[Funland] Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Kĩ thuật phá thành Ngọc Hồi : dùng tre nẹp lại để che đạn đối phương. Dùng xe ( cộ) chở chất nổ xộc thẳng vào lũy, dùng lựu đạn ném vào bên trong lũy, lính tiên phong dùng cộ làm bàn đạp nhảy qua lũy (kiểu tấn công liều chết ) mở lũy thì voi sẽ xông vào, lính trên voi sẽ dùng lựu đạn ném vào đội hình giặc. Vì thời kì này chiến thuật đã đạt đến mức tổ chức cao theo đội hình, nhóm, có khiên che chắn, bố trận theo đội hình, phối hợp công thủ.
  • Lối đánh này tinh binh phải cực giỏi và tướng chỉ huy phải thật dũng mãnh mục đích mở cửa đồn.
  • Ăn nhau là ở chỗ truy kích gây hoảng loạn.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Cái đoạn này có vẻ hợp lý hơn là chổ khác mô tả Phạm Ngô Cầu mở cửa thành đâu hàng sau khi Thể chết! Tiếc rằng không mô tả kỹ hơn phá thành là bằng đại bác hay bắc thang leo!

Sau đó, cũng như mọi trận khác của Nguyễn Huệ, gần như toàn bộ quân Trịnh ở Thuận Hóa không ai chạy thoát!!

Quân Tây Sơn đánh Thuận Hóa là 1 vạn. Số lượng quân Trịnh bị thiệt hại ở Thuận Hóa 3 vạn và có khá nhiều quân tinh nhuệ, tổng số quân thường trực của Bắc Hà-Thuận Hóa là 7-8 vạn!
  • Vì lúc này quân Tây Sơn vẫn là lính tình nguyện nên lực lượng ko nhiều lính chủ yếu là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Họ đi lính ko lương, ko quân phục..........nếu chết thì Tây Sơn sẽ trả tiền ma chay.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Cái dở là đánh quân Thanh gần như ko có tài liệu nào con lại đến ngày nay. Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì sơ sài quá và người Bắc Hà ko