[Funland] Xu hướng không sinh con thời nay

Trạng thái
Thớt đang đóng

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
5,985
Động cơ
468,815 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Nhà em 2 gái mà bu em thời thởi đã ngừng rồi dù khi đó con trai là bố tướng. Còn tranh thủ dặn bọn em luôn là sau giàu nghèo gì thì cũng đẻ ít thoi. Ko nó hỏng người :">
Khu nhà các bác xưa thế nào em ko biết, chứ khu tập thể cán bộ công chức nhà nước chỗ em hồi đó thường là 2 mỗi nhà.

Các bác tầm Elite cao hơn thì nhìn biết ngay, vì các bác í chỉ đẻ 1.
Elite đúng nghĩa thì thời nào họ cũng có sự khác biệt :">

Đứng trên tầng, nhìn sang khu các bác ko có tem phiếu ở xóm bên cạnh (hồi đó vẫn gọi là làng)... thì trẻ con đông lắm. Nhà nào ít cũng phải 4 đứa!
Hôm nào mất điện là thấy rõ ngay. Ko cần phải làm điều tra ^^
Thớt đưa ra vấn đề là giới trẻ ngày nay không sinh con. Không đẻ khác với có đẻ và đẻ nhiều đẻ ít mợ ạ. Quan điểm của em nhiều ít vẫn phải lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái theo qui luật tự nhiên.
 

fan Bayern

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-863457
Ngày cấp bằng
13/7/24
Số km
522
Động cơ
3,543 Mã lực
Em đồng quan điểm với cụ. Vợ chồng em còn đến với nhau từ thủa tay trắng, em cũng không hiểu sao con vợ em nó uống thuốc liều gì mà dám lấy thằng trên răng dưới dép, lại còn gánh vác trọng trách phụng dưỡng cha mẹ, thờ cũng tổ tiên nữa. Các cụ bảo lửa thử vàng - gian nan thử sức quả không sai, khi vượt qua khó khăn, đồng cam cộng khổ cùng nhau con người ta mới thấy trận trọng những gì mình có được sau này. Quả thực gia đình nào thì cũng có những bất hòa trong những thời điểm hay giai đoạn nào đó, ngay cả bây giờ có những lúc xung đột vợ chồng ... ngồi một mình, tĩnh tâm cho máu bớt dồn lên não em lại nghĩ vợ mình nó dành cả thanh xuân chăm sóc chồng con, phụng dưỡng cha mẹ rồi tự vả vào mặt mấy cái cho tỉnh cụ ah X_X X_XX_X
Ngày xưa đa số trên răng dưới cát tút như nhau cả, giờ phân biệt giàu nghèo cả một chặng đường dài rồi.
 

dheIa

Tháo bánh
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,106
Động cơ
188,409 Mã lực
Bọn công chứ đó sợ mất chức mất ghế nên vậy. Người đời thường vì những thứ ngắn hạn mà quên mất mục đích sống thực sự của mỗi người
Ko biết có phải họ lo mất chức mất ghế như cụ bẩu ko.
Chứ ngay trong tự nhiên thôi mà cũng đã thấy rõ là Hổ Báo nó đẻ ít. Cáo Chồn mới đẻ lắm :">
 

TRÂU VÀNG II

Xì hơi lốp
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,208
Động cơ
75,247 Mã lực
Nhiều cc vẫn đẻ chui hoặc chấp nhận đánh đổi để sinh 3,4 đứa đấy a
Em có ông đồng hao, vì thằng con thứ 3 mà phải bày binh bố trận, nhận nuôi chính thằng con sinh ra. Năm nay nó cũng lên c3, trong khi cái ghế vừa bị gẫy vài năm trước :)).
 

