"Piano" ở đây, là đại diện cho cái chất lãng mạn, hào hoa của những người Hà Nội nói chung - em nghĩ vậy.Nói thật là em vẫn chưa thể hiểu được cái tình tiết ròng đàn piano từ trên tầng xuống, nó phi lý đến ngớ ngẩn.
Chỉ cần dừng ở đoạn em gái đánh một bản piano cổ điển, các anh dân quân đứng xung quanh đắm chìm vào âm nhạc là đã đủ nói lên cái chất Hà Nội rồi.
Khi cô gái quay lại, nói là "tìm đàn", nhưng thực chất là tìm người yêu, các anh hỏi cô nhưng cô khăng khăng nói tìm lại đàn. Và khi ấy, vừa muốn được "trở về" cái khí chất hào hoa xưa cũ, và cũng muốn "kiểm tra" xem có đúng cô tìm đàn không, nên yêu cầu cô đàn (vì học đàn thì phải biết đàn).
Song quân lệnh yêu cầu ròng đàn xuống, theo em có hai ý nghĩa:
1. Làm hỏng dụng cụ của cô gái để cô ra khỏi vùng chiến sự. Đuổi không đi, thì chỉ còn cách phá hỏng, để cô thấy tuyệt vọng vì hết công cụ chơi rồi thì sẽ đi về khu tản cư.
2. Cắt đứt cái thói tiểu tư sản của một bộ phận người Hà Nội, dành toàn lực cho cuộc chiến. Chi tiết lính Pháp bắn trúng cái dây thừng, và chi tiết cô gái rắc cát hay đất (em nhìn không rõ) đều nhằm "chôn vùi" cái quá khứ xưa của Hà Nội. Hoàn toàn bước vào một giai đoạn mới. Vì đầu phim, có hình ảnh dòng chữ :...không chịu làm nô lệ".
Tiếng chuông rung lên, day dứt, khá lâu khi chiếc đàn rơi xuống, như vang vọng lại Hà Nội một thời, nhưng cũng là tiếng chuông để nguyện những tử sĩ, đồng thời, là tiếng gióng giả đoạn tuyệt với cái lãng mạn...Hà Nội ơi!!!