[Funland] Xu hướng không sinh con thời nay

Trạng thái
Thớt đang đóng

TRÂU VÀNG II

Xe tăng
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,154
Động cơ
73,009 Mã lực
E có con bạn thân U40 k lấy chồng, chức vụ cũng to, nhà xe đầy đủ. Bố mẹ nó thì sốt hết cả sắng lo nó khổ. Giờ em gái nó 1 nách 2 con còn khổ hơn nó vì đẻ con nuôi con quá vất vả, kinh tế cũng tạm mà con hay mổ xẻ đi viện nên ôb vừa p đỡ về người vừa p giúp về của, U70 mà k được nghỉ ngơi thảnh thơi. Mẹ nó mới than 1 câu: k lấy chồng cũng khổ, lấy chồng có con cũng chả sung sướng gì. Nên e thấy các cụ cũng đừng mỉa mai chuyện lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái làm gì. Ai thích thế nào thì làm, cuộc đời ai ngta thấy đủ, thấy hp là được.
Nhân nào quả đấy, mẹ thế này sao con có chồng chứ ?
Sướng khổ đâu phải ở lấy hay không lấy chồng. Sướng khổ ở cách tổ chức cuộc sống sao cho nó tốt hay tệ.
Lấy chồng sinh con cũng như đầu tư/kinh doanh. Ban đầu thì vất vả, sau mọi thứ thành nếp rồi thì lại sướng. Không lấy chồng thì sướng ban đầu. Lúc nào cũng tỏ vẻ thảnh thơi sang chảnh quần là áo lượt được nhiều anh cung phụng. Nhưng chỉ sau 35, khi Estrogen giảm xuống, giai nó ko thèm, lúc đó mới mệt. Sau 45 mà ko lấy chồng, sinh con thì định mệnh coi như an bài dù là bất kỳ ai.
 

tranglavender

Xe máy
Biển số
OF-865277
Ngày cấp bằng
6/8/24
Số km
70
Động cơ
1,098 Mã lực
Vợ chồng em có con rồi nhưng con em sau nó đẻ hay không bọn em xác định ngay từ bây giờ là kệ nó quyết, bọn em cũng tư tưởng sớm cho con cái ra ở riêng, khuyến khích nó ở thuê không nên sống bám bố mẹ.
Các cụ mợ có thể nói em lý thuyết hay nói cho sướng mồm nhưng bọn em vẫn tình cảm tâm sự con cần cố gắng tự lập để con có tư duy từ nhỏ là không dựa bố mẹ.
Có con vừa mệt vừa vui, nếu chọn em chọn có con nhưng thế hệ sau này khó biết, mình ủng hộ quyết định của bọn nó kể cả nó không cho mình cháu bế.
 

xuanthi1

Xe tải
Biển số
OF-183215
Ngày cấp bằng
4/3/13
Số km
314
Động cơ
337,764 Mã lực
Đất nước mình vẫn đang phát triền, chưa giàu có như các nước phát triển thế nên em vẫn ủng hộ đẻ đã có nguồn lực cho đất nước
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,717
Động cơ
5,176,928 Mã lực
Nhân nào quả đấy, mẹ thế này sao con có chồng chứ ?
Sướng khổ đâu phải ở lấy hay không lấy chồng. Sướng khổ ở cách tổ chức cuộc sống sao cho nó tốt hay tệ.
Lấy chồng sinh con cũng như đầu tư/kinh doanh. Ban đầu thì vất vả, sau mọi thứ thành nếp rồi thì lại sướng. Không lấy chồng thì sướng ban đầu. Lúc nào cũng tỏ vẻ thảnh thơi sang chảnh quần là áo lượt được nhiều anh cung phụng. Nhưng chỉ sau 35, khi Estrogen giảm xuống, giai nó ko thèm, lúc đó mới mệt. Sau 45 mà ko lấy chồng, sinh con thì định mệnh coi như an bài dù là bất kỳ ai.
Thật, nhiều cụ mợ cứ nghĩ sinh con với chăm sóc chúng nó là khổ, vất vả. Em thì nghĩ khác tuy có vất hay bận rộn nhưng qua đó mình cũng tìm thấy niềm vui mà trong cuộc sống không phải cứ đông tiền là có được. Em chỉ mong ước nhỏ nhoi sau này về hưu nếu dư giả thì con ngan già nó mua cho con LX600, hàng ngày em sẽ làm chân grap đón đưa cháu ngoại đến trường, xui nó vặt tiền của bà ngoại hay mẹ nó để ông cháu có tiền tiêu vặt. Chiều tan trường về ông đưa mày ra quán mua cho gói bim bim, còn ông làm cốc bia ngắm các cháu gái phố phường cho cơ quan đoàn thể nó đỡ chết lâm sàng, dư tiền thì làm con đề, con lô cho não bộ nó còn biết nhảy số :))
 

