[Funland] Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Suy diễn của em là có căn cứ, dựa trên những sự kiện lịch sử chứ không phải là suy diễn áp đặt như một số sử quan. Bản thân em luôn tôn trọng sự thật khách quan, nó là con gà thì mình nói là con gà chứ không hề diễn giải thành con vịt được. Đó không phải là tánh nết của em.
Cụ bảo em thổi Nguyễn Nhạc lên quá cao, vậy chứ em hỏi cụ một người dám đứng ra phất ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn thì người đó có cao không ? Sống trong một XH loạn lạc, ai cũng chỉ biết lo cho thân mình, em xin hỏi các cụ trên diễn đàn có người nào dám cầm cờ như cụ Nhạc ? Bản thân em yếu hèn không làm nỗi chuyện ấy là điều chắc chắn rồi.
Những câu nói của Nguyễn Nhạc tâm sự kế hoạch của ông với thương nhân Chapman (hiện còn lưu trữ tại thư viện Anh) là "chém gió" à ? Đại ý Nguyễn Nhạc hoạch định kế hoạch sẽ thâu tóm toàn bộ bán đảo Đông dương (bao gồm ĐBSCL và cả Chân Lạp) đến sát biên giới nước Xiêm và cả những vùng đất của chúa Nguyễn hiện còn đang nằm trong tay của quân Trịnh (Thuận Hóa). Rõ ràng kế hoạch của Nguyễn Nhạc hoàn toàn không đả động gì đến vùng đất phía Bắc của nhà Lê.
Nói như thế thì Nguyễn Nhạc sợ quân Trịnh à ? Nếu ông ấy sợ thì ông ấy không dám xưng vương chứ đừng nói đến xưng đế. Ngay thời điểm 1775, Nguyễn Nhạc đã biết quân Trịnh đang bị dịch bệnh và lặng lẽ rút quân nhưng ông vẫn ưu tiên mặt trận phía Nam chứ không thừa cơ truy đuổi quân Trịnh để chiếm đất.
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế phong Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Đông Định vương trấn giữ vùng Trấn Biên (toàn bộ dãy đất từ Gia Định xuống đến mũi Cà Mau) nhưng lại phong cho Nguyễn Huệ, người đã nhiều lần đem chiến thắng lại cho Tây Sơn chức Long Nhương tướng quân. Tất nhiên, việc sắc phong này có lý do riêng của Nguyễn Nhạc. Nhưng nó đã làm mầm mống gây bất mãn ở Nguyễn Huệ.
- Từ lúc lên ngôi cho đến năm 1784, Nguyễn Nhạc tập trung quân đội bình định miền Nam. Năm 1785, ông cử Nguyễn Huệ vào Nam đập tan quân Xiêm tại trận Rạch Gầm Xoài Mút, chính thức đẩy Nguyễn Ánh phải lưu lạc xứ người.
- Từ nguồn tin từ Phú Xuân, năm 1786 tên cáo già Nguyễn Hữu Chỉnh vào Quy Nhơn gặp Nguyễn Nhạc, kể rõ sự tình Bắc Hà và khuyên Nguyễn Nhạc nhân cơ hội soán ngôi nhà Lê.
- Mặc dù biết quân Trịnh đã suy yếu trầm trọng, nhưng kế hoạch của ông ta là chỉ cần những vùng đất trước kia của chúa Nguyễn, không chạm vào đất nhà Lê (em đã nhiều lần nói về lý do tại sao Nguyễn Nhạc không lấy đất của vua Lê rồi nên không nhắc nữa). Năm 1786, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đi đuổi quân Trịnh, thu hồi đất Thuận Hóa.
- Thất vọng với Nguyễn Nhạc và phát hiện ra mâu thuẫn giữa 2 anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên Nguyễn Hữu Chỉnh đã xúi giục Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc. Được lời như mở tấm lòng, Nguyễn Huệ bất chấp quân lệnh kéo đại quân ra Bắc.
- Nguyễn Nhạc hay tin như sét đánh, lập tức ra Bắc kéo Nguyễn Huệ trở về và cam kết với triều đình nhà Lê là "một tấc đất của nhà Lê cũng không lấy"
- Việc làm này của Nguyễn Nhạc đã đẩy mâu thuẫn vốn có của hai anh em lên đến tột đỉnh. Sau khi trở về từ đất Bắc, Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc ra mặt. Tự ý lập quân đội riêng, tự ý phong quan cấp tước, nhất là tự ý chiếm đất Nghệ An của nhà Lê bất chấp cam kết của Nguyễn Nhạc ở Bắc Hà.
- Mâu thuẫn bùng phát dữ dội, năm 1787 Nguyễn Huệ phát hịch kể tội Nguyễn Nhạc (gọi Nguyễn Nhạc là giống sài lang chó lợn) và đem 6 vạn quân (có nguồn nói khoảng 10 vạn) tấn công Quy Nhơn.
- Cuộc chiến nồi da xáo thịt đến nỗi các giáo sĩ phương Tây lúc bấy giờ diễn tả là thực sự kinh hoàng, gây nhiều đau khổ cho dân chúng. Để có lực lượng tiến đánh Nguyễn Nhạc và tấn công ngôi thành kiên cố như Quy Nhơn, Nguyễn Huệ vét lính từ 9 tuổi đến 60 tuổi, nhà sư cũng phải đi lính, chuông đồng, tượng đồng bị tháo dỡ để đúc vũ khí ... nhân dân khổ cực không thể nào kể hết được.
- Nguyễn Nhạc cuối cùng phải chủ động giảng hòa và đồng ý phong cho Nguyễn Huệ chức Bắc Bình Vương. Như vậy, rõ ràng ta thấy cái Nguyễn Huệ cần không phải là tình anh em máu mủ mà là cái hư vị "Bắc Bình Vương", thứ mà trước đây Nguyễn Nhạc không chịu phong cho ông ta.
- Việc Nguyễn Nhạc sắc phong cho Nguyễn Huệ là một kết cục cay đắng cho chiến lược hướng Nam của ông ta. Ông ta đã hoàn toàn bất lực và chấp nhận để em mình tung hoành đất Bắc như ý Nguyễn Huệ muốn.
- Tuy nhiên, cái Nguyễn Huệ muốn còn cao hơn thế nữa. Nhiều bằng chứng lịch sử đã được phát hiện gần đây cho biết, Nguyễn Huệ xưng đế trước khi quân Thanh dự định sang nước ta. Chứ không như nhiều nguồn từ trước đến nay cho rằng trước sự xâm lược của nhà Thanh, Nguyễn Huệ xưng đế để hiệu triệu thiên hạ.
- Năm 1792, thủy quân Gia Định lần đầu tiên tấn công Thị Nại, chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc. Nguyễn Huệ lúc này mới nhận thấy được tầm quan trọng của Gia Định, thứ mà xứ Bắc Hà sau hàng trăm năm chiến tranh, mục ruỗng không đem lại được gì cho ông ta. Lúc này Nguyễn Huệ mới nghĩ đến cái chí của Nguyễn Nhạc cũng như sai lầm của mình.
- Nguyễn Huệ viết hịch kêu gọi mọi người "theo lệnh vua anh" tức Nguyễn Nhạc đã chứng minh điều ấy và nỗi lo sợ thực lực của Gia Định khiến Nguyễn Huệ trước khi chết còn dặn dò đám quan lại con cháu coi chừng "không có đất chôn thân". Đúng là sự thức tỉnh muộn màng.
- Cụ nên biết là Nguyễn Nhạc vì phạm tội trốn thúê nên mới phải làm loạn chứ không phải bức xúc cho quần chúng. Nên bảo ông ta có chí lớn phất cờ khởi nghĩa cũng không hẳn.