TRÂU VÀNG II

Xì hơi lốp
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,208
Động cơ
75,247 Mã lực
Ko biết có phải họ lo mất chức mất ghế như cụ bẩu ko.
Chứ ngay trong tự nhiên thôi mà cũng đã thấy rõ là Hổ Báo nó đẻ ít. Cáo Chồn mới đẻ lắm :">
Trăm, Múc là cáo chồn thì đứa nào là hổ báo ? Mợ chắc :))
Dưới góc độ tự nhiên, hổ báo mạnh nên chỉ cần đẻ ít. Dưng cáo chồn ngộ nhận hổ báo rồi đẻ ít thì có có mà tuyệt giống :))
 
Chỉnh sửa cuối:

xe365

Xe buýt
Biển số
OF-820707
Ngày cấp bằng
11/10/22
Số km
749
Động cơ
1,213,067 Mã lực
Gớm cccm chả phải chém nhau làm gì. Xu thế dân số già hóa như kiểu vấn đề biển đổi khí hậu của thế giới vậy.
Đơn giản là không thể đảo ngược, ai rồi cũng sẽ giàu, đời trước không khá thì đời sau sẽ khá, khá giả rồi sẽ muốn ăn chơi hưởng thụ cuộc sống.
Như cccm thích đẻ nhiều, đố dám sòn sòn 7, 8 con như các cụ thời ông bà nữa đấy. Xưa 7, 8...rồi giảm còn 3...4, hiện là 2 vs 1, sau này thì 90% sẽ 1 và 0.
Tất nhiên sẽ vẫn có người thích đẻ nhiều nhưng cũng chỉ là thiểu số thôi.

Như chỗ e làm hiện nay, có 10 bạn 9x, 2 bạn 10x, 10x thì chưa nói nhưng mấy bạn giữa vs cuối 9x thì toàn 18+10 cả rồi mà chả người iêu người đương gì sất, cuối tháng có lương lại làm trận quẩy tung trời, nhậu hơn đàn ông, rượu bia ác luôn, rồi karaoke đến tận 1-2h sáng mới về.
Em theo được 2 hôm là tiệc tất niên 2023 và 2024, còn thì chịu chả theo được.
Ngày ngày tà tữa thì khỏi phải nói. Có em nhà có đk còn mua nhà HN ở 1 mình để chị em đến quẩy :))
Hỏi thế thì cưới xin còn xa chứ nói gì con vs cái :))
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,786
Động cơ
769,095 Mã lực
Khồng. Ai đẻ thì phải đóng thuế/phí thân góp vào quỹ tri ân những người ko đẻ. Vì nhờ có họ mà con cháu có nhiều cơ hội sinh tồn hơn.
Mà hay ở chỗ, chú phỉnh khích lệ gì dưn thường làm ngược lại
Quả nhiên lợi hại.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Liệu cái thớt này có phải chú phỉnh đang ném đá dò đường dư luận để đánh thuế ko đẻ ko nhỉ #:-s :-B

