Một công ty muốn đạt mức vốn hóa kỳ vọng ở 1 thị trường thì xoay xở, lách các kiểu thì vẫn có xác suất được nhưng sau đó để làm gì? Một loạt rào cản phải vượt qua cho đến lúc đó, ví dụ
1. Phải đủ điều kiện IPO tại Mỹ (hồ sơ được chấp nhận IPO). Cccm có thể tìm hiểu đk IPO ở VN trước để hình dung khó hay dễ
2. IPO phải thành công nghĩa là có đủ số nhà đầu tư cần thiết đăng ký mua cổ phần phát hành và với tỷ lệ nhất định. Ví dụ 100 nhà đầu tư và đạt mức 2 tỉ đô - cái này có thể thu xếp được trước nhưng nếu dùng "người nhà" để đăng ký mua mà SEC dò ra là mệt lắm (em ko dám nghĩ đâu
3. IPO thành công rồi thì có nghĩa là "coi như" đạt mức vốn hóa dự kiến lúc chào bán. Vấn đề tiếp là thanh khoản của cp bán đến đâu hay có thanh khoản được ko? Muốn vậy thì phải niêm yết (listed) dẫn đến rào cản: có đáp ứng và duy trì được điều kiện niêm yết ở 1 trong 2 thị trường (được quản lý rất chặt) ở Mỹ ko?
4. Nếu niêm yết được thì các vấn đề ko tuân thủ quy định listing như giao dịch nội gián, giao dịch với các bên liên quan (bất minh), công bố thông tin v.v. sẽ có thể bị hình sự hoặc hủy niêm yết theo quy định của SEC. Ví dụ một số trường hợp ở VN bị phạt có vài chục triệu
Như vậy sẽ có thêm câu hỏi phụ: việc chuyển sở hữu sang 1 nước ngoài như Sing để phục vụ kế hoạch IPO thành công hay ngược lại. Cccm am hiểu phân tích trả lời case study nhé