- Nếu quả ông ta có tài năng, nhất là năng lực dùng người thì sao ông ta lại chỉ phong cho người đánh đông dẹp bắc, lập bao công trạng là Nguyễn Hụê chức Long Nhương tướng quân, trong khi lại phong cho kẻ vô tích sự Nguyễn Lữ làm Đông định vương. Là cụ, cụ có bất mãn và khinh thường không? Một lãnh đạo hẹp hòi như vậy mà cụ cũng cố mà thổi lên để hạ Nguyễn Hụê được.
- Việc Nguyễn Nhạc xưng đế và việc ông ta dám tấn công quân Trịnh để tranh lãnh thổ không liên quan đến nhau cụ nhé. Thật ra Nguyễn Nhạc chỉ mong làm Trung ương Hoàng đế ở cái xó Bình Định, chẳng đánh vào Nam mà cũng không đánh ra Bắc, và làm thế nào để kiềm chế ông em Nguyễn Hụê. Khi nói chuyện với Chapman năm 1775, ông ta đầy hoài bão. Nhưng đến năm 1782 trở đi, ý chí của ông ta nguội lạnh và chỉ mong hưởng lạc.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Cụ nghĩ Nguyễn Nhạc muốn mất Gia Định ?
Bằng những dữ liệu lịch sử em đã liệt kê rõ ràng cho cụ thấy, trong lúc Nguyễn Nhạc lo bình định miền Nam (vừa mới chiếm xong) thì Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc gây cảnh anh em tương tàn. Sau trận đánh Quy Nhơn của Nguyễn Huệ thì thực lực của Nguyễn Nhạc suy yếu nghiêm trọng : một phần binh lực ông đưa binh cho Nguyễn Huệ đi lấy Thuận hóa, phần này Nguyễn Huệ chiếm luôn, một phần hao hụt trong trận chiến huynh đệ tương tàn.
Cụ thử nghĩ xem trong trận chiến ấy, các giáo sĩ thống kê quân của Nguyễn Huệ (khoảng 6 vạn) chết mất phân nữa thì quân của Nguyễn Nhạc thiệt hại chắc chắn không ít hơn.
Sau khi phong cho Nguyễn Huệ là Bắc Bình Vương, Nguyễn Nhạc chỉ còn quản lý vùng đất từ Quãng Ngãi trở vào. Tài lực, nhận lực thiệt hại cộng thêm vùng đất mà Thái Đức đóng đô lại nghèo nàn, nhân lực vật lực ít ỏi. Ngoài ra việc anh em trong nhà đấu đá nhau đã làm cho nhiều tướng sĩ bất mãn mà đi theo quân Gia Định, trong đó có thể kể đến vị tướng kỳ tài của Tây Sơn là Nguyễn Văn Trương. Tây Sơn mất Trương thì mất cả Gia Định cũng như sụp đổ hoàn toàn sau này.
Đó là lý do mà Nguyễn Nhạc đã để mất Gia Định vào tay của Nguyễn Ánh mà không thể cứu được đấy cụ ạ.
Nguyễn Hụê đánh ra Bắc thì làm gì mà anh em tương tàn? Nếu Nguyễn Nhạc đại lượng thì đã không có chuyện. Đằng này mang 500 lính, ngày đêm tức tốc ra Thăng Long để kiềm chế ông em. Đến nỗi đến Thăng Long thì vua lính thất thểu, bẩn thỉu đói rách, mất hết tư thế một quốc vương.
Cụ nên nhớ lúc ở Thăng Long Nhạc chỉ có 500 quân nhé. Còn Hụê có cả đại quân nên không có chuyện nồi da xáo thịt. Lúc đó Nguyễn Hụê chỉ phẩy tay là Nhạc mất mạng. Nhưng Nguyễn Hụê ngoan ngoãn theo Nhạc về Nam, tất nhiên trong lòng phải ấm ức.
Em nghĩ là cụ đừng cố chứng minh chuyện Nguyễn Hụê đánh ra Bắc là sai lầm, không ổn đâu.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
- Cụ nên biết là Nguyễn Nhạc vì phạm tội trốn thúê nên mới phải làm loạn chứ không phải bức xúc cho quần chúng. Nên bảo ông ta có chí lớn phất cờ khởi nghĩa cũng không hẳn.
- Nếu quả ông ta có tài năng, nhất là năng lực dùng người thì sao ông ta lại chỉ phong cho người đánh đông dẹp bắc, lập bao công trạng là Nguyễn Hụê chức Long Nhương tướng quân, trong khi lại phong cho kẻ vô tích sự Nguyễn Lữ làm Đông định vương. Là cụ, cụ có bất mãn và khinh thường không? Một lãnh đạo hẹp hòi như vậy mà cụ cũng cố mà thổi lên để hạ Nguyễn Hụê được.
- Việc Nguyễn Nhạc xưng đế và việc ông ta dám tấn công quân Trịnh để tranh lãnh thổ không liên quan đến nhau cụ nhé. Thật ra Nguyễn Nhạc chỉ mong làm Trung ương Hoàng đế ở cái xó Bình Định, chẳng đánh vào Nam mà cũng không đánh ra Bắc, và làm thế nào để kiềm chế ông em Nguyễn Hụê. Khi nói chuyện với Chapman năm 1775, ông ta đầy hoài bão. Nhưng đến năm 1782 trở đi, ý chí của ông ta nguội lạnh và chỉ mong hưởng lạc.
Đấy, cụ pro Tây Sơn mà lại bị sử Nguyễn xỏ mũi. Em thì khác, với em sử Nguyễn là bộ sử phản ánh đầy đủ giai đoạn lúc bấy giờ rất đáng tham khảo, nhưng vì nó là của bên thắng cuộc nên đọc sử Nguyễn phải cực kỳ cẩn thận. Phải đối chiếu sử Nguyễn với nhiều tài liệu (cùng thời) khác cũng như phải sử dụng tính hợp lý (logic) trong nhận định.
Ví như sử Nguyễn cho rằng Nguyễn Nhạc đánh bạc thua tiền nên khởi nghĩa. Bằng suy luận logic chúng ta sẽ thấy rằng điều ấy hết sức nực cười. Nếu chỉ đơn giản thua bạc thì Nguyễn Nhạc có thể trốn vào Nam theo chúa Nguyễn hoặc đi ra Bắc theo nhà Lê cơ mà. Đâu đến nỗi bức bách không đường thoát mà phải khởi nghĩa.
Chắc lọc dữ kiện thì ta thấy việc Nguyễn Nhạc lấy tiền thuế "có khả năng" là có thực. Nhưng không phải lấy tiền ấy để đánh bạc mà là lấy tiền ấy để khởi nghĩa. Cụ thấy logic không ?
Còn cụ cho Nguyễn Lữ là kẻ vô dụng thì cụ hạ thấp ông ta quá. Nguyễn Lữ rất giỏi nhưng vì là một thầy tu nên ông ta có nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ quá ngắn ngủi em không thể trình bày hết được những cái tài của Nguyễn Lữ nhưng chỉ giới thiệu cho cụ biết một chi tiết : Chính Nguyễn Lữ đã thu phục được vị kỳ tướng Nguyễn Văn Trương theo dưới trướng đấy. Nguyễn Văn Trương là một người giỏi võ công và thao lược binh thư không hề thua kém Nguyễn Huệ đâu cụ ạ. Cụ cứ việc sợt gúc gồ thì rõ thôi.
Còn tại sao Nguyễn Nhạc lại phong cho Nguyễn Huệ chức tướng quân nhỏ bé thì chỉ ông ta là biết rõ và rất cần những nhà sử học, nhà nghiên cứu truy tìm tài liệu vì sao lại như thế. Chứ nói Nguyễn Nhạc hẹp hòi là không đúng.
Để cứu Gia Định, Nguyễn Nhạc còn dám đề nghị dâng ngai vàng của mình cho Nguyễn Huệ cơ mà. Không tin thì cụ cứ tìm hiểu kỹ xem, dữ liệu đầy trên mạng.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
- Cụ nên biết là Nguyễn Nhạc vì phạm tội trốn thúê nên mới phải làm loạn chứ không phải bức xúc cho quần chúng. Nên bảo ông ta có chí lớn phất cờ khởi nghĩa cũng không hẳn..

