- Biển số
- OF-394809
- Ngày cấp bằng
- 2/12/15
- Số km
- 3,663
- Động cơ
- 273,598 Mã lực
- Tuổi
- 26
Chiến thắng Thi Nại làm hoảng hốt Tây Sơn. Nguyễn Huệ phải tức tốc nhảy vào chiến trận, Theo tờ hịch gởi cho quân dân hai phủ Quảng Ngãi và Quy Nhơn đề niên hiệu Quang Trung thứ 5 ngày 10 tháng 7 (27-8-1792)1 ông tỏ ra được ý đó. Bản dịch của giáo sĩ De La Bissachère vẫn còn giữ được giọng hung hăng, ồ ạt của lời kêu gọi bình Thanh 5 năm trước ở xứ Nghệ. Theo tờ hịch, sau trận Thi Nại, Nguyễn Nhạc có viết thư cho ông trình bày rằng quân dân Quy Nhơn khiếp sợ trước đối phương nên mới bị thua mau chóng như vậy. Quang Trung phải nhắc nhở đến tính cách phù trợ của dân hai phủ đối với anh em Tây Sơn và ngược lại, ơn huệ họ đã ban cho dân chúng trên 20 năm rồi. Ông gợi lại những trận bình Xiêm, đánh Bắc oai hùng, lừng lẫy và lưu ý rằng chen vào đó, những chiến thắng chống cựu trào thật quá dễ dàng. “Gia Định là mồ chôn” họ Nguyễn. Thế thì dân hai phủ sợ gì bọn người nhút nhát ấy? Đúng ra dân chúng sợ người Tây dưới quyền Nguyễn Ánh thì phải hơn. Nhưng cái kiêu hãnh của viên tướng bách thắng không cho phép dân bái quận của mình sợ bất cứ ai, vì “cho dù loại người ấy có khéo léo đến đâu đi nữa, tất cả đều có cặp mắt xanh của con rắn, phải coi họ như những xác chết trôi từ biển bắc dạt xuống”.
Dự định của Nguyễn Huệ báo cáo cho dân chúng là quân Phú Xuân sẽ đem toàn lực lượng thuỷ bộ tung vào Gia Định, đánh đến tận Cao Miên, đập tan quân Nguyễn Ánh “như gỗ mục vậy”. Đáng chú ý là tờ hịch nói “theo lệnh Vua Anh”. Có thể thực hai bên đã đồng ý với nhau về điểm Huệ trợ giúp cho Nhạc này vì rõ ràng là họ đang đứng trước sự tồn vong của gia đình họ. Vì cũng chính trong tờ hịch, Nguyễn Huệ khuyến khích dân hai phủ trung thành với Nhạc và nói rõ rằng việc đánh Gia Định là để tỏ cho mọi người biết Nhạc - Huệ thực là anh em và họ không bao giờ quên họ cùng một dòng máu. Lời lẽ có tính cách trấn an và cũng lộ có sự tương nhượng. Có lẽ chính có sự nhượng bộ về phía Nhạc nên Nguyễn Huệ hiểu dụ các làng trong hai phủ phải lo làm cầu, đường để quân dễ trẩy đi...
Dự định không thành như ta biết. Hai mươi ngày sau, Nguyễn Huệ chết bất ngờ vì lo cho cuộc viễn chinh. Chiến tranh do đó tiếp tục có lợi về phía Gia Định.
Tháng 2 âm lịch 1793, có viên Đô ty Tây Sơn đem hai thuyền và 100 người vào Gia Định. Nguyễn Ánh biết được việc Nguyễn Nhạc đem em gái đi điếu Nguyễn Huệ đến Quảng Ngãi thì bị chận lại không cho ra2. Thấy bác cháu họ còn nghi kỵ nhau, Ánh bèn quyết định đánh Quy Nhơn3. Viên Đô ty này từ Phú Xuân đến nên có thể chính ông cho Gia Định biết cả việc Quang Toản và Quang Thuỳ hục hặc nhau nữa bởi vì ông Lelabousse đã kể rõ việc này trong thư khoảng tháng 6 dương lịch khi cuộc tiến quân mới còn ở Phan Rang, Bình Khang.
Lần ra quân này (tháng 4 âm lịch 1793) do Tôn Thất Hội coi. Quân bộ đánh Phan Rí với Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Ánh theo quân thuỷ có Nguyễn Văn Trương, Võ Di Nguỵ đi trước, Võ Tánh hộ vệ. Quân đi có người Miên, Hoa, Âu hung hăng, dữ tợn.
