[Thảo luận] Xin hiểu đúng về đèn vàng

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Vì chúng ta đang hướng tới một cái chung nhất cho đèn vàng (không nhấp nháy) nên ta cần sử dụng cái chung nhất có thể ạ.

Quy đinh của cụ trích dẫn:

Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao
chỉ đúng cho trường hợp đèn hình chữ thập:



Còn điểm trước đó:

"Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại",
nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

là hiệu lệnh của đèn vàng, không phải của đèn đỏ và một điểm hết sức quan trọng: chỉ được đi tiếp khi nguy hiểm với việc dừng lại. Rõ ràng là, không nguy hiểm thì xin mời dừng lại, không tiến thêm một centimet nào nữa!



Như vậy là: Khi xe, người đi qua vạch dừng trước lúc đèn vàng, đang đi giữa ngã tư, đèn (không phải đèn chữ thập) chuyển đỏ mà không nguy hiểm khi dừng lại thì buộc phải thực hiện quy định cấm đi.

Điều đó quá rõ ràng phải không ạ?

Và tiếp đó là gây ra hiện tượng ùn tắc phải không ạ?
Em nhắc lại ý nghĩa hiệu lệnh của tín hiệu vàng không nhấp nháy :
Khi có tín hiệu vàng (tức là từ khi bắt đầu tới khi kết thúc) các phương tiện đã đi qua vạch dừng (cả các phương tiện đã đi qua vào thời điểm tín hiệu vàng vừa tắt và bắt đầu chuyển sang đỏ) nếu dừng lại sẽ nguy hiểm (việc dừng lại giữa dòng phương tiện di chuyển cũng là nguy hiểm) thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nút giao !

- Việc em đưa thêm hiệu lệnh của đèn đỏ chữ thập cũng là để khẳng định rằng dù đã có hiệu lệnh dừng lại thì các phương tiện đang ở bên trong giao lộ vẫn được phép thoát ra !

- Em không hề nói trước lúc đèn vàng như cụ nói : "Khi xe, người đi qua vạch dừng trước lúc đèn vàng,"
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Em nhắc lại ý nghĩa hiệu lệnh của tín hiệu vàng không nhấp nháy :
Khi có tín hiệu vàng (tức là từ khi bắt đầu tới khi kết thúc) các phương tiện đã đi qua vạch dừng (cả các phương tiện đã đi qua vào thời điểm tín hiệu vàng vừa tắt và bắt đầu chuyển sang đỏ) nếu dừng lại sẽ nguy hiểm (việc dừng lại giữa dòng phương tiện di chuyển cũng là nguy hiểm) thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nút giao !

- Việc em đưa thêm hiệu lệnh của đèn đỏ chữ thập cũng là để khẳng định rằng dù đã có hiệu lệnh dừng lại thì các phương tiện đang ở bên trong giao lộ vẫn được phép thoát ra !

- Em không hề nói trước lúc đèn vàng như cụ nói : "Khi xe, người đi qua vạch dừng trước lúc đèn vàng,"
Cảm ơn cụ.

Em xin nêu tiếp một vấn đề với phạm vi hẹp hơn mong cụ và các mợ, các cụ khác cùng giúp, đó là:

Chỉ sử dụng Luật 2008 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Em xin nêu tiếp một vấn đề với phạm vi hẹp hơn mong cụ và các mợ, các cụ khác cùng giúp, đó là:

Chỉ sử dụng Luật 2008 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?
Khi có tín hiệu vàng (tức là từ khi bắt đầu tới khi kết thúc) các phương tiện đã đi qua vạch dừng (tức là cả các phương tiện đã đi qua vào thời điểm tín hiệu vàng vừa tắt và bắt đầu chuyển sang đỏ) thì được đi tiếp !
 

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Khi có tín hiệu vàng (tức là từ khi bắt đầu tới khi kết thúc) các phương tiện đã đi qua vạch dừng (tức là cả các phương tiện đã đi qua vào thời điểm tín hiệu vàng vừa tắt và bắt đầu chuyển sang đỏ) thì được đi tiếp !
Cảm ơn cụ.

Cụ giúp em trả lời rõ hơn đi ạ. Có hai câu hỏi cơ mà. Tình huống cũng rõ ràng luôn ạ.

