Ngày nào cũng họp hành đến khuya ung hết cả đầu. Tối về nghe con khóc thấy nhẹ hết cả người. Tiện Đậu Đậu sắp đầy tháng và stress đếch ngủ được, tôi kể câu chuyện vợ đi đẻ và chém gió tí về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để mọi người nghe chơi. Mọi ý kiến của tôi dưới đây chỉ là góc nhìn của cá nhân không liên quan đến ai. Tốt hay xấu là tuỳ vào quan điểm của người đọc.
Khoảng 2h chiều ngày 2/1, tôi đưa vợ vào làm thủ tục để hôm sau sinh ( chọn ngày chọn giờ luôn ). Tưởng là đơn giản vào chỉ nộp xèng xong về ai dè vào cái bác sỹ đè ra làm các kiểu xét nghiệm kiểm tra. Đen cái là gần cạn ối nên khi làm xong thủ tục bác sỹ ra quyết định giữ lại luôn để theo dõi máy. Vợ tôi lại đăng ký đẻ dịch vụ nên tiền các chị đè ra thu ngay là tất nhiên. Tổng vui tạm thu tầm 19 củ trong đó 11 củ không lấy lại được ĐNN, còn 8 củ đẻ xong khấu trừ thừa trả lại thiếu thu thêm ( sau này các y tá buột miệng bật mí là éo bao giờ có chuyện thừa, chỉ thiếu và thiếu trở lên.. Nhưng cứ thu thế cho bệnh nhân đỡ xót xèng.. kaka.. ). Gì chứ vợ đẻ nhất định phải chọn dịch vụ tốt, cả đời sinh nở mấy lần đâu. Cái ngang của bà xã là cứ thích Phụ sản Hà Nội cho yên tâm chứ tôi lạ gì cái dịch vụ ở xã hội này.
Bởi giữ lại để theo dõi nên bắt buộc chúng tôi phải lấy phòng luôn. Ngay từ đầu đã đăng ký phòng riêng để tiện gia đình chăm sóc và không phiền phức, nhưng nói cho oai miệng chứ để lấy được phòng riêng chắc cũng phải có tí may mắn. Nhà tôi nói nhanh là không nằm trong diện này.
Trước đấy cả tháng đã bảo vợ nhờ bác sỹ đăng ký phòng riêng đi, vợ thì cứ ngài ngại không nói, bực cả mình. Đến trước hôm sinh đi khám, đầu tiên vào khám mình tranh thủ rỉ tai bác sỹ ( quen ) là bố trí cho nhà em xin cái phòng riêng. Bác sỹ quen thân mình đếch ngại nên cứ nói thằng. Bác sỹ cười bảo anh yên tâm lát đằng nào chẳng sang khoa D5 ( khoa đẻ mổ dịch vụ ) thì anh cứ nói với các điều dưỡng bên đó là được.
Không yên tâm lắm, xuống chỗ quầy thu tiền mình hỏi tiếp luôn xem muốn đăng ký phòng riêng thế nào, mấy em trẻ đẹp lại cứ tủm tỉm bảo thủ tục đơn giản anh lên trên D5 là có. Nghe yên tâm hẳn. Mà dạo này phụ sản HN thay đổi bộ mặt thu ngân, toàn e sáng sủa đặng thu xèng cho dễ đây mà. Mấy ông hấp háy vào đây nộp tiền chắc toàn quên đếm. Thu tiền xong, do thiếu bản gốc Bảo hiểm nên em thu ngân bảo vợ là mai mang bản gốc đến để em đối chiếu còn làm thủ tục bảo hiểm. Vợ cứ gật gù xong cũng đếch nói gì với mình, mọi chuyện bắt đầu từ đây.
