- Biển số
- OF-365995
- Ngày cấp bằng
- 8/5/15
- Số km
- 3,285
- Động cơ
- 278,533 Mã lực
- Cụ nên biết là Nguyễn Nhạc vì phạm tội trốn thúê nên mới phải làm loạn chứ không phải bức xúc cho quần chúng. Nên bảo ông ta có chí lớn phất cờ khởi nghĩa cũng không hẳn.Suy diễn của em là có căn cứ, dựa trên những sự kiện lịch sử chứ không phải là suy diễn áp đặt như một số sử quan. Bản thân em luôn tôn trọng sự thật khách quan, nó là con gà thì mình nói là con gà chứ không hề diễn giải thành con vịt được. Đó không phải là tánh nết của em.
Cụ bảo em thổi Nguyễn Nhạc lên quá cao, vậy chứ em hỏi cụ một người dám đứng ra phất ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn thì người đó có cao không ? Sống trong một XH loạn lạc, ai cũng chỉ biết lo cho thân mình, em xin hỏi các cụ trên diễn đàn có người nào dám cầm cờ như cụ Nhạc ? Bản thân em yếu hèn không làm nỗi chuyện ấy là điều chắc chắn rồi.
Những câu nói của Nguyễn Nhạc tâm sự kế hoạch của ông với thương nhân Chapman (hiện còn lưu trữ tại thư viện Anh) là "chém gió" à ? Đại ý Nguyễn Nhạc hoạch định kế hoạch sẽ thâu tóm toàn bộ bán đảo Đông dương (bao gồm ĐBSCL và cả Chân Lạp) đến sát biên giới nước Xiêm và cả những vùng đất của chúa Nguyễn hiện còn đang nằm trong tay của quân Trịnh (Thuận Hóa). Rõ ràng kế hoạch của Nguyễn Nhạc hoàn toàn không đả động gì đến vùng đất phía Bắc của nhà Lê.
Nói như thế thì Nguyễn Nhạc sợ quân Trịnh à ? Nếu ông ấy sợ thì ông ấy không dám xưng vương chứ đừng nói đến xưng đế. Ngay thời điểm 1775, Nguyễn Nhạc đã biết quân Trịnh đang bị dịch bệnh và lặng lẽ rút quân nhưng ông vẫn ưu tiên mặt trận phía Nam chứ không thừa cơ truy đuổi quân Trịnh để chiếm đất.
- Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế phong Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Đông Định vương trấn giữ vùng Trấn Biên (toàn bộ dãy đất từ Gia Định xuống đến mũi Cà Mau) nhưng lại phong cho Nguyễn Huệ, người đã nhiều lần đem chiến thắng lại cho Tây Sơn chức Long Nhương tướng quân. Tất nhiên, việc sắc phong này có lý do riêng của Nguyễn Nhạc. Nhưng nó đã làm mầm mống gây bất mãn ở Nguyễn Huệ.
- Từ lúc lên ngôi cho đến năm 1784, Nguyễn Nhạc tập trung quân đội bình định miền Nam. Năm 1785, ông cử Nguyễn Huệ vào Nam đập tan quân Xiêm tại trận Rạch Gầm Xoài Mút, chính thức đẩy Nguyễn Ánh phải lưu lạc xứ người.
- Từ nguồn tin từ Phú Xuân, năm 1786 tên cáo già Nguyễn Hữu Chỉnh vào Quy Nhơn gặp Nguyễn Nhạc, kể rõ sự tình Bắc Hà và khuyên Nguyễn Nhạc nhân cơ hội soán ngôi nhà Lê.
- Mặc dù biết quân Trịnh đã suy yếu trầm trọng, nhưng kế hoạch của ông ta là chỉ cần những vùng đất trước kia của chúa Nguyễn, không chạm vào đất nhà Lê (em đã nhiều lần nói về lý do tại sao Nguyễn Nhạc không lấy đất của vua Lê rồi nên không nhắc nữa). Năm 1786, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đi đuổi quân Trịnh, thu hồi đất Thuận Hóa.
- Thất vọng với Nguyễn Nhạc và phát hiện ra mâu thuẫn giữa 2 anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ nên Nguyễn Hữu Chỉnh đã xúi giục Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc. Được lời như mở tấm lòng, Nguyễn Huệ bất chấp quân lệnh kéo đại quân ra Bắc.
