- Biển số
- OF-374797
- Ngày cấp bằng
- 23/7/15
- Số km
- 1,362
- Động cơ
- 256,850 Mã lực
Ai nói cụ nhà Tây Sơn không đấu được với quân Trịnh ? Em nghĩ cụ có lẽ nhầm lẫn giai đoạn này.Còm của cụ đầy tính suy đoán chủ quan.
Năm 1778 nhà Trịnh đang rất mạnh. Trịnh Sâm 4 năm sau mới chết. Không ai lúc đó dự đoán nhà Trịnh sụp đổ. Cho nên Nguyễn Nhạc muốn bành trướng xuống phía Nam và sang Miên là bởi lượng sức mình không đấu lại được Trịnh Sâm.
Còn khi Trịnh Sâm chết, Bắc Hà loạn. Tình hình xoay chuyển rất nhanh, tạo ra vận hội mới cần phải nắm lấy và phải quyết định nhanh. Ở đây ta phải thấy được tài năng của Nguyễn Hữu Chỉnh và sự quyết đoán của Nguyễn Hụê.
Nếu Nguyễn Nhạc không đòi Nguyễn Hụê phải về ngay và là ngay lập tức thì Nguyễn Hụê đã có thời gián ổn định tình hình và Bắc Hà đã không lâm vào khoảng trống quyền lực. Bỗng nhiên một buổi sáng Chiêu thống thức dậy và thấy Tây sơn biến mất. Trịnh không còn. ông ta biết dựa vào ai? Xung quanh chỉ có vài thằng lính canh. Bản thân vua Lê ở Bắc Hà chỉ có cái danh, bản chất chỉ là anh phú hộ (nhà Trịnh cho thu thúê 1000 hộ), không có lực lượng riêng.
Trong tình hình như thế, Bắc Hà không thể là lá chắn cho Quảng Nam, vì nhà Thanh mà lấy được Bắc Hà tất nhiên sẽ không để yên cho Nguyễn Nhạc.
- Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa Tây Sơn năm 1771.
- Năm 1774, quân Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc lợi dụng tình hình vượt giới tuyến chiếm Phú Xuân. Lúc này quân Tây Sơn bị kẹp giữa một bên là quân Trịnh ở Quảng Nam đánh xuống và một bên là quân Nguyễn ở Phú Yên đánh lên. Trong tình thế nguy hiểm ấy, Nguyễn Nhạc đầu hàng quân Trịnh (trên danh nghĩa) và tập trung đánh quân Nguyễn ở phía Nam.
- Tháng 7/1775, Nguyễn Nhạc lần đầu cho Nguyễn Huệ xuất trận đánh quân Nguyễn ở Phú Yên. Quân Nguyễn thua chạy. Cùng lúc này quân Trịnh ở Chu Ô (Quảng Ngãi) bị bệnh dịch chết nhiều trong đó có cả Hoàng Ngũ Phúc nên quân Trịnh rút về Quảng Nam, sau đó rút hẳn về Thuận Hóa. Nguyễn Nhạc hay tin Quận Việp bệnh nặng nhưng không tấn công mà tiếp tục truy kích các chúa Nguyễn về miền Nam.
- Năm 1777, là một năm bận rộn của Nguyễn Huệ khi phải vâng lệnh Nguyễn Nhạc tấn công vào Gia Định 2 lần : tháng 03 và tháng 09 năm 1777, lần vào Gia Định thứ hai (tháng 9) Nguyễn Huệ bắt được 2 chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương đem tất cả về Gia Định, tháng 10 xử chém.
Việc giết chết 2 vị chúa của Nguyễn Huệ không biết có phải là nguyên nhân khiến Nguyễn Nhạc tức giận nên không phong vương cho ông hay không ? Em không dám quả quyết dù điều ấy rất có cơ sở. Việc mất đi chúa Nguyễn Phúc Dương (con rễ Nguyễn Nhạc) khiến Nguyễn Nhạc mất đi một quân bài quan trọng trong tay, khiến ông rất khó bình định được lòng dân Gia Định.
- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng đế lấy hiệu Thái Đức và có những dòng tâm sự với thương nhân người Anh Chapman tại Quy Nhơn (mà em đã trình bày).
Việc Nguyễn Nhạc xưng đế mà không thèm quan tâm có sự cho phép của nhà Lê-Trịnh hay không, ta thấy Tây Sơn không hề khiếp sợ quân Trịnh. Rõ ràng Tây Sơn thời điểm này đã thực sự trưởng thành, lớn mạnh nên Nguyễn Nhạc mới lên ngôi để lấy tính chính danh mà hành đại sự, cụ nhé.