Nếu quả ông ta có tài năng, nhất là năng lực dùng người thì sao ông ta lại chỉ phong cho người đánh đông dẹp bắc, lập bao công trạng là Nguyễn Hụê chức Long Nhương tướng quân, trong khi lại phong cho kẻ vô tích sự Nguyễn Lữ làm Đông định vương.
cái này là mấy ông sử gia Nguyễn bịa chuyện thôi chứ cứ nếu trốn thuế mà khởi nghĩa thì chắc mấy bà chợ Đồng Xuân thành anh hùng hết! Người ta chuẩn bị kỹ càng hàng năm trời, tích cóp lương thảo, học tập quân sự... khi khởi nghĩa thì dĩ nhiên không nộp thuế lại nữa chứ có gì!

Còn việc phong chức, khi Nguyễn Huệ là Long Nhương Tướng quân thì Nguyễn Lữ chỉ là Tiết chế. Khi Nguyễn Lữ được phong Đông Định Vương giữ Gia Định thì Nguyễn Huệ được phong Bắc Bình Vương giữ Thuận Hóa-Nghệ An- Quảng Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Đấy, cụ pro Tây Sơn mà lại bị sử Nguyễn xỏ mũi. Em thì khác, với em sử Nguyễn là bộ sử phản ánh đầy đủ giai đoạn lúc bấy giờ rất đáng tham khảo, nhưng vì nó là của bên thắng cuộc nên đọc sử Nguyễn phải cực kỳ cẩn thận. Phải đối chiếu sử Nguyễn với nhiều tài liệu (cùng thời) khác cũng như phải sử dụng tính hợp lý (logic) trong nhận định.
Ví như sử Nguyễn cho rằng Nguyễn Nhạc đánh bạc thua tiền nên khởi nghĩa. Bằng suy luận logic chúng ta sẽ thấy rằng điều ấy hết sức nực cười. Nếu chỉ đơn giản thua bạc thì Nguyễn Nhạc có thể trốn vào Nam theo chúa Nguyễn hoặc đi ra Bắc theo nhà Lê cơ mà. Đâu đến nỗi bức bách không đường thoát mà phải khởi nghĩa.
Chắc lọc dữ kiện thì ta thấy việc Nguyễn Nhạc lấy tiền thuế "có khả năng" là có thực. Nhưng không phải lấy tiền ấy để đánh bạc mà là lấy tiền ấy để khởi nghĩa. Cụ thấy logic không ?
Còn cụ cho Nguyễn Lữ là kẻ vô dụng thì cụ hạ thấp ông ta quá. Nguyễn Lữ rất giỏi nhưng vì là một thầy tu nên ông ta có nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ quá ngắn ngủi em không thể trình bày hết được những cái tài của Nguyễn Lữ nhưng chỉ giới thiệu cho cụ biết một chi tiết : Chính Nguyễn Lữ đã thu phục được vị kỳ tướng Nguyễn Văn Trương theo dưới trướng đấy. Nguyễn Văn Trương là một người giỏi võ công và thao lược binh thư không hề thua kém Nguyễn Huệ đâu cụ ạ. Cụ cứ việc sợt gúc gồ thì rõ thôi.
Còn tại sao Nguyễn Nhạc lại phong cho Nguyễn Huệ chức tướng quân nhỏ bé thì chỉ ông ta là biết rõ và rất cần những nhà sử học, nhà nghiên cứu truy tìm tài liệu vì sao lại như thế. Chứ nói Nguyễn Nhạc hẹp hòi là không đúng.
Để cứu Gia Định, Nguyễn Nhạc còn dám đề nghị dâng ngai vàng của mình cho Nguyễn Huệ cơ mà. Không tin thì cụ cứ tìm hiểu kỹ xem, dữ liệu đầy trên mạng.
Cụ không khách quan. Cụ lại thổi cả Nguyễn Lữ nữa. Tóm lại theo cụ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ giỏi nhưng bị tay Nguyễn Hụê bất tài, thiển cận phá? Thế thì tài giỏi gì?
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Không những thế. Sử nhà Nguyễn hợp với luận điểm của cụ thì cụ trích dẫn như đúng rồi. Nhưng không hợp thì cụ lại bảo là nó xỏ mũi.
 

