[Thảo luận] Xin hiểu đúng về đèn vàng

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Một văn bản từ 1962 đã hết hiệu lực từ lâu lắm rồi và thời đó ngành công an rất lạc hậu không như ngàng giao thông vận tải bây giờ, để tiết kiệm chỉ cần đặt 1 cột đèn cho tất cả các nhánh đường :)) Chắc cụ chưa đọc kỹ, QC41 cũng cho bố trí nhiều mặt đèn trên 1 cột... nhưng là bố trí đèn cho người đi bộ sang đường :))
Cảm ơn cụ. Em đã hy vọng giúp cụ "nhặt cỏ vườn văn" nhưng không nhận lại được hồi đáp tích cực.

Cụ đã viết thế này:

vì vậy vị trí cột đèn tín hiệu từ xưa đến nay đều được bố trí trước phạm vi nơi đường giao nhau, ngay cạnh vạch dừng xe
Hiệu lực của đèn tín hiệu trong khu vực nơi đường giao nhau, vì vậy vị trí cột đèn tín hiệu từ xưa đến nay đều được bố trí trước phạm vi nơi đường giao nhau, ngay cạnh vạch dừng xe.
Em đã "nhặt cỏ vườn văn" như thế này:

Nhưng ở Việt Nam thì đã có thời có đèn bốn mặt, đặt ở giữa ngã ngã tư. Em vẫn còn nhớ ạ.

Cảm ơn cụ.

Em xin phép có ý kiến một chút ạ. Đó là về vị trí của đèn. Ở nước ngoài thì không nói vì vẫn còn nhiều nơi có đèn ở giữa đường, qua ảnh trên Google là thấy rõ.

Nhưng ở Việt Nam thì đã có thời có đèn bốn mặt, đặt ở giữa ngã ngã tư. Em vẫn còn nhớ ạ.

Đồng thời, chứng cứ về việc đèn bốn mặt ở giữa ngã tư hoặc đèn ba mặt đặt ở giữa ngã ba đây ạ:

(nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=1319)

(Trích) THÔNG TƯ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN SỐ 915/C57-P5
NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1962 VỀ ĐÈN TÍN HIỆU
ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

C. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐÈN TÍN HIỆU
1. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông gồm bốn mặt như nhau (hoặc ba mặt, nếu đèn đặt ở ngã ba), mỗi mặt có ba đèn màu và sắp xếp theo thứ tự: Đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa, đèn xanh ở dưới.​
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Đối tượng của đèn vàng gắn liền suốt khoảng thời gian đèn vàng sáng, thời gian đèn vàng sáng cũng là một quá trình. Cụ bị nhầm từ “đã” sang đối tượng của quá trình đèn tín hiệu xanh hoặc đỏ. Từ “đã” có trong cả thì quá khứ, thì hiện tại, thì tương lai của quá trình đèn tín hiệu vàng sáng. Lấy mốc ở thời điểm nào thì trước đó là quá khứ, mốc là hiện tại, sau mốc là tương lai

Dù đặt thế nào thì từ “đã” vẫn chỉ xoay quanh đối tượng của tín hiệu vàng: “..., trừ trường hợp đã thực hiện dừng phương tiện lại trước vạch dừng nhưng phương tiện vẫn không dừng được và đã đi quá vạch dừng hoặc dừng lại sẽ nguy hiểm thì được đi tiếp;...”

Thực ra cụ chưa hiểu mối quan hệ của một quá trình không gian phải tương ứng với quá trình thời gian. Cụ xóa đi mốc không gian là vạch dừng rồi thì lấy cái gì làm căn cứ xác định, để người tham gia giao thông đang đi trong giao cắt biết được mình đang là đối tượng tương ứng quá trình đèn xanh, đèn vàng hay đèn đỏ? :))
Cảm ơn cụ.

Em hiểu cái gì cần hiểu mà.