Hiểu biết em hạn hẹp, cccm thông não giúp cho em hỏi, trên thế giới đã có đất nước nào có loại thuế quái dị này chưa ạ?
Thuế độc thân (Bachelor tax) cũng như thuế không con cái (Tax on Childlessness) đã từng được áp dụng tại một số quốc gia nhằm khuyến khích kết hôn và sinh con. Biến thể khác về tên gọi nhưng về bản chất không khác mà hiện nay Mỹ đang áp dụng là Child tax credit (tín thuế trẻ em, https://www.irs.gov/credits-deductions/individuals/child-tax-credit).
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,242
Động cơ
644,625 Mã lực
Mợ liên tưởng thế này thì hơi thái quá rồi. Hiện chưa có nước nào và chắc sẽ kô có nước nào có thuế này vì nó động chạm cơ bản đến quyền con người a.
Thế thì 2 nước áp lực nhất châu Á là Nhật Hàn sẽ ăn đủ đầu tiên.
Giảm nghĩa vụ đóng góp cho người nhiều con thì cũng tương đương như đánh thuế người không con thôi. Ai cũng phải đóng thuế, chỉ khác nhau người này phải đóng nhiều, người kia được đóng ít.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,242
Động cơ
644,625 Mã lực
Thớt này thế mà hay phết. Rất nhiều luồng suy nghĩ và quan điểm khác biệt. Tuy nhiên thì em chỉ nghĩ nếu ngày xưa bu bá các cụ mợ cũng ngại đẻ thì giờ làm gì có các cụ mợ ngồi đây mà gõ phím?
Ngày xưa vẫn ngại đẻ đấy nhưng phụ nữ vẫn đẻ vì có còn việc gì khác nữa đâu? Ngày nay có quá nhiều thứ để phấn đấu nên việc đẻ bị dẹp bớt.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,103
Động cơ
143,108 Mã lực
Giảm nghĩa vụ đóng góp cho người nhiều con thì cũng tương đương như đánh thuế người không con thôi. Ai cũng phải đóng thuế, chỉ khác nhau người này phải đóng nhiều, người kia được đóng ít.
Chính xác cụ. Mà thưởng hay ưu đãi đẻ nhiều thì cũng lấy từ thuế, nhiều khi chưa huỵch toẹt ra thì khó nhận ra.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,103
Động cơ
143,108 Mã lực
Khồng. Ai đẻ thì phải đóng thuế/phí thân góp vào quỹ tri ân những người ko đẻ. Vì nhờ có họ mà con cháu có nhiều cơ hội sinh tồn hơn.
Mà hay ở chỗ, chú phỉnh khích lệ gì dưn thường làm ngược lại
Cụ lại chuẩn, em hết vodka rồi.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,103
Động cơ
143,108 Mã lực
Em thấy chả đang lo đâu bác, e có 1 lũ bạn như vậy, rồi giờ chúng nó chuyển qua nuôi người hết rồi. Cũng chỉ là suy nghĩ nông nổi 1 thời thôi =))
Thật ra e k có vấn đề với lựa chọn k sinh của giới trẻ, tự do mà, cơ mà em lại cực kỳ lo ngại việc cổ súy, ca ngợi hay tôn vinh lối sống này, ngoài lề tí là cả đồng tính cũng thế, ta có thể thông cảm chứ nâng tầm nó lên thì e chịu, k thể chấp nhận đc.
 

tranthanhhaist

Xe tăng
Biển số
OF-803756
Ngày cấp bằng
9/2/22
Số km
1,103
Động cơ
143,108 Mã lực
Đứng từ góc độ cá nhân thì sinh hay không sinh con, sinh ít hay sinh nhiều con là quyết định của mỗi người và người phối ngẫu của họ. Ai chọn thế nào thì nhận kết quả thế ấy.
Tuy nhiên dân số không phải là chuyện cá nhân. Đó là chuyện phát triển kinh tế/ giống nòi.
Tóm lại, là chuyện lớn. Có thể nói nếu xếp nó là chuyện lớn thứ 2 của đất nước thì không tìm ra chuyện lớn nhất.
Vì sao:
1. Con người là vốn của xã hội. Không đẻ là mất vốn. Cụt vốn.
2. Về cạnh tranh sinh tồn, những người lười đẻ hóa ra thường lại có điều kiện sinh và dưỡng cho con cái hơn người đẻ nhiều con (không tính trường hợp cá biệt). Lý do bởi sướng quá thì tịt đẻ. Nói là ích kỷ thì không sai mấy. Vì sinh con, nuôi dạy con rất vất vả. Nếu cứ tiếp diễn thì những thế hệ tiếp theo sẽ ngày càng ít được sinh ra trong những gia đình có điều kiện tốt (hơn). Như vậy, những người có điều kiện mà chọn không sinh/sinh ít con lại tạo tiền đề làm giảm số lượng dân số chất lượng cao (được chăm sóc tốt) của thế hệ tiếp theo. Về tổng thể, giống nòi sẽ suy thoái.
3. Thay đổi cấu trúc xã hội. Xã hội sẽ đi từ lấy gia đình làm tế bào, chuyển sang lấy cá nhân làm tế bào của xã hội. Mà cá nhân ấy, khả năng nhân bản kém (nhân bản tức copy á). Điều này sẽ làm xơ cứng và tan rã từ tư các mối quan hệ xã hội. Chi tiết liên quan đến VDL là một minh chứng. Khi vào VDL có nghĩa là mô hình các mối quan hệ xã hội hiện nay không còn nữa. Người ta sẽ sống như Tây.
4. Lối sống kiểu Tây (cá nhân chủ nghĩa) liệu có phù hợp với văn hóa Á Đông, VN không?
Thứ nhất, xét về góc độ cá nhân, mỗi cá nhân người Việt sẽ yếu hơn đáng kể so với cá thể da trắng, trước hết xét về thể chất.
Sau đó xét về nền tảng kinh tế, nền kinh tế da trắng là nên kinh tế hướng đến cá nhân. Một cá nhân đến 18 tuổi đã muốn tách đàn và tách đàn thành công, ngoài khả năng bản thân, còn là thiết kế xã hội phù hợp nhu cầu tách đàn.
Nếu 1 người VN tách đàn sớm, khả năng cao là vất vả va ... thua Tây.
Thể chế, mô hình vận hành, văn hóa xã hội VN là dựa vào gia đình. Chi tiết ông bà chăm sóc cháu là vòng tròn ân tình, mà cũng là lợi thế cạnh tranh của 1 cặp đôi - gia đình trẻ VN so với 1 cặp đôi Tây.
Thấy người ta làm cho là hay, bắt chước mà không có so sánh đối chiếu thì thua thiệt. Do đó, muốn sống kiểu Tây cũng phải xem điều kiện của mình có Tây không? An sinh xã hội của mình như thế nào? Ở không bao nhiêu ngày không lo chết đói?