Quân thuỷ đến trước ở cửa Phan Rang. Nguyễn Kế Nhuận đánh luỹ Mai Nương thì Tây Sơn đã chạy rồi. Nguyễn Ánh để lại Vệ uý Nguyễn Hiên đợi bộ binh rồi ra cửa Nha Trang. Nguyễn Văn Đắc, Võ Văn Lượng đổ bộ đánh luỹ Hoa Vông4 lấy phủ Diên Khánh. Ánh sai Võ Tánh mang 3 vệ đội đi lấy Bình Khang rồi chính mình cũng theo thuỷ quân tiến ra nữa. Ở vũng Hòn Khói, Chỉ huy Trí lại bỏ Bình Khang để một số binh tướng ra hàng đầu quân dưới cờ Gia Định5.
Quân bộ chậm chân hơn, nhưng Tôn Thất Hội cũng đuổi được Đô đốc Hồ Văn Tự chạy theo đường thượng về Quy Nhơn. Trong lúc đó binh thuỷ đã đến Xuân Đài. Võ Tánh tiến lên đánh luỹ La Hai6, Tham đốc Tây Sơn là Phạm Văn Điềm chạy bỏ cả lương hướng. Sức chống cự của Tây Sơn rõ là rất yếu ớt.
Như vậy là từ Bình Thuận đến Phú Yên quân Nguyễn đã chiếm trọn. Ánh lo đặt người cai trị, thâu thuế, lấy lúa nạp thay tiền để có lương cấp binh lính. Quan cai trị có người là quan võ rảnh ranh như Nguyễn Thoan coi Hậu thuỷ doanh, giữ Bình Khang, có người là hàng tướng vô hại như Nguyễn Y Mân được làm Cai bạ Phú Yên.
Nhưng khi quân Nguyễn vào đất Quy Nhơn thì thấy được sức đề kháng của Tây Sơn. Võ Tánh đổ bộ lên cửa Thi Nại rồi tiến phá cầu Tân Hội vào tháng 6 năm đó. Tây Sơn lui về giữ núi Trường Úc7. Ở đồng Bình Thạnh, quân Nguyễn gặp đội tượng binh của Nguyễn Bảo, con Thái Đức. Bảo thua bèn lui về đắp luỹ giăng từ Thổ Sơn8 đến núi Trường Úc để ngăn giữ.
Lúc bấy giờ, bộ binh đã tiến vào theo hai đường hẻm có sẵn: Cù Mông gần biển và Hà Nhao9 phía tây. Ánh mật sai Tôn Thất Hội ở đèo Phú Quý10 bắt dân gần đó phá gai, chặt cây dọn đường để đánh trên núi. Dưới đồng, quân ông nửa đêm vượt qua Kỳ Sơn cùng Nguyễn Văn Thành tập kích núi, có Võ Tánh đánh ở mặt sau. Ở Trường Úc, Võ Văn Lượng đến đốt trại để Lê Văn Duyệt tiến lên núi thu súng ống, đạn dược rất nhiều. Nguyễn Bảo và Đào Văn Hổ phải chạy về thành Quy Nhơn bỏ lại các luỹ Phú Trung, Tân An, Cầu Chàm, Đập Đá11.
Vòng vây cứ dần dần thu hẹp lại. Nhưng Ánh cũng cần thêm quân khi chiến tranh càng quyết liệt. Một phần Ánh lấy ở đám dân sở tại hưởng ứng theo, phần lớn là đám dân mới nội thuộc: Phú Yên, Bình Khang. Ở các nơi này, Ánh lại nhắm vào đám cựu quân Tây Sơn để khỏi mất công huấn luyện: lệnh truyền chiêu tập ở Bình Khang các tay súng giỏi, binh cũ nhắm vào ai là “nhưng súng đội”, “cựu ngạch binh” nếu không là họ?
_______________________________________
1. Ch. Maybon. La relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mgr De La Bissachère, Ed. Champion, Paris, 1920, t. 173-176.
2. Nguyễn Nhạc bị lầm một lần khi vợ chính của Quang Trung mất mà người ta đồn lầm là chính Huệ thương cảm quá rồi cũng chết theo luôn. Lần đó Nhạc tính đem quân chiếm cả Phú Xuân, Bắc Hà (thư ông Sérard gởi ông Letondal, Sử Địa, số 13, t. 171). Không trách bây giờ Quang Toản ngăn không cho đi điếu cha mình.
3.Thực lục q6, 13b.
4. Địa điểm Hoa Vông còn thấy trên bản đồ bây giờ nơi bờ phía bắc sông Cái, đối diện với thành Diên Khánh. Chắc trước khi xây thành, Hoa Vông đã nằm cả 2 bờ sông nên lúc Võ Tánh giữ Diên Khánh, có tên “cầu Hoa Vông”.