nyny

Xe tải
Biển số
OF-398646
Ngày cấp bằng
28/12/15
Số km
374
Động cơ
235,107 Mã lực
Tuổi
45
Em nghĩ là cụ đừng cố chứng minh chuyện Nguyễn Hụê đánh ra Bắc là sai lầm, không ổn đâu.
Theo em thì sai lầm đấy. Nếu không phân tán lực lượng đánh ra Bắc thì đã có thể diệt tận gốc Nguyễn Ánh, nhà Thanh không có lý do đem quân sang gây chiến với Việt Nam. Nguyễn Huệ chiếm được Bắc Hà nhưng sĩ phu và dân chúng Bắc Hà hoàn toàn không phục không theo nên có tiếng mà không có miếng. Chưa kể đến Nguyễn Huệ giỏi đánh đấm nhưng không biết cách trị quốc khiến quốc gia suy kiệt.

Bằng chứng Tây Sơn sụp đổ trong một thời gian rất ngắn đấy thôi.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Theo em thì sai lầm đấy. Nếu không phân tán lực lượng đánh ra Bắc thì đã có thể diệt tận gốc Nguyễn Ánh, nhà Thanh không có lý do đem quân sang gây chiến với Việt Nam. Nguyễn Huệ chiếm được Bắc Hà nhưng sĩ phu và dân chúng Bắc Hà hoàn toàn không phục không theo nên có tiếng mà không có miếng. Chưa kể đến Nguyễn Huệ giỏi đánh đấm nhưng không biết cách trị quốc khiến quốc gia suy kiệt.

Bằng chứng Tây Sơn sụp đổ trong một thời gian rất ngắn đấy thôi.
Nguyễn Hụê chết 10 năm sau Tây Sơn mới sụp đổ.
Không ngắn cụ ạ. 10 năm sau khi Nguyễn Hụê tịch thì Ánh mới thắng. Tùy cụ cho 10 năm là dài hay ngắn. Kháng chiến chống Pháp 9 năm được cho là trường kỳ đấy.
 

Ái Châu TH

Xe máy
Biển số
OF-382646
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
69
Động cơ
242,930 Mã lực
Nơi ở
Sanya
Tiếc cho Nhà Tây sơn quá, không lục đục nội bộ thì đã ................... có tất cả rồi. ~X(
Có lẽ không thuận mệnh trời #-o
 

nyny

Xe tải
Biển số
OF-398646
Ngày cấp bằng
28/12/15
Số km
374
Động cơ
235,107 Mã lực
Tuổi
45
Không ngắn cụ ạ. 10 năm sau khi Nguyễn Hụê tịch thì Ánh mới thắng. Tùy cụ cho 10 năm là dài hay ngắn. Kháng chiến chống Pháp 10 năm được cho là trường kỳ đấy.
Em đang nói ngắn là cả vương triều nhà Tây Sơn, không phải chỉ nói thời gian sau khi Nguyễn Huệ mất. Theo cụ trong lịch sử các vương triều ở Việt Nam thì nhà Tây Sơn nên được xếp vào ngắn hay dài.
 

Thọ Hạc TH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-382604
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
158
Động cơ
243,360 Mã lực
Nơi ở
Cù Lao Chàm
Thớt hay quá cảm ơn cụ Hươngquê73 đã có những phân tích ngọn ngành câu chuyện, cảm ơn cụ trancannam đã dày công biên soạn, thu thập và dịch tài liệu đáng tin cậy rồi đăng lên cho mọi người cùng biết.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Đầu tiên, em cám ơn cụ Hươngquê73 đã bỏ công sức ra giải thích cho em.

