng nông thôn mới ngày nay) năm 1927-1928. Yên Phụ xuất hiện nhà xây, đường làng lát gạch, trẻ con phải đi học. Đầu thập niên 30, con đường đê cũ còn gọi là đường cái đã hình thành phố Yên Phụ. Phố đông đúc vì dân các nơi đổ về đây mua đất làm nhà và kỳ lạ ai đến đây lúc đầu vất vả nhưng sau kinh tế đều khá giả nên dân làng bảo Yên Phụ là đất đãi ngoại.
Còn đê Yên Phụ ngày nay được đắp sau khi vỡ đê Liên Mạc năm 1915. Yên Phụ là bối cảnh trong cuốn “Anh phải sống” của Khái Hưng và Nhất Linh của nhóm Tự lực văn đoàn. Sự khá giả của Yên Phụ xuất phát từ việc trở thành làng gây cá cảnh đầu tiên ở miền Bắc và cũng là làng đầu tiên phổ cập thú chơi hoa thủy tiên trong thập niên 30, thế kỷ XX.

Trong tín ngưỡng làng quê Bắc bộ, có làng là có chùa, có chùa là có đình. Đình và chùa thường nằm gần nhau. Nhưng Yên Phụ lại khác, đình xa với chùa và đình hiện ở phố Phó Đức Chính. Đình được xây vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII theo kiểu chữ Đinh với đại bái dọc, không theo kiểu chuôi vồ (ngang) như các đình khác. Trong đình còn giữ được chiếc kiệu sơn son thiếp vàng, tấm bia thời Lê Gia Tông (1672-1675) ghi rõ đình thờ Thành hoàng là Uy Linh Lang và hai em gọi là Vương Đôi, Vương Ba. Ba vị đều là con của Hoàng hậu Minh Đức đời Trần. Đình được xếp hạng Di tích văn hóa cấp Nhà nước năm 1986.

Ở Yên Phụ cũng có nhiều câu chuyện đáng kể. Năm 1936, ông Hán Cẩn là Ký lục Tòa Thống sứ Bắc Kỳ gả chồng cho con gái, và dù làm cho Tây nhưng ông vẫn giữ hủ tục, lúc nhà trai đến đón dâu ông bắt con rể phải lạy sống mới cho đón. Con rể là dân du học ở Pháp không chịu tục cổ hủ này đã bỏ về khiến đám cưới bị vỡ trận.

Năm 1995, quận Tây Hồ thành lập, Yên Phụ bị cắt khỏi quận Ba Đình chuyển sang quận mới. Cuối thập niên 90, phố Yên Phụ được nhiều người bàn tán vì bên dãy số chẵn có một ngôi nhà cao tầng trên đỉnh có vòm xoắn như kiến trúc nhà thờ Hồi giáo. Vì khi đó rất ít nhà cao tầng nên đứng ở đường Thanh Niên cũng nhìn thấy.

Nay thì ngôi nhà ấy bị nhấn chìm vì làng xưa đến phố cũ đã xuất hiện rất nhiều nhà cao tầng. Cổng vào làng xây thời Vua Tự Đức cũng trở nên bé nhỏ nem nép đến tội nghiệp bên hai căn nhà cao ngất. Vị trí của Xí nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hồ Tây cũng là bến cá một thời nay là liên doanh Câu lạc bộ Hà Nội. Nhà lấn ra hồ.

Đất Yên Phụ xưa là đất đãi ngoại, nay vẫn là đất đãi ngoại, dân tứ chiếng sinh sống ở đây khá giả hơn dân gốc. Khi kè và con đường vòng quanh hồ Tây hoàn thành, đoạn qua Yên Phụ được đặt tên là phố Yên Hoa. Phố Yên Phụ vẫn giữ nguyên. Vì Yên Phụ là dải đất hẹp nên dù thay đổi nhưng người đi xa về vẫn nhận ra nhờ phố Yên Phụ.

https://anninhthudo.vn/yen-phu-vung-dat-dai-ngoai-kinh-do-thang-long-xua-post385104.antd
 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
910
Động cơ
517,269 Mã lực
Văn Miếu có 2 khu: dành cho học trò học văn là khu Văn Chương, dành cho học võ là khu Giảng Võ. nơi học võ là núi đất mọc nhiều trúc gọi là Núi Trúc.
Đê La Thành là con đê bao quanh thành Đại La.
Nhà em tưởng Văn miếu thì liên quan đến "cặp" Võ miếu, Y miếu,... thôi chứ. Giảng Võ (Giảng Võ đường, Giảng Võ điện,...) sao dính với Văn Miếu nhỉ?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nhà em tưởng Văn miếu thì liên quan đến "cặp" Võ miếu, Y miếu,... thôi chứ. Giảng Võ (Giảng Võ đường, Giảng Võ điện,...) sao dính với Văn Miếu nhỉ?
Theo sự suy luận dựa trên sử cũ và tên gọi quen thuộc có từ lâu đời, thì thôn Giảng Võ nằm trong khu vực điện Giảng Võ, một cung điện được xây dựng ngay trong năm đầu tiền Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (1010). Đến đời Lý Anh Tông (1138 – 1175) đổi thành Giảng Võ trường, là nơi huấn luyện về quân sự, võ nghệ. Sang đời Trần, có thể trường Giảng Võ lập ở nơi khác, chỗ này chỉ là một Võ Trại, có dân cư ở xen lẫn.

http://nguoihanoi.com.vn/pho-giang-vo-quan-ba-dinh-ha-noi_234640.html
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Câu "Ô Sơn Tây" này khó nhỉ Hitchhiker, vì tui là người đầu tiên tìm ra nó, ko có Google nào tìm ra được :D

Đố thêm câu nữa này: ý nghĩa tên Phố Huế là gì?

Cụ tìm xem các tài liệu nói "Ô Sơn Tây" nằm ở đâu nhé?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,147
Động cơ
548,936 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Gần đây có ý kiến cho rằng ô Cầu Giấy chính là ô Thanh Bảo. Để giải thích vấn đề này chúng ta lại phải tìm hiểu sâu xa về sự hình thành toà thành Thăng Long từ các triều đại Lý, Trần, Lê cho đến thành Hà Nội thời Nguyễn.

Ô Cầu Giấy xưa nằm gần Cầu Giấy (cây cầu bắc qua sông Tô Lịch, để đi về phía tây hoặc từ phía tây vào thành). Sở dĩ cửa ô nằm ở đây vì liên quan đến toà thành Thăng Long xưa. Toà thành này được xây dựng từ đời Lý, trải qua các triều đại Trần, Lê. Tường thành phía tây là đường Bưởi ngày nay. Tường thành phía tây nam trùng với đường La Thành ngày nay, rồi chạy thẳng đến đường Giảng Võ. Ô Cầu Giấy chính là cửa ô mở ở góc tây nam của toà thành này. Vì nó ở gần Cầu Giấy nên có tên như thế. Nó chính là cửa ngõ phía tây của thành Thăng Long.

Còn ô Thanh Bảo nằm ở địa phận làng Thanh Bảo đầu phố Sơn Tây giao với phố Kim Mã và phố Nguyễn Thái Học ngày nay, cách ô Cầu Giấy khoảng ba cây số về phía nội đô. Sở dĩ có cửa ô Thanh Bảo là vì, vào thời nhà Nguyễn, phía tây Hoàng thành Thăng Long không sử dụng đến.

Toà thành ngoài của thành Hà Nội (thành đất) ở phía tây bị "co vào", chạy dọc theo các phố Giảng Võ, Sơn Tây, Ngọc Hà vượt qua vườn Bách Thảo, chạy dọc theo đường Thanh Niên rồi lên ô Yên Phụ. Cửa ô mở về phía tây chính là cửa ô Thanh Bảo. Như vậy trên một đường phố Kim Mã đã hình thành hai cửa ô ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Đây là phản ánh quá trình "co lại" của toà thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê đến thành Hà Nội thời Nguyễn. Việc gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy là một sự ngộ nhận.

Ô Cầu Giấy chính là nơi quân ta phục kích giết chết hai tên chỉ huy Pháp là Phờ-răng-xi Gác-ni-ê (ngày 21/12/1873) và Hăng-ri Ri-vi-e (ngày 19/5/1883). Còn cửa ô Thanh Bảo không liên quan đến sự kiện lịch sử đặc biệt nào.