Và em cũng xin phép được đợi thêm các mợ, các cụ khác ạ.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cảm ơn cụ.

Cụ giúp em trả lời rõ hơn đi ạ. Có hai câu hỏi cơ mà. Tình huống cũng rõ ràng luôn ạ.

Và em cũng xin phép được đợi thêm các mợ, các cụ khác ạ.
Rõ hơn là
- Các PT đã ở trong giao lộ khi kết thúc tín hiệu vàng và chuyển sang tín hiệu đỏ thì có thể dừng lại hoặc nhanh chóng đi ra khỏi giao lộ (tùy theo tình huống nào ít nguy hiểm hơn).
- Luật cho phép điều này !
 
Chỉnh sửa cuối:

mhungnb

Xe tải
Biển số
OF-413040
Ngày cấp bằng
27/3/16
Số km
275
Động cơ
225,750 Mã lực
Rõ hơn là
- Các PT đã ở trong giao lộ khi kết thúc tín hiệu vàng và chuyển sang tín hiệu đỏ thì có thể dừng lại hoặc nhanh chóng đi ra khỏi giao lộ (tùy theo tình huống nào ít nguy hiểm hơn).
- Luật cho phép điều này !
Vâng, cảm ơn cụ.

Cụ có thể giúp chỉ rõ từng điều khoản trong luật được không ạ?

Và ngoài ra cụ lưu tâm giùm em thêm một trường hợp: trong câu hỏi của em có cả tình huống như thế này: người tham gia giao thông qua vạch khi đèn đang xanh, đến gần giữa thì đèn chuyển vàng, chưa ra khỏi giao lộ thì đèn chuyển đỏ ạ.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Vâng, cảm ơn cụ.

Cụ có thể giúp chỉ rõ từng điều khoản trong luật được không ạ?

Và ngoài ra cụ lưu tâm giùm em thêm một trường hợp: trong câu hỏi của em có cả tình huống như thế này: người tham gia giao thông qua vạch khi đèn đang xanh, đến gần giữa thì đèn chuyển vàng, chưa ra khỏi giao lộ thì đèn chuyển đỏ ạ.
Luật viết :
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;"


Như vậy : Bắt đầu tín hiêu xanh đến kết thúc tín hiệu vàng (bắt đầu chuyển sang tín hiệu đỏ) các phương tiện đã ở trong giao lộ được đi tiếp !
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Luật viết :
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;"


Như vậy : Bắt đầu tín hiêu xanh đến kết thúc tín hiệu vàng (bắt đầu chuyển sang tín hiệu đỏ) các phương tiện đã ở trong giao lộ được đi tiếp !
Luật ghi rõ "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" chẳng có căn cứ gi để được đi tiếp cả,
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Luật ghi rõ "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng" chẳng có căn cứ gi để được đi tiếp cả,
* Luật GTĐB 2008 :
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

* Quy chuẩn 41 giải thích :
9.3.1 Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác;
9.3.4 Tín hiệu đỏ: Cấm đi



Ta cùng xem xét lần lượt 3 câu về tín hiệu vàng (không nhấp nháy) trong quy chuẩn 41 và mối quan hệ của chúng với nhau theo trình tự xuất hiên để thấy ý nghĩa của tín hiệu vàng trong Luật GTĐB 2008 :
1- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
2- Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
3- Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;

(1) Xét câu: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn
Câu này có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo hiệu tín hiệu xanh sắp được thay thế bằng tín hiệu đỏ hay ngược lại.
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt không thay thế cho hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn phải dừng tại vị trí khi có tín hiệu đỏ
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt không thay thế hiệu lệnh được phép đi của tín hiệu xanh trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn được phép đi như khi có tín hiệu xanh đồng thơi họ nhận được thông báo sắp tới tín hiệu đỏ là cấm đi

Như vậy với trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo cho những người điều khiển phương tiện đang đi dưới hiệu lực cho phép đi của tín hiệu xanh biết rằng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện ngay sau đó, họ nên dừng lại hoặc chuẩn bị để dừng lại 1 cách an toàn và đúng quy định cấm đi của tín hiệu đỏ sẽ tới.


