- Biển số
- OF-360839
- Ngày cấp bằng
- 31/3/15
- Số km
- 314
- Động cơ
- 261,960 Mã lực
đang có lỗi vượt đèn vàng bị bb, chủ thread vào giúp kìa
Nhà cháu xin cảm ơn kụ crowchip nhiều.
Để có thể nói lên suy nghĩ của nhà cháu sao cho các kụ dễ hình dung, nhà cháu xin nhờ kụ crownchip giúp điều chỉnh tuếp một số điểm trong hình GIF tốc tơc-80 như sau:
1- nhờ kụ bỏ bớt số làn xe, chỉ còn 2 làn xe, cho cả xe con và xe tải nặng lưu thông, cho giống với thực tế QL1A hiện nay, ngoài khu đông dân cư.
2- nhờ kụ kéo dài quãng đường phanh CD cho tương xứng với khoảng cách phanh là 64-84m (không cần chính xác gấp 8-9 lần so với khoảng cách 8.8m, nhưng cần gấp 4 lần, để các kụ khác thấy sự tương phản của cự ly phanh ở tốc độ cao so với tốc độ thấp).
3- nhờ kụ giúp cho các xe trong GIF sau (70-80 km/h) chạy nhanh hơn GIF đầu (30 km/h).
Nhà cháu biết, nhờ kụ 3 điều trên là làm khó thêm cho kụ, nhưng nhà cháu mong kụ cố gắng giúp nhà cháu nhé.
Một lần nữa, xin cảm ơn kụ nhiều.
.
Nhà cháu vẫn ngâm cứu nhưng k dám còm lại khi chưa đọc kỹ còm của các cụ. Theo suy nghĩ của nhà cháu,kể cả với những đường có biển 412 thì khi chuẩn bị đến giao cắt các phương tiện sẽ phân làn theo hướng di chuyển theo biển 411 và vạch 1.18 ,nghĩa là sẽ chạy lẫn với xe tải nặng. Di chuyển cùng vận tốc mà muốn xe tải nặng phanh sau mít mình khi đèn vàng bật sáng thì nhà cháu nghĩ là không khả thi. "Khoảng dừng xe an toàn" sẽ tuỳ tình huống và theo khả năng xử lý của lái xe và không thể áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện. Vậy nên "Khoảng thời gian sáng" của đèn vàng là để lái xe chọn dừng lại hay đi tiếp.Gửi cụ sgb345 hình mới sửa:
Hình này theo ý cụ đây:
Một văn bản từ 1962 đã hết hiệu lực từ lâu lắm rồi và thời đó ngành công an rất lạc hậu không như ngàng giao thông vận tải bây giờ, để tiết kiệm chỉ cần đặt 1 cột đèn cho tất cả các nhánh đường Chắc cụ chưa đọc kỹ, QC41 cũng cho bố trí nhiều mặt đèn trên 1 cột... nhưng là bố trí đèn cho người đi bộ sang đường
Đối tượng của đèn vàng gắn liền suốt khoảng thời gian đèn vàng sáng, thời gian đèn vàng sáng cũng là một quá trình. Cụ bị nhầm từ “đã” sang đối tượng của quá trình đèn tín hiệu xanh hoặc đỏ. Từ “đã” có trong cả thì quá khứ, thì hiện tại, thì tương lai của quá trình đèn tín hiệu vàng sáng. Lấy mốc ở thời điểm nào thì trước đó là quá khứ, mốc là hiện tại, sau mốc là tương lai
Dù đặt thế nào thì từ “đã” vẫn chỉ xoay quanh đối tượng của tín hiệu vàng: “..., trừ trường hợp đã thực hiện dừng phương tiện lại trước vạch dừng nhưng phương tiện vẫn không dừng được và đã đi quá vạch dừng hoặc dừng lại sẽ nguy hiểm thì được đi tiếp;...”
Thực ra cụ chưa hiểu mối quan hệ của một quá trình không gian phải tương ứng với quá trình thời gian. Cụ xóa đi mốc không gian là vạch dừng rồi thì lấy cái gì làm căn cứ xác định, để người tham gia giao thông đang đi trong giao cắt biết được mình đang là đối tượng tương ứng quá trình đèn xanh, đèn vàng hay đèn đỏ?