dheIa

Xe điện
Biển số
OF-799261
Ngày cấp bằng
4/12/21
Số km
3,115
Động cơ
188,333 Mã lực
E có con bạn thân U40 k lấy chồng, chức vụ cũng to, nhà xe đầy đủ. Bố mẹ nó thì sốt hết cả sắng lo nó khổ. Giờ em gái nó 1 nách 2 con còn khổ hơn nó vì đẻ con nuôi con quá vất vả, kinh tế cũng tạm mà con hay mổ xẻ đi viện nên ôb vừa p đỡ về người vừa p giúp về của, U70 mà k được nghỉ ngơi thảnh thơi. Mẹ nó mới than 1 câu: k lấy chồng cũng khổ, lấy chồng có con cũng chả sung sướng gì. Nên e thấy các cụ cũng đừng mỉa mai chuyện lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái làm gì. Ai thích thế nào thì làm, cuộc đời ai ngta thấy đủ, thấy hp là được.
Nếu đk kinh tế cũng như nền tảng học vấn tốt thì nên sinh con bác ạ. Đơn giản là để xh sau này có chất lượng công dân tốt. Chứ giờ đội đẻ lắm em thấy tuyền là mấy ông bà ở trình "đẻ cho vui" ^^
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Không hẳn vậy bác ạ.
Họ có lối sống như thế, được đào tạo như thế và cuộc sống của họ dẫn đến như vậy.

Họ không muốn bố mẹ sống chung với mình; và họ không muốn sống chung với con mình, tất nhiên.
Lối sống và cả tính cách cụ ạ. Ở Việt Nam trước nay không có lối sống như thế nhưng rất nhiều người có tính cách độc lập không muốn dựa dẫm vào ai. Già cả, ốm đau con cái đến phục vụ thấy khó chịu, một phần không muốn làm phiền con, nhưng phần lớn hơn chính bản thân họ không thấy thoải mái khi bị con cái, người thân phục vụ việc vệ sinh cá nhân cho mình vì xấu hổ. Ốm què lê què lết cũng không cho con cái thay quần áo, giặt giũ cho mình. Trường hợp lú lẫn mới phải chịu
 

tuongvt

Xe buýt
Biển số
OF-182466
Ngày cấp bằng
27/2/13
Số km
668
Động cơ
342,880 Mã lực
Bây giờ còn trẻ khoẻ, làm ra tiền thì thấy lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái nó là gánh nặng. Nhưng rồi tuổi trẻ qua đi tuổi già kéo tới. Quá lứa nhỡ thì con cái không có, gia đình thì không lúc ấy mới thấm đòn.

Em thật những người không lấy vợ lấy chồng, chọn cuộc sống độc thân (ngoại trừ sư sãi, những người phụng sự tôn giáo) thì đều coi như cuộc sống của họ thất bại. Dù họ có kiếm được tiền đến mấy, bằng cấp cao đến mấy thì họ cũng chỉ là một cá thể trơ trọi mà thôi.

Đừng nghĩ già vào VDL là ok. Thầy giáo em người Mỹ không vợ con, lúc già ngã gẫy khớp háng được đưa đến viện sơ cứu rồi từ viện chuyển thẳng vào VDL. Cụ ở đó không ai đến thăm, hoàn toàn bị lãng quên. Hôm em vào thăm nhìn mà rơi nước mắt. Cứ nằm đó vò võ cả ngày rên rỉ trong sự đau đớn. Gọi bác sĩ thì họ cũng đến cho có lệ. Vì đau liên miên nên cũng không thể hàng ngày tiêm hay cho uống giảm đau được. Thế là cứ chịu đau sống như thế. Rồi đến bữa ăn, nhân viên đến đặt khay cơm lên cái bàn, dựng cụ dậy lấy gối chèn người lên cao một tí rồi bảo đây ông ăn đi nhé. Thế là cụ tự run rẩy thò tay cầm thìa quẹt được 2 thìa thì lại lăn ra nằm rên. Đến giờ nhân viên vào bưng khay đi cũng chả cần biết có ăn hết hay không? Nằm vậy mấy năm thì cụ mất.