Nên cuối cùng thì xã hội VN vẫn dựa vào gia đình. Mà muốn có gia đình, thì phải lập gia đình. Và sinh con.
...
Đấy là nguồn gốc của các vấn đề về dân số.
...
Bởi vì đây là vấn đề chiến lược đối với một quốc gia, nên để giải quyết, cần có những quyết sách tầm quốc gia. Muốn nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, sinh con thứ hai trước 35 tuổi, thì quốc gia phải tạo những điều kiện "cần và đủ" để thực hiện cho được mục tiêu chiến lược này.
Muốn vậy, cần có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ được đưa vào luật, chẳng hạn miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, giải quyết vấn đề nhà ở cho các cặp vợ chồng lao động trẻ, và tạo công ăn việc làm với thu nhập đủ sống khi họ lập gia đình và sinh con thứ nhất, thứ hai...
Còn ngược lại, để giới hạn xu hướng giãn, hoãn, không sinh con, thì đánh thuế độc thân lên những ai đủ điều kiện mà chọn không sinh con.
Tâm lý xã hội vẫn có thể thay đổi, nếu quốc gia có những quyết sách cụ thể khuyến khích việc kết hôn và sinh con đúng tuổi, những quyết sách đồng bộ. Vì đây là chuyện phải làm, nếu không muốn dân số nhanh chóng già đi, vì thời kỳ "dân số vàng" sẽ qua rất nhanh.
Cụ diễn giải quá đầy đủ, em kính cụ 1 ly ạ.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125
Ngày xưa vẫn ngại đẻ đấy nhưng phụ nữ vẫn đẻ vì có còn việc gì khác nữa đâu? Ngày nay có quá nhiều thứ để phấn đấu nên việc đẻ bị dẹp bớt.
Nó là xu hướng chung thôi (https://population.un.org/wpp/Graphs/DemographicProfiles/Line/704). Thập niên 1950-1960 các cụ đẻ 5-7 con là bình thường, còn hiện nay mục tiêu 2 con là chuyện bắt đầu khó dần, vì nhiều lý do như thay đổi về thu nhập, giáo dục tốt hơn, tốc độ đô thị hoá, thay đổi nhận thức về giá trị cuộc sống và sự đánh đổi giữa chất lượng và số lượng liên quan tới con cái, sự tham gia sâu rộng hơn của phụ nữ vào thị trường lao động và hoạt động xã hội, các chính sách kiểm soát dân số, các biện pháp tránh thai v.v. Trường hợp xấu nhất thì dùng các biện pháp cơ học để làm tăng dân số như mở cửa cho người nhập cư từ các quốc gia có tổng tỷ suất sinh cao, như từ khu vực châu Phi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,242
Động cơ
644,625 Mã lực
Nó là xu hướng chung thôi (https://population.un.org/wpp/Graphs/DemographicProfiles/Line/704). Thập niên 1950-1960 các cụ đẻ 5-7 con là bình thường, còn hiện nay mục tiêu 2 con là chuyện bắt đầu khó dần, vì nhiều lý do như thay đổi về thu nhập, giáo dục tốt hơn, tốc độ đô thị hoá, thay đổi nhận thức về giá trị cuộc sống và sự đánh đổi giữa chất lượng và số lượng liên quan tới con cái, sự tham gia sâu rộng hơn của phụ nữ vào thị trường lao động và hoạt động xã hội, các chính sách kiểm soát dân số, các biện pháp tránh thai v.v. Trường hợp xấu nhất thì dùng các biện pháp cơ học để làm tăng dân số như mở cửa cho người nhập cư từ các quốc gia có tổng tỷ suất sinh cao, như từ khu vực châu Phi.
Nhiều khi em có cảm giác việc không muốn đẻ rồi LGBT… nó là sự điều chỉnh của bàn tay tạo hoá khi dân số loài người tiến đến limit?
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,751
Động cơ
555,623 Mã lực
Đứng từ góc độ cá nhân thì sinh hay không sinh con, sinh ít hay sinh nhiều con là quyết định của mỗi người và người phối ngẫu của họ. Ai chọn thế nào thì nhận kết quả thế ấy.
Tuy nhiên dân số không phải là chuyện cá nhân. Đó là chuyện phát triển kinh tế/ giống nòi.
Tóm lại, là chuyện lớn. Có thể nói nếu xếp nó là chuyện lớn thứ 2 của đất nước thì không tìm ra chuyện lớn nhất.
Vì sao:
1. Con người là vốn của xã hội. Không đẻ là mất vốn. Cụt vốn.
2. Về cạnh tranh sinh tồn, những người lười đẻ hóa ra thường lại có điều kiện sinh và dưỡng cho con cái hơn người đẻ nhiều con (không tính trường hợp cá biệt). Lý do bởi sướng quá thì tịt đẻ. Nói là ích kỷ thì không sai mấy. Vì sinh con, nuôi dạy con rất vất vả. Nếu cứ tiếp diễn thì những thế hệ tiếp theo sẽ ngày càng ít được sinh ra trong những gia đình có điều kiện tốt (hơn). Như vậy, những người có điều kiện mà chọn không sinh/sinh ít con lại tạo tiền đề làm giảm số lượng dân số chất lượng cao (được chăm sóc tốt) của thế hệ tiếp theo. Về tổng thể, giống nòi sẽ suy thoái.
3. Thay đổi cấu trúc xã hội. Xã hội sẽ đi từ lấy gia đình làm tế bào, chuyển sang lấy cá nhân làm tế bào của xã hội. Mà cá nhân ấy, khả năng nhân bản kém (nhân bản tức copy á). Điều này sẽ làm xơ cứng và tan rã từ tư các mối quan hệ xã hội. Chi tiết liên quan đến VDL là một minh chứng. Khi vào VDL có nghĩa là mô hình các mối quan hệ xã hội hiện nay không còn nữa. Người ta sẽ sống như Tây.
4. Lối sống kiểu Tây (cá nhân chủ nghĩa) liệu có phù hợp với văn hóa Á Đông, VN không?
Thứ nhất, xét về góc độ cá nhân, mỗi cá nhân người Việt sẽ yếu hơn đáng kể so với cá thể da trắng, trước hết xét về thể chất.
Sau đó xét về nền tảng kinh tế, nền kinh tế da trắng là nên kinh tế hướng đến cá nhân. Một cá nhân đến 18 tuổi đã muốn tách đàn và tách đàn thành công, ngoài khả năng bản thân, còn là thiết kế xã hội phù hợp nhu cầu tách đàn.
Nếu 1 người VN tách đàn sớm, khả năng cao là vất vả va ... thua Tây.
Thể chế, mô hình vận hành, văn hóa xã hội VN là dựa vào gia đình. Chi tiết ông bà chăm sóc cháu là vòng tròn ân tình, mà cũng là lợi thế cạnh tranh của 1 cặp đôi - gia đình trẻ VN so với 1 cặp đôi Tây.
Thấy người ta làm cho là hay, bắt chước mà không có so sánh đối chiếu thì thua thiệt. Do đó, muốn sống kiểu Tây cũng phải xem điều kiện của mình có Tây không? An sinh xã hội của mình như thế nào? Ở không bao nhiêu ngày không lo chết đói?