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/7082/o-thanh-bao-co-phai-la-o-cau-giay.html
Cầu Giấy và Ô Cầu Giấy nằm ở hai vị trí khác nhau.
Cầu Giấy nằm ở Cầu Giấy hiện tại.
Còn Ô Cầu Giấy nằm ở gần bến xe Kim Mã ngày xưa (đoạn đầu phố Nguyễn Thái Học).
Ô Cầu Giấy tên nguyên bản là Ô Thanh Bảo.
Ô Cầu Giấy có ý nghĩa dân dã là cửa ô đi ra Cầu của những làng giấy, lâu dần cái tên Ô Thanh Bảo bị lãng quên, và trở thành Ô Cầu Giấy. Gây ra hiểu lầm là Ô Cầu Giấy nằm ở Cầu Giấy.


Theo sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" của Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn hay theo Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì ô Cầu Giấy và ô Thanh Bảo chính là một. Địa điểm ở chỗ đường Sơn Tây bây giờ giao với đường Kim Mã. Gốc tên là ô Thanh Bảo, cửa ô phía Tây của thành Hà Nội. Vì việc buôn bán giấy của dân làng Hạ Yên Quyết dưới Cầu Giấy dần lấn mãi lên sát cửa ô nên dân gian cũng gọi ô Thanh Bảo là ô Cầu Giấy.

Khu vực này còn có bãi pháp trường được dùng cho đến thời thực dân Pháp. Trên phố Sơn Tây mãi đến 1982 vẫn còn bia tưởng niệm chỗ chém đầu ba vị linh mục của Công giáo trong thời kỳ chống Đạo Ki tô.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Câu "Ô Sơn Tây" này khó nhỉ Hitchhiker, vì tui là người đầu tiên tìm ra nó, ko có Google nào tìm ra được :D

Đố thêm câu nữa này: ý nghĩa tên Phố Huế là gì?
Hehe, cụ tra bản đồ Pháp tìm từ Port Sontay chứ gì?
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,328
Động cơ
674,961 Mã lực
Bản đồ này có lẽ có trước 1873, vẽ Route de SơnTây, 1 trong những tuyến "đại lộ" hiếm hoi của Thăng Long.



Bản đồ này còn có 2 điểm đáng lưu ý:

- Ô Thanh Bảo/Vạn Bảo (aka Ô Cầu Giấy) được ghi là: Porte de Sontay - Cổng (đi) Sơn Tây Jochi Daigaku.

Từ đây có thể thấy từ Ô nghĩa là Port, gọi là cửa ô hay cửa ngõ như hiện nay là hợp lý.

- Hồ Tây còn có 2 đảo khá lớn ở giữa hồ, tới 1911 thì thấy đã bị cải tạo dọn đi rồi.
Bản đồ này phải là sau 1873 ạ. Vì so với bản đồ 1873, các hồ nhỏ khu phố cổ đã bị lấp hết, hồ tả vọng và hữu vọng đã bị bó hẹp lại. Em nghĩ là cỡ 1890.

Cũng trên bản đồ này, Port de Papier hay Ô Cầu Giấy cũng xuất hiện, ở gần sát mép trái của bản đồ, trên phần chú thích, và nằm theo hướng kéo dài của con đường từ Port de Sontay (Ô Sơn Tây). Đây có lẽ là bằng chứng rõ ràng về sự khác nhau giữa hai cửa ô này.
Cầu Giấy là cửa ngõ phía tây vòng thành ngoài của thành Thăng Long cũ chứ không phải của ô của thành Hà Nội thời Nguyễn sau này như là Port de Sontay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Ko phải "Port de Papier" đâu, mà là "Pont de Papier" đó cụ. Pont là cầu. Và lại, "Port de Papier" ko đủ nghĩa là Ô Cầu Giấy (thiếu chữ Cầu); chưa kể Port là tiếng Anh, tiếng Pháp phải là Porte (có 'e' cuối).