Lúc em vào thăm mua cho thầy mấy hộp việt quất và ít trái cây. Cụ bảo ôi bao nhiêu năm rồi thèm lắm mà không được ăn. Nghe nói mà thấy thương.

VDL người ta chỉ làm cho có thôi. Chứ hàng trăm người đến rồi đi làm sao chăm suể. Tuổi trẻ chưa hiểu biết sự đời tưởng bầu trời bằng cái vung. Đến lúc quá lứa nhỡ thì rồi hối không kịp.
Mỗi người 1 lựa chọn, người chọn chơi gia đình, ngừoi chọn công việc, có người chọn chu du khắp thế giới. Mỗi người có 1 cách hưởng thụ cuộc sống này riêng. Ngày xưa mặc định lớn lên phải lập gd sinh con là do xã hội sắp đặt, người xưa ít ai dám chống lại, nhưng thanh niên giờ nó khác. Chưa kể ngày xưa mà 1 mình thì khó khăn đủ đường, nhưng thế giới hiện đại 1 mình ko ảnh hưởng gì cả. Tư tưởng của cụ coi những người ko gia đình con cái là thất bại cs thì thật quá cổ hủ lạc hậu. Cụ cho rằng về già đau yếu ko có con chăm sóc là đau khổ thế nhưng nhiều con liệu có chắc nhờ được con hay không? Hay về già vẫn phải còng lưng ra bế cháu cho con? Còn ngày trẻ phải vất vả thế nào thì thôi khỏi nói.
chúng ta chỉ có 1 lần để sống, nên ko cần phải sống theo sự sắp đặt của ai cả
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Lối sống và cả tính cách cụ ạ. Ở Việt Nam trước nay không có lối sống như thế nhưng rất nhiều người có tính cách độc lập không muốn dựa dẫm vào ai. Già cả, ốm đau con cái đến phục vụ thấy khó chịu, một phần không muốn làm phiền con, nhưng phần lớn hơn chính bản thân họ không thấy thoải mái khi bị con cái, người thân phục vụ việc vệ sinh cá nhân cho mình vì xấu hổ. Ốm què lê què lết cũng không cho con cái thay quần áo, giặt giũ cho mình. Trường hợp lú lẫn mới phải chịu
Với bên bển thì Lối sống là chính, bác ạ.
Tôi có hỏi vài đồng nghiệp, các anh chị có nghĩ đến việc chuyển đến ở gần/ở cùng con cái đâu đó không?

Tụi nó trợn mắt: Tụi tau sống ở đâu hạp thì ở, liên quan mắc mớ gì mấy đứa con?
Thậm chí họ không nghĩ đến việc ở cùng con - chưa nói đến chuyện nếu ở cùng thì sẽ làm thế nào:
2 căn hộ gần nhau hoặc sát cạnh nhau.
1 căn nhà, ngăn đôi độc lập.
...

Với nhiều người trẻ hơn, thì việc về thăm bố mẹ 1 lần / năm, là chuyện thường xuyên được ghi vào lịch, nhưng đấy là khi tụi nó đã có con riêng.

Còn khi chưa có con, thì tụi nó thăm hỏi bố mẹ nhiều hơn thế nhiều, có thể vài lần mỗi tháng.
Qua Zalo.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Nếu đk kinh tế cũng như nền tảng học vấn tốt thì nên sinh con bác ạ. Đơn giản là để xh sau này có chất lượng công dân tốt. Chứ giờ đội đẻ lắm em thấy tuyền là mấy ông bà ở trình "đẻ cho vui" ^^
Em khuyến khích động viên các gia đình đẻ cho vui mợ ạ. Giờ cứ về những vùng quê thấy có những gia đình nghèo khổ mấy đứa con gái vẫn cố đẻ đứa con trai em vừa thấy thương vừa biết ơn họ. Chính những người đó mới tạo ra dân số chứ ai cũng không thích đẻ như lũ nhà em chả mấy mà hết người
 

_AHA_

Xe điện
Biển số
OF-459099
Ngày cấp bằng
5/10/16
Số km
3,261
Động cơ
-121,889 Mã lực
Tuổi
46
Những người không ủng hộ việc không sinh con là những kẻ ích kỷ, muốn người khác phải khổ như mình, thấy người khác không có con sống sướng quá nên ghen ăn tức ở không chịu nổi. Sống không con cái thì vô cùng sướng rồi, chả phải lo cho ai ngoài bản thân mình, thích ăn thì ăn thích chơi thì chơi, ko ràng buộc,làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu. Tiêu xài thỏa mãn bản thân. Quá sướng luôn ấy chứ.
Quá sướng luôn mới là ích kỷ!
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Với bên bển thì Lối sống là chính, bác ạ.
Tôi có hỏi vài đồng nghiệp, các anh chị có nghĩ đến việc chuyển đến ở gần/ở cùng con cái đâu đó không?

Tụi nó trợn mắt: Tụi tau sống ở đâu hạp thì ở, liên quan mắc mớ gì mấy đứa con?
Thậm chí họ không nghĩ đến việc ở cùng con - chưa nói đến chuyện nếu ở cùng thì sẽ làm thế nào:
2 căn hộ gần nhau hoặc sát cạnh nhau.
1 căn nhà, ngăn đôi độc lập.
...

Với nhiều người trẻ hơn, thì việc về thăm bố mẹ 1 lần / năm, là chuyện thường xuyên được ghi vào lịch, nhưng đấy là khi tụi nó đã có con riêng.

Còn khi chưa có con, thì tụi nó thăm hỏi bố mẹ nhiều hơn thế nhiều, có thể vài lần mỗi tháng.
Qua Zalo.
Vâng ở bển là lối sống, ở Việt Nam là tính cách ạ
 

Hacking

Xe tăng
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
1,108
Động cơ
40,910 Mã lực
Nhà nc cũng chỉ là 1 thực thể ký sinh. Mong muốn vậy khác gì ký sinh của ký sinh
dạ, em cũng hiểu thế nhưng em suy từ cá nhân em và gia đình (bố mẹ) + các bạn ở quê của em. thì việc sinh con giờ có vài vấn đề ah.
- chi phí (quá lớn cho với thu nhập trung bình): trường học, học ngoại khoá
- thời gian và cộng đồng - ít và muốn ngon phải chi tiền.

Chi phí nuôi con ở quê em (vùng huyện của Nam Định) rất rẻ, vì cộng đồng, trường học rất rẻ. Còn em ở HN.
Còn con mình sinh, việc mình làm, chi phí mình bỏ ra thì mình phải tự chịu thôi. Bù lại em thích trẻ con.
 

Nắng nhạt

Xe điện
Biển số
OF-600931
Ngày cấp bằng
27/11/18
Số km
2,247
Động cơ
163,595 Mã lực
Em ủng hộ đẻ nhiều nhưng em không ủng hộ đẻ con ra dựa dẫm, làm gánh nặng cho con cái. Nhưng như thế lại mâu thuẫn, không dựa dẫm thì không có động lực đẻ. Thôi thì bác nào thích đẻ cứ đẻ, bác nào không thích đẻ thì cũng ok hết 🤭
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,683
Động cơ
378,007 Mã lực
Kết hôn, sinh con, nuôi con.....phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của con người. Chính vì thế người đời đành đổ vấy cho "duyên số'.
Em thấy điều này đúng. Không phải vì em là đệ tử của lý số mà em hiểu các yếu tố tác động đến tình trạng này là rất phong phú và đa dạng
- Ai cũng muốn tìm được bạn đời theo mong muốn nhưng chẳng mấy ai trọn vẹn bởi ngay bản thân mình cũng chưa hoàn hảo.
- Ai cũng muốn nuôi dạy con cái thành đạt nhưng chẳng ai nói giỏi đc việc này bởi tư chất, tính cách của mỗi đứa con hoàn toàn là riêng biệt...và còn vô vàn những tác động khác từ cuộc sống.
Vậy sinh con hay không là tuỳ "duyên". Cái duyên ở đây nằm ngay trong chính tâm trí của đối tượng ta đang nói đến...
 