Nên cuối cùng thì xã hội VN vẫn dựa vào gia đình. Mà muốn có gia đình, thì phải lập gia đình. Và sinh con.
...
Đấy là nguồn gốc của các vấn đề về dân số.
...
Bởi vì đây là vấn đề chiến lược đối với một quốc gia, nên để giải quyết, cần có những quyết sách tầm quốc gia. Muốn nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, sinh con thứ hai trước 35 tuổi, thì quốc gia phải tạo những điều kiện "cần và đủ" để thực hiện cho được mục tiêu chiến lược này.
Muốn vậy, cần có những biện pháp khuyến khích hỗ trợ được đưa vào luật, chẳng hạn miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, giải quyết vấn đề nhà ở cho các cặp vợ chồng lao động trẻ, và tạo công ăn việc làm với thu nhập đủ sống khi họ lập gia đình và sinh con thứ nhất, thứ hai...
Còn ngược lại, để giới hạn xu hướng giãn, hoãn, không sinh con, thì đánh thuế độc thân lên những ai đủ điều kiện mà chọn không sinh con.
Tâm lý xã hội vẫn có thể thay đổi, nếu quốc gia có những quyết sách cụ thể khuyến khích việc kết hôn và sinh con đúng tuổi, những quyết sách đồng bộ. Vì đây là chuyện phải làm, nếu không muốn dân số nhanh chóng già đi, vì thời kỳ "dân số vàng" sẽ qua rất nhanh.
Nhà ở thì đắt, học hành thì tốn, việc làm thì ít, lương thì thấp, khó. Khi xh quá phức tạp, thay vì con người đấu tranh vs tự nhiên thì con người phải bon chen giành giật vs nhau, càng mqh gia đình càng phải giành giật, lúc ấy mọi thứ đều hướng đến cá nhân mất rồi. Nó là xu hướng ko phải sự lựa chọn.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,974
Động cơ
363,377 Mã lực
Tuổi
125