(2) Xét câu: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
A. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì bản thân hiệu lực của tín hiệu đỏ mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi bằng tín hiệu xanh đã là cấm đi !
B. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại". " sẽ mâu thuẫn với (1) nếu mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì khi đó nó đã làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu xanh mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi.

Như vậy câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang và không được mang ý nghĩa là hiệu lệnh độc lập cấm các phương tiện không được tiếp tục di chuyển qua vạch dừng. Nó chỉ có thể là 1 thông báo và 1 quy định về vị trí dừng phương tiện để đáp ứng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện sau đó !


(3) Xét câu: Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
Lưu ý: Để tập trung hơn vào chủ đề thì với câu này chỉ xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt và cho tới khi nó được thay thế bằng tín hiệu đỏ

Theo (1)(2) ta thấy rằng khi tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì các phương tiện có thể dừng lại trước vạch dừng nếu đủ an toàn hoặc vẫn được đi tiếp qua giao lộ. Quá trình này là liên tục trong toàn bộ thời gian tín hiệu đỏ chưa xuất hiện thay thế tín hiệu xanh.
Khi tín hiệu vàng kết thúc và liền theo đó là hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ thì sẽ có những trường hợp đã đi quá vạch dừng hay đang đè lên vạch dừng, những trường hợp này đã được thực hiện khi hiệu lệnh cho phép đi của tín hiệu xanh chưa bị điều chỉnh bởi hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ.
Nếu áp đặt đầy đủ hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ lên những trường hợp này thì các trường hợp này sẽ phải dừng lại trong giao lộ khi có tín hiệu đỏ. Khi đó sẽ gặp nguy hiểm và gây cản trở dòng phương tiện.
Do đó ta cần có 1 biện pháp để giải quyết mâu thuẫn này, biện pháp đó là cho phép các trường hợp này được nhanh chóng đi tiếp cả khi đã có tín hiệu đỏ để giải phóng giao lộ.
- Điều này tương tự quy định tại 9.2.4 của quy chuẩn 41: "Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao"

Như vậy câu "Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;" có nghĩa là cho các phương tiện đang có nguy cơ gặp nguy hiểm và gây cản trở giao thông được phép đi ra khỏi giao lộ khi đã có tín hiệu đỏ !


- Từ (1) (2)(3) cho thấy câu "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng..." trong Luật GTĐB 2008 không phải hiệu lệnh cấm các phương tiện không được di chuyển qua vạch dừng mà chỉ quy định vị trí phải tuân theo khi các phương tiện dừng lại là trước vạch dừng !
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
* Luật GTĐB 2008 :
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

* Quy chuẩn 41 giải thích :
9.3.1 Tín hiệu xanh: Cho phép đi;
9.3.2 Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
9.3.3 Tín hiệu vàng nhấp nháy: Là được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác;
9.3.4 Tín hiệu đỏ: Cấm đi



Ta cùng xem xét lần lượt 3 câu về tín hiệu vàng (không nhấp nháy) trong quy chuẩn 41 và mối quan hệ của chúng với nhau theo trình tự xuất hiên để thấy ý nghĩa của tín hiệu vàng trong Luật GTĐB 2008 :
1- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
2- Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
3- Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;

(1) Xét câu: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn
Câu này có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo hiệu tín hiệu xanh sắp được thay thế bằng tín hiệu đỏ hay ngược lại.
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt không thay thế cho hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn phải dừng tại vị trí khi có tín hiệu đỏ
- Trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt không thay thế hiệu lệnh được phép đi của tín hiệu xanh trước đó. Vì vậy các phương tiện vẫn được phép đi như khi có tín hiệu xanh đồng thơi họ nhận được thông báo sắp tới tín hiệu đỏ là cấm đi

Như vậy với trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nghĩa là tín hiệu vàng chỉ báo cho những người điều khiển phương tiện đang đi dưới hiệu lực cho phép đi của tín hiệu xanh biết rằng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện ngay sau đó, họ nên dừng lại hoặc chuẩn bị để dừng lại 1 cách an toàn và đúng quy định cấm đi của tín hiệu đỏ sẽ tới.


(2) Xét câu: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại".
A. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu đỏ tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì bản thân hiệu lực của tín hiệu đỏ mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi bằng tín hiệu xanh đã là cấm đi !
B. Xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt :
- Câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại". " sẽ mâu thuẫn với (1) nếu mang ý nghĩa là hiệu lệnh cấm phương tiện tiếp tục đi qua vạch dừng vì khi đó nó đã làm thay đổi hiệu lực của tín hiệu xanh mà nó đang báo hiệu sắp thay đổi.

Như vậy câu "Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại"." không cần mang và không được mang ý nghĩa là hiệu lệnh độc lập cấm các phương tiện không được tiếp tục di chuyển qua vạch dừng. Nó chỉ có thể là 1 thông báo và 1 quy định về vị trí dừng phương tiện để đáp ứng tín hiệu đỏ sẽ xuất hiện sau đó !


(3) Xét câu: Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;
Lưu ý: Để tập trung hơn vào chủ đề thì với câu này chỉ xét trong trường hợp tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt và cho tới khi nó được thay thế bằng tín hiệu đỏ

Theo (1)(2) ta thấy rằng khi tín hiệu vàng xuất hiện sau khi tín hiệu xanh tắt thì các phương tiện có thể dừng lại trước vạch dừng nếu đủ an toàn hoặc vẫn được đi tiếp qua giao lộ. Quá trình này là liên tục trong toàn bộ thời gian tín hiệu đỏ chưa xuất hiện thay thế tín hiệu xanh.
Khi tín hiệu vàng kết thúc và liền theo đó là hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ thì sẽ có những trường hợp đã đi quá vạch dừng hay đang đè lên vạch dừng, những trường hợp này đã được thực hiện khi hiệu lệnh cho phép đi của tín hiệu xanh chưa bị điều chỉnh bởi hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ.
Nếu áp đặt đầy đủ hiệu lệnh cấm đi của tín hiệu đỏ lên những trường hợp này thì các trường hợp này sẽ phải dừng lại trong giao lộ khi có tín hiệu đỏ. Khi đó sẽ gặp nguy hiểm và gây cản trở dòng phương tiện.
Do đó ta cần có 1 biện pháp để giải quyết mâu thuẫn này, biện pháp đó là cho phép các trường hợp này được nhanh chóng đi tiếp cả khi đã có tín hiệu đỏ để giải phóng giao lộ.
- Điều này tương tự quy định tại 9.2.4 của quy chuẩn 41: "Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao"

Như vậy câu "Trường hợp phương tiện đã đi quá vạch sơn "dừng lại", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;" có nghĩa là cho các phương tiện đang có nguy cơ gặp nguy hiểm và gây cản trở giao thông được phép đi ra khỏi giao lộ khi đã có tín hiệu đỏ !


- Từ (1) (2)(3) cho thấy câu "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng..." trong Luật GTĐB 2008 không phải hiệu lệnh cấm các phương tiện không được di chuyển qua vạch dừng mà chỉ quy định vị trí phải tuân theo khi các phương tiện dừng lại là trước vạch dừng !
Vấn đề của cụ là "đọc chưa hết" đã kết luận.

Để mô tả ý nghĩa của tin hiệu vàng có đoạn: "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

Tức là để hiểu ý nghĩa của tín hiệu vàng phải đọc hết cả đoạn chứ không chỉ đọc một câu trong đoạn đó.
Câu thứ nhất mô tả mục đich của tín hiệu vàng. Câu thứ 2 mô tả cách chấp hành tín hiệu vàng như thế nào. Câu thứ 3 mô tả trường hợp cá biệt không phải chấp hành tín hiệu vàng. Ba câu mỗi câu có nhiệm vụ riêng, không có câu nào phủ định câu nào cả.

Câu 1 không phủ định hiệu lực của câu 2, không có từ nào để có thể hiểu là không phải chấp hành câu 2.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Vấn đề của cụ là "đọc chưa hết" đã kết luận.

Để mô tả ý nghĩa của tin hiệu vàng có đoạn: "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;"

Tức là để hiểu ý nghĩa của tín hiệu vàng phải đọc hết cả đoạn chứ không chỉ đọc một câu trong đoạn đó.
Câu thứ nhất mô tả mục đich của tín hiệu vàng. Câu thứ 2 mô tả cách chấp hành tín hiệu vàng như thế nào. Câu thứ 3 mô tả trường hợp cá biệt không phải chấp hành tín hiệu vàng. Ba câu mỗi câu có nhiệm vụ riêng, không có câu nào phủ định câu nào cả.