Cụ chưa hiểu ý câu hỏi của em, để em nói lại cho rõ nhé:

Em cần quan tâm tới lệnh cấm đi của đèn đỏ. Do vậy em có hai câu hỏi gần giống nhau, chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng quy định để trả lời.​

Đó là (em bốt lại):

Câu số 1:
Chỉ sử dụng Luật 2008 và Quy chuẩn 41 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?​

Câu số 2:

Chỉ sử dụng Luật 2008 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?​
Nguồn gốc câu hỏi:

Luật 2008: Điểm a), khoản 3, điều 10: Đèn đỏ: Cấm đi.

Quy chuẩn 41: Điều 9, đèn đỏ cũng quy định cấm đi. CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT QUY ĐỊNH CHO PHÉP ĐƯỢC ĐI TIẾP KHI ĐÈN ĐỎ BẬT SÁNG nhưng đó là đèn hình chữ thập.

9.2 Đèn tín hiệu ngoài 3 dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn phụ tuỳ thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông:
9.2.1 Đèn phụ có hình mũi tên, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với tín hiệu xanh;
9.2.2 Đèn tín hiệu không có đèn phụ thì trong từng tín hiệu của đèn chính, có thể có hình mũi tên; Khi đó đèn được coi tương ứng với lắp đèn phụ. Nếu mũi tên chỉ của loại đèn tín hiệu không có đèn phụ này chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu;
9.2.3 Đèn tín hiệu có kèm đồng hồ đếm ngược có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn chính;
9.2.4 Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.
9.3 Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
9.3.1 Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”.
Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác;
9.3.4 Tín hiệu đỏ: Cấm đi.
9.4 Ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên:
9.4.1 Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu;
9.4.2 Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì người điều khiển các loại phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi;
9.4.3 Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ phải bố trí làn chờ rẽ cho xe đi hướng bị cấm.​


Câu hỏi của em chứa đựng tình huống này: xe đi qua vạch dừng khi đèn đang xanh, khi đang trong giao lộ thì đèn chuyển vàng sau đó là đỏ. Khi người tham gia giao thông đang trong giao lộ mà thấy đèn đỏ trước mặt thì đi hay dừng? Câu trả lời căn cứ theo Luật 2008 hoặc Luật 2008 và QC41.

Mô tả bằng hình thì nó như thế này ạ.



Trân trọng đề nghị cụ đọc kỹ giùm em ạ. Em cảm ơn ạ!
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Em xin có ý kiến như sau :
- Mục đích của tín hiệu vàng nối tiếp tín hiệu xanh là để đảm bảo tất cả đều dừng lại 1 cách an toàn trước vạch dừng khi bắt đầu có tín hiệu đỏ chứ không phải để đảm bảo tất cả đã ra khỏi giao lộ khi bắt đầu có tín hiệu đỏ !
- Thời gian của tín hiệu vàng là để đảm bảo tất cả đều kịp dừng lại an toàn trước vạch dừng khi bắt đầu có tín hiệu đỏ
- Thời gian của tín hiệu vàng dựa trên cơ sở khoảng dừng xe an toàn/tốc độ lưu thông chứ không dựa trên khoảng dừng xe tối thiểu/tốc độ lưu thông

P/s: em xin có vd nhỏ là cùng 1 loại xe, cùng 1 điều kiện ký thuật, cùng 1 tốc độ tới nút giao thì 1 xe do người cao tuổi lái và có chở theo trẻ em trên xe sẽ có khoảng thời gian và khoảng cách để dừng lại an toàn ngắn hơn 1 xe do thanh niên đi 1 mình lái !
Thời gian của tín hiệu vàng dựa trên khoảng cách dừng xe tối thiểu, thêm từ “cách” vào cho nó chuẩn quy định cụ à:

1) Khoảng cách dừng xe tối đa: Được sử dụng cho tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế sản xuất phương tiện
2) Khoảng cách dừng xe tối thiểu: Được sử dụng cho tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế lắp đặt hệ thống báo hiệu
3) Khoảng cách dừng xe an toàn: Được sử dụng cho khả năng của người điều khiển phương tiện

Quy định của Luật chỉ tập trung cụ thể hóa (1) và (2), quy đổi về cùng một loại phương tiện để thuận lợi khi áp dụng. Ví dụ cùng một tốc độ giả thiết, khoảng cách dừng xe tối đa hoặc tối thiểu của xe con và xe tải đều lấy bằng nhau đơn vị là mét

Người ta tính toán và lấy (2) luôn lớn hơn (1), đồng thời (1) phải lớn hơn và (2) phải nhỏ hơn (3) “khoảng cách dừng xe an toàn” để đáp ứng nguyên tắc cơ bản của giao thông, miễn làm sao đáp ứng nhu cầu và khả năng của người điều khiển phương tiện. Hơi trừu tượng phải không ạ?

Tức là khi lưu thông, ví dụ đang tốc độ 30km/h siêu xe có thể phanh dừng hẳn 2m sát mép vực thì đó là khoảng cách dừng xe an toàn đối với tính mạng lái xe, tính năng kỹ thuật của siêu xe an toàn quá đỉnh và dư thừa so với quy định. Ví dụ đang tốc độ 30km/h đèn tín hiệu vàng bật sáng xe công nông cũ nát có thể phanh dừng xe trên đường ướt dài khoảng 80m trước vạch dừng vừa kịp đèn tín hiệu chuyển sang đỏ thì đó là khoảng cách dừng xe an toàn của công nông phanh kém. Hệ thống báo hiệu quá đảm bảo kỹ thuật đến mức dư thừa so với quy định, đáp ứng phục vụ tốt với ngay cả xe lởm giúp giao thông an toàn :))

Cảm ơn cụ.
Em hiểu cái gì cần hiểu mà.
Cụ chưa hiểu ý câu hỏi của em, để em nói lại cho rõ nhé:
Em cần quan tâm tới lệnh cấm đi của đèn đỏ. Do vậy em có hai câu hỏi gần giống nhau, chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng quy định để trả lời.
Đó là (em bốt lại):
Câu số 1:
Chỉ sử dụng Luật 2008 và Quy chuẩn 41 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?​
Câu số 2:
Chỉ sử dụng Luật 2008 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?​
Nguồn gốc câu hỏi:​
Luật 2008: Điểm a), khoản 3, điều 10: Đèn đỏ: Cấm đi.
Quy chuẩn 41: Điều 9, đèn đỏ cũng quy định cấm đi. CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT QUY ĐỊNH CHO PHÉP ĐƯỢC ĐI TIẾP KHI ĐÈN ĐỎ BẬT SÁNG nhưng đó là đèn hình chữ thập.

9.2.4 Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.
Câu hỏi của em chứa đựng tình huống này: xe đi qua vạch dừng khi đèn đang xanh, khi đang trong giao lộ thì đèn chuyển vàng sau đó là đỏ. Khi người tham gia giao thông đang trong giao lộ mà thấy đèn đỏ trước mặt thì đi hay dừng? Câu trả lời căn cứ theo Luật 2008 hoặc Luật 2008 và QC41.

Mô tả bằng hình thì nó như thế này ạ.



Trân trọng đề nghị cụ đọc kỹ giùm em ạ. Em cảm ơn ạ!​
Cụ và cụ Thuy_CK cùng bàn về một nội dung là xe đang ở trong nút giao mà tín hiệu màu đỏ, nên nhà em gộp vào trả lời một thể, có hai tình huống khác nhau:

1) Tại thời điểm đèn tín hiệu đỏ bật sáng xe đang ở trong nút giao, tức là trước đó xe đã vượt qua vạch dừng, xe được phép thoát ra khỏi nút giao nhanh chóng vì nó không phải là đối tượng của đèn đỏ - Vẫn đủ thời giải phóng nút. Đây chính là tình huống trong quy định tại điểm (9.2.4) QC41: Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.

