Cái này cũng đã có kết luận, xin gửi anh Kiên
-Hiện nay, việc quản lý các dự án BOT chưa được quy định tập trung, đang chịu sự điều chỉnh của một số luật liên quan hoặc các nghị định, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ ngành. Do đó, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xung đột, chồng chéo, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư, khai thác các dự án theo hình thức BOT.
-Việc phân công cho nhiều đầu mối quản lý, thiếu chế tài và biện pháp quản lý, giám sát, chưa quy định rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan quá trình quản lý dự án, xử lý sau thanh tra, kiểm toán và khắc phục hậu quả, dẫn đến tính pháp lý trong thực thi các kết quả thanh tra, kiểm toán còn thấp.
-Hiện tại, trong các văn bản quy phạm đã ban hành, chưa có tiêu chí rõ ràng về việc lựa chọn những dự án nâng cấp, cải tạo hay đầu tư tuyến mới để thực hiện theo hình thức BOT hay bằng vốn nhà nước.
Vì thế, tại nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, người tham gia giao thông không được lựa chọn quyền để đi đường miễn phí, mà buộc phải trả phí.