Câu 1 không phủ định hiệu lực của câu 2, không có từ nào để có thể hiểu là không phải chấp hành câu 2.
Vậy mục đích của tín hiệu vàngbáo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. :-bd

- Báo hiệu sự thay đổi không phải là sự thay đổi .
Vậy tại sao đang từ được phép đi lại thành phải dừng lại ? ;))

 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vậy mục đích của tín hiệu vàngbáo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.!

- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn không phải là sự thay đổi ý nghĩa từ được phép đi thành phải dừng lại ;))

Câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nói cụ biết phải chấp hành hiệu vàng như thế nào không? Không thì cụ chấp hành tín hiệu vàng như thế nào? Làm sao cụ có thể nói chỉ cần đọc hết câu đầu là biết ý nghĩa của đèn vàng trong khi còn có 2 câu nứa. Khi nào đọc hết cả đoạn mà không biết chấp hành thế nào thì mới nói.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Câu "Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn" có nói cụ biết phải chấp hành hiệu vàng như thế nào không? Không thì cụ chấp hành tín hiệu vàng như thế nào? Làm sao cụ có thể nói chỉ cần đọc hết câu đầu là biết ý nghĩa của đèn vàng trong khi còn có 2 câu nứa. Khi nào đọc hết cả đoạn mà không biết chấp hành thế nào thì mới nói.
Chính cụ nói "Câu thứ nhất mô tả mục đich của tín hiệu vàng. Câu thứ 2 mô tả cách chấp hành tín hiệu vàng như thế nào. Câu thứ 3 mô tả trường hợp cá biệt không phải chấp hành tín hiệu vàng. Ba câu mỗi câu có nhiệm vụ riêng, không có câu nào phủ định câu nào cả."
- Câu đầu là mục đích còn 2 câu sau là cách thức thực hiện mục đích. Mà cách thức thực hiện mục đích thì không được vượt ra ngoài mục đích.


Đây là 3 câu được tách biệt bởi dấu chấm hết câu:
Tín hiệu vàng:
- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
- Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”.
- Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;


- Câu thứ nhất là: Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
Câu này cho thấy mục đích tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi (không phải sự thay đổi).

- Câu thứ 2 là: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”
Câu này chỉ ra vị trí để người điều khiển phương tiện không tiếp tục đi thực hiện là dừng trước vạch sơn "dừng lại"

- Câu thứ 3 là: Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau
Câu này yêu cầu các trường hợp không tiếp tục đi mà không theo đúng vị trí của câu thứ 2 phải nhanh chóng đi tiếp để hạn chế nguy hiểm.
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Chính cụ nói "Câu thứ nhất mô tả mục đich của tín hiệu vàng. Câu thứ 2 mô tả cách chấp hành tín hiệu vàng như thế nào. Câu thứ 3 mô tả trường hợp cá biệt không phải chấp hành tín hiệu vàng. Ba câu mỗi câu có nhiệm vụ riêng, không có câu nào phủ định câu nào cả."
- Câu đầu là mục đích còn 2 câu sau là cách thức thực hiện mục đích. Mà cách thức thực hiện mục đích thì không được vượt ra ngoài mục đích.


Đây là 3 câu được tách biệt bởi dấu chấm hết câu:
Tín hiệu vàng:
- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
- Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”.
- Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau;


- Câu thứ nhất là: Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn.
Câu này cho thấy mục đích tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi (không phải sự thay đổi).

- Câu thứ 2 là: Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”
Câu này chỉ ra vị trí để người điều khiển phương tiện không tiếp tục đi thực hiện là dừng trước vạch sơn "dừng lại"

- Câu thứ 3 là: Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau
Câu này yêu cầu các trường hợp không tiếp tục đi mà không theo đúng vị trí của câu thứ 2 phải nhanh chóng đi tiếp để hạn chế nguy hiểm.
Câu 2: "dừng trước vạch sơn “Dừng lại”" mà chỉ được hiểu là "chỉ ra vị trí để người điều khiển phương tiện không tiếp tục đi thực hiện là dừng trước vạch sơn "dừng lại"" là sao? Rõ ràng nó quy định phải dừng lại và dừng lại như thế nào. Có chỗ nào bảo được đi tiếp đâu.
Câu 3: Chỉ ra trường được tiếp tục đi nhưng phải có điều kiện "Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”". Không có điều kiện này thì không phải đọc tiếp câu 3.
 