Lên D5, chạy máy xong thì bác sỹ ra cái lệnh là giữ luôn lại để theo dõi vì ối cạn rồi mai mổ sớm. Ok fine. Mình đăng ký lấy phòng loại cao cấp nhất, điều dưỡng cười tươi bảo anh yên tâm cứ ở chung đi, rồi có phòng em chuyển cho. Chung ở đây là 2 bà đẻ chung một phòng và mọi sinh hoạt trong phòng coi như là chung luôn. 2 cặp vợ chồng trong cùng một gian phòng 9m2. Vui vãi chưởng. Mình lại thuộc diện lạc quan yêu đời nên tin luôn, chắc mai có phòng. Đêm đó hai vc trốn về nhà ngủ cho lành mai vào sớm ( tất nhiên có tham khảo của bs là cũng không đến mức độ quá lo lắng ) còn chiếc giường kia để lại cho cặp vợ chồng vừa sinh mà sẽ là giường xóm của nhau trong vài ngày tới. Thực chất cho vợ về nhà ngủ một đêm cho an lành trước khi lên bàn mổ. Ở đấy chung phòng lại mất ngủ cả đêm hôm sau kiệt cmn sức không đẻ được thì toi.
Nói về khoa D5 chắc nhiều người biết, đi từ cổng sau phía Chùa Láng vào thì nó là toà nhà đầu tiên ngay tay phải. Cơ bản là sạch sẽ ( TCVN ) nhưng thang máy thì chậm thôi dồi luôn. Đứng xếp hàng từ tầng 1, chờ thang máy xuống chắc cũng phải tới 10p/lần. Xong lại thêm 15p để thang máy đi từ tầng 1 lên tầng 5, mỗi tầng dừng tí cho các bác sỹ và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ra vào các tầng. Tầng 2 là phòng mổ nên ở tầng này chỉ bác sỹ và bệnh nhân ra vào nhưng thi thoảng ca khó là có xe đẩy nên lúc nào tầng này ra vào cũng nhộn nhịp.
Thời gian đi thang máy rõ lâu, thôi mình không đẻ không sao, chỉ sợ mấy bà sắp đẻ mà chờ thang máy có khi đẻ rơi đẻ rụng mất.
Đèo mịa, cái vụ thang máy đông và bẩn thì mình tạm bỏ qua, nhưng vụ đưa cả xe cải tiến chở vật liệu xây dựng vào thang máy dùng chung thì mình thua cmnl. Vụ này như sau:
Sáng ngày 3/1, dự kiến giờ sinh của vợ là từ 7h-9h. Hai vợ chồng dậy rõ sớm, đúng 6h30 có mặt, vào phòng thay quần áo nhận tủ đồ trong phòng xong thì cũng đến giờ y tá đưa vợ xuống tầng 2 để chuẩn bị lên bàn sinh mổ. Trong tủ đồ ngoài quần áo của bà đẻ và trẻ sơ sinh thì còn có 1 CHIẾC ÁO VÀNG THẦN THÁNH.
Mình đưa hẳn vợ đến trước cửa phòng mổ chia tay bịn rịn, an ủi động viên làm công tác dân vận chán chê xong lại lên tầng 5 đứng cửa thang máy để chờ. Ông nào có vợ đẻ ở D5 chả nhớ cảnh đứng chầu hẫu ở cửa thang máy tầng 5 chờ điều dưỡng bế con mình vừa đẻ lên. Nhớ nhất cảnh 8h bảo vệ đi lùa người nhà bệnh nhân thì cứ hơn chạy loạn. Quy định là mỗi bà đẻ chỉ được có 1 người nhà ở cùng, và cách phân biệt người nhà là PHẢI MẶC CHIẾC ÁO VÀNG THẦN THÁNH. Thế là cứ ai không có áo vàng là bị đuổi xuống dưới nhà ngồi chờ đến khi nào bảo vệ cho lên mới được lên. Nhà tôi lại có hẳn 3 người gồm tôi và 2 bà nội ngoại cùng đứng chờ. Giải pháp đưa ra là: một bà mặc chiếc áo vàng sẵn có, một bà mượn chiếc áo vàng của giường bên cạnh, còn tôi thì kệ cứ bảo vệ đến lại lượn lờ ra xa cửa thang máy đi loanh quanh chỗ cầu thang. Cứ như đánh trận. Thử hỏi đang đứng chờ con chờ cháu sắp sinh mà bảo vệ cứ đuổi xuống thì bố ai mà đi được. Quy định rất vớ vỉn. Rất chi là vi phạm nhân quyền.