Hacking

Xe tăng
Biển số
OF-789076
Ngày cấp bằng
3/9/21
Số km
1,108
Động cơ
40,910 Mã lực
Kết hôn, sinh con, nuôi con.....phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của con người. Chính vì thế người đời đành đổ vấy cho "duyên số'.
Em thấy điều này đúng. Không phải vì em là đệ tử của lý số mà em hiểu các yếu tố tác động đến tình trạng này là rất phong phú và đa dạng
- Ai cũng muốn tìm được bạn đời theo mong muốn nhưng chẳng mấy ai trọn vẹn bởi ngay bản thân mình cũng chưa hoàn hảo.
- Ai cũng muốn nuôi dạy con cái thành đạt nhưng chẳng ai nói giỏi đc việc này bởi tư chất, tính cách của mỗi đứa con hoàn toàn là riêng biệt...và còn vô vàn những tác động khác từ cuộc sống.
Vậy sinh con hay không là tuỳ "duyên". Cái duyên ở đây nằm ngay trong chính tâm trí của đối tượng ta đang nói đến...
Em và Vợ khi tìm hiểu chuẩn bị cưới (201x) - được gặp 1 bà Sơ tư vấn hỏi vài câu, trong đó câu đầu tiên
(1) bọn con có xác định có con luôn không? nếu chưa xác định có con luôn thì đừng cưới vội, vì ở với nhau ra nhiều tật xấu hoặc khó chịu ...thì con là sợi dây gắn kết.
Lúc đó điểm chung là "nuôi dậy con".
Và khi nhà em có em bé em mới rất thấm câu nói đó, càng ngày càng hiểu :).
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,637
Động cơ
209,350 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Bây giờ còn trẻ khoẻ, làm ra tiền thì thấy lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái nó là gánh nặng. Nhưng rồi tuổi trẻ qua đi tuổi già kéo tới. Quá lứa nhỡ thì con cái không có, gia đình thì không lúc ấy mới thấm đòn.

Em thật những người không lấy vợ lấy chồng, chọn cuộc sống độc thân (ngoại trừ sư sãi, những người phụng sự tôn giáo) thì đều coi như cuộc sống của họ thất bại. Dù họ có kiếm được tiền đến mấy, bằng cấp cao đến mấy thì họ cũng chỉ là một cá thể trơ trọi mà thôi.

Đừng nghĩ già vào VDL là ok. Thầy giáo em người Mỹ không vợ con, lúc già ngã gẫy khớp háng được đưa đến viện sơ cứu rồi từ viện chuyển thẳng vào VDL. Cụ ở đó không ai đến thăm, hoàn toàn bị lãng quên. Hôm em vào thăm nhìn mà rơi nước mắt. Cứ nằm đó vò võ cả ngày rên rỉ trong sự đau đớn. Gọi bác sĩ thì họ cũng đến cho có lệ. Vì đau liên miên nên cũng không thể hàng ngày tiêm hay cho uống giảm đau được. Thế là cứ chịu đau sống như thế. Rồi đến bữa ăn, nhân viên đến đặt khay cơm lên cái bàn, dựng cụ dậy lấy gối chèn người lên cao một tí rồi bảo đây ông ăn đi nhé. Thế là cụ tự run rẩy thò tay cầm thìa quẹt được 2 thìa thì lại lăn ra nằm rên. Đến giờ nhân viên vào bưng khay đi cũng chả cần biết có ăn hết hay không? Nằm vậy mấy năm thì cụ mất.

Lúc em vào thăm mua cho thầy mấy hộp việt quất và ít trái cây. Cụ bảo ôi bao nhiêu năm rồi thèm lắm mà không được ăn. Nghe nói mà thấy thương.

VDL người ta chỉ làm cho có thôi. Chứ hàng trăm người đến rồi đi làm sao chăm suể. Tuổi trẻ chưa hiểu biết sự đời tưởng bầu trời bằng cái vung. Đến lúc quá lứa nhỡ thì rồi hối không kịp.
Thôi thì em nghĩ cái gì cũng có giá của nó. Lúc trẻ khoẻ (hàng mấy chục năm) tự do bay nhảy, trải nghiệm mọi niềm vui, ko gánh nặng chăm lo cho con cái thì đúng là khi về già vài năm (5-7 năm chờ chết) chỉ còn 1 thân 1 mình, hồi tưởng lại những kỷ niệm tươi đẹp ngày xưa cũ. Song em cũng nghĩ thêm, cụ ấy phải đã xác định được cuộc sống bản thân ngày sau sẽ ra sao rồi. Như vậy, khi đến đúng thời điểm thì cứ vậy diễn ra thôi, đã có sự chuẩn bị về mặt tinh thần để ko quá ân hận.