5.Thực lục q6, 17ab, 18ab.
6.Thực lục viết La Thai. Chỉ cần thêm chữ 二 sau chữ 台 là ta có La Hai, tên Nôm đúng.
7. Úc Sơn tên của Thực lục.
8.ĐNNTC, tỉnh Bình Định, (q9, 14a) có ghi: “Thổ Sơn cổ tháp tục gọi là tháp Thị Thiện”. Vậy địa điểm Thổ Sơn chỉ ngọn đồi trọc bên cạnh quốc lộ số 1 cũ, gần cầu Bà Di, mà người Pháp gọi là Tours d’Argent. Tên thông thường gọi là tháp Bánh Ít.
9. Ha Nha của Thực lục.
10. Phú Quý Cương cửa Thực lục, ngọn đèo thấp đưa tới đồng Cây Cầy.
11. Lam Kiều, Thạch Yển của Thực lục.
Dự định của Nguyễn Huệ báo cáo cho dân chúng là quân Phú Xuân sẽ đem toàn lực lượng thuỷ bộ tung vào Gia Định, đánh đến tận Cao Miên, đập tan quân Nguyễn Ánh “như gỗ mục vậy”. Đáng chú ý là tờ hịch nói “theo lệnh Vua Anh”. Có thể thực hai bên đã đồng ý với nhau về điểm Huệ trợ giúp cho Nhạc này vì rõ ràng là họ đang đứng trước sự tồn vong của gia đình họ. Vì cũng chính trong tờ hịch, Nguyễn Huệ khuyến khích dân hai phủ trung thành với Nhạc và nói rõ rằng việc đánh Gia Định là để tỏ cho mọi người biết Nhạc - Huệ thực là anh em và họ không bao giờ quên họ cùng một dòng máu. Lời lẽ có tính cách trấn an và cũng lộ có sự tương nhượng. Có lẽ chính có sự nhượng bộ về phía Nhạc nên Nguyễn Huệ hiểu dụ các làng trong hai phủ phải lo làm cầu, đường để quân dễ trẩy đi...
Dự định không thành như ta biết. Hai mươi ngày sau, Nguyễn Huệ chết bất ngờ vì lo cho cuộc viễn chinh. Chiến tranh do đó tiếp tục có lợi về phía Gia Định.
Tháng 2 âm lịch 1793, có viên Đô ty Tây Sơn đem hai thuyền và 100 người vào Gia Định. Nguyễn Ánh biết được việc Nguyễn Nhạc đem em gái đi điếu Nguyễn Huệ đến Quảng Ngãi thì bị chận lại không cho ra2. Thấy bác cháu họ còn nghi kỵ nhau, Ánh bèn quyết định đánh Quy Nhơn3. Viên Đô ty này từ Phú Xuân đến nên có thể chính ông cho Gia Định biết cả việc Quang Toản và Quang Thuỳ hục hặc nhau nữa bởi vì ông Lelabousse đã kể rõ việc này trong thư khoảng tháng 6 dương lịch khi cuộc tiến quân mới còn ở Phan Rang, Bình Khang.
Lần ra quân này (tháng 4 âm lịch 1793) do Tôn Thất Hội coi. Quân bộ đánh Phan Rí với Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Ánh theo quân thuỷ có Nguyễn Văn Trương, Võ Di Nguỵ đi trước, Võ Tánh hộ vệ. Quân đi có người Miên, Hoa, Âu hung hăng, dữ tợn.
Quân thuỷ đến trước ở cửa Phan Rang. Nguyễn Kế Nhuận đánh luỹ Mai Nương thì Tây Sơn đã chạy rồi. Nguyễn Ánh để lại Vệ uý Nguyễn Hiên đợi bộ binh rồi ra cửa Nha Trang. Nguyễn Văn Đắc, Võ Văn Lượng đổ bộ đánh luỹ Hoa Vông4 lấy phủ Diên Khánh. Ánh sai Võ Tánh mang 3 vệ đội đi lấy Bình Khang rồi chính mình cũng theo thuỷ quân tiến ra nữa. Ở vũng Hòn Khói, Chỉ huy Trí lại bỏ Bình Khang để một số binh tướng ra hàng đầu quân dưới cờ Gia Định5.
Quân bộ chậm chân hơn, nhưng Tôn Thất Hội cũng đuổi được Đô đốc Hồ Văn Tự chạy theo đường thượng về Quy Nhơn. Trong lúc đó binh thuỷ đã đến Xuân Đài. Võ Tánh tiến lên đánh luỹ La Hai6, Tham đốc Tây Sơn là Phạm Văn Điềm chạy bỏ cả lương hướng. Sức chống cự của Tây Sơn rõ là rất yếu ớt.