Nói thực, em không biết nhiều nên không thể lý luận giống các cụ ở đây. Em chỉ thấy đơn giản từ cuộc sống bản thân và xung quanh thôi. Phận làm anh thì phải giúp đỡ em vươn lên phát triển chứ không bao giờ được phép theo kiểu, chú giỏi thì phải giúp anh làm theo chỉ đạo của anh, rồi đưa tiền cho anh giữ. Em mà làm thế họ hàng làng mạc họ chửi cho vắt nóc lên ý chứ. Còn nếu, anh em trong nhà đã bất đồng quan điểm thì nên tách ra, mỗi ông 1 lĩnh vực tự mình làm mình ăn thua lỗ tự chịu, "Anh em kiến giả nhất phận". Chỉ có điều tuyệt đối không được dẫm chân lên nhau thì vẫn là anh em, chứ mà nhòm ngó của nhau thì là kẻ thù rồi.

Cho nên, dù cụ đã mất rất nhiều công sức giải thích nhưng em vẫn thấy nó sao sao ý, không được đúng. Hay có lẽ bọn em dân thường ít chữ nên không làm được những điều như thế.
Đấy là cụ đang lấy quan điểm ngày nay để nhận xét và đánh giá. Thời phong kiến thì Nho giáo là chủ đạo. 3 anh em nhà Tây Sơn tuy không xuất thân quyền quý nhưng được ăn học đàng hoàng và là môn đệ của người thầy nổi tiếng Trương Văn Hiến nên không thể không thấm nhuần Nho giáo.
Nguyễn Nhạc là anh lớn, cha mất thì ông trở thành "quyền huynh thế phụ" có nghĩa là "anh như cha". Các em Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nhất tề phải nghe theo. Đó là cái đạo "phụ tử" trong Tam cương của Nho giáo. Nó là thứ chân lý mà bất kỳ ai cố tình phá vỡ nó đều bị cả xã hội lên án. Trong tam cương còn có đạo vua tôi "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Nguyễn Huệ là một thần tử của Nguyễn Nhạc (sau khi Nguyễn Nhạc đã xưng đế) nhưng lại cãi lệnh vua thậm chí đem quân đánh vua của mình, đó là phạm vào tội bất trung.
Một người trong xã hội phong kiến mà mang tiếng bất trung, bất hiếu thì rất khó làm người khác phục, họ phục chẳng qua vì họ sợ mà thôi.
Biết bao vị quan, tướng vì không phục nhà Tây Sơn đảo loạn cương thường đạo lý nên đã bỏ theo Gia Định như võ thì có Nguyễn Văn Trương, Lê Chất... văn thì có đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng.
Xứ Bắc hà là xứ nghìn năm văn vật, rất coi trọng Nho giáo, coi trọng tam cương ngũ thường. Ngũ thường chính là : Nhân, Lễ, Nghĩa, Chí, Tín. Người Bắc Hà không cần biết Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ có mâu thuẫn hay không, họ chỉ biết rằng đó là anh em, là những người của Tây Sơn. Trong khi anh thì nói không lấy đất của nhà Lê nhưng em thì lại chiếm giữ không trả. Như vậy là thất tín và cái tội thất tín, dân Bắc hà đổ hết lên đầu của Nguyễn Nhạc chứ không phải Nguyễn Huệ. Bởi thế khi viết thư cho Tôn Sĩ Nghị, vua quan Bắc Hà đều vơ hết mọi tội lỗi đổ lên đầu của Nguyễn Nhạc.
Còn cụ nói "anh em kiến giả nhất phận" đó là chỉ với những người bình thường, với những sự nghiệp bình thường mà thôi. Còn đối với Tây Sơn của Nguyễn Nhạc thì không phù hợp chút nào, sự nghiệp của Nguyễn Nhạc là một sự nghiệp vĩ đại.
Nguyễn Nhạc tạo ra Tây Sơn với chiến thuật, chiến lược rõ ràng và nhà Tây Sơn đã hình thành theo đúng hướng ấy. Mọi người từ quan đến dân tất cả phải vì sự nghiệp chung của Tây Sơn mà đồng lòng hướng tới. Bất cứ một sự rẽ phải, rẽ trái gây nguy hại đến sự nghiệp ấy thì đều rất nguy hiểm. Sự nghiệp Tây Sơn là một nghiệp lớn chứ không phải một việc cỏn con mà ta muốn làm sao thì làm, sai thì sửa được.
Khi Tây Sơn chưa thực sự vững chắc, ổn định thì Nguyễn Huệ đã rẽ đi hướng khác, lạc ra ngoài quỹ đạo chiến lược mà Nguyễn Nhạc đã vạch ra.
Lịch sử chứng minh Nguyễn Nhạc đã đúng. Tây Sơn chỉ vững mạnh khi triệt tiêu hoàn toàn thế lực của chúa Nguyễn cũng như ổn định và phát triển được vùng tân cương phía nam của tổ quốc. Còn chạm vào đất Bắc thì chỉ chuốc toàn phiền phức thậm chí đổ vỡ cả sự nghiệp của Tây Sơn.
Tiếc thay, Nguyễn Huệ nhận ra đã quá muộn, Nguyễn Ánh nhờ vùng đất phía Nam mà phát triển nhanh chóng lực lượng và đánh đổ cả nhà Tây Sơn.
Đôi khi ở đời có những việc ta vô tình làm sai, thì mãi mãi không bao giờ ta có cơ hội lần thứ hai để sửa đổi được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thọ Hạc TH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-382604
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
158
Động cơ
243,360 Mã lực
Nơi ở
Cù Lao Chàm
Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu là tội lớn đáng phải chém đâu, xã hội xưa là như vậy
Trong sách thánh hiền đã định rõ, luân thường đạo lý chỉ từ 3 cương vực chính mà luận ra
Vua tôi, cha con và vợ chồng.
Phàm kẻ nào phạm một trong 3 trọng tội ấy, lại táng tận lương tâm phá hủy tông miếu, quật mồ mả tiền nhân đời trước, thì trời không dung, đất không tha,
Thuận Thiên Thừa Vận cũng chính là từ đó mà ra
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Em đang nói ngắn là cả vương triều nhà Tây Sơn, không phải chỉ nói thời gian sau khi Nguyễn Huệ mất. Theo cụ trong lịch sử các vương triều ở Việt Nam thì nhà Tây Sơn nên được xếp vào ngắn hay dài.
Nếu thế thì tít mù rồi lại vòng quanh. Cuộc tranh luận của chúng ta lại quay trở lại ban đầu.
 

mihkun

Xe điện
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Cảm ơn cụ Hương quê. Đọc bài của vụ em mới nhận ra khi đánh giá lịch sử phải dựa trên quan điểm của xã hội cùng thời.
 