2) Tại thời điểm xe đang ở trong nút giao mà đèn tín hiệu đỏ đang sáng, tức là trước khi vượt qua vạch dừng thì đèn tín hiệu đỏ đã bật sáng, xe bị cấm đi tiếp ra khỏi nút giao vì nó là đối tượng của đèn đỏ - Không đủ thời gian giải phóng nút, phía trước mặt và phía sau là dòng phương tiện từ hướng khác đang lưu thông nên xe phải dừng để an toàn

Nhân dịp cuối tuần, tặng các cụ hình động. File gif nặng quá không đăng được nên em phải quay video:

 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Cụ và cụ Thuy_CK cùng bàn về một nội dung là xe đang ở trong nút giao mà tín hiệu màu đỏ, nên nhà em gộp vào trả lời một thể, có hai tình huống khác nhau:

1) Tại thời điểm đèn tín hiệu đỏ bật sáng xe đang ở trong nút giao, tức là trước đó xe đã vượt qua vạch dừng, xe được phép thoát ra khỏi nút giao nhanh chóng vì nó không phải là đối tượng của đèn đỏ - Vẫn đủ thời giải phóng nút. Đây chính là tình huống trong quy định tại điểm (9.2.4) QC41: Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.

2) Tại thời điểm xe đang ở trong nút giao mà đèn tín hiệu đỏ đang sáng, tức là trước khi vượt qua vạch dừng thì đèn tín hiệu đỏ đã bật sáng, xe bị cấm đi tiếp ra khỏi nút giao vì nó là đối tượng của đèn đỏ - Không đủ thời gian giải phóng nút, phía trước mặt và phía sau là dòng phương tiện từ hướng khác đang lưu thông nên xe phải dừng để an toàn
Cảm ơn cụ.

Cụ lại vẫn chưa đọc kỹ giùm em rồi.

Thôi đành vậy.

Em hỏi ngắn để cụ dễ trả lời này: Chỉ có duy nhất một kiểu đèn chữ thập (dạng 5, kiểu 2 theo phụ lục A, QC 41) cho phép người tham gia giao thông được đi tiếp khi đang trong nút giao và đỏ đèn (theo điều 9, khoản 4, điểm 2). Vậy thì với tất cả các đèn còn lại là không được phép đi mà phải phải dừng lại giữa nút, đúng thế không ạ?


Chắc chắn là đúng!
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Cảm ơn cụ.
Cụ lại vẫn chưa đọc kỹ giùm em rồi.
Thôi đành vậy.
Em hỏi ngắn để cụ dễ trả lời này: Chỉ có duy nhất một kiểu đèn chữ thập (dạng 5, kiểu 2 theo phụ lục A, QC 41) cho phép người tham gia giao thông được đi tiếp khi đang trong nút giao và đỏ đèn (theo điều 9, khoản 4, điểm 2). Vậy thì với tất cả các đèn còn lại là không được phép đi mà phải phải dừng lại giữa nút, đúng thế không ạ?
Chắc chắn là đúng!
Chắc chắn là chưa đúng! :)) (theo điều 9, khoản 2, điểm 4)

Bản chất màu “đỏ” của các báo hiệu cấm là “cấm”, cho nên tất cả đối tượng của đèn tín hiệu đỏ đều bị “cấm đi”, “phải dừng lại”. Đèn đỏ có hình chữ thập để mọi người biết được nó được đặt phía sau nơi đường giao nhau, ý nghĩa màu đỏ của nó vẫn giữ nguyên và là ý nghĩa của đèn đỏ trên cột chính, là bản sao của đèn đỏ trên cột chính. Vị trí đặt nó giúp tăng tầm nhìn, đặc biệt quan trọng với các phương tiện không phải là đối tượng của nó

Điểm (9.2.4) QC41 có 2 ý rất rõ ràng, ý một cho đối tượng của nó: “Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại”. Ý hai cho phương tiện không phải là đối tượng của nó: “Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao”. Hai ý này cũng là ý nghĩa của tất cả các đèn đỏ còn lại, không khác gì nhau cả
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Nghị định 171/2013 , điều 5, khoản 4, điểm k trả lời câu hỏi của cụ mhungnb như sau:
Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng. Là lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.