Như vậy là từ Bình Thuận đến Phú Yên quân Nguyễn đã chiếm trọn. Ánh lo đặt người cai trị, thâu thuế, lấy lúa nạp thay tiền để có lương cấp binh lính. Quan cai trị có người là quan võ rảnh ranh như Nguyễn Thoan coi Hậu thuỷ doanh, giữ Bình Khang, có người là hàng tướng vô hại như Nguyễn Y Mân được làm Cai bạ Phú Yên.
Nhưng khi quân Nguyễn vào đất Quy Nhơn thì thấy được sức đề kháng của Tây Sơn. Võ Tánh đổ bộ lên cửa Thi Nại rồi tiến phá cầu Tân Hội vào tháng 6 năm đó. Tây Sơn lui về giữ núi Trường Úc7. Ở đồng Bình Thạnh, quân Nguyễn gặp đội tượng binh của Nguyễn Bảo, con Thái Đức. Bảo thua bèn lui về đắp luỹ giăng từ Thổ Sơn8 đến núi Trường Úc để ngăn giữ.
Lúc bấy giờ, bộ binh đã tiến vào theo hai đường hẻm có sẵn: Cù Mông gần biển và Hà Nhao9 phía tây. Ánh mật sai Tôn Thất Hội ở đèo Phú Quý10 bắt dân gần đó phá gai, chặt cây dọn đường để đánh trên núi. Dưới đồng, quân ông nửa đêm vượt qua Kỳ Sơn cùng Nguyễn Văn Thành tập kích núi, có Võ Tánh đánh ở mặt sau. Ở Trường Úc, Võ Văn Lượng đến đốt trại để Lê Văn Duyệt tiến lên núi thu súng ống, đạn dược rất nhiều. Nguyễn Bảo và Đào Văn Hổ phải chạy về thành Quy Nhơn bỏ lại các luỹ Phú Trung, Tân An, Cầu Chàm, Đập Đá11.
Vòng vây cứ dần dần thu hẹp lại. Nhưng Ánh cũng cần thêm quân khi chiến tranh càng quyết liệt. Một phần Ánh lấy ở đám dân sở tại hưởng ứng theo, phần lớn là đám dân mới nội thuộc: Phú Yên, Bình Khang. Ở các nơi này, Ánh lại nhắm vào đám cựu quân Tây Sơn để khỏi mất công huấn luyện: lệnh truyền chiêu tập ở Bình Khang các tay súng giỏi, binh cũ nhắm vào ai là “nhưng súng đội”, “cựu ngạch binh” nếu không là họ?
_______________________________________
1. Ch. Maybon. La relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mgr De La Bissachère, Ed. Champion, Paris, 1920, t. 173-176.
2. Nguyễn Nhạc bị lầm một lần khi vợ chính của Quang Trung mất mà người ta đồn lầm là chính Huệ thương cảm quá rồi cũng chết theo luôn. Lần đó Nhạc tính đem quân chiếm cả Phú Xuân, Bắc Hà (thư ông Sérard gởi ông Letondal, Sử Địa, số 13, t. 171). Không trách bây giờ Quang Toản ngăn không cho đi điếu cha mình.
3.Thực lục q6, 13b.
4. Địa điểm Hoa Vông còn thấy trên bản đồ bây giờ nơi bờ phía bắc sông Cái, đối diện với thành Diên Khánh. Chắc trước khi xây thành, Hoa Vông đã nằm cả 2 bờ sông nên lúc Võ Tánh giữ Diên Khánh, có tên “cầu Hoa Vông”.
5.Thực lục q6, 17ab, 18ab.
6.Thực lục viết La Thai. Chỉ cần thêm chữ 二 sau chữ 台 là ta có La Hai, tên Nôm đúng.
7. Úc Sơn tên của Thực lục.
8.ĐNNTC, tỉnh Bình Định, (q9, 14a) có ghi: “Thổ Sơn cổ tháp tục gọi là tháp Thị Thiện”. Vậy địa điểm Thổ Sơn chỉ ngọn đồi trọc bên cạnh quốc lộ số 1 cũ, gần cầu Bà Di, mà người Pháp gọi là Tours d’Argent. Tên thông thường gọi là tháp Bánh Ít.
9. Ha Nha của Thực lục.
10. Phú Quý Cương cửa Thực lục, ngọn đèo thấp đưa tới đồng Cây Cầy.
11. Lam Kiều, Thạch Yển của Thực lục.