crownchip

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-374740
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
1,017
Động cơ
258,070 Mã lực
Gửi cụ sgb345 hình mới sửa:



Hình này theo ý cụ đây:



Cảm ơn cụ.
Em xin phép có ý kiến một chút ạ. Đó là về vị trí của đèn. Ở nước ngoài thì không nói vì vẫn còn nhiều nơi có đèn ở giữa đường, qua ảnh trên Google là thấy rõ.
Nhưng ở Việt Nam thì đã có thời có đèn bốn mặt, đặt ở giữa ngã ngã tư. Em vẫn còn nhớ ạ.
Đồng thời, chứng cứ về việc đèn bốn mặt ở giữa ngã tư hoặc đèn ba mặt đặt ở giữa ngã ba đây ạ:
(nguồn: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=1319)
(Trích) THÔNG TƯ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN SỐ 915/C57-P5
NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 1962 VỀ ĐÈN TÍN HIỆU
ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

C. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐÈN TÍN HIỆU
1. Đèn tín hiệu điều khiển giao thông hình trụ tròn hoặc hình trụ vuông gồm bốn mặt như nhau (hoặc ba mặt, nếu đèn đặt ở ngã ba), mỗi mặt có ba đèn màu và sắp xếp theo thứ tự: Đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa, đèn xanh ở dưới.​
Một văn bản từ 1962 đã hết hiệu lực từ lâu lắm rồi và thời đó ngành công an rất lạc hậu không như ngàng giao thông vận tải bây giờ, để tiết kiệm chỉ cần đặt 1 cột đèn cho tất cả các nhánh đường :)) Chắc cụ chưa đọc kỹ, QC41 cũng cho bố trí nhiều mặt đèn trên 1 cột... nhưng là bố trí đèn cho người đi bộ sang đường :))

Em xin nêu ra một vấn đề mong cụ cùng giúp, đó là:
Chỉ sử dụng Luật 2008 và Quy chuẩn 41 để trả lời hai câu hỏi rằng,
nếu đang đi trong giao cắt (không gian xác định bởi vạch dừng) mà đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ - lệnh cấm đi có hiệu lực
thì người tham gia giao thông xử lý tình huống như thế nào?
Lý do của cách xử lý tình huống đó?​
Đối tượng của đèn vàng gắn liền suốt khoảng thời gian đèn vàng sáng, thời gian đèn vàng sáng cũng là một quá trình. Cụ bị nhầm từ “đã” sang đối tượng của quá trình đèn tín hiệu xanh hoặc đỏ. Từ “đã” có trong cả thì quá khứ, thì hiện tại, thì tương lai của quá trình đèn tín hiệu vàng sáng. Lấy mốc ở thời điểm nào thì trước đó là quá khứ, mốc là hiện tại, sau mốc là tương lai

Dù đặt thế nào thì từ “đã” vẫn chỉ xoay quanh đối tượng của tín hiệu vàng: “..., trừ trường hợp đã thực hiện dừng phương tiện lại trước vạch dừng nhưng phương tiện vẫn không dừng được và đã đi quá vạch dừng hoặc dừng lại sẽ nguy hiểm thì được đi tiếp;...”

Thực ra cụ chưa hiểu mối quan hệ của một quá trình không gian phải tương ứng với quá trình thời gian. Cụ xóa đi mốc không gian là vạch dừng rồi thì lấy cái gì làm căn cứ xác định, để người tham gia giao thông đang đi trong giao cắt biết được mình đang là đối tượng tương ứng quá trình đèn xanh, đèn vàng hay đèn đỏ? :))
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Câu 2: "dừng trước vạch sơn “Dừng lại”" mà chỉ được hiểu là "chỉ ra vị trí để người điều khiển phương tiện không tiếp tục đi thực hiện là dừng trước vạch sơn "dừng lại"" là sao? Rõ ràng nó quy định phải dừng lại và dừng lại như thế nào. Có chỗ nào bảo được đi tiếp đâu.
Câu 3: Chỉ ra trường được tiếp tục đi nhưng phải có điều kiện "Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn “Dừng lại”". Không có điều kiện này thì không phải đọc tiếp câu 3.
Hố hố !
Thế thì câu Tín hiệu vàng bật sáng phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại" cùng có giới hạn là đối tượng dừng nếu không phải đối tượng dừng thì khỏi cần đọc trước vạch sơn "dừng lại" !
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Hố hố !
Thế thì câu Tín hiệu vàng bật sáng phải cho xe dừng trước vạch sơn "dừng lại" cùng có giới hạn là đối tượng dừng nếu không phải đối tượng dừng thì khỏi cần đọc trước vạch sơn "dừng lại" !
Không phải dừng thì cần gì biết dừng như thế nào.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Gửi cụ sgb345 hình mới sửa:



Hình này theo ý cụ đây:

Em xin có ý kiến như sau :
- Mục đích của tín hiệu vàng nối tiếp tín hiệu xanh là để đảm bảo tất cả đều dừng lại 1 cách an toàn trước vạch dừng khi bắt đầu có tín hiệu đỏ chứ không phải để đảm bảo tất cả đã ra khỏi giao lộ khi bắt đầu có tín hiệu đỏ !
- Thời gian của tín hiệu vàng là để đảm bảo tất cả đều kịp dừng lại an toàn trước vạch dừng khi bắt đầu có tín hiệu đỏ
- Thời gian của tín hiệu vàng dựa trên cơ sở khoảng dừng xe an toàn/tốc độ lưu thông chứ không dựa trên khoảng dừng xe tối thiểu/tốc độ lưu thông

P/s: em xin có vd nhỏ là cùng 1 loại xe, cùng 1 điều kiện ký thuật, cùng 1 tốc độ tới nút giao thì 1 xe do người cao tuổi lái và có chở theo trẻ em trên xe sẽ có khoảng thời gian và khoảng cách để dừng lại an toàn dài hơn 1 xe do thanh niên đi 1 mình lái !
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF

ngocanh77

Xe buýt
Biển số
OF-348757
Ngày cấp bằng
30/12/14
Số km
668
Động cơ
274,854 Mã lực
Nơi ở
Tư vấn free các sản phẩm bảo hiểm oto, sức khoẻ
"Không có lỗi vượt đèn vàng", cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi các kụ mợ cho xe vượt qua đèn vàng.


Bẩm các kụ mợ,

Trong thời gian vừa qua, có nhiều kụ mở stt nêu băn khoăn khi bị dừng xe phạt lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi cho xe vượt qua đèn vàng.

Thấy việc nhiều kụ mợ có cách hiểu chưa thống nhất, nhiều khi trái ngược với quy định của luật về đèn vàng, nhà cháu xin tập hợp lại trong thớt này các còm của nhà cháu từ trước đến nay về chủ đề đèn vàng, để các kụ mợ có thêm thông tin tham khảo nhé.

Trước hết, mong các kụ chú ý giúp 4 đặc điểm sau đây của đèn vàng:

1- Đèn vàng không phải là đèn đỏ.

2- Luật cho phép phương tiện được vượt qua vạch dừng khi đèn vàng đang còn sáng.

3- Thời hiệu của đèn vàng là "toàn bộ khoảng thời gian đèn vàng đang còn sáng", chứ không phải là "một thời điểm, khi đèn vàng bắt đầu bật sáng".

4- Trong luật không quy định "lỗi vượt đèn vàng". Cũng không có lỗi "không tuân thủ tín hiệu đèn" khi xe các kụ vượt qua đèn vàng.

Trước khi giải thích cụ thể 4 điểm nói trên tại các còm ở phía sau, nhà cháu xin minh hoạ trích Luật Gtđb bang California, Hoa kỳ, bản phát hành chính thức bằng tiếng Việt, cho phép phương tiện đi vào giao cắt trong khi đèn vẫn đang vàng, để các kụ mợ tham khảo.

---------------

Hình minh hoạ:

Hình #1: Luật bang California, Hoa kỳ, cho phép phương tiện vượt qua giao cắt trong thời gian đèn vàng đang còn sáng.



.
cám ơn cụ đã chia sẻ ! rất hay !
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top