Ai cũng muốn sống khoẻ đến khi chết, bị bệnh tật hành hạ, chịu đựng nỗi đau thể xác là điều ko ai muốn, đành phó mặc ông giời gọi đi lúc nào thì đi. Trong thời gian chờ đến lượt để đi, có người thích đc xôm tụ đông đủ con cháu thăm hỏi an ủi. Nhưng cũng có người chỉ muốn yên tĩnh để ngắm trời mây cỏ cây hoa lá thôi :D

Mà bên í kém nhỉ, cụ thèm ăn quả việt quất mà ko đặt ship :( Bên mình sẽ ko thế đâu, đội shiper luôn đông đảo và sẵn sàng.
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,637
Động cơ
209,350 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Có còn hơn không mợ ạ. Mợ cứ hình dung một mình mình trong một căn phòng khép kín ngày này qua tháng khác. Sống không bằng chết khi mình vẫn còn thở đây, vẫn còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời đây nhưng mà không ai đến, không ai thăm. Nếu có con mà thỉnh thoảng chúng vào thăm còn hơn là không có. Ít gì cũng có đứa nó xoa cho cái chân, rửa cho cái mặt, mua cho tí đồ ăn bên ngoài đưa vào, còn được thấy mình còn tồn tại.

Mợ nói rất đúng, có nhiều con dâu không chịu đựng được sự tai ách cay nghiệt của bố mẹ chồng. Thậm chí nằm liệt trên giường vẫn không ngừng nghĩ cách để hành con cháu. Điều này là có thật. Mình nhìn thấy để tự răn mình. Trừ trường hợp lẫn thì không nói. Còn vẫn minh mẫn thì hãy nhìn bố mẹ mình hoặc bố mẹ chồng mình để rút ra bài học. Đừng làm khổ con cháu. Hãy cho chúng được yêu thương mình, chăm sóc mình. Hãy dành dụm một số tiền cho tuổi già để sau này có tiền trang trải, không đè gánh nặng thuốc men đau ốm lên con cái. Hãy sống thật tốt và dạy dỗ con cháu có gia phong, phép tắc. Mình chăm sóc cha mẹ mình, cha mẹ chồng mình tốt thì sau này con mình và con dâu mình nó sẽ chăm sóc mình tốt vì nó nhìn cái gương của mình mà noi theo.

Em nói điều này không hề cường điệu chút nào đâu CCCM ợ. Cha mẹ sống phải làm tấm gương cho con cái. Rồi cứ thế, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia. Xung quanh em rất nhiều tấm gương như vậy và em luôn nhìn vào đó để ấm vào thân mình. Cha mẹ chồng cay nghiệt với con dâu, cả đời làm ác nhưng lúc nằm liệt thì cũng là lúc đứa con dâu chăm bẵm tã bỉm tắm rửa cho mình. Nhưng nếu mình chăm sóc cha mẹ chồng thì con cái nhìn thấy nó cũng học được đức hy sinh và sau này chúng cũng như thế mà chăm mình.

À em lại kể CCCM năm vừa rồi ở Úc có một bộ phim tài liệu được lắp máy quay kín, quay lại cảnh các nhân viên ở một vài VDL đối xử tàn bạo với những người già ở đó. Họ đánh đập, tát, xỉ nhục, bỏ đói, lột quần áo người già một cách tàn bạo và cười nhạo với nhau về thân hình cong queo trần truồng của người già. Các cụ có nghĩ VDL Việt Nam mình sẽ không có cảnh này không? Mới đây thôi có một chị nhắn tin cho em hỏi về bệnh da liễu của mẹ chị ấy. Nhà có 4 anh chị em nhưng đưa mẹ vào viện dưỡng lão vì bà bị đột quị. Bà cụ bị lây ghẻ kềnh càng khắp người trong VDL. Các cụ mợ cứ nghĩ cái thân các cụ mợ ở trong đấy bệnh tật ốm đau, ghẻ lở chấy rận trong khi mình có đến tận 4 đứa con mà không đứa nào nuôi mẹ thì có đau xót không? Thế nên sống hết lòng vì con, dạy dỗ con nên người là việc mỗi chúng ta phải làm.
Ơ em bị sót còm này. Đọc đoạn cuối thấy chua chát quá ạ.