Cả Luật GTĐB 2008 lẫn Quy Chuẩn 41 đều cho phép đã đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng được đi tiếp
- Em luôn băn khoăn không hiểu cái mốc đã đi quá vạch dừng trước khi có tín hiệu vàng của nghị định 171 này căn cứ vào đâu ?
 

Tuanvh39

Xe buýt
Biển số
OF-406524
Ngày cấp bằng
24/2/16
Số km
752
Động cơ
233,758 Mã lực
Tuổi
48
"Không có lỗi vượt đèn vàng", cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi các kụ mợ cho xe vượt qua đèn vàng.


Bẩm các kụ mợ,

Trong thời gian vừa qua, có nhiều kụ mở stt nêu băn khoăn khi bị dừng xe phạt lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi cho xe vượt qua đèn vàng.

Thấy việc nhiều kụ mợ có cách hiểu chưa thống nhất, nhiều khi trái ngược với quy định của luật về đèn vàng, nhà cháu xin tập hợp lại trong thớt này các còm của nhà cháu từ trước đến nay về chủ đề đèn vàng, để các kụ mợ có thêm thông tin tham khảo nhé.

Trước hết, mong các kụ chú ý giúp 4 đặc điểm sau đây của đèn vàng:

1- Đèn vàng không phải là đèn đỏ.

2- Luật cho phép phương tiện được vượt qua vạch dừng khi đèn vàng đang còn sáng.

3- Thời hiệu của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian đèn vàng đang còn sáng", chứ không phải là "một thời điểm, khi đèn vàng bắt đầu bật sáng".

4- Trong luật không quy định "lỗi vượt đèn vàng". Cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi xe các kụ vượt qua đèn vàng.

Trước khi giải thích cụ thể 4 điểm nói trên tại các còm ở phía sau, nhà cháu xin minh hoạ trích Luật Gtđb bang California, Hoa kỳ, bản phát hành chính thức bằng tiếng Việt, cho phép phương tiện đi vào giao cắt trong khi đèn vẫn đang vàng, để các kụ mợ tham khảo.

---------------

Hình minh hoạ:

Hình #1: Luật bang California, Hoa kỳ, cho phép phương tiện vượt qua giao cắt trong thời gian đèn vàng đang còn sáng.



.
Sao có Cụ nhận được giấy đóng ngân sách cho 5 lần vượt đèn vàng đó Cụ.
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Em xin tiếp tục ạ.

Từ điển tiếng Việt xuất bản đầu năm nay (tháng 1/2016) với dung lượng 370.000 từ có cách lý giải ngắn gọn hơn nhiều về từ phải:

Đặc biệt, không hề có nghĩa lựa chọn, không hề có nghĩa mong muốn, giả định!
Nó vẫn có nghĩa bắt buộc, phải làm.



Tham chiếu: Bìa sách và thông tin về thời gian xuất bản từ trang trách nhiệm của cuốn sách (Em xin khẳng định, thông tin trong tham chiếu dưới đây không hề quảng cáo cho đơn vị xuất bản, phát hành sách nào):





 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,353
Động cơ
522,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Em xin tiếp tục ạ.

Từ điển tiếng Việt xuất bản đầu năm nay (tháng 1/2016) với dung lượng 370.000 từ có cách lý giải ngắn gọn hơn nhiều về từ phải:

Đặc biệt, không hề có nghĩa lựa chọn, không hề có nghĩa mong muốn, giả định!
Nó vẫn có nghĩa bắt buộc, phải làm.



