Nhưng đây là Kinh tế thị trường định hướng XHCN, không phải là kinh tế thị trường thường, nên “mình thích thì mình làm thôi” dù khả năng thất bại là rất lớn. Mình thích thì mình định hướng cho thằng BĐS đi làm ô tô, xe máy, điện thoại, hàng không v.v…
Nhớ khi xưa, đồng chí X cho các DNNN đầu tư trái ngành như BĐS, tài chính v.v… tiêu biểu là những cú đấm thép như Vinashin, Vinalines, PVN v.v… Ngày nay, tư bản thân hữu BĐS được định hướng đa ngành thành đầu tàu, kéo ngành KH công nghệ và sản xuất công nghiệp trong thời đại Bốn chấm Không. Đúng là chỉ có ở Việt Nam.
Sản xuất xe 200-300 triệu có chất lượng tương xứng với giá tiền rất khó. Trung Quốc với lợi thế kinh tế theo quy mô, cùng thị trường tiêu thụ xe lớn nhất TG và mất nhiều thời gian mới làm được như vậy (TQ bắt đầu phát triển mạnh công nghiệp ô tô từ đầu những năm 1990). Ngay cả khi thằng VF có khả năng sản xuất xe giá rẻ thì các TP lớn ở VN giờ đã tắc đường trầm trọng, thêm ô tô giá rẻ nữa thì tắc đường càng kinh hơn. Mà tắc đường lại do quy hoạch bị phá nát bởi mấy thằng BĐS. Bài toán vô nghiệm.
Ưu đãi thì nước nào cũng ưu đãi. Nhưng yếu tố quyết định thành công là kỷ cương. Theo nhóm tư vấn cho đồng chí X (tiếc là đ/c X không nghe), đặc trưng cơ bản của mô hình phát triển Đông Á (thành công) là khả năng của nhà nước trong việc áp đặt kỷ cương đối với các nhóm lợi ích, nhất là khi các nhóm này cản trở nền kinh tế trở nên có tính cạnh tranh hơn. Trong mô hình Đông Á, sự ưu ái của nhà nước đối với một doanh nghiệp phụ thuộc vào thành công trong kinh doanh chứ không phải vào các mối quan hệ chính trị hay thân quen của nó. Trong khi đó, “chủ nghĩa tư bản thân hữu” phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á là thất bại của nhà nước trong việc xác định một ranh giới rạch ròi giữa những thế lực kinh tế và chính trị.
https://caphesach.wordpress.com/2012/07/20/lua-chon-thanh-cong-phan-i/