FB_IMG_1723605582673.jpg
 

despacitorico

Xe tải
Biển số
OF-532545
Ngày cấp bằng
16/9/17
Số km
412
Động cơ
167,750 Mã lực
Em có người quen, dân quê Quảng Ngãi con trưởng trong nhà rất có tiếng nói. Ông già nó gần 80, bị ung thư và 1 số bệnh già cần tiền chữa, phải xin phép thằng con đang sống ở nn cho cắt 1 phần miếng đất ra bán lấy tiền chữa chạy. Thằng con không đồng ý sợ bán rồi thì phần thừa kế ít vì thấy đất VN lên nhiều, nó bảo hàng tháng cần bn nó gửi về. Ông cụ hàng tháng phải ngửa tay xin tiền thuốc thang ăn uống ,còn bị nó hoạch hoẹ sao tiền sữa mua đắt thế. Trong khi tài sản ông cụ mấy chục ngàn m2 đất ở quê.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,683
Động cơ
378,007 Mã lực
Em và Vợ khi tìm hiểu chuẩn bị cưới (201x) - được gặp 1 bà Sơ tư vấn hỏi vài câu, trong đó câu đầu tiên
(1) bọn con có xác định có con luôn không? nếu chưa xác định có con luôn thì đừng cưới vội, vì ở với nhau ra nhiều tật xấu hoặc khó chịu ...thì con là sợi dây gắn kết.
Lúc đó điểm chung là "nuôi dậy con".
Và khi nhà em có em bé em mới rất thấm câu nói đó, càng ngày càng hiểu :).
Đời sống hôn nhân có 3 mốc quan trọng. Nếu có ý thức vun vén để vượt qua các mốc đó thì sẽ cùng nhau đi tới cuối con đường
1- Đời sống thực sau thời kỳ trăng mật
2- Giai đoạn sinh con đầu lòng và chăm em bé
3- Đứa con đầu tiên đi học và các phương pháp áp dụng.
3 thời điểm trên chính là lúc xuất hiện nhiều xung đột nhất. Nếu hai bên có ý thức vun vén hp thì buộc phải nhường nhịn nhau theo xu hướng xây dựng chứ không phải để cam chịu hoặc đổ lỗi. Xin hãy nhớ, hạnh phúc gia đình dựa vài nền tảng nhường nhịn và vun vén. Hoàn toàn không dựa trên cơ sở về tỷ lệ đúng -sai, xấu-tốt.
Trong đời sống thực tế có vô vàn những cặp đôi sống ngoài vòng pháp luật tức là điểm tận cùng của cái sai so với luân lý xh nhưng họ vẫn hạnh phúc bên nhau. Và ngược lại vô số những cặp đôi trí thức nhưng lại phải duy trì đời sống hôn nhân tận cùng bất hạnh mà do những giằng buộc khác không tháo gỡ được.
Nuôi dạy con cái cũng vậy. Chẳng cha mẹ nào lại mong điều xấu cho con cái. Tuy nhiên, tính cách và môi trường sống lại dẫn dắt chúng chứ không phải kỳ vọng của cha mẹ chúng
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
7,891
Động cơ
113,739 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thật, nhiều cụ mợ cứ nghĩ sinh con với chăm sóc chúng nó là khổ, vất vả. Em thì nghĩ khác tuy có vất hay bận rộn nhưng qua đó mình cũng tìm thấy niềm vui mà trong cuộc sống không phải cứ đông tiền là có được. Em chỉ mong ước nhỏ nhoi sau này về hưu nếu dư giả thì con ngan già nó mua cho con LX600, hàng ngày em sẽ làm chân grap đón đưa cháu ngoại đến trường, xui nó vặt tiền của bà ngoại hay mẹ nó để ông cháu có tiền tiêu vặt. Chiều tan trường về ông đưa mày ra quán mua cho gói bim bim, còn ông làm cốc bia ngắm các cháu gái phố phường cho cơ quan đoàn thể nó đỡ chết lâm sàng, dư tiền thì làm con đề, con lô cho não bộ nó còn biết nhảy số :))
Em nghe câu giè mà chym ở nhà chym chết lâm sàng. Ra khỏi nhà thời chim hót líu lo, líu lo, líu lo! Ò ó o o ò!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top