Tham chiếu: Bìa sách và thông tin về thời gian xuất bản từ trang trách nhiệm của cuốn sách (Em xin khẳng định, thông tin trong tham chiếu dưới đây không hề quảng cáo cho đơn vị xuất bản, phát hành sách nào):





Ta lại bắt đầu lần nữa với chữ Phải hả cụ =)) =))
Mở đầu, em xin được nêu một vấn đề có liên quan đến một chữ trong cụm từ mô tả ý nghĩa của đèn vàng trong điểm c, khoản 3, điều 10 luật GT ĐB năm 2008.

Hồi đáp 1. (Xuyên suốt)
Động từ "phải" trong tiếng Việt có nghĩa gì?
Trong mệnh đề "phải dừng lại trước vạch dừng" nó có nghĩa nào trong bốn nghĩa sau đây?

Làm rõ 1.​

Trong từ điển Tiếng Việt, động từ phải có 3 nghĩa, trùng với phần trình bày trong từ điển Soha, đó là:



(Em chưa kịp chụp từ điển bản in, cụ nào cần em sẽ gửi sau ạ).

Cá nhân em và nhiều người mà em đã được tiếp xúc đều lựa chọn nghĩa số 1 trong số các nghĩa trên khi nhắc đến một nhiệm vụ, một mệnh lệnh, một ràng buộc không có lựa chọn khác.

Từ đó, động từ "phải" trong mệnh đề luật kể trên có nghĩa bắt buộc. Em có niềm tin mãnh liệt vào điều đó.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Gửi cụ sgb345 hình mới sửa:



Hình này theo ý cụ đây:





Một văn bản từ 1962 đã hết hiệu lực từ lâu lắm rồi và thời đó ngành công an rất lạc hậu không như ngàng giao thông vận tải bây giờ, để tiết kiệm chỉ cần đặt 1 cột đèn cho tất cả các nhánh đường :)) Chắc cụ chưa đọc kỹ, QC41 cũng cho bố trí nhiều mặt đèn trên 1 cột... nhưng là bố trí đèn cho người đi bộ sang đường :))


Đối tượng của đèn vàng gắn liền suốt khoảng thời gian đèn vàng sáng, thời gian đèn vàng sáng cũng là một quá trình. Cụ bị nhầm từ “đã” sang đối tượng của quá trình đèn tín hiệu xanh hoặc đỏ. Từ “đã” có trong cả thì quá khứ, thì hiện tại, thì tương lai của quá trình đèn tín hiệu vàng sáng. Lấy mốc ở thời điểm nào thì trước đó là quá khứ, mốc là hiện tại, sau mốc là tương lai

Dù đặt thế nào thì từ “đã” vẫn chỉ xoay quanh đối tượng của tín hiệu vàng: “..., trừ trường hợp đã thực hiện dừng phương tiện lại trước vạch dừng nhưng phương tiện vẫn không dừng được và đã đi quá vạch dừng hoặc dừng lại sẽ nguy hiểm thì được đi tiếp;...”

Thực ra cụ chưa hiểu mối quan hệ của một quá trình không gian phải tương ứng với quá trình thời gian. Cụ xóa đi mốc không gian là vạch dừng rồi thì lấy cái gì làm căn cứ xác định, để người tham gia giao thông đang đi trong giao cắt biết được mình đang là đối tượng tương ứng quá trình đèn xanh, đèn vàng hay đèn đỏ? :))
Nhà cháu xin cảm ơn kụ crowchip nhiều.

Để có thể nói lên suy nghĩ của nhà cháu sao cho các kụ dễ hình dung, nhà cháu xin nhờ kụ crownchip giúp điều chỉnh tuếp một số điểm trong hình GIF tốc tơc-80 như sau:

1- nhờ kụ bỏ bớt số làn xe, chỉ còn 2 làn xe, cho cả xe con và xe tải nặng lưu thông, cho giống với thực tế QL1A hiện nay, ngoài khu đông dân cư.