Thọ Hạc TH

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-382604
Ngày cấp bằng
14/9/15
Số km
158
Động cơ
243,360 Mã lực
Nơi ở
Cù Lao Chàm
Cảm ơn cụ Hương quê. Đọc bài của vụ em mới nhận ra khi đánh giá lịch sử phải dựa trên quan điểm của xã hội cùng thời.
Vậy là cụ này dần giác ngộ rồi đó, trước kia cụ ấy phản đối dữ lắm
Một tín hiệu rất đáng mừng
Vodka cụ đã quay về chính nghĩa
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Đấy là cụ đang lấy quan điểm ngày nay để nhận xét và đánh giá. Thời phong kiến thì Nho giáo là chủ đạo. 3 anh em nhà Tây Sơn tuy không xuất thân quyền quý nhưng được ăn học đàng hoàng và là môn đệ của người thầy nổi tiếng Trương Văn Hiến nên không thể không thấm nhuần Nho giáo.
Nguyễn Nhạc là anh lớn, cha mất thì ông trở thành "quyền huynh thế phụ" có nghĩa là "anh như cha". Các em Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nhất tề phải nghe theo. Đó là cái đạo "phụ tử" trong Tam cương của Nho giáo. Nó là thứ chân lý mà bất kỳ ai cố tình phá vỡ nó đều bị cả xã hội lên án. Trong tam cương còn có đạo vua tôi "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Nguyễn Huệ là một thần tử của Nguyễn Nhạc (sau khi Nguyễn Nhạc đã xưng đế) nhưng lại cãi lệnh vua thậm chí đem quân đánh vua của mình, đó là phạm vào tội bất trung.
Một người trong xã hội phong kiến mà mang tiếng bất trung, bất hiếu thì rất khó làm người khác phục, họ phục chẳng qua vì họ sợ mà thôi.
Biết bao vị quan, tướng vì không phục nhà Tây Sơn đảo loạn cương thường đạo lý nên đã bỏ theo Gia Định như võ thì có Nguyễn Văn Trương, Lê Chất... văn thì có đại thi hào Nguyễn Du nổi tiếng.
Xứ Bắc hà là xứ nghìn năm văn vật, rất coi trọng Nho giáo, coi trọng tam cương ngũ thường. Ngũ thường chính là : Nhân, Lễ, Nghĩa, Chí, Tín. Người Bắc Hà không cần biết Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ có mâu thuẫn hay không, họ chỉ biết rằng đó là anh em, là những người của Tây Sơn. Trong khi anh thì nói không lấy đất của nhà Lê nhưng em thì lại chiếm giữ không trả. Như vậy là thất tín và cái tội thất tín, dân Bắc hà đổ hết lên đầu của Nguyễn Nhạc chứ không phải Nguyễn Huệ. Bởi thế khi viết thư cho Tôn Sĩ Nghị, vua quan Bắc Hà đều vơ hết mọi tội lỗi đổ lên đầu của Nguyễn Nhạc.
Còn cụ nói "anh em kiến giả nhất phận" đó là chỉ với những người bình thường, với những sự nghiệp bình thường mà thôi. Còn đối với Tây Sơn của Nguyễn Nhạc thì không phù hợp chút nào, sự nghiệp của Nguyễn Nhạc là một sự nghiệp vĩ đại.
Nguyễn Nhạc tạo ra Tây Sơn với chiến thuật, chiến lược rõ ràng và nhà Tây Sơn đã hình thành theo đúng hướng ấy. Mọi người từ quan đến dân tất cả phải vì sự nghiệp chung của Tây Sơn mà đồng lòng hướng tới. Bất cứ một sự rẽ phải, rẽ trái gây nguy hại đến sự nghiệp ấy thì đều rất nguy hiểm. Sự nghiệp Tây Sơn là một nghiệp lớn chứ không phải một việc cỏn con mà ta muốn làm sao thì làm, sai thì sửa được.
Khi Tây Sơn chưa thực sự vững chắc, ổn định thì Nguyễn Huệ đã rẽ đi hướng khác, lạc ra ngoài quỹ đạo chiến lược mà Nguyễn Nhạc đã vạch ra.
Lịch sử chứng minh Nguyễn Nhạc đã đúng. Tây Sơn chỉ vững mạnh khi triệt tiêu hoàn toàn thế lực của chúa Nguyễn cũng như ổn định và phát triển được vùng tân cương phía nam của tổ quốc. Còn chạm vào đất Bắc thì chỉ chuốc toàn phiền phức thậm chí đổ vỡ cả sự nghiệp của Tây Sơn.
Tiếc thay, Nguyễn Huệ nhận ra đã quá muộn, Nguyễn Ánh nhờ vùng đất phía Nam mà phát triển nhanh chóng lực lượng và đánh đổ cả nhà Tây Sơn.
Đôi khi ở đời có những việc ta vô tình làm sai, thì mãi mãi không bao giờ ta có cơ hội lần thứ hai để sửa đổi được.
Cụ nhầm rồi. Xưa nay, trừ đám hủ nho ra vua bảo chết phải chết (vì không còn cách nào để sống), thì các bậc túc nho cũng khôn chán. Ai mạnh thì theo chứ họ làm gì biết đến chữ trung quân. Đời Tam Quốc, nếu trung quân thì đám nhà nho đã không hùa theo Tào Tháo hạ bệ Hiến Đế. Cho đến thời Lê - Trịnh. Bọn nhà nho làm sao không biết phải trung với vua Lê, nhưng chúa Trịnh bảo giết vua Lê thì họ vẫn xông vào cung bắt vua Lê đi thắt cổ như thường. Thái tử Lê Duy Vĩ còn bị vu tội làm phản mà có thế nhà nho nào đứng ra can gián hay chết theo đâu. Nên cụ không nên mang tư tưởng Nho giáo ra đánh giá nhà Tây Sơn. Vì nếu thế phải đánh giá cả Nguyễn Ánh theo thước đo Nho giáo nữa, mà theo thước đo này thì Ánh lại càng tệ hại.