Hoanft

Xe buýt
Biển số
OF-89389
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
839
Động cơ
422,171 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng, Hà Nội
Các cụ mợ nhà mình nghĩ sao về xu hướng độc thân hoặc kết hôn không sinh con trong xã hội hiện đại ngày nay ạ? Có con có nhiều niềm vui mà chỉ có bậc làm cha mẹ mới có được. Nhưng ngược lại cũng có nhiều người không thích trẻ con. Hơn nữa chi phí để chăm lo cho một đứa bé từ sơ sinh đến khi trưởng thành ra trường đi làm tầm 22 tuổi thật sự quá căng. Tiền bạc đã đáng lo ngại như thế. nuôi dạy làm sao cho nó nên người nữa lại càng gian nan
Nhiều người cứ bảo đẻ con để sau này về già con cái nó chăm nhưng thực tế em thấy 1 mẹ nuôi 10 con chứ 10 con không nuôi được 1 mẹ. Chưa kể mấy đứa báo tử nữa nên nhiều người lựa chọn không sinh con. Dành tiền sau này vô viện dưỡng lão
Cuộc sống mỗi người 1 lựa chọn và ai cũng có quyền sống theo nguyện vọng của mình. Không biết ý kiến các cụ mợ nhà mình sao ạ?
Cụ đề cập đến vấn đề khá nan giải. Nếu nó thành phổ biến thì rõ ràng xã hội của nước đó sẽ suy thoái. Việc này tầm vĩ mô là bài toán của các Lờ đờ. Còn dân thì cứ gia đình nào khá giả mới dám sinh nhiều con.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top