2- nhờ kụ kéo dài quãng đường phanh CD cho tương xứng với khoảng cách phanh là 64-84m (không cần chính xác gấp 8-9 lần so với khoảng cách 8.8m, nhưng cần gấp 4 lần, để các kụ khác thấy sự tương phản của cự ly phanh ở tốc độ cao so với tốc độ thấp).

3- nhờ kụ giúp cho các xe trong GIF sau (70-80 km/h) chạy nhanh hơn GIF đầu (30 km/h).

Nhà cháu biết, nhờ kụ 3 điều trên là làm khó thêm cho kụ, nhưng nhà cháu mong kụ cố gắng giúp nhà cháu nhé.
Một lần nữa, xin cảm ơn kụ nhiều.

.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em xin tiếp tục ạ.

Từ điển tiếng Việt xuất bản đầu năm nay (tháng 1/2016) với dung lượng 370.000 từ có cách lý giải ngắn gọn hơn nhiều về từ phải:

Đặc biệt, không hề có nghĩa lựa chọn, không hề có nghĩa mong muốn, giả định!
Nó vẫn có nghĩa bắt buộc, phải làm.



Tham chiếu: Bìa sách và thông tin về thời gian xuất bản từ trang trách nhiệm của cuốn sách (Em xin khẳng định, thông tin trong tham chiếu dưới đây không hề quảng cáo cho đơn vị xuất bản, phát hành sách nào):





Xin cảm ơn kụ mhungnb nhiều.
Như vậy, theo nguồn kụ nêu, trong từ điển Tiếng Việt 2016, nhà cháu xin có 2 nhận xét như sau:

1- Từ "phải" của tiếng Việt có ít nhất là 5 nghĩa khác nhau.
Theo nguyên tắc sắp xếp nghĩa từ trong từ điển, các nghĩa thông dụng nhất được xếp đứng đầu. Các nghĩa khác sẽ xếp ở sau tương ứng với mức độ thông dụng và phổ cập của nghĩa đó.
Từ điển 2016 này xếp nghĩa "Phải = bắt buộc làm" đứng chót bảng, tính theo cấp độ ưu tiên, theo cấp độ thông dụng của nghĩa của một từ, tính theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Nghĩa là, theo từ điển tiếng Việt 2016, khi gặp chữ "phải", trước tiên chúng ta cần nghĩ đến ít nhất là 4 ý nghĩa khác của từ đó, khi không thấy các nghĩa trên phù hợp thì mới nghĩ đến ý nghĩa cuối cùng là "phải = bắt buộc làm".

2- Kể cả trong Từ điển Tiếng Việt bản mới nhất 2016 cũng chưa liệt kê hết các nghĩa của từ "phải" trong tiếng Việt.

Minh chứng là, 3 câu tiếng Việt nhà cháu đã ví dụ ở còm phía trên (xin trích lại ở dưới), và kụ cũng đã công nhận nghĩa của từ Phải như nhà cháu nêu là phù hợp, nhưng không thấy liệt kê trong Từ điển tiếng Việt 2016 này.


Như vậy, theo nhà cháu, kụ mhungnb có 2 phương án để lựa chọn, như sau:

Phương án 1: tiếp tục công nhận một điều rằng trong Từ điển tiếng Việt 2016, từ "Phải" có hơn 5 nghĩa khác nhau. Nghĩa "Phải = bắt buộc làm" là nghĩa có mức độ ưu tiên cuối cùng, khi các ý nghĩa khác của từ "Phải" không giải thích được ý nghĩa của câu đó.
Trong đó, nghĩa từ "Phải = một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa" mặc dù tồn tại trong thực tế, nhưng chưa được liệt kê trong từ điển đó.

Phương án 2: Phủ nhận ý nghĩa "Phải = một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa" trong 3 ví dụ đã nêu. Bắt buộc phải hiểu 3 câu đó theo nghĩa "Phải = bắt buộc làm", như sau:

Phải đến Pari để học thời trang thì mới đỉnh = Bắt buộc đến Pari để học thời trang
Phải lên Đà lạt khi vào công tác Sài gòn mới được = Bắt buộc đi Đà lạt khi vào công tác Sài gòn
Phải đi máy bay ra Hà nội một chuyến mới sướng = Bắt buộc đi máy bay ra Hà nội.


