Càng xem càng thấy tâm đắc quá,Đúng ra em cũng không muốn còm tiếp với cụ, bởi còm trước em cũng đã nói cụ không chịu hiểu nhưng cứ thích đem Nguyễn Ánh vào. Thôi đây là còm cuối em trả lời với cụ cái mà cụ đang băn khoăn và đem ra so sánh hành động của Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ.
- Những so sánh của cụ là so sánh hết sức khập khểnh, bởi : Quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Đỗ Thanh Nhơn là quan hệ vua tôi (ai là vua, ai là tôi chắc cụ biết). Nhơn tuy là người trên danh nghĩa đã giúp Nguyễn Ánh nhưng giống như Trương Phúc Loan. Nghĩa là lợi dụng Nguyễn Ánh để tạo thế lực. Đỗ Thanh Nhơn làm nhiều điều đại nghịch, hà hiếp dân chúng, hiếp đáp chúa (gặp Nguyễn Ánh không thèm hành lễ) nên Nguyễn Ánh buộc lòng phải giết đi để trừ hậu hoạn. Một số võ tướng của Đỗ Thanh Nhơn chẳng những không oán ông mà còn đi theo giúp ông chẳng hạn nhu Lê Văn Quân.
- Chắc có lẽ cụ nhầm lẫn em với cụ atlas06 về chuyện Nguyễn Ánh bán cái mình không có ? Em không hề nhận định như vậy. Trái lại, đặt mình vào trường hợp của Nguyễn Ánh thì rõ ràng tất cả những vùng đất từ Thuận Hóa trở vào đều là đất đai của tổ tiên họ Nguyễn chứ không phải của Tây Sơn hay Lê Trịnh và Nguyễn Ánh phải quyết tâm lấy lại bằng được, bằng mọi giá. Do đó việc Nguyễn Ánh ủy quyền cho Bá Đa Lộc được phép nhượng cửa Đà Nẵng cho Pháp là hoàn toàn có cơ sở pháp lý. (Giống như hiện nay ta vẫn cho rằng có đầy đủ cơ sở pháp lý đối với chủ quyền 2 quần đảo HS và TS vậy).
- Hành động của Nguyễn Ánh bị thế hệ ngày nay cho là bán nước trong khi ở chế độ phong kiến, ông ta hoàn toàn có quyền làm thế. Bởi đất đai là sở hữu của nhà vua.
- Tuy nhiên do Pháp không thực thi hiệp ước nên Nguyễn Ánh đã thẳng thừng từ chối thực hiện. Đó là sự công bằng chứ không hề thất tín như cụ nói.
Lưu ý : Những sĩ quan người Pháp trong quân đội của Nguyễn Ánh là những người lính đánh thuê do Bá Đa Lộc trực tiếp thuê đem về. Họ hoàn toàn không phải là lính của triều đình Pháp cử sang thực hiện hiệp ước.
Em hiểu thế này, tuy là đối thủ của nhau, nhưng tính chất cuộc chiến của nhà Tây sơn, và tính chất cuộc chiến của nhà Nguyễn là khác nhau về bản chất.
_ nhà Tây sơn là cuộc nổi dậy lật đổ, chiếm lãnh thổ, đất đai, phế truất chính quyền đương thời.
_ nhà Nguyễn là công cuộc đánh đuối, giành lại đất đai, lãnh thổ của cha ông họ đã nhọc công khai phá, mở cõi biết bao đời xương máu. Cho con dân họ.
Giờ thì rõ ràng hơn cho việc tại sao Nguyễn Ánh lại miệt mài bám trụ kháng chiến trường kỳ như vậy
Và cũng hiểu tại tại sao Gia Long lại nung nấu chí căm thù, và quyết tâm thực hiện một cuộc trả thù triệt để, tàn khốc nhất trong lịch sử phong kiến đến như vậy.
Chỉnh sửa cuối: