Sau câu này cụ bị xịt lốpKinh thật, giờ đám giữ nhà Vin chửi cả DÂN TỘC
Sau câu này cụ bị xịt lốpKinh thật, giờ đám giữ nhà Vin chửi cả DÂN TỘC
Em ưng cái bụng 2 câu cuối của cụ vì nghĩ mãi chưa thấy nó vô lý chỗ nàoTôi từng nói trong một post trước, tôi đã đầu tư sản xuất vài lần và lần nào cũng thành công nên tôi biết rõ thế nào là đầu tư sản xuất ở VN.
Việc VF chuyên nghiệp trong xưởng chỉ là một vế, vế chính tôi nói ở đây là sự không chuyên nghiệp trong chiến lược đầu tư, là cái ở bên ngoài xưởng chứ không phải bên trong xưởng.
Sự không chuyên nghiệp thể hiện rất rõ ở những chỗ"
1. Quy mô đầu tư: chi quá nhiều tiền vào tài sản cố định ngay từ đầu trong khi chưa hề chắc chắn số lượng đầu ra. Đây sẽ là một gánh nặng khấu hao ghê gớm, nhất là khi nó lại phải chịu giám sát của các chủ nợ và tổ chức tài chính quốc tế.
Các cụ thấy là thời gian vừa rồi VF rập rình tăng giá mấy lần lại thôi, đó chính là mâu thuẫn giữa hai yêu cầu khấu hao (tăng giá) và yêu cầu bán hàng (giữ thậm chí giảm giá).
Không phải cứ nhà xưởng hoành tráng, robot hàng đoàn là chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp chính là trong hoàn cảnh đặc thù của mình, phải biết đầu tư thế nào hợp lý mà hiệu quả.
2. Chính sách sản phẩm: cho đến giờ tôi vẫn băn khoăn không biết anh Vượng có một chính sách sản phẩm thật sự cho VF hay không. Vì giữa Vinlux và Vin Fadil hoàn toàn không có một mối liên hệ nào cả, hơn nữa cả hai vế này đều đang có vấn đề.
- Vinlux: Nếu chỉ để làm hình ảnh thì hai mẫu Lux và Lux SA là quá nhiều, chỉ cần 1 con gầm cao.
- Con Vin Fadil là hoàn toàn thất bại trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Cái người mua chờ đợi là một mẫu xe A có chất lượng và thiết kế chấp nhận được và CHỈ ĐƯỢC NHIỀU NHẤT LÀ KHOẢNG 300 TRIỆU. Anh muốn làm thế nào thì làm, nếu trên 300 triệu là anh thua. Nếu không làm được thì đừng làm.
- Vinfast rất ồn ào rình rang khi công bố Vinlux nhưng thực chất đó không phải là mẫu xe thị trường chờ đợi. Cái cần thiết là 1 mẫu SUV nhỏ như Ecosport, 1 mẫu MPV và 1 mẫu Cross-over 5 chỗ hạng trung thì hiện nay vẫn không hề có 1 tin tức nào. Đáng nhẽ cho dù chưa xong thì VF vẫn phải tuyên truyền ra để lấy chú ý và niềm tin của thị trường. Các hãng khác cũng công bố thông tin mẫu xe hàng năm trời trước khi ra mắt mẫu thật, tại sao VF không làm?
3. Chính sách giá cả: Hết sức thiếu chuyên nghiệp. Ngay từ đầu đã không ổn khi công bố "giá Vinlux đáng lẽ 1 tỉ 8 nhưng để khuyến khích thị trường nên đầu tiên chỉ bán 1 tỉ 1". Nó không làm cho VF uy tín hơn mà chỉ làm công chúng thấy như một chuyện cười. Việc cứ rập rình tăng giá rồi lại không tăng lại là một sự thiếu chuyên nghiệp khác.
4. Hiện nay, cái duy nhất tôi thấy có thể thoát được cho VF là chính sách ô-tô. VF cần một sự ưu đãi nhiều hơn nữa của chính phủ, cái đó không có gì bất thường vì cả Hàn quốc và Mã lai đã và đang ưu đãi ngành ô-tô bản địa rất lớn, hơn nhiều so với VF nhận được hiện nay. Tất nhiên cái đó cần có sự cải tổ mạnh từ phía VF chứ với những gì tôi thấy hiện nay, cho dù có thêm ưu đãi thì VF vẫn chưa chắc đứng được.
Nên nhớ, trong kinh tế thị trường nó có quy luật sắt: NẾU KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ ĐỪNG LÀM.
Thị trường đang chờ VF làm được 1 con xe A tạm được với giá 200-250 triệu, một con xe B 300 triệu, một con SUV nhỏ dưới 500 triệu và một con MPV dưới 400 triệu.
Bài toán rất rõ ràng.
Nghe như kiểu anh Luca đi tìm thị trường tiêu thụ và nhà phân phối ở bên ngoài, đúng không cụ?Chuẩn rồi cụ. Chính xác hơn thì a Jim dc giao phụ trách phần đầu tư ra nước ngoài của Vin. Một hình thức cho ngồi chơi rồi hất cẳng thôi.
Nói như cụ thì vin nên bỏ chữ 3.0 cho đỡ phản cảm. Nếu rẻ mà tốt thì không cần phải hô hào dân sẽ ủng hộ thôi.Loanh quanh lý luận dài dòng thì cụ vẫn muốn Vin làm xe rẻ! Nhưng làm xe rẻ thì được mỗi cái phục vụ nhân dân thôi chứ anh ấy chả có gì ăn thì ảnh làm làm gì? Mà làm xe rẻ chắc gì nhân dân đã ủng hộ anh ấy, lúc đó nhân dân lại khinh rẻ không bằng bọn tàu.
Ý cụ cho rằng VF nên làm xe giá rẻ là chính xác. Một thằng làm xe không công nghệ, kinh nghiệm, thương hiệu v.v... phải mua tất tật từ A-Z thì nên bắt đầu với xe giá rẻ. Xe giá rẻ chất lượng ổn giúp nhiều người có cơ hội sở hữu xe đương nhiên là tốt. Tiếc là nó lại ở trong nền KTTT có cái đuôi định hướng.Tôi chỉ bàn trong phạm vi SX ô-tô thôi nhé cụ.
Sản xuất một mẫu xe A như i10 bán lẻ dưới 300 triệu ko khó vì nếu bỏ hết các loại thuế, giá thành gốc của nó chỉ khoảng 90 triệu. Con i10 ở Ấn độ bán lẻ chưa khuyến mại có 6 ngàn đô (<135 triệu).
Bài toán đặt ra với VF là làm sao để có 1 con xe A tạm được bán giá 250 triệu. Cái này phải có chính sách riêng và VF phải đầu tư thích hợp để có thể nhận được ưu đãi từ chính sách.
Hình như 2020 sẽ tính thuế TTĐB xe hơi theo tỉ lệ nội địa hóa, nếu thòng thêm điều khoản phải làm được body tại chỗ mới được giảm thuế thì VF may ra mới giảm giá sâu được.
Nói chung, muốn VF tồn tại thì phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, mặt khác chính VF cũng phải tự đứng được ở mức độ nào đó. Chứ như bây giờ thì dù có thay luật VF cũng khó sống được.
Cháu bổ sung ý 1 của cụ. Không chỉ chi phí khấu hao cực lớn mà chi phí lãi vay cũng cực khủng. Cộng với áp lực trả nợ gốc nữa. Kinh khủng khiếp!Tôi từng nói trong một post trước, tôi đã đầu tư sản xuất vài lần và lần nào cũng thành công nên tôi biết rõ thế nào là đầu tư sản xuất ở VN.
Việc VF chuyên nghiệp trong xưởng chỉ là một vế, vế chính tôi nói ở đây là sự không chuyên nghiệp trong chiến lược đầu tư, là cái ở bên ngoài xưởng chứ không phải bên trong xưởng.
Sự không chuyên nghiệp thể hiện rất rõ ở những chỗ"
1. Quy mô đầu tư: chi quá nhiều tiền vào tài sản cố định ngay từ đầu trong khi chưa hề chắc chắn số lượng đầu ra. Đây sẽ là một gánh nặng khấu hao ghê gớm, nhất là khi nó lại phải chịu giám sát của các chủ nợ và tổ chức tài chính quốc tế.
Các cụ thấy là thời gian vừa rồi VF rập rình tăng giá mấy lần lại thôi, đó chính là mâu thuẫn giữa hai yêu cầu khấu hao (tăng giá) và yêu cầu bán hàng (giữ thậm chí giảm giá).
Không phải cứ nhà xưởng hoành tráng, robot hàng đoàn là chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp chính là trong hoàn cảnh đặc thù của mình, phải biết đầu tư thế nào hợp lý mà hiệu quả.
2. Chính sách sản phẩm: cho đến giờ tôi vẫn băn khoăn không biết anh Vượng có một chính sách sản phẩm thật sự cho VF hay không. Vì giữa Vinlux và Vin Fadil hoàn toàn không có một mối liên hệ nào cả, hơn nữa cả hai vế này đều đang có vấn đề.
- Vinlux: Nếu chỉ để làm hình ảnh thì hai mẫu Lux và Lux SA là quá nhiều, chỉ cần 1 con gầm cao.
- Con Vin Fadil là hoàn toàn thất bại trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Cái người mua chờ đợi là một mẫu xe A có chất lượng và thiết kế chấp nhận được và CHỈ ĐƯỢC NHIỀU NHẤT LÀ KHOẢNG 300 TRIỆU. Anh muốn làm thế nào thì làm, nếu trên 300 triệu là anh thua. Nếu không làm được thì đừng làm.
- Vinfast rất ồn ào rình rang khi công bố Vinlux nhưng thực chất đó không phải là mẫu xe thị trường chờ đợi. Cái cần thiết là 1 mẫu SUV nhỏ như Ecosport, 1 mẫu MPV và 1 mẫu Cross-over 5 chỗ hạng trung thì hiện nay vẫn không hề có 1 tin tức nào. Đáng nhẽ cho dù chưa xong thì VF vẫn phải tuyên truyền ra để lấy chú ý và niềm tin của thị trường. Các hãng khác cũng công bố thông tin mẫu xe hàng năm trời trước khi ra mắt mẫu thật, tại sao VF không làm?
3. Chính sách giá cả: Hết sức thiếu chuyên nghiệp. Ngay từ đầu đã không ổn khi công bố "giá Vinlux đáng lẽ 1 tỉ 8 nhưng để khuyến khích thị trường nên đầu tiên chỉ bán 1 tỉ 1". Nó không làm cho VF uy tín hơn mà chỉ làm công chúng thấy như một chuyện cười. Việc cứ rập rình tăng giá rồi lại không tăng lại là một sự thiếu chuyên nghiệp khác.
4. Hiện nay, cái duy nhất tôi thấy có thể thoát được cho VF là chính sách ô-tô. VF cần một sự ưu đãi nhiều hơn nữa của chính phủ, cái đó không có gì bất thường vì cả Hàn quốc và Mã lai đã và đang ưu đãi ngành ô-tô bản địa rất lớn, hơn nhiều so với VF nhận được hiện nay. Tất nhiên cái đó cần có sự cải tổ mạnh từ phía VF chứ với những gì tôi thấy hiện nay, cho dù có thêm ưu đãi thì VF vẫn chưa chắc đứng được.
Nên nhớ, trong kinh tế thị trường nó có quy luật sắt: NẾU KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ ĐỪNG LÀM.
Thị trường đang chờ VF làm được 1 con xe A tạm được với giá 200-250 triệu, một con xe B 300 triệu, một con SUV nhỏ dưới 500 triệu và một con MPV dưới 400 triệu.
Bài toán rất rõ ràng.
Sao cụ lại khẳng định Vin "chơi toàn cái xịn nhất"?cụ chắc làm trong đó nên biết rõ nó ko chuyên nghiệp. Mà cụ biết rõ cái sai của mình chưa. Xe vin ra là hằng hà sa số người moi tới tân chân tơ kẽ tóc để tìm cách chê chửi. Vin biết rõ tính cach của dân tôc này nên toàn chơi cái xịn nhất mà còn bị chửi tá lả. Giờ ảnh ra xe giá rẻ thì chắc bây giờ chết luôn dự án rồi (mới có 1 số lỗi nhỏ mà có 1 đống người chửi rồi). Cụ đã tin việc em nói bản thân vinfast chưa dám sản xuất nhiều xe chưa.
Tôi cũng chỉ là người quan sát, sau khi đọc nhận xét của cụ, tôi cũng có vài nhận xét từ góc nhìn của mình như sau:Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.
Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.
Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.
Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).
Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Karl Rocks ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.
Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.
Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.
Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, Mỹ, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.
Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.
Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.
Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.
Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Tóm lại là cụ bỏ cọc ah?Tôi cũng chỉ là người quan sát, sau khi đọc nhận xét của cụ, tôi cũng có vài nhận xét từ góc nhìn của mình như sau:
1. Về việc dám bắt đầu bằng xe sang:
- Tôi lại nghĩ khác cụ, 2 xe được đem đến Paris chưa phải là xe sang mà chính xác là xe cận sang. Nó nằm dưới so với xe sang. Xe sang ở VN là những tên tuổi gì thì cụ cũng đã biết. Hãy so sánh LUX với sedan sang hoặc so sánh suv LUX SA là 5+2 với suv sang 5+2 khác. Đừng so sánh về giá rồi nói là giá thế thì mua cái CUV hay SUV 5 chỗ. Như thế là chưa so sánh đúng. Theo quan điểm của tôi, ở điểm này, VF đang giới thiệu sản phẩm để định vị thương hiệu của họ để người tiêu dùng biết đến. Còn về lâu dài, tôi nghĩ họ sẽ đầu tư vô mảng xe điện và xe chạy xăng có giá thấp hơn như họ đã công bố trong cuộc bình chọn gần nhất (thời điểm nào và bao nhiêu mẫu xe thì tôi không nhớ).
- Còn về con Fadil, họ M&A cả hệ thống của GM để tận dụng toàn bộ những cái đã có thay vì phải đầu tư toàn bộ như: showroom, nguồn nhân lực, thiết bị, sân bãi... Con Fadil chỉ là khác biệt trong phân khúc có nhiều xe giá rẻ khác.
2. Bàn về cái sai lầm thứ hai như cụ viết:
- Cụ cho rằng: “Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn.”. Cái này đúng chứ vì khi không có chuyên môn thì thuê người có chuyên môn, đồng thời một dự án phải mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy thì đương nhiên quy mô đầu tư phải là rất rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất xe hơi nó không đơn giản như đầu tư hệ thống làm chai pet, ống nước, khuôn nhựa... vì cái xe nó có biết bao nhiêu linh kiện hợp thành.
- Cụ cũng cho rằng: “Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.” Cái này theo tôi thì có đúng và có cả chưa đúng. Đúng là không thiếu nguồn cung nhưng chưa đúng vì cung chưa đủ cầu. Chắc cụ cũng thấy là càng ngày số lượng xe hơi ở thành phố và các tỉnh thành càng nhiều kéo theo việc nhập khẩu xe càng nhiều (cả về số lượng cũng như kim ngạch). Nhập khẩu nhiều thì lợi hay hại cho nền kinh tế Việt Nam? Điều này chắc cụ cũng hiểu rõ.
- Một ý nữa của cụ: “Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt.” Phần này thì tôi lại nghĩ cụ nhân xét chưa chính xác. Tại sao? Vì 9 người 10 ý thì làm sao có được sự phù hợp cho đông đảo người dùng? Tại sao VF phải bỏ tuỳ chọn các option lẻ tẻ? Cái này họ tự làm khó họ vì nếu thực hiện như thế thì họ làm đến cuối năm cũng chưa chắc đã xong cho toàn bộ số xe đã đặt cọc và chọn từ một vài option cho đến gần full option.
- Còn một ý nữa của cụ là “ép chi phí càng thấp càng tốt” thì tôi nghĩ cụ đang nói đến chiến lược chi phí thấp. Theo tôi cũng chưa đúng tại thời điểm này. Một công ty mới tinh, đang định vị thương hiệu, mới đầu tư và sản xuất một số sản phẩm mới có giá trị cao trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt mà phải có chi phí càng thấp càng tốt thì e là không ổn và có thể nói là không thể thực hiện được.
Tóm lại:
1. Cụ cũng như tôi và nhiều người khác trên diễn đàn này chưa từng nhìn thấy hoặc được đọc chiến lược kinh doanh của VF và cái Hợp đồng M&A đối với GM (cái này là đương nhiên. Phải không cụ? ). Quan điểm đề cập ở trên là ở góc nhìn của mỗi cá nhân nên sẽ có ít nhiều phiến diện. Bản thân tôi cũng nhận xét là chiến lược bán hàng của họ chưa ổn và marketing cũng vậy (nhưng biết đâu đó lại là chiến lược marketing của họ.)
2. Một DN mới, một sản phẩm mới thì phải có thời gian thâm nhập thị trường và còn đối diện nhiều khó khăn trước mắt. Chỉ hy vọng họ sẽ làm tốt.
Tôi cũng có đọc trong thớt về việc đầu tư thành công của cụ. Vậy thì cụ quá rành về quản trị dự án, quản trị sản xuất và quản trị chuỗi cung ứng rồi nên tôi không dám múa rìu qua mắt thợ đâu nhé. Chúc cụ luôn vui vẻ và thành công.
P/S: Tôi cũng đã cọc 1 xe LUX SA với full option. Sau khi cọc thì không thấy nhân viên bán hàng liên hệ gì cả. Đến hôm thứ bảy vừa qua (15/9/2019), nhân viên bán hàng mới điện thoại báo xe đã xong, chuẩn bị vận chuyển vào thành phố và hỏi về việc thanh toán. Tôi nói luôn là khi showroom có xe mẫu và tôi được mục sở thị độ hoàn thiện cũng như lái thử thì mới tính. Nếu thấy không ổn thì tôi bỏ cọc và chờ GLB 2020 hay GLB 35 xem sao.
Phân tích dài dòng, lộn xộn. Ở trên như ủng hộ Vin mà cuối thì xổ toẹt 1 cáiTôi cũng chỉ là người quan sát, sau khi đọc nhận xét của cụ, tôi cũng có vài nhận xét từ góc nhìn của mình như sau:
1. Về việc dám bắt đầu bằng xe sang:
- Tôi lại nghĩ khác cụ, 2 xe được đem đến Paris chưa phải là xe sang mà chính xác là xe cận sang. Nó nằm dưới so với xe sang. Xe sang ở VN là những tên tuổi gì thì cụ cũng đã biết. Hãy so sánh LUX với sedan sang hoặc so sánh suv LUX SA là 5+2 với suv sang 5+2 khác. Đừng so sánh về giá rồi nói là giá thế thì mua cái CUV hay SUV 5 chỗ. Như thế là chưa so sánh đúng. Theo quan điểm của tôi, ở điểm này, VF đang giới thiệu sản phẩm để định vị thương hiệu của họ để người tiêu dùng biết đến. Còn về lâu dài, tôi nghĩ họ sẽ đầu tư vô mảng xe điện và xe chạy xăng có giá thấp hơn như họ đã công bố trong cuộc bình chọn gần nhất (thời điểm nào và bao nhiêu mẫu xe thì tôi không nhớ).
- Còn về con Fadil, họ M&A cả hệ thống của GM để tận dụng toàn bộ những cái đã có thay vì phải đầu tư toàn bộ như: showroom, nguồn nhân lực, thiết bị, sân bãi... Con Fadil chỉ là khác biệt trong phân khúc có nhiều xe giá rẻ khác.
2. Bàn về cái sai lầm thứ hai như cụ viết:
- Cụ cho rằng: “Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn.”. Cái này đúng chứ vì khi không có chuyên môn thì thuê người có chuyên môn, đồng thời một dự án phải mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy thì đương nhiên quy mô đầu tư phải là rất rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư sản xuất xe hơi nó không đơn giản như đầu tư hệ thống làm chai pet, ống nước, khuôn nhựa... vì cái xe nó có biết bao nhiêu linh kiện hợp thành.
- Cụ cũng cho rằng: “Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.” Cái này theo tôi thì có đúng và có cả chưa đúng. Đúng là không thiếu nguồn cung nhưng chưa đúng vì cung chưa đủ cầu. Chắc cụ cũng thấy là càng ngày số lượng xe hơi ở thành phố và các tỉnh thành càng nhiều kéo theo việc nhập khẩu xe càng nhiều (cả về số lượng cũng như kim ngạch). Nhập khẩu nhiều thì lợi hay hại cho nền kinh tế Việt Nam? Điều này chắc cụ cũng hiểu rõ.
- Một ý nữa của cụ: “Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt.” Phần này thì tôi lại nghĩ cụ nhân xét chưa chính xác. Tại sao? Vì 9 người 10 ý thì làm sao có được sự phù hợp cho đông đảo người dùng? Tại sao VF phải bỏ tuỳ chọn các option lẻ tẻ? Cái này họ tự làm khó họ vì nếu thực hiện như thế thì họ làm đến cuối năm cũng chưa chắc đã xong cho toàn bộ số xe đã đặt cọc và chọn từ một vài option cho đến gần full option.
- Còn một ý nữa của cụ là “ép chi phí càng thấp càng tốt” thì tôi nghĩ cụ đang nói đến chiến lược chi phí thấp. Theo tôi cũng chưa đúng tại thời điểm này. Một công ty mới tinh, đang định vị thương hiệu, mới đầu tư và sản xuất một số sản phẩm mới có giá trị cao trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt mà phải có chi phí càng thấp càng tốt thì e là không ổn và có thể nói là không thể thực hiện được.
Tóm lại:
1. Cụ cũng như tôi và nhiều người khác trên diễn đàn này chưa từng nhìn thấy hoặc được đọc chiến lược kinh doanh của VF và cái Hợp đồng M&A đối với GM (cái này là đương nhiên. Phải không cụ? ). Quan điểm đề cập ở trên là ở góc nhìn của mỗi cá nhân nên sẽ có ít nhiều phiến diện. Bản thân tôi cũng nhận xét là chiến lược bán hàng của họ chưa ổn và marketing cũng vậy (nhưng biết đâu đó lại là chiến lược marketing của họ.)
2. Một DN mới, một sản phẩm mới thì phải có thời gian thâm nhập thị trường và còn đối diện nhiều khó khăn trước mắt. Chỉ hy vọng họ sẽ làm tốt.
Tôi cũng có đọc trong thớt về việc đầu tư thành công của cụ. Vậy thì cụ quá rành về quản trị dự án, quản trị sản xuất và quản trị chuỗi cung ứng rồi nên tôi không dám múa rìu qua mắt thợ đâu nhé. Chúc cụ luôn vui vẻ và thành công.
P/S: Tôi cũng đã cọc 1 xe LUX SA với full option. Sau khi cọc thì không thấy nhân viên bán hàng liên hệ gì cả. Đến hôm thứ bảy vừa qua (15/9/2019), nhân viên bán hàng mới điện thoại báo xe đã xong, chuẩn bị vận chuyển vào thành phố và hỏi về việc thanh toán. Tôi nói luôn là khi showroom có xe mẫu và tôi được mục sở thị độ hoàn thiện cũng như lái thử thì mới tính. Nếu thấy không ổn thì tôi bỏ cọc và chờ GLB 2020 hay GLB 35 xem sao.
Đấy, vấn đề của VF giờ chính là ở chỗ đó.Phân tích dài dòng, lộn xộn. Ở trên như ủng hộ Vin mà cuối thì xổ toẹt 1 cái
Đấy, vấn đề nó nằm ở cái chỗ phũ của cụ đấy- tt là yếu tố quan trọng nhất, ko phải tư duy hay sự đầu tư.
Cụ phũ quá không anh nào rước cứ đổ cho hồng nhan bạc phận trong khi sự thật là tự đánh giá cao mình quá, lịch sử các hãng có doanh số hàng đầu thế giơí (không tính Lam, Fer) luôn bắt đầu bằng xe chất lượng tốt và giá cả hợp ví (bỏ quả một số option khủng màu mè) để thâm nhập thị trường, sau đó mới tính đến định vị dòng xe giá cao hơn. Toy vào được Bắc Mỹ cũng nhờ chiến lược này, khi đã có niềm tin khách hàng sau đó mới phát triển Lexus. VF đi ngược lại với phần còn lại của thế giới với sản phẩm cũ công nghệ cũ giá cao, good luck.Phân tích dài dòng, lộn xộn. Ở trên như ủng hộ Vin mà cuối thì xổ toẹt 1 cái
Đấy, vấn đề nó nằm ở cái chỗ phũ của cụ đấy- tt là yếu tố quan trọng nhất, ko phải tư duy hay sự đầu tư.
Không, cũng nhiều công ty bắt đầu ngay bằng xe sang, nhưng nó có lý do khách quan của nó là đều được thành lập ngay vào thời kỳ đầu của ngành công nghiệp xe hơi nên việc định vị thương hiệu còn rất dễ.Cụ phũ quá không anh nào rước cứ đổ cho hồng nhan bạc phận trong khi sự thật là tự đánh giá cao mình quá, lịch sử các hãng có doanh số hàng đầu thế giơí (không tính Lam, Fer) luôn bắt đầu bằng xe chất lượng tốt và giá cả hợp ví (bỏ quả một số option khủng màu mè) để thâm nhập thị trường, sau đó mới tính đến định vị dòng xe giá cao hơn. Toy vào được Bắc Mỹ cũng nhờ chiến lược này, khi đã có niềm tin khách hàng sau đó mới phát triển Lexus. VF đi ngược lại với phần còn lại của thế giới với sản phẩm cũ công nghệ cũ giá cao, good luck.
yên tâm là cả hệ thông chính trị sẽ hỗ trợ vin:Tôi chỉ bàn trong phạm vi SX ô-tô thôi nhé cụ.
Sản xuất một mẫu xe A như i10 bán lẻ dưới 300 triệu ko khó vì nếu bỏ hết các loại thuế, giá thành gốc của nó chỉ khoảng 90 triệu. Con i10 ở Ấn độ bán lẻ chưa khuyến mại có 6 ngàn đô (<135 triệu).
Bài toán đặt ra với VF là làm sao để có 1 con xe A tạm được bán giá 250 triệu. Cái này phải có chính sách riêng và VF phải đầu tư thích hợp để có thể nhận được ưu đãi từ chính sách.
Hình như 2020 sẽ tính thuế TTĐB xe hơi theo tỉ lệ nội địa hóa, nếu thòng thêm điều khoản phải làm được body tại chỗ mới được giảm thuế thì VF may ra mới giảm giá sâu được.
Nói chung, muốn VF tồn tại thì phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, mặt khác chính VF cũng phải tự đứng được ở mức độ nào đó. Chứ như bây giờ thì dù có thay luật VF cũng khó sống được.
Vào thời điểm ban đầu này, chưa có các hãng làm phụ kiện trong nước, hầu hết cụm thiết bị đều phải nhập, chưa phải là đối tác truyền thống lâu dài, với số lượng nhỏ thì đơn giá mỗi món chắc đều cao, làm rẻ thật sự khó.Làm rẻ để bán được xe mà vẫn có lãi. Đấy là bài toán mà VF phải giải được nếu muốn tồn tại.
Mà BÀI TOÁN NÀY ĐÃ PHẢI GIẢI ĐƯỢC TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ chứ nếu bây giờ mới loay hoay tìm cách giải thì thua chắc.
Đó là sản phẩm mới bán với giá cao là tất yếu cụ Rách ợ, còn đối với sản phẩm cũ thì một là làm mới sản phẩm cũ với đột phá như Tesla để bán giá cao mặc dù xe của Tesla thường được chính phủ ưu đãi đủ thứ cho người mua và nhà sản xuất (nhưng cũng không có lãi). Ngoài giá ra thì các tính năng ""Việt hóa" chưa thấy đưa vào ngoài giao diện tiếng Việt, và cụ thể đã có nghiên cứu nào để thiết kế để phù hợp với thói quen và thể chất người Việt chưa như: không thắt dây ăn toàn, chỉnh gương chiếu hậu cụp soi vào tay nắm cửa, đi dép lê, không dùng baby car seat, lụt lội ổ gà, đường rải thảm trơn trượt gia cố bằng bẫy đinh, lười bật signal kèm quan sát khi bắt đầu hành trình và rẽ chuyển làn, thích dùng còi vô tội vạ, ném rác thải qua cửa kính, vừa đi vừa nhắn tin, trộm vặt gương logo, nội thất dễ bị ẩm mốc do khí hậu.....Không, cũng nhiều công ty bắt đầu ngay bằng xe sang, nhưng nó có lý do khách quan của nó là đều được thành lập ngay vào thời kỳ đầu của ngành công nghiệp xe hơi nên việc định vị thương hiệu còn rất dễ.
Còn những công ty bắt đầu muộn (sau WW2), không phải gốc Âu Mỹ, và nhằm đến thị trường đại chúng thì đều phải bắt đầu bằng xe phân khúc dưới.
Chỉ có duy nhất anh Musk với Tesla là start-up được bằng xe sang, nhưng nó lại là 1 câu chuyện khác rồi.
Tôi cũng rất mong Vin làm được và sống được với ô-tô, cho nền sản xuất của VN nó náo nhiệt thêm chút.yên tâm là cả hệ thông chính trị sẽ hỗ trợ vin:
- nếu ko có CN ôtô thì dự đoán 2025 sẽ nhập khẩu riêng oto là 12 tỷ usd.
- vin là hướng đi duy nhất để biến việt nam thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại(mục tiêu của viêt nam ko biết bao giờ đạt dc(dự tính 2020))