Nhà cháu muốn biết, kụ mhungnb sẽ chọn Phương án nào vậy?





----------------
Trích lại 3 câu tiếng Việt:

Ví dụ: trong câu
Phải đến Pari để học thời trang thì mới đỉnh.
Phải lên Đà lạt khi vào công tác Sài gòn mới được.
Phải đi máy bay ra Hà nội một chuyến mới sướng.

Chữ "Phải" trong 3 ví dụ trên có 2 nghĩa hoàn toàn khác, như sau:
1- Nó thể hiện một gợi ý, một mong muốn, một kế hoạch, hoặc một khả năng để xem xét và chọn lựa trong thì tương lai.
2- Điều gợi ý, mong muốn, kế hoạch, hoặc lựa chọn đó chưa xảy ra trong thực tế.

.
 

handukims

Xe buýt
Biển số
OF-333537
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
756
Động cơ
292,191 Mã lực
e nghĩ đèn vàng là khoảng thời gian trễ để những người láu cá có thể vượt qua....:)
 

Namgunsth

Xe đạp
Biển số
OF-58797
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
15
Động cơ
444,050 Mã lực
bài viết hữu ích thanks
 

FUN™

Xì hơi lốp
Biển số
OF-417437
Ngày cấp bằng
19/4/16
Số km
32
Động cơ
221,020 Mã lực
Cảm ơn các cụ, bài viết rất bổ ích :)
 

Nokfev

Xe cút kít
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
16,353
Động cơ
522,189 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Hồi đáp cụ mhungnb !
Động từ "Phải" trong tiếng Việt còn có nghĩa là "chỉ được" thực hiện 1 hành động nào đó theo 1 điều kiện bắt buộc.

Vd câu "Người điều khiển phương tiện phải đi về bên phải theo chiều đi của mình" không có nghĩa là người điều khiển phương tiện "phải đi", mà nó có nghĩa là người điều khiển phương tiện khi đi thì chỉ được đi về bên phải theo chiều đi của mình.

Như vậy hoàn toàn có thể hiểu câu "Người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng" không có nghĩa là người điều khiển phương tiện "phải dừng lại", mà có nghĩa là khi dừng lại người điều khiển phương tiện chỉ được dừng lại trước vạch dừng.
 
Chỉnh sửa cuối:

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

drbinh

Xe hơi
Biển số
OF-304161
Ngày cấp bằng
7/1/14
Số km
123
Động cơ
305,230 Mã lực
E hôm nay bị lập biên bản lỗi vượt đèn vàng ở hải phòng,các cụ nào ủng hộ e rằng e k sai khi vượt đèn
Vàng,xin tư ván cho e làm đơn khiếu nại,e sẽ chứng minh các cụ tranh luận ai đúng ai sai,e sẽ update việc khiếu nại..
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
E hôm nay bị lập biên bản lỗi vượt đèn vàng ở hải phòng,các cụ nào ủng hộ e rằng e k sai khi vượt đèn
Vàng,xin tư ván cho e làm đơn khiếu nại,e sẽ chứng minh các cụ tranh luận ai đúng ai sai,e sẽ update việc khiếu nại..
Vàng từ đỏ chuyển sang xanh thì cụ sai, vàng từ xanh chuyển sang đỏ thì cụ đúng và nhà em sẽ tư vấn giúp cụ
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
E hôm nay bị lập biên bản lỗi vượt đèn vàng ở hải phòng,các cụ nào ủng hộ e rằng e k sai khi vượt đèn
Vàng,xin tư ván cho e làm đơn khiếu nại,e sẽ chứng minh các cụ tranh luận ai đúng ai sai,e sẽ update việc khiếu nại..
Vàng nối tiếp xanh thì cụ không sai !
Cụ có video không ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top