Nếu cụ Hươngquê73 không đi vào phân tích số liệu, sự kiện mà cứ đi vào suy đoán thì rốt cuộc cụ chỉ có sự thật mà cụ muốn tin thôi. Như Nguyễn Ánh giết Đỗ Thành Nhơn là người đã đưa Ánh từ một thằng nhãi con lên ngôi vương, bán cho vua Pháp thứ mà ông ta "không có" thì Nguyễn Ánh mới là tiêu biểu của kẻ không có "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín".

Chính trị thì nhiều mưu mô. Nguyễn Nhạc muốn trả cho vua Lê đất, thì đó là mưu mô của Nguyễn Nhạc muốn kiềm chế ông em mình. Nguyễn Huệ ép vua Lê phải ban Nghệ An cho Nguyễn Huệ, cũng là mưu mô riêng của Nguyễn Huệ muốn gây dựng cơ sở ở miền Bắc. Cụ Hươngquê73 không thể dùng thước đo tín, nghĩa để đánh giá hành động này được. Cái gì có lợi cho mình, cho đại cục thì làm thôi.

Nguyễn Huệ dù có muốn đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định thì cũng không thể làm gì được vì đơn giản là nó đã được phong cho Nguyễn Lữ. Ông ta phụ trách mặt bắc của Tây Sơn. Cụ muốn biết tình anh em nhà Tây Sơn biểu hiện thế nào thì đây chính là ví dụ đấy.
Cụ Nguyễn Lữ kéo đại quân chạy về Quy Nhơn khi Nguyễn Ánh vừa từ Xiêm về, bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt đối thủ từ trong trứng nước. Nguyễn Nhạc làm ngơ không cứu Phạm Văn Tham. Chừng ấy là quá đủ để cho thấy tài năng và tầm nhìn của hai vị này rồi. Cụ đừng thổi thêm nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

divemiendatla

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-421522
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
401
Động cơ
221,140 Mã lực
Nơi ở
Vientiane
Em cám ơn cụ
Năm đó có đưa tin chi phí 20 tỷ để làm hội thảo ở Thanh Hóa.
Không rõ thời gian qua đã lên trăm tỷ hay chứa cụ nhỉ?
https://www.otofun.net/members/lehoang_tx.191996/
Xưa nay em vốn chỉ là kẻ vào hóng thớt về sử cho mở mang đầu óc, chứ không quen bới móc, bôi xấu ai, nhưng hôm nay em cần thiết một lần có đôi lời góp ý với cụ.
Con số 20 tỷ + Thanh hóa, nghe tưởng bình thường, nhưng rất nhạy cảm, đầy ẩn ý sâu xa, khiến cho người xem dễ hiểu nhầm, khi đột ngột nói ra ở một chủ đề không liên quan và rất nóng........
Theo dõi những còm của cụ ở nhiều thớt, em thấy cụ rất dị ứng với đất và người Thanh hóa, thậm chí thành kiến với vùng đất này rất nặng nề.
Xin cụ thôi đừng khuấy động tư tưởng kỳ thị, phân biệt vùng miền lên forum nữa
Em cũng tha thiết xin cụ đừng bảo kê cho một số phần tử tiêu cực, dựa vào diễn đàn để gây sự mâu thuẫn vùng miền nữa.
Em còn biết cụ đã có những lời lẽ, hành động mang nặng sự ích kỉ, nhỏ nhen, hay thù vặt đối với một số mem không cùng quan điểm của cụ.
Như vậy nó mất cái tiêu chí của một diễn đàn nhiều lắm.
Cuối cùng em chỉ xin nói, một người như cụ, nếu không chịu rèn luyện thay đổi chính mình, cứ tiếp tục như lâu nay, thì sẽ là một cản trở lớn của OF.
Nguy hiểm hơn nếu cụ leo cao luồn sâu trong OF thì thực sự đó là một mối nguy hiểm của OTV.

Giờ cụ hãy làm theo thói quen, nhấn vào nút vang ngay & luôn. E hết. .
 

TOM GM

Xe tải
Biển số
OF-154723
Ngày cấp bằng
30/8/12
Số km
387
Động cơ
356,880 Mã lực
Dạo gần đây, phong trào xét lại lịch sử lên cao quá. Điển hình trong OF với "chiến dịch" đổi màu cho Nguyễn Ánh nói riêng và triều Nguyễn nói chung, rất rầm rộ. Truyền thông đã chứng minh sức mạnh qua một loạt các loại cách mạng màu rồi mùa xuân Ả rập, lẽ nào VN ngoài quy luật đó.Haizzzzzzzzzz.
Công tội mỗi triều đại có hậu thế ngàn đời soi xét . Chẳng vì triều đại sau xoá bỏ lịch sử triều đại trước mà hết được. Huynh đệ dù có tương tàn nhưng trong nhà thì bão cũng chỉ dừng sau cánh cửa còn mà ngoại bang xâm chiếm, nô dịch thì cả bàn thờ tổ tiên với hậu thế ngàn năm, nhẽ cũng chả còn. Âý mới thấy triều đại nào, nhân vật nào dính đến tội "Rước voi giày mả tổ" hay " cõng rắn cắn gà nhà" thì đời đời con dân đất Việt chả thể quên đuợc đâu,lo gì dăm chục năm chép sách sửa sử dựa vào suy diễn.
Vài lời cảm thán của người biết ít, đọc ké, xem ké các cụ bàn sử thôi ạh. Có gì mong các cụ đại xá.

