[ATGT] Xe đi đèn xanh: không phải giảm tốc khi vào giao cắt!

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
2- Hỏi:
Tại sao biển P.106a "Cấm xe tải" có hiệu lực cấm tất cả các loại xe tải,
nhưng lại không có hiệu lực để cấm "Xe tải van 945kg", mặc dù Xe tải van 945kg cũng là Xe tải?"

Trả lời:
- Mục đích chính của việc cấm xe tải trên một số tuyến đường là:
* khả năng chịu tải của tuyến đường, của công trình đảm bảo giao thông trên tuyến đường thấp hơn tải trọng, kích thước của xe tải;
* trong một số khung giờ nhất định, nếu xe tải lưu thông, dừng đỗ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến an toàn giao thông trên tuyến;
* v.v...

- Xe tải van 950kg có tổng khối lượng thấp, kết cấu gọn nhẹ,
Xe tải van 945 không tạo ra các vấn đề mà các xe tải khác gây ra cho hệ thống đường bộ, việc cấm xe tải van là vô nghĩa, nên luật pháp không còn nhu cầu phải cấm xe tải van 945kg đi vào nơi có đặt biển P.106a "Cấm xe tải" nữa.

Hình minh hoạ:

1- Xe tải Hyundai 20 tấn, 5 chân,
Trọng lượng toàn bộ: 34.000 kg
Khối lượng cho phép chở: 20.000 kg
Tổng chiều dài: 12,2 m

2- Xe tải van Thaco Towner 945
Trọng lượng toàn bộ: 1.640 kg
Khối lượng hàng cho phép chở: 945 kg
Tổng chiều dài: 4.295m

Hình #2:

Quay lại chủ đề này chút. Người ta cấm xe tải thực chất là cấm các xe to, xe nặng. Khi khối lượng xe lớn thì quãng đường phanh thường sẽ dài hơn, nếu đi chậm kiểu dừng-đi-dừng-đi thì hao xăng vì hay phải gia tốc lại. Tóm lại vấn đề chính vẫn là khối lượng xe. Như ở Anh em nhớ có mấy luật hạn chế tốc độ, toàn căn cứ vào trọng lượng xe: 3.5t, 7t, 10t...Các xe con coi như <3.5t.
Chưa kể các xe tải thường gây ô nhiễm hơn các xe con, đi trong phố gây ô nhiễm nặng, nhất là vào giờ cao điểm.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tình cờ em vào được đây.
Cụ cho em hỏi chút:
1, Khoản 5 điều 10 mà cụ viện dẫn ó trên là của văn bản nào?
2. Cụm “Phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn” nó khá trìu tượng. Theo em hiểu, khi có tín hiệu đèn xanh thì người tham gia giao thông đi tốc độ nào cũng được (tất nhiên không vượt quá tốc độ cho phép tại chỗ giao cắt đó), miễn là “có thể dừng lại một cách an toàn” trong mọi trường hợp. Theo logic này, trong mọi trường hợp xảy ra tai nạn thì đã KHÔNG dừng lại một cách an toàn, đó là lỗi (tội).
1- À, chắc nhà cháu viết nhầm số. Là Khoản 3 Điều 5 của cùng văn bản, là TT31/2019, kụ ạ.
2- Chính vì tính trừu tượng của cụm từ "Phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn" nên cụm từ này đang bị lạm dụng, khiến nhiều trường hợp lái xe bị khép lỗi (tội) oan, với lập luận "trong mọi trường hợp xảy ra tai nạn thì ông đã KHÔNG dừng lại một cách an toàn", nên mới xảy ra tai nạn.

Vì sao lại nói nhiều trường hợp lái xe bị khép lỗi (tội) oan?
a- Khi đèn xanh, xe được luật cho phép lưu thông theo tốc độ nào cũng được, miễn không vi phạm tốc độ tối đa cho phép.

b- Tuỳ vận tốc, tải trọng, mỗi loại phương tiện có "quãng đường phanh L để dừng xe" dài ngắn khác nhau. Đây là quy luật vật lý khách quan về quán tính.
Chúng ta chỉ có thể yêu cầu lái xe phanh dừng được xe ở khoảng cách LỚN HƠN quãng đường phanh L này.
Nếu vật cản bất ngờ xuất hiện trong cự ly ngắn hơn quãng đường phanh của xe, lái xe không thể phanh đứng xe để tránh va chạm. Do đó cần phải sửa đổi luật hiện hành của VN mình để có thể bao quát tình huống khép lỗi "không làm chủ tốc độ" oan sai này.

c- Công ước Viên có quy định cụ thể về Vận tốc và Làm chủ tốc độ, hạn chế được tính trừu tượng của khái niệm này, bằng cách thêm 2 yếu tố "để có thể dừng phương tiện TRONG KHOẢNG TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC của mình và dừng ngay trước bất kỳ vật cản nào mà LÁI XE CÓ THỂ LƯỜNG TRƯỚC".
Chúng ta chỉ cần tham khảo và áp dụng nội dung này của CƯV thôi, kụ ạ (Xem hình).

SIX_785D7C2E-A98B-4580-8768-ED8D78DE0FFF.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiabuoisang

Xe container
Biển số
OF-12324
Ngày cấp bằng
29/12/07
Số km
8,652
Động cơ
573,705 Mã lực
Nơi ở
Chả nói đâu !!!
Không cần giảm, cụ cứ phi mái thoải (nhớ phanh kịp và tránh được bọn vượt đèn) nhé :D
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Không cần giảm, cụ cứ phi mái thoải (nhớ phanh kịp và tránh được bọn vượt đèn) nhé :D
Luật pháp và đời sống luôn có độ vênh nhất định.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng quy định của luật, rồi tìm cách áp dụng nó vào cuộc sống.

Câu kụ viết đùa, nhưng 8 chữ đầu là đúng luật (ít nhất nó đang đúng với nền giao thông văn minh ở các nước Âu, Mỹ, ở Thái, ở Sing...).

Còn 9 chữ trong ngoặc, thì chúng ta cần điều chỉnh lại, sao cho bọn vượt đèn phải phanh kịp và tránh được xe đang đi đèn xanh, kụ ạ.
 

Abram

Xe điện
Biển số
OF-318599
Ngày cấp bằng
6/5/14
Số km
3,667
Động cơ
630,950 Mã lực
1- À, chắc nhà cháu viết nhầm số. Là Khoản 3 Điều 5 của cùng văn bản, là TT31/2019, kụ ạ.
2- Chính vì tính trừu tượng của cụm từ "Phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn" nên cụm từ này đang bị lạm dụng, khiến nhiều trường hợp lái xe bị khép lỗi (tội) oan, với lập luận "trong mọi trường hợp xảy ra tai nạn thì ông đã KHÔNG dừng lại một cách an toàn", nên mới xảy ra tai nạn.

Vì sao lại nói nhiều trường hợp lái xe bị khép lỗi (tội) oan?
a- Khi đèn xanh, xe được luật cho phép lưu thông theo tốc độ nào cũng được, miễn không vi phạm tốc độ tối đa cho phép.

b- Tuỳ vận tốc, tải trọng, mỗi loại phương tiện có "quãng đường phanh L để dừng xe" dài ngắn khác nhau. Đây là quy luật vật lý khách quan về quán tính.
Chúng ta chỉ có thể yêu cầu lái xe phanh dừng được xe ở khoảng cách LỚN HƠN quãng đường phanh L này.
Nếu vật cản bất ngờ xuất hiện trong cự ly ngắn hơn quãng đường phanh của xe, lái xe không thể phanh đứng xe để tránh va chạm. Do đó cần phải sửa đổi luật hiện hành của VN mình để có thể bao quát tình huống khép lỗi "không làm chủ tốc độ" oan sai này.

c- Công ước Viên có quy định cụ thể về Vận tốc và Làm chủ tốc độ, hạn chế được tính trừu tượng của khái niệm này, bằng cách thêm 2 yếu tố "để có thể dừng phương tiện TRONG KHOẢNG TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC của mình và dừng ngay trước bất kỳ vật cản nào mà LÁI XE CÓ THỂ LƯỜNG TRƯỚC".
Chúng ta chỉ cần tham khảo và áp dụng nội dung này của CƯV thôi, kụ ạ (Xem hình).

SIX_785D7C2E-A98B-4580-8768-ED8D78DE0FFF.jpeg
Vâng, tiếng Việt vốn rắc rối.
Không chỉ Luật GTĐB mà các luật khác tương tự. Ngoài luật, đôi khi người ta sử dụng cái gọi là “án lệ”, nôm na nó là theo cách hiểu của HĐ thẩm phán.

Công ước thì em chém mấy ý thế này:
1. “Người lái xe phải kiểm soát được phương tiện của mình trong mọi tình huống”, được hiểu rằng không có tình huống nào được coi là ngoại lệ. Ok, kiểm soát được xe rồi, tiếp theo thí phải làm 2,3,4 như dưới đây.

2. “Tầm nhìn phía trước của mình”: em không rõ trong công ước có định nghĩa không, nếu không cần định nghĩa rõ, không thì lại là khái niệm trìu tượng nữa; ví dụ: phía trước từ hai bên vuông góc với hướng chuyển động của phương tiện có thuộc khái niệm này không (phía sau thì rõ rồi, không thể có tai nạn). Tầm nhìn này là bao xa, mưa gió sương mù nó rất khác với trời quang mây tạnh.

3. “Có thể lường trước”: em thấy chỉ có từ trên trời rơi xuống (dàn giáo trên cao rơi chẳng hạn) hoặc/ và tình huống từ dưới đất chui lên (sụt lún đất chẳng hạn) mới có thể là không “lường trước”.

4. Người lái xe phải giảm tốc độ và dừng xe nếu cần vào “bất kỳ thời điểm nào khi tình thế yêu cầu”. Ý này chẳng khác gì luật của mình.
 

Abram

Xe điện
Biển số
OF-318599
Ngày cấp bằng
6/5/14
Số km
3,667
Động cơ
630,950 Mã lực
Luật pháp và đời sống luôn có độ vênh nhất định.
Vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng quy định của luật, rồi tìm cách áp dụng nó vào cuộc sống.

Câu kụ viết đùa, nhưng 8 chữ đầu là đúng luật (ít nhất nó đang đúng với nền giao thông văn minh ở các nước Âu, Mỹ, ở Thái, ở Sing...).

Còn 9 chữ trong ngoặc, thì chúng ta cần điều chỉnh lại, sao cho bọn vượt đèn phải phanh kịp và tránh được xe đang đi đèn xanh, kụ ạ.
Em thấy luật tương đồng không có sự khác biệt lắm. Có chăng chỉ là sự diễn giải và áp dụng thôi. Em nêu tình huống:
Giả sử bác qua giao cắt đèn xanh bác đi bình thường, tốc độ do bác quyết định (< max) và phi vào một ông đang ở phía đèn đỏ (không được phép đi) đang phóng qua giao cắt.
- Nếu ông phía đèn đỏ xe vận hành bình thường thì bác đúng, ông đèn đỏ sai.
- Nếu ông phía đèn đỏ đang có tình huống bất khả kháng (ngoài mong muốn của ông đó, ví dụ: xe mất phanh, hay bị thằng náo đó dí súng vào đầu bắt chạy...) thì bác sai vì bác có nghĩa vụ “dừng lại một cách an toàn”.
Em cho rằng, ra toà ở mình cũng xử theo hướng như vậy.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy luật tương đồng không có sự khác biệt lắm. Có chăng chỉ là sự diễn giải và áp dụng thôi. Em nêu tình huống:
Giả sử bác qua giao cắt đèn xanh bác đi bình thường, tốc độ do bác quyết định (< max) và phi vào một ông đang ở phía đèn đỏ (không được phép đi) đang phóng qua giao cắt.
- Nếu ông phía đèn đỏ xe vận hành bình thường thì bác đúng, ông đèn đỏ sai.
- Nếu ông phía đèn đỏ đang có tình huống bất khả kháng (ngoài mong muốn của ông đó, ví dụ: xe mất phanh, hay bị thằng náo đó dí súng vào đầu bắt chạy...) thì bác sai vì bác có nghĩa vụ “dừng lại một cách an toàn”.
Em cho rằng, ra toà ở mình cũng xử theo hướng như vậy.
Em có ý kiến thế này.
Cả 2 trường hợp ông vượt đèn đỏ do cố tình hay do bát khả kháng thì đều ko liên quan tới người đang di đúng đường/đèn và ko quyết định tới anh ta sai hay đúng. Nhiệm vụ của người đi theo đèn xanh là nếu có chướng ngại vật (người, xe hoặc bất kỳ thứ gì..) thì đều phải giảm tốc, phanh dừng hoặc đánh lái tránh. Kể cả ông kia cố tình thì ta cũng ko thể cứ tự nhiên mà đâm được. Phải có tác động phanh hoặc gì đó trừ phi quá gần và không đủ thời gian phản ứng của một người bình thường (ví dụ là 0.5 giây).
Có hôm một cậu kể nó gặp 1 chú 2b đi ngược chiều trên cao tốc, nó rất bực và ý là chả lẽ đâm cho nó chít đi vì mình vô can. Ko thể vô can được, thậm chí có thể can tội giết người nếu trường hợp có thể tránh mà không có động thái tránh và cứ đương nhiên đâm vào người ta. ..
 

Abram

Xe điện
Biển số
OF-318599
Ngày cấp bằng
6/5/14
Số km
3,667
Động cơ
630,950 Mã lực
Em có ý kiến thế này.
Cả 2 trường hợp ông vượt đèn đỏ do cố tình hay do bát khả kháng thì đều ko liên quan tới người đang di đúng đường/đèn và ko quyết định tới anh ta sai hay đúng. Nhiệm vụ của người đi theo đèn xanh là nếu có chướng ngại vật (người, xe hoặc bất kỳ thứ gì..) thì đều phải giảm tốc, phanh dừng hoặc đánh lái tránh. Kể cả ông kia cố tình thì ta cũng ko thể cứ tự nhiên mà đâm được. Phải có tác động phanh hoặc gì đó trừ phi quá gần và không đủ thời gian phản ứng của một người bình thường (ví dụ là 0.5 giây).
Có hôm một cậu kể nó gặp 1 chú 2b đi ngược chiều trên cao tốc, nó rất bực và ý là chả lẽ đâm cho nó chít đi vì mình vô can. Ko thể vô can được, thậm chí có thể can tội giết người nếu trường hợp có thể tránh mà không có động thái tránh và cứ đương nhiên đâm vào người ta. ..
Ý em là nguyên nhân và kết quả.
Ông đèn đỏ vượt đèn đỏ trong khi khả năng ông ý có thể dừng lại nhưng ông ý không dừng.
Còn ông đèn xanh thì ông ấy được phép đi và làm tất cả những gì ông ấy có thể làm nhưng vẫn phi vào ông đèn đỏ. Còn việc "Có thể làm" là thế nào? Lúc đó sẽ chứng minh, thực nghiệm bằng khoa học.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Em có ý kiến thế này.
Cả 2 trường hợp ông vượt đèn đỏ do cố tình hay do bát khả kháng thì đều ko liên quan tới người đang di đúng đường/đèn và ko quyết định tới anh ta sai hay đúng. Nhiệm vụ của người đi theo đèn xanh là nếu có chướng ngại vật (người, xe hoặc bất kỳ thứ gì..) thì đều phải giảm tốc, phanh dừng hoặc đánh lái tránh. Kể cả ông kia cố tình thì ta cũng ko thể cứ tự nhiên mà đâm được. Phải có tác động phanh hoặc gì đó trừ phi quá gần và không đủ thời gian phản ứng của một người bình thường (ví dụ là 0.5 giây).
Có hôm một cậu kể nó gặp 1 chú 2b đi ngược chiều trên cao tốc, nó rất bực và ý là chả lẽ đâm cho nó chít đi vì mình vô can. Ko thể vô can được, thậm chí có thể can tội giết người nếu trường hợp có thể tránh mà không có động thái tránh và cứ đương nhiên đâm vào người ta. ..
Có gì đâu bác.
Bác đi đèn xanh, tốc độ 50/50, vì bác thích thế. Ai thích phạt bác, cứ việc điểm chỉ vào.
Bác tin tưởng rằng, anh Đỏ sẽ không vượt đèn đỏ, vì anh ta nghe nói được đào tạo như thế.
Thế nên bác cứ phi qua thôi.
Khi anh Đỏ vượt đèn đỏ, tất nhiên là bác sẽ nỗ lực phanh + ...., sau khi bác phát hiện ra anh Đỏ. Và bác cũng thề thốt như thế.

Tuy nhiên, việc chứng minh bác đã mặc kệ và cố ý lao vào ông đỏ để, tạm cho là, dạy ông ta 1 bài học, thì lại là nghĩa vụ của ông Đỏ.

Thế nên, đừng đem cái Làm chủ gì đó ra dọa lái xe bác ạ, bây giờ chúng ta lái xe đúng định hướng hết sức tốt đẹp, tiến đến Hưởng theo nhu cầu rồi, không xài cái đó được đâu.
Chí ít, trên tivi họ bẩu rất dõng dạc như thế ạ.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Em thấy luật tương đồng không có sự khác biệt lắm. Có chăng chỉ là sự diễn giải và áp dụng thôi. Em nêu tình huống:
Giả sử bác qua giao cắt đèn xanh bác đi bình thường, tốc độ do bác quyết định (< max) và phi vào một ông đang ở phía đèn đỏ (không được phép đi) đang phóng qua giao cắt.
- Nếu ông phía đèn đỏ xe vận hành bình thường thì bác đúng, ông đèn đỏ sai.
- Nếu ông phía đèn đỏ đang có tình huống bất khả kháng (ngoài mong muốn của ông đó, ví dụ: xe mất phanh, hay bị thằng náo đó dí súng vào đầu bắt chạy...) thì bác sai vì bác có nghĩa vụ “dừng lại một cách an toàn”.
Em cho rằng, ra toà ở mình cũng xử theo hướng như vậy.
Chẳng có trường hợp nào Xanh lại sai cả, bác ạ.
Trong cả 2 ví dụ của bác.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có gì đâu bác.
Bác đi đèn xanh, tốc độ 50/50, vì bác thích thế. Ai thích phạt bác, cứ việc điểm chỉ vào.
Bác tin tưởng rằng, anh Đỏ sẽ không vượt đèn đỏ, vì anh ta nghe nói được đào tạo như thế.
Thế nên bác cứ phi qua thôi.
Khi anh Đỏ vượt đèn đỏ, tất nhiên là bác sẽ nỗ lực phanh + ...., sau khi bác phát hiện ra anh Đỏ. Và bác cũng thề thốt như thế.

Tuy nhiên, việc chứng minh bác đã mặc kệ và cố ý lao vào ông đỏ để, tạm cho là, dạy ông ta 1 bài học, thì lại là nghĩa vụ của ông Đỏ.

Thế nên, đừng đem cái Làm chủ gì đó ra dọa lái xe bác ạ, bây giờ chúng ta lái xe đúng định hướng hết sức tốt đẹp, tiến đến Hưởng theo nhu cầu rồi, không xài cái đó được đâu.
Chí ít, trên tivi họ bẩu rất dõng dạc như thế ạ.
Có câu " bác sẽ nỗ lực phanh" là đủ rồi. Các nhà điều tra sẽ phải xem xem bác có nỗ lực thật không. đó là nhiệm vụ của họ. Nếu họ chứng minh được rằng bác ko phanh hay đánh lái gì cả thì kể cả bác đi khi đèn xanh bác vẫn nhận 1 phần sai. Còn bên kia vượt đèn đỏ là sai hoàn toàn rồi. Vấn đề là nếu tai nạn ko có thương vong thì ko vấn đề gì lắm, nhưng nếu có thì bác ko phủi tay được nếu họ chứng minh được rằng bác không 'nỗ lực phanh' và cứ để va chạm xảy ra.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Có câu " bác sẽ nỗ lực phanh" là đủ rồi. Các nhà điều tra sẽ phải xem xem bác có nỗ lực thật không. đó là nhiệm vụ của họ. Nếu họ chứng minh được rằng bác ko phanh hay đánh lái gì cả thì kể cả bác đi khi đèn xanh bác vẫn nhận 1 phần sai. Còn bên kia vượt đèn đỏ là sai hoàn toàn rồi. Vấn đề là nếu tai nạn ko có thương vong thì ko vấn đề gì lắm, nhưng nếu có thì bác ko phủi tay được nếu họ chứng minh được rằng bác không 'nỗ lực phanh' và cứ để va chạm xảy ra.
Đâu có bác:
"Nếu họ chứng minh được rằng bác ko phanh hay đánh lái gì cả thì kể cả bác đi khi đèn xanh bác vẫn nhận 1 phần sai": Họ phải chứng minh được là, bác đã nhìn thấy ông Đỏ vượt đỏ, nhưng bác không buồn phanh (do ý thức) hoặc không phanh kịp (do khả năng), thì lúc ấy bác mới chịu 1 phần lỗi.

Vì thế, dân ta sang Singapore du lịch, mới được guide nó hướng dẫn là: Đừng đi đèn đỏ, nó tông cho thì bác phải đền cái đèn vỡ cho nó - và tự đi bó bột cái chân gãy hoặc đen đủi hơn là cái cổ gãy.
Và tôi thấy dân ta đang ngoan ngoãn nghe lời cậu guide phết.


Vì thế, thông thường thì các vụ Vượt đỏ nói riêng và Cướp đường ưu tiên nói chung, đều dẫn đến 1 hậu quả như nhau:
Anh Đỏ nhè xiền ra cho xe địch và cho xe mình.
Lỗi hành chính thì anh Đỏ bị phạt nặng hơn là khi cướp đường ưu tiên thông thường.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đâu có bác:
"Nếu họ chứng minh được rằng bác ko phanh hay đánh lái gì cả thì kể cả bác đi khi đèn xanh bác vẫn nhận 1 phần sai": Họ phải chứng minh được là, bác đã nhìn thấy ông Đỏ vượt đỏ, nhưng bác không buồn phanh (do ý thức) hoặc không phanh kịp (do khả năng), thì lúc ấy bác mới chịu 1 phần lỗi.

Vì thế, dân ta sang Singapore du lịch, mới được guide nó hướng dẫn là: Đừng đi đèn đỏ, nó tông cho thì bác phải đền cái đèn vỡ cho nó - và tự đi bó bột cái chân gãy hoặc đen đủi hơn là cái cổ gãy.
Và tôi thấy dân ta đang ngoan ngoãn nghe lời cậu guide phết.


Vì thế, thông thường thì các vụ Vượt đỏ nói riêng và Cướp đường ưu tiên nói chung, đều dẫn đến 1 hậu quả như nhau:
Anh Đỏ nhè xiền ra cho xe địch và cho xe mình.
Lỗi hành chính thì anh Đỏ bị phạt nặng hơn là khi cướp đường ưu tiên thông thường.
Luật ở đâu cũng thế thôi, nếu ko phanh và gây tai nạn thì kể cả đèn xanh cũng sai.
Luật ở tây nói rõ: Người phải nhường đường là phải đi thế này thế kia... sao cho đúng luật...Ví dụ đèn đỏ thì phải dừng để nhường xe đèn xanh..
Còn người đươc nhường đường (ví dụ đèn xanh) thì cứ việc đi bình thường, trừ phi xe phải nhường có dấu hiệu mất kiểm soát hoặc phạm luật. Khi đó phải tránh (trong khả năng) ... Vậy không phải cứ đèn xanh là đúng 100%. Kể cả Sing. Singapore là theo Công ước Viên rất kỹ, họ ko làm sai đâu.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
... Kể cả Sing. Singapore là theo Công ước Viên rất kỹ, ...
Tính đến tháng 10 năm 2022 CƯV 1968 về Gtđb có 86 nước và vùng lãnh thổ là thành viên.
Trong số 86 nước thành viên CƯV này, và trong 10 nước tên bắt đầu bằng chữ S, nhà cháu không tìm thấy tên của Singapore, kụ ạ.

Link: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Vienna_Convention_on_Road_Traffic?darkschemeovr=1&safesearch=moderate&setlang=en-US&ssp=1

Image.png
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vâng, tiếng Việt vốn rắc rối.
Không chỉ Luật GTĐB mà các luật khác tương tự. Ngoài luật, đôi khi người ta sử dụng cái gọi là “án lệ”, nôm na nó là theo cách hiểu của HĐ thẩm phán.

Công ước thì em chém mấy ý thế này:
1. “Người lái xe phải kiểm soát được phương tiện của mình trong mọi tình huống”, được hiểu rằng không có tình huống nào được coi là ngoại lệ. Ok, kiểm soát được xe rồi, tiếp theo thí phải làm 2,3,4 như dưới đây.

2. “Tầm nhìn phía trước của mình”: em không rõ trong công ước có định nghĩa không, nếu không cần định nghĩa rõ, không thì lại là khái niệm trìu tượng nữa; ví dụ: phía trước từ hai bên vuông góc với hướng chuyển động của phương tiện có thuộc khái niệm này không (phía sau thì rõ rồi, không thể có tai nạn). Tầm nhìn này là bao xa, mưa gió sương mù nó rất khác với trời quang mây tạnh.