- Nguyễn Nhạc hay tin như sét đánh, lập tức ra Bắc kéo Nguyễn Huệ trở về và cam kết với triều đình nhà Lê là "một tấc đất của nhà Lê cũng không lấy"
- Việc làm này của Nguyễn Nhạc đã đẩy mâu thuẫn vốn có của hai anh em lên đến tột đỉnh. Sau khi trở về từ đất Bắc, Nguyễn Huệ chống đối Nguyễn Nhạc ra mặt. Tự ý lập quân đội riêng, tự ý phong quan cấp tước, nhất là tự ý chiếm đất Nghệ An của nhà Lê bất chấp cam kết của Nguyễn Nhạc ở Bắc Hà.
- Mâu thuẫn bùng phát dữ dội, năm 1787 Nguyễn Huệ phát hịch kể tội Nguyễn Nhạc (gọi Nguyễn Nhạc là giống sài lang chó lợn) và đem 6 vạn quân (có nguồn nói khoảng 10 vạn) tấn công Quy Nhơn.
- Cuộc chiến nồi da xáo thịt đến nỗi các giáo sĩ phương Tây lúc bấy giờ diễn tả là thực sự kinh hoàng, gây nhiều đau khổ cho dân chúng. Để có lực lượng tiến đánh Nguyễn Nhạc và tấn công ngôi thành kiên cố như Quy Nhơn, Nguyễn Huệ vét lính từ 9 tuổi đến 60 tuổi, nhà sư cũng phải đi lính, chuông đồng, tượng đồng bị tháo dỡ để đúc vũ khí ... nhân dân khổ cực không thể nào kể hết được.
- Nguyễn Nhạc cuối cùng phải chủ động giảng hòa và đồng ý phong cho Nguyễn Huệ chức Bắc Bình Vương. Như vậy, rõ ràng ta thấy cái Nguyễn Huệ cần không phải là tình anh em máu mủ mà là cái hư vị "Bắc Bình Vương", thứ mà trước đây Nguyễn Nhạc không chịu phong cho ông ta.
- Việc Nguyễn Nhạc sắc phong cho Nguyễn Huệ là một kết cục cay đắng cho chiến lược hướng Nam của ông ta. Ông ta đã hoàn toàn bất lực và chấp nhận để em mình tung hoành đất Bắc như ý Nguyễn Huệ muốn.
- Tuy nhiên, cái Nguyễn Huệ muốn còn cao hơn thế nữa. Nhiều bằng chứng lịch sử đã được phát hiện gần đây cho biết, Nguyễn Huệ xưng đế trước khi quân Thanh dự định sang nước ta. Chứ không như nhiều nguồn từ trước đến nay cho rằng trước sự xâm lược của nhà Thanh, Nguyễn Huệ xưng đế để hiệu triệu thiên hạ.
- Năm 1792, thủy quân Gia Định lần đầu tiên tấn công Thị Nại, chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc. Nguyễn Huệ lúc này mới nhận thấy được tầm quan trọng của Gia Định, thứ mà xứ Bắc Hà sau hàng trăm năm chiến tranh, mục ruỗng không đem lại được gì cho ông ta. Lúc này Nguyễn Huệ mới nghĩ đến cái chí của Nguyễn Nhạc cũng như sai lầm của mình.
- Nguyễn Huệ viết hịch kêu gọi mọi người "theo lệnh vua anh" tức Nguyễn Nhạc đã chứng minh điều ấy và nỗi lo sợ thực lực của Gia Định khiến Nguyễn Huệ trước khi chết còn dặn dò đám quan lại con cháu coi chừng "không có đất chôn thân". Đúng là sự thức tỉnh muộn màng.
- Nếu quả ông ta có tài năng, nhất là năng lực dùng người thì sao ông ta lại chỉ phong cho người đánh đông dẹp bắc, lập bao công trạng là Nguyễn Hụê chức Long Nhương tướng quân, trong khi lại phong cho kẻ vô tích sự Nguyễn Lữ làm Đông định vương. Là cụ, cụ có bất mãn và khinh thường không? Một lãnh đạo hẹp hòi như vậy mà cụ cũng cố mà thổi lên để hạ Nguyễn Hụê được.
- Việc Nguyễn Nhạc xưng đế và việc ông ta dám tấn công quân Trịnh để tranh lãnh thổ không liên quan đến nhau cụ nhé. Thật ra Nguyễn Nhạc chỉ mong làm Trung ương Hoàng đế ở cái xó Bình Định, chẳng đánh vào Nam mà cũng không đánh ra Bắc, và làm thế nào để kiềm chế ông em Nguyễn Hụê. Khi nói chuyện với Chapman năm 1775, ông ta đầy hoài bão. Nhưng đến năm 1782 trở đi, ý chí của ông ta nguội lạnh và chỉ mong hưởng lạc.