Mịa, không có khoảng thời gian nào lâu hơn khoảng thời gian chờ vợ sinh, vì là sinh mổ nên con có thể lên bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ 7-9h sáng. Thế là đứng hóng trước cửa thang máy. Thang máy có 2 cái, cứ cửa bên nào mở ra phát lại thấy nguyên tập đoàn hóng như mình nhao ra đứng sẵn ở cửa chờ xem điều dưỡng bế em bé có phải con mình không. Nhao đến lần thứ 3 thì mình thấy người ra không phải là điều dưỡng, em bé, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân mà là một chiếc xe cải tiến đầy ắp toàn cát sỏi lừng lững tiến vào. Dcm ức tí sặc máu. Cứ nghĩ đến cảnh lát con mình vừa đẻ ra lại đứng cạnh xe cát cùng 2 đồng chí công nhân xây dựng là mình thấy vui dồi. Sạch sẽ vô trùng chắc không nằm trong cái giá 19 củ tạm thu kia dồi.
Cả một cái bệnh viện phụ sản, một năm sản xuất ra hàng chục ngàn em bé, số lượng người ra vào lên đến cả chục triệu lượt / năm. Vậy mà cái điều tối thiểu là cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì ôi thôi lại quá kém.
8h30 sáng. Cô điều dưỡng bế Đậu Đậu ra khỏi cái thang máy (mà tôi đếm sơ thì cũng đã chở được 5 chuyến cát sỏi xây dựng ra vào) để đi thẳng vào phòng hành chính làm thủ tục xác nhận sau đó chuyển xuống khoa sơ sinh ở tầng 4 để theo dõi và chờ mẹ hồi sức.
Chuyện ở Khoa sơ sinh mới vui. Những bé đưa vào đây đều là dạng theo dõi đặc biệt. Bé nhà tôi sinh ra hơi nhẹ cân tí nên cũng cho vào đây theo dõi cho vui. Khoa này theo quy định là cứ nhập khoa thì sau 2 tiếng có thông báo về tình trạng của con trên màn hình 14inch ở trước cửa. Có mỗi cái màn hình con con mà mấy chục người đứng ngồi nhìn chăm chú vào nó cứ như xem bóng đá trận Việt Nam Nhật Bản, nhộn hết cả nhịp. Màn hình chạy rõ chậm, muốn chờ xem đến tên con mình tình trạng thế nào thì cứ gọi là gãy cả cổ. Mà nhìn cái màn hình thì cũng vã mồ hôi vì thông tin trên màn hình hiển thị tình trạng phía ngoài toàn là những thông tin của các bé có bệnh lý.
Lúc mới đưa bé xuống, tôi không biết cái quy định sau 2 tiếng mới thông báo tình trạng của bé, thế là đưa bé xuống xong cứ lẳng lặng đứng ngoài nhìn vào cái màn hình chờ tên con mình hiện lên.
Nhìn được tầm 2 tiếng thì mẹ vợ xuống nhìn cùng. 2 mẹ con nhìn thêm 1 tiếng nữa ( mà vẫn éo thấy tên và tình trạng con mình đâu ) thì bác sỹ gọi điện vợ đã hồi sức sau sinh và đã về phòng. Bình thường người khác sau nửa ngày mới hồi sức mà vợ mình sau 4 tiếng đã tỉnh, vãi thặc.
Mẹ vợ tất tả chạy về phòng, còn mình nấn ná thêm lúc nữa thì có y tá ra thông báo tình trạng các bé trong phòng. Cũng phải chờ mãi mới tới tình trạng của Đậu Đậu. Về cơ bản mọi chỉ số là ổn, quan trọng nhất là đường huyết ổn, không có biểu hiện gì đặc biệt. Thở phào nhẹ nhõm và cất bước về phòng chuẩn bị tinh thần phục vụ hai mẹ con Đậu Đậu trong vòng vài ngày. ( sinh mổ là thế, ít là 3 ngày nhiều là 5 – 7 ngày ).
Về đến phòng, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt khiến tôi không thể tin nổi... ( còn tiếp )