Vi deo này thể hiện đúng luật GTĐB của Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Can...Nhân dịp cuối tuần, tặng các cụ hình động. File gif nặng quá không đăng được nên em phải quay video:
Cảm ơn mợ. Mợ mới dzô nên không hiểu logic câu chuyện giữa các thành viên "kỳ cựu" trong box VHGT này đâu.Luật GTĐB Việt nam là sự chắt chiu học hỏi của luật các nước cụ ạ. Không phải tự nhiên mà người ta áp dụng đâu. Trước nhà cháu được biết là trước khi phân làn, đặt biển báo, biển cấm trên các tuyến phố, các Sở GTVT đều có thuê trường ĐH GTVT hoạc tự khảo sát lưu lượng và mật độ giao thông cẩn thận mới làm. Còn bây giờ, sáng đúng chiều sai ngày mai lại đúng loạn cào cào. Việt nam hầu như chưa có nghiên cứu và khảo sát nào về tâm sinh lý khi tham gia giao thông. Việc các nước áp dụng nghiên cứu vào giao thông thực tế mà VN lại bỏ qua là phản khoa học có thể gây tai nạn đường bộ.
Ồ, mợ đọc không kỹ rồi.Thế bao lâu để kỳ cựu? Gấp ba tuổi OF của mợ đã đủ kỳ cựu chưa?
Cảm ơn mợ.Cụ có vấn đề về đọc hiểu sao??
Cảm ơn mợ.1. Đây là điều luật hết sức mơ hồ bởi vì đèn vàng là đèn cảnh báo chuyển tiếp tín hiệu để người tham gia giao thông có thể ngừng phương tiện trước vạch dừng khi đèn vàng xuất hiện.
2. Với những điểm giao cắt như Khuất Duy Tiến, mật độ giao thông cực cao, các xe đi tốc độ 5km/h thì việc dừng đèn vàng ngay lập tức không khó ...
.
3. a. Luật quy định phải dừng (trừ 1 trường hợp cụ thể) mà mợ lại khẳng định bằng ý đậm kia là thế nào? Ý đó của mợ là: "không thể có chuyện đèn vàng là bắt buộc phải dừng"!3. ..nhưng với đường cáo tốc hay đường ngoài đô thị với vận tốc cho phép trên 60 km/h thì không thể có chuyện đèn vàng là bắt buộc phải dừng!
Cho dù có biển cảnh báo phía trước có giao cắt đồng cấp có tín hiệu đèn. lúc này người tham gia giao thông sẽ giảm tốc nhưng cũng không thể là 2-3 hay 5km/h mà chí ít cũng phải 30 km/h. Với tốc độ đó thì muốn dừng phương tiện cũng cần khoảng cách tối thiểu không dưới 10m. Việc xxx phạt lỗi này cũng nhiều nhưng cơ sở để phạt cũng yếu nên ai cãi được xxx đều cho đi ai lơ ngơ thì phải chịu. Với trường hợp đường đông tốc độ chậm mà cố tình vượt thì nhà cháu nghĩ phạt cũng không sai và hoàn toàn chính xác.
Cảm ơn cụ.Ta lại bắt đầu lần nữa với chữ Phải hả cụ
Cảm ơn cụ.Xin cảm ơn kụ mhungnb nhiều.
Như vậy, theo nguồn kụ nêu, trong từ điển Tiếng Việt 2016, nhà cháu xin có 2 nhận xét như sau:
1- Từ "phải" của tiếng Việt có ít nhất là 5 nghĩa khác nhau.
Theo nguyên tắc sắp xếp nghĩa từ trong từ điển, các nghĩa thông dụng nhất được xếp đứng đầu. Các nghĩa khác sẽ xếp ở sau tương ứng với mức độ thông dụng và phổ cập của nghĩa đó.
Từ điển 2016 này xếp nghĩa "Phải = bắt buộc làm" đứng chót bảng, tính theo cấp độ ưu tiên, theo cấp độ thông dụng của nghĩa của một từ, tính theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Nghĩa là, theo từ điển tiếng Việt 2016, khi gặp chữ "phải", trước tiên chúng ta cần nghĩ đến ít nhất là 4 ý nghĩa khác của từ đó, khi không thấy các nghĩa trên phù hợp thì mới nghĩ đến ý nghĩa cuối cùng là "phải = bắt buộc làm".