Cụ xem bản dồ "Sơn Tây" full 10MB ở đây: https://drive.google.com/file/d/1CCy8XqAOLteNGQn2CfvZ8ktIiKNYaNP5/view?usp=sharing

Cụ cũng ko phải là người duy nhất nhầm, vì trong legend của bản đồ 1873 (e đã share ở các post trước) tác giả cũng dịch: Pont de Papier là Ô Cầu Giấy. Hay dza, có lẽ chính ông tác giả này nhìn nhầm Pont thành Porte rồi dịch nó thành Ô Cầu Giấy và nó truyền đến ngày nay. Một bí ẩn lịch sử đã được giải mã chăng ??? :D

P/s: cụ doctor76 có kiến giải gì giúp e vụ này được hok ạ?

1600531489100.png


Về thời gian bản đồ "Sơn Tây" vẽ sau 1873 thì cụ lý luận thế cũng hợp lý, vì chỗ đằng Ô Chợ Dừa cổ là 1 cửa ô kép, tức có 1 đường thủy nữa đi vào Hoàng Thành, buôn bán rất tập nập sầm uất. Ở bản đồ 1876 dưới đây thì có vẽ, nhg ở bản đồ "Sơn Tây" thì ko. Nhưng e thấy lạ cái là bản đồ 1873 cũng ko vẽ đường thủy này. Không lẽ, đường thủy này bị lấp trong vòng mấy năm 1866-1873?

IMG_20200830_121114_696.jpg


Bản đồ này phải là sau 1873 ạ. Vì so với bản đồ 1873, các hồ nhỏ khu phố cổ đã bị lấp hết, hồ tả vọng và hữu vọng đã bị bó hẹp lại. Em nghĩ là cỡ 1890.

Cũng trên bản đồ này, Port de Papier hay Ô Cầu Giấy cũng xuất hiện, ở gần sát mép trái của bản đồ, trên phần chú thích, và nằm theo hướng kéo dài của con đường từ Port de Sontay (Ô Sơn Tây). Đây có lẽ là bằng chứng rõ ràng về sự khác nhau giữa hai cửa ô này.
Cầu Giấy là cửa ngõ phía tây vòng thành ngoài của thành Thăng Long cũ chứ không phải của ô của thành Hà Nội thời Nguyễn sau này như là Port de Sontay.
 
Chỉnh sửa cuối:

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,328
Động cơ
674,961 Mã lực
Ko phải "Port de Papier" đâu, mà là "Pont de Papier" đó cụ. Pont là cầu. Và lại, "Port de Papier" ko đủ nghĩa là Ô Cầu Giấy (thiếu chữ Cầu); chưa kể Port là tiếng Anh, tiếng Pháp phải là Porte (có 'e' cuối).

Cụ xem bản dồ "Sơn Tây" full 10MB ở đây: https://drive.google.com/file/d/1CCy8XqAOLteNGQn2CfvZ8ktIiKNYaNP5/view?usp=sharing

Cụ cũng ko phải là người duy nhất nhầm, vì trong legend của bản đồ 1873 (e đã share ở các post trước) tác giả cũng dịch: Pont de Papier là Ô Cầu Giấy. Hay dza, có lẽ chính ông tác giả này nhìn nhầm Pont thành Porte rồi dịch nó thành Ô Cầu Giấy và nó truyền đến ngày nay. Một bí ẩn lịch sử đã được giải mã chăng ??? :D

P/s: cụ doctor76 có kiến giải gì giúp e vụ này được hok ạ?

View attachment 5481342

Về thời gian bản đồ "Sơn Tây" vẽ sau 1873 thì cụ lý luận thế cũng hợp lý, vì chỗ đằng Ô Chợ Dừa cổ là 1 cửa ô kép, tức có 1 đường thủy nữa đi vào Hoàng Thành, buôn bán rất tập nập sầm uất. Ở bản đồ 1876 dưới đây thì có vẽ, nhg ở bản đồ "Sơn Tây" thì ko. Nhưng e thấy lạ cái là bản đồ 1873 cũng ko vẽ đường thủy này. Không lẽ, đường thủy này bị lấp trong vòng mấy năm 1866-1873?
Ack, cụ chỉ đúng rồi. Em nhầm rất ... hùng hồn =)) =))=))
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
11,076
Động cơ
375,058 Mã lực
Phố Quần Ngựa từ đâu mà ra nhỉ ;))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi

Spencie

Xe tăng
Biển số
OF-733395
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
1,493
Động cơ
84,289 Mã lực
Tên Phố thì chỉ là cái tên đặt cho con Phố thôi, tên thì người ta hay lấy tên các vị danh nhân để đặt ... nó liên quan lịch sử nhiều hơn.
Ý nghĩ tên các con Phố thì theo ý kiến cá nhân em là không có ý nghĩ gì ( tên chỉ là tên ), nói nguồn gốc lịch sử của tên Phố thì đúng, mỗi tên con Phố có nguồn gốc lịch sử của nó.
 

Bigtenis

Xe tải
Biển số
OF-670362
Ngày cấp bằng
11/6/19
Số km
291
Động cơ
109,935 Mã lực
Yên Phụ - vùng đất đãi ngoại kinh đô Thăng Long xưa

Làng Yên Phụ xưa có tên là Yên Hoa. Yên Hoa thời Lê thuộc huyện Quảng Đức, Kinh đô Thăng Long. Năm 1831, Vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính thì Yên Phụ thuộc tỉnh Hà Nội.

Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ
Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ
Năm 1841, vì kỵ húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên làng phải đổi tên. Việc đổi tên xuất hiện 2 luồng ý kiến, một số người muốn lấy tên Yên Tĩnh, với mong muốn làng sẽ bình yên. Vì Yên Tĩnh là tên một cửa ô (tương ứng với phố Hàng Than hiện nay) nằm trên lũy bao quanh thành Thăng Long xây dựng năm 1749 nên nhiều người phản đối muốn đặt là Yên Phụ.


Chữ Phụ có nghĩa là một gò đất nổi ở trên cao và cũng có nghĩa là một chỗ đông đúc dân cư, làm ăn thịnh vượng. Ban đầu một số gọi là Yên Tĩnh nhưng sau số gọi Yên Phụ đông hơn nên cái tên Yên Phụ trở thành phổ biến. Năm 1915, làng thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Năm 1942 lại đổi lại thành Đại lý Hoàn Long. Từ năm 1981 là một phường của quận Ba Đình. Phường Yên Phụ bao gồm làng Yên Phụ sát hồ Tây, phố Yên Phụ và đê Yên Phụ.

Làng Yên Phụ xưa có một xóm ở trên bán đảo nhô ra hồ. Thời Hậu Lê, từ làng ra chùa Trấn Quốc có một con đường đất. Dân Yên Phụ vẫn coi Trấn Quốc là chùa của làng và không gọi là Trấn Quốc mà gọi Bờ Lũy. Sở dĩ gọi như vậy vì Trấn Quốc che gió, chắn sóng cho đất làng không bị sói lở. Bản đồ năm 1831 vẫn còn con đường này. Nhưng sau này con đường biến mất. Vì coi Trấn Quốc như chùa làng, vào dịp hội làng 10-2 âm lịch nhưng trước đó ngày 9-2 người ta vẫn tổ chức rước kiệu từ đình sang chùa Trấn Quốc lấy nước thanh tịnh về đình để tắm tượng.

Xa xưa Yên Phụ có nghề làm hương. Tương truyền nghề làm hương ở Yên Phụ có từ thế kỷ XIII. Thời bao cấp Yên Phụ còn một hai nhà làm nghề này. Hương se xong mang ra đê phơi. Lời lãi không nhiều, lại tranh nhau chỗ phơi nên người ta bỏ nghề. Thời Nguyễn đàn ông trong làng chủ yếu đánh cá ở hồ Tây vì quan tỉnh cho các làng ven hồ được hưởng hoa lợi từ hồ. Nhưng khi Pháp chiếm Hà Nội, chính quyền thành phố đấu thầu đánh cá nên họ không được tự do bắt nữa. Đàn bà con gái thì buôn bán nhỏ.

“Yên Phụ buôn bán dưới thuyền
Xuống đò phố Mới bán than quạt lò”.

Yên Phụ bắt đầu thay đổi khi bị ảnh hưởng của phong trào Cải lương hương chính (như xây dựng nông thôn mới ngày nay) năm 1927-1928. Yên Phụ xuất hiện nhà xây, đường làng lát gạch, trẻ con phải đi học. Đầu thập niên 30, con đường đê cũ còn gọi là đường cái đã hình thành phố Yên Phụ. Phố đông đúc vì dân các nơi đổ về đây mua đất làm nhà và kỳ lạ ai đến đây lúc đầu vất vả nhưng sau kinh tế đều khá giả nên dân làng bảo Yên Phụ là đất đãi ngoại.
Còn đê Yên Phụ ngày nay được đắp sau khi vỡ đê Liên Mạc năm 1915. Yên Phụ là bối cảnh trong cuốn “Anh phải sống” của Khái Hưng và Nhất Linh của nhóm Tự lực văn đoàn. Sự khá giả của Yên Phụ xuất phát từ việc trở thành làng gây cá cảnh đầu tiên ở miền Bắc và cũng là làng đầu tiên phổ cập thú chơi hoa thủy tiên trong thập niên 30, thế kỷ XX.

Trong tín ngưỡng làng quê Bắc bộ, có làng là có chùa, có chùa là có đình. Đình và chùa thường nằm gần nhau. Nhưng Yên Phụ lại khác, đình xa với chùa và đình hiện ở phố Phó Đức Chính. Đình được xây vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII theo kiểu chữ Đinh với đại bái dọc, không theo kiểu chuôi vồ (ngang) như các đình khác. Trong đình còn giữ được chiếc kiệu sơn son thiếp vàng, tấm bia thời Lê Gia Tông (1672-1675) ghi rõ đình thờ Thành hoàng là Uy Linh Lang và hai em gọi là Vương Đôi, Vương Ba. Ba vị đều là con của Hoàng hậu Minh Đức đời Trần. Đình được xếp hạng Di tích văn hóa cấp Nhà nước năm 1986.

Ở Yên Phụ cũng có nhiều câu chuyện đáng kể. Năm 1936, ông Hán Cẩn là Ký lục Tòa Thống sứ Bắc Kỳ gả chồng cho con gái, và dù làm cho Tây nhưng ông vẫn giữ hủ tục, lúc nhà trai đến đón dâu ông bắt con rể phải lạy sống mới cho đón. Con rể là dân du học ở Pháp không chịu tục cổ hủ này đã bỏ về khiến đám cưới bị vỡ trận.

Năm 1995, quận Tây Hồ thành lập, Yên Phụ bị cắt khỏi quận Ba Đình chuyển sang quận mới. Cuối thập niên 90, phố Yên Phụ được nhiều người bàn tán vì bên dãy số chẵn có một ngôi nhà cao tầng trên đỉnh có vòm xoắn như kiến trúc nhà thờ Hồi giáo. Vì khi đó rất ít nhà cao tầng nên đứng ở đường Thanh Niên cũng nhìn thấy.

Nay thì ngôi nhà ấy bị nhấn chìm vì làng xưa đến phố cũ đã xuất hiện rất nhiều nhà cao tầng. Cổng vào làng xây thời Vua Tự Đức cũng trở nên bé nhỏ nem nép đến tội nghiệp bên hai căn nhà cao ngất. Vị trí của Xí nghiệp nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hồ Tây cũng là bến cá một thời nay là liên doanh Câu lạc bộ Hà Nội. Nhà lấn ra hồ.

Đất Yên Phụ xưa là đất đãi ngoại, nay vẫn là đất đãi ngoại, dân tứ chiếng sinh sống ở đây khá giả hơn dân gốc. Khi kè và con đường vòng quanh hồ Tây hoàn thành, đoạn qua Yên Phụ được đặt tên là phố Yên Hoa. Phố Yên Phụ vẫn giữ nguyên. Vì Yên Phụ là dải đất hẹp nên dù thay đổi nhưng người đi xa về vẫn nhận ra nhờ phố Yên Phụ.

https://anninhthudo.vn/yen-phu-vung-dat-dai-ngoai-kinh-do-thang-long-xua-post385104.antd
Cảm ơn cụ. May quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top