Ps: Trong giang hồ, lấy số nhanh nhất là lấy của lão đại. Hạ bệ nhanh nhất thì phải hạ bệ người có danh gì với núi sông, chứ như em thì ai mà thèm hạ. Mà Anh hùng áo vải cờ đào trong lòng dân thì cao ko đo được.
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Cụ nhầm rồi. Xưa nay, trừ đám hủ nho ra vua bảo chết phải chết (vì không còn cách nào để sống), thì các bậc túc nho cũng khôn chán. Ai mạnh thì theo chứ họ làm gì biết đến chữ trung quân. Đời Tam Quốc, nếu trung quân thì đám nhà nho đã không hùa theo Tào Tháo hạ bệ Hiến Đế. Cho đến thời Lê - Trịnh. Bọn nhà nho làm sao không biết phải trung với vua Lê, nhưng chúa Trịnh bảo giết vua Lê thì họ vẫn xông vào cung bắt vua Lê đi thắt cổ như thường. Thái tử Lê Duy Vĩ còn bị vu tội làm phản mà có thế nhà nho nào đứng ra can gián hay chết theo đâu. Nên cụ không nên mang tư tưởng Nho giáo ra đánh giá nhà Tây Sơn. Vì nếu thế phải đánh giá cả Nguyễn Ánh theo thước đo Nho giáo nữa, mà theo thước đo này thì Ánh lại càng tệ hại.

Nếu cụ Hươngquê73 không đi vào phân tích số liệu, sự kiện mà cứ đi vào suy đoán thì rốt cuộc cụ chỉ có sự thật mà cụ muốn tin thôi. Như Nguyễn Ánh giết Đỗ Thành Nhơn là người đã đưa Ánh từ một thằng nhãi con lên ngôi vương, bán cho vua Pháp thứ mà ông ta "không có" thì Nguyễn Ánh mới là tiêu biểu của kẻ không có "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín".

Chính trị thì nhiều mưu mô. Nguyễn Nhạc muốn trả cho vua Lê đất, thì đó là mưu mô của Nguyễn Nhạc muốn kiềm chế ông em mình. Nguyễn Huệ ép vua Lê phải ban Nghệ An cho Nguyễn Huệ, cũng là mưu mô riêng của Nguyễn Huệ muốn gây dựng cơ sở ở miền Bắc. Cụ Hươngquê73 không thể dùng thước đo tín, nghĩa để đánh giá hành động này được. Cái gì có lợi cho mình, cho đại cục thì làm thôi.

Nguyễn Huệ dù có muốn đánh Nguyễn Ánh ở Gia Định thì cũng không thể làm gì được vì đơn giản là nó đã được phong cho Nguyễn Lữ. Ông ta phụ trách mặt bắc của Tây Sơn. Cụ muốn biết tình anh em nhà Tây Sơn biểu hiện thế nào thì đây chính là ví dụ đấy.
Cụ Nguyễn Lữ kéo đại quân chạy về Quy Nhơn khi Nguyễn Ánh vừa từ Xiêm về, bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt đối thủ từ trong trứng nước. Nguyễn Nhạc làm ngơ không cứu Phạm Văn Tham. Chừng ấy là quá đủ để cho thấy tài năng và tầm nhìn của hai vị này rồi. Cụ đừng thổi thêm nữa.
Đúng ra em cũng không muốn còm tiếp với cụ, bởi còm trước em cũng đã nói cụ không chịu hiểu nhưng cứ thích đem Nguyễn Ánh vào. Thôi đây là còm cuối em trả lời với cụ cái mà cụ đang băn khoăn và đem ra so sánh hành động của Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ.
- Những so sánh của cụ là so sánh hết sức khập khểnh, bởi : Quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Đỗ Thanh Nhơn là quan hệ vua tôi (ai là vua, ai là tôi chắc cụ biết). Nhơn tuy là người trên danh nghĩa đã giúp Nguyễn Ánh nhưng giống như Trương Phúc Loan. Nghĩa là lợi dụng Nguyễn Ánh để tạo thế lực. Đỗ Thanh Nhơn làm nhiều điều đại nghịch, hà hiếp dân chúng, hiếp đáp chúa (gặp Nguyễn Ánh không thèm hành lễ) nên Nguyễn Ánh buộc lòng phải giết đi để trừ hậu hoạn. Một số võ tướng của Đỗ Thanh Nhơn chẳng những không oán ông mà còn đi theo giúp ông chẳng hạn nhu Lê Văn Quân.
- Chắc có lẽ cụ nhầm lẫn em với cụ atlas06 về chuyện Nguyễn Ánh bán cái mình không có ? Em không hề nhận định như vậy. Trái lại, đặt mình vào trường hợp của Nguyễn Ánh thì rõ ràng tất cả những vùng đất từ Thuận Hóa trở vào đều là đất đai của tổ tiên họ Nguyễn chứ không phải của Tây Sơn hay Lê Trịnh và Nguyễn Ánh phải quyết tâm lấy lại bằng được, bằng mọi giá. Do đó việc Nguyễn Ánh ủy quyền cho Bá Đa Lộc được phép nhượng cửa Đà Nẵng cho Pháp là hoàn toàn có cơ sở pháp lý. (Giống như hiện nay ta vẫn cho rằng có đầy đủ cơ sở pháp lý đối với chủ quyền 2 quần đảo HS và TS vậy).
- Hành động của Nguyễn Ánh bị thế hệ ngày nay cho là bán nước trong khi ở chế độ phong kiến, ông ta hoàn toàn có quyền làm thế. Bởi đất đai là sở hữu của nhà vua.
- Tuy nhiên do Pháp không thực thi hiệp ước nên Nguyễn Ánh đã thẳng thừng từ chối thực hiện. Đó là sự công bằng chứ không hề thất tín như cụ nói.
Lưu ý : Những sĩ quan người Pháp trong quân đội của Nguyễn Ánh là những người lính đánh thuê do Bá Đa Lộc trực tiếp thuê đem về. Họ hoàn toàn không phải là lính của triều đình Pháp cử sang thực hiện hiệp ước.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top