2- Kể cả trong Từ điển Tiếng Việt bản mới nhất 2016 cũng chưa liệt kê hết các nghĩa của từ "phải" trong tiếng Việt.
Minh chứng là, 3 câu tiếng Việt nhà cháu đã ví dụ ở còm phía trên (xin trích lại ở dưới), và kụ cũng đã công nhận nghĩa của từ Phải như nhà cháu nêu là phù hợp, nhưng không thấy liệt kê trong Từ điển tiếng Việt 2016 này.
Như vậy, theo nhà cháu, kụ mhungnb có 2 phương án để lựa chọn, như sau:
Phương án 1: tiếp tục công nhận một điều rằng trong Từ điển tiếng Việt 2016, từ "Phải" có hơn 5 nghĩa khác nhau. Nghĩa "Phải = bắt buộc làm" là nghĩa có mức độ ưu tiên cuối cùng, khi các ý nghĩa khác của từ "Phải" không giải thích được ý nghĩa của câu đó.
Trong đó, nghĩa từ "Phải = một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa" mặc dù tồn tại trong thực tế, nhưng chưa được liệt kê trong từ điển đó.
Phương án 2: Phủ nhận ý nghĩa "Phải = một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa" trong 3 ví dụ đã nêu. Bắt buộc phải hiểu 3 câu đó theo nghĩa "Phải = bắt buộc làm", như sau:
Phải đến Pari để học thời trang thì mới đỉnh = Bắt buộc đến Pari để học thời trang
Phải lên Đà lạt khi vào công tác Sài gòn mới được = Bắt buộc đi Đà lạt khi vào công tác Sài gòn
Phải đi máy bay ra Hà nội một chuyến mới sướng = Bắt buộc đi máy bay ra Hà nội.
Nhà cháu muốn biết, kụ mhungnb sẽ chọn Phương án nào vậy?
----------------
Trích lại 3 câu tiếng Việt:
Ví dụ: trong câu
Phải đến Pari để học thời trang thì mới đỉnh.
Phải lên Đà lạt khi vào công tác Sài gòn mới được.
Phải đi máy bay ra Hà nội một chuyến mới sướng.
Chữ "Phải" trong 3 ví dụ trên có 2 nghĩa hoàn toàn khác, như sau:
1- Nó thể hiện một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa trong thì tương lai.
2- Điều gợi ý, mong muốn, kế hoạch, hoặc lựa chọn đó chưa xảy ra trong thực tế.
.
Em xin trả lời thế này !Thứ nhát nhà cháu đọc từ đầu đến cuối mới còm nên không có chuyện mới cũ nên nick đó không đủ tư cách dạy bảo. Thứ 2 nói về đèn:
- cụ trả lời xem đèn vàng với đèn đỏ khác nhau không???? nếu giống nhau vì đều phải dừng trước vạch thì có cần đèn vàng????
- Cụ trả lời khi phương tiện khi vào chỗ giao cắt (trong trường hợp vàng đỏ như nhau vì đều phải dừng) phương tiện đã vượt qua vạch dừng, bất ngờ tín hiệu chuyển sang đỏ (trong trường hợp không có ĐH đếm ngược)liệu có được đi tiếp hay là vi phạm ???
- Các nước trên thế giới có dùng đèn vàng không??? nguyên nhân nào người ta sử dụng đèn vàng????
- Luật VN có học tập và áp dụng các luật của các nước khác áp dụng vào Giao thông VN không?????
- Người tham gia giao thông ở VN có khác biệt với người tham gia giao thông trên thế giới không????
Cụ cứ trả lời từ từ kẻo tay gõ nhanh quá.....Những cái cụ nói chỉ đúng với đèn tín hiệu có đồng hồ đếm ngược thôi.
* Đầu tiên ta nên bỏ qua đồng hồ đếm ngược trong tranh luận về tín hiệu vàng vì đồng hồ không thay thế cho đèn tín hiệu vàng mà chỉ bổ xung thêm 1 thông số có thể được dùng để tăng sự an toàn khi lựa chọn đi hay dừng. Luật không bắt buộc lái xe phải quan sát và thực hiện theo đồng hồ đếm ngược mà chỉ cần quan sát và thực hiện theo đèn tín hiệu !Những cái cụ nói chỉ đúng với đèn tín hiệu có đồng hồ đếm ngược thôi.