3. “Có thể lường trước”: em thấy chỉ có từ trên trời rơi xuống (dàn giáo trên cao rơi chẳng hạn) hoặc/ và tình huống từ dưới đất chui lên (sụt lún đất chẳng hạn) mới có thể là không “lường trước”.

4. Người lái xe phải giảm tốc độ và dừng xe nếu cần vào “bất kỳ thời điểm nào khi tình thế yêu cầu”. Ý này chẳng khác gì luật của mình.
Các quốc gia thành viên CƯV đều có nghĩa vụ áp dụng đúng nội dung của Công ước 1968 về Gtđb.
Đối tượng có nghĩa vụ áp dụng CƯV tại từng quốc gia không chỉ giới hạn đối với người lái xe (là người VN, và người nước ngoài, là người Anh, Pháp, Đức chẳng hạn, đang điều khiển xe trên hệ thống đường bộ VN).
Đối tượng có nghĩa vụ phải áp dụng CƯV ở VN còn bao gồm các cơ quan quản lý (để sửa đổi bổ sung biển báo, vạch kẻ đường... cho khớp với quy định của CƯV), và cơ quan công quyền (Công an, Toà án...) khi xác định lỗi, xử phạt, hoặc xử án theo đúng quy định của CƯV.

Không thể để xảy ra tình trạng tréo ngoe, là
cùng áp dụng một CƯV, cùng thực hiện một hành vi lái xe đi theo đèn xanh đúng luật, bị người vượt đèn đỏ đâm vào,
khi lái xe ở Anh, Pháp, Đức người lái xe đi đúng luật sẽ không bị bắt lỗi hoặc bị kết tội, được người đi sai bồi thường thiệt hại,
nhưng khi họ sang VN lái xe thì bị diễn giải theo lệ, bị buộc tội "không làm chủ tốc độ" gây hậu quả nghiêm trọng, kụ ạ.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,449 Mã lực
Các quốc gia thành viên CƯV đều có nghĩa vụ áp dụng đúng nội dung của Công ước 1968 về Gtđb.
Đối tượng có nghĩa vụ áp dụng CƯV tại từng quốc gia không chỉ giới hạn đối với người lái xe (là người VN, và người nước ngoài, là người Anh, Pháp, Đức chẳng hạn, đang điều khiển xe trên hệ thống đường bộ VN).
Đối tượng có nghĩa vụ phải áp dụng CƯV ở VN còn bao gồm các cơ quan quản lý (để sửa đổi bổ sung biển báo, vạch kẻ đường... cho khớp với quy định của CƯV), và cơ quan công quyền (Công an, Toà án...) khi xác định lỗi, xử phạt, hoặc xử án theo đúng quy định của CƯV.

Không thể để xảy ra tình trạng tréo ngoe, là
cùng áp dụng một CƯV, cùng thực hiện một hành vi lái xe đi theo đèn xanh đúng luật, bị người vượt đèn đỏ đâm vào,
khi lái xe ở Anh, Pháp, Đức người lái xe đi đúng luật sẽ không bị bắt lỗi hoặc bị kết tội, được người đi sai bồi thường thiệt hại,
nhưng khi họ sang VN lái xe thì bị diễn giải theo lệ, bị buộc tội "không làm chủ tốc độ" gây hậu quả nghiêm trọng, kụ ạ.
Tôi thấy Luật ta thế là tuyệt vời nhân văn của dân do dân vì dân thể hiện trình độ lý luận sâu sắc của những đồng chí làm luật mà bác.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tính đến tháng 10 năm 2022 CƯV 1968 về Gtđb có 86 nước và vùng lãnh thổ là thành viên.
Trong số 86 nước thành viên CƯV này, và trong 10 nước tên bắt đầu bằng chữ S, nhà cháu không tìm thấy tên của Singapore, kụ ạ.

Link: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Vienna_Convention_on_Road_Traffic?darkschemeovr=1&safesearch=moderate&setlang=en-US&ssp=1

Image.png
Tính đến tháng 10 năm 2022 CƯV 1968 về Gtđb có 86 nước và vùng lãnh thổ là thành viên.
Trong số 86 nước thành viên CƯV này, và trong 10 nước tên bắt đầu bằng chữ S, nhà cháu không tìm thấy tên của Singapore, kụ ạ.

Link: https://en.m.wikipedia.org/wiki/Vienna_Convention_on_Road_Traffic?darkschemeovr=1&safesearch=moderate&setlang=en-US&ssp=1

Image.png
Có thời gian tôi qua bên Sing khá nhiều, đi taxi, đi xe của đồng nghiệp và để ý, hỏi rất kỹ nhiều tình huống giao thông. Có vẻ những điều ghi trong công ước họ đều tuân thủ. Ví dụ như khi đền xanh còn 7,8 giây họ cũng dừng lại, hỏi tại sao, lái xe nói:' vì khả năng nếu đi qua thì sẽ gây tắc đường vì xe cuối kia chưa thoát hết ! Điều này ghi rõ trong công ước 68. Lúc đầu mình chỉ nghĩ họ lái xe có văn hóa, nhưng thực ra là họ lái theo luật. Luật nhường đường thì đúng tuyệt đối theo công ước. Nếu họ ko theo công ước Viên 68 về mặt chính thức thì họ cũng có bộ luật gt tham khảo từ đó mà thôi.
 

vinhhanh76

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347760
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
2,427
Động cơ
285,532 Mã lực
Tuổi
48
bị buộc tội "không làm chủ tốc độ"
Em có vụ tai nạn xảy ra ở nơi giao nhau đồng cấp không có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Công an xác định nguyên nhân và lỗi do cả hai bên; bên không nhường đường xe đi từ bên phải, bên còn lại không làm chủ tốc độ....vv. Em tranh luận đến cùng và phải bỏ nguyên nhân không làm chủ tốc độ đấy bác ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Có thời gian tôi qua bên Sing khá nhiều, đi taxi, đi xe của đồng nghiệp và để ý, hỏi rất kỹ nhiều tình huống giao thông. Có vẻ những điều ghi trong công ước họ đều tuân thủ. Ví dụ như khi đền xanh còn 7,8 giây họ cũng dừng lại, hỏi tại sao, lái xe nói:' vì khả năng nếu đi qua thì sẽ gây tắc đường vì xe cuối kia chưa thoát hết ! Điều này ghi rõ trong công ước 68. Lúc đầu mình chỉ nghĩ họ lái xe có văn hóa, nhưng thực ra là họ lái theo luật. Luật nhường đường thì đúng tuyệt đối theo công ước. Nếu họ ko theo công ước Viên 68 về mặt chính thức thì họ cũng có bộ luật gt tham khảo từ đó mà thôi.
2 tình huống kụ ví dụ tại 2 còm là hoàn toàn khác nhau mà kụ.

Tình huống 1: xe đi theo đèn xanh, ngã tư thoáng, phía trước không bị ùn xe: lái xe ở Sing được phép đạp ga chạy tốc độ max. Luật Sing không bắt phải giảm tốc độ khi xe đi qua ngã tư. CƯV lại càng không có quy định nào bắt phải giảm tốc độ trong trường hợp này.

Tình huống 2: xe đi theo đèn xanh, nhưng đoạn đường phía trước đang ùn xe.
Trường hợp này không lái xe nào đạp ga chạy tốc độ max cả. Họ sẽ di chuyển chậm lại (để giữ khoảng cách an toàn, để không đâm vào mít xe phía trước).
Nếu phán đoán thấy xe mình không thoát khỏi ngã tư khi đèn bên mình bật đỏ, họ sẽ dừng xe lại trước vạch dừng, mà khg đi vào giao cắt, dù đèn của họ đang xanh. Đây là quy định của Luật ở Sing. Quy định này không có gì liên quan đến tốc độ/giảm tốc độ của xe khi qua ngã tư.

Trong CƯV cũng có quy định tương tự, kụ ạ (Xin xem trích CƯV)

Image.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,936
Động cơ
631,518 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em có vụ tai nạn xảy ra ở nơi giao nhau đồng cấp không có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Công an xác định nguyên nhân và lỗi do cả hai bên; bên không nhường đường xe đi từ bên phải, bên còn lại không làm chủ tốc độ....vv. Em tranh luận đến cùng và phải bỏ nguyên nhân không làm chủ tốc độ đấy bác ạ.
Kụ tranh luận thế nào mà họ phải bỏ nguyên nhân "không làm chủ tốc độ" hay vậy?
Mong kụ viết cụ thể hơn, cho cccm khác cùng tham khảo nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top