Đèn vàng không phải là đèn đỏ.- cụ trả lời xem đèn vàng với đèn đỏ khác nhau không? nếu giống nhau vì đều phải dừng trước vạch thì có cần đèn vàng?
Hiệu lệnh của tín hiệu vàng lànếu giống nhau vì đều phải dừng trước vạch thì có cần đèn vàng?
Theo QC41 thì Vạch "Dừng lại" chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, nếu phương tiện đã đi quá vạch này tín hiệu mới chuyển qua màu đỏ thì phương tiện không thể quan sát thấy để dừng đúng vị trí quy định của vạch.Cụ trả lời khi phương tiện khi vào chỗ giao cắt (trong trường hợp vàng đỏ như nhau vì đều phải dừng) phương tiện đã vượt qua vạch dừng, bất ngờ tín hiệu chuyển sang đỏ (trong trường hợp không có ĐH đếm ngược)liệu có được đi tiếp hay là vi phạm ?
Các nước trên thế giới có sử dụng đèn vàng ! Nguyên nhân sử dụng đèn vàng là để có thời gian cho sự chuyển trạng thái Đi của tín hiệu xanh sang Dừng của tín hiệu đỏ và ngược lại- Các nước trên thế giới có dùng đèn vàng không??? nguyên nhân nào người ta sử dụng đèn vàng????
Luật VN có học các nước trên thế giới. Lỗi "vượt đèn vàng" TQ bắt đầu sửa luật và áp dụng vào năm 2012 !- Luật VN có học tập và áp dụng các luật của các nước khác áp dụng vào Giao thông VN không?????
Người tham gia giao thông Việt Nam cũng không khác biệt với thế giới !- Người tham gia giao thông ở VN có khác biệt với người tham gia giao thông trên thế giới không????
Cảm ơn mợ.Cụ trả lời làm gì nhà cháu đang hỏi cụ mhungnb về những vấn đề đó để thấy những bất cập mà cụ đó đưa ra khi cố gắng bắt các phương tiện phải dừng ngay khi đèn vàng nó gượng ép thế nào mà
Vâng cảm ơn mợ.Phương tiện là cỗ máy nhưng con người không phải cỗ máy, nó hoạt động theo cơ chế sinh học do đó cần có 1 khoảng thời gian để cảm nhận=> nhận thức=>hành động. Đèn vàng chính là nghiên cứu khoa học áp dụng vào lưu thông của con người để cảnh báo trước cho con người về 1 trạng thái mới sắp xảy ra trong giao thông. Khi có đồng hồ đếm ngược thì tác dụng của đèn vàng cũng giảm vì ĐH đếm ngược đã cảnh báo bằng thời gian thay cho đèn tín hiệu.
Cụ nghe câu này bao giờ chưa ?Cụ trả lời làm gì nhà cháu đang hỏi cụ mhungnb về những vấn đề đó để thấy những bất cập mà cụ đó đưa ra khi cố gắng bắt các phương tiện phải dừng ngay khi đèn vàng nó gượng ép thế nào mà
Cảm ơn mợ.Cụ cứ trả lời cụ thể từng câu trên để xem nhận thức của cụ thế nào đừng dẫn link làm gì...
Cảm ơn mợ.Nhà cháu không phán xét! Cụ tranh luận rất gượng ép nên nhà cháu muốn biết nhận thức của cụ như thế nào về những câu hỏi đó để xem nó có mâu thuẫn không????
Vâng, cảm ơn mợ.Như vậy có thể hiểu tranh luận của cụ rỗng tuếch và cụ đang lảng tránh vấn đề!!!!
Cảm ơn cụ. Cụ đúng nghĩa ạ cho dù trong hồ sơ của thành viên ghi là 22 tuổi.Nói thật cu còn sách vở lắm mà thiếu thực tế. Nếu các câu trả lời mà là "có" thì cu sẽ thấy ...
Để khỏi đạp ga khi chưa nên đạp gaCụ Thuy_CK chắc cũng biết là ở Huê kỳ có lệnh cấm sử dụng đồng hồ đếm ngược ở nơi giao nhau có đèn tín hiệu với các phương tiện cơ giới (nhưng được phép áp dụng với người đi bộ) nhỉ?
Cụ có rõ lý do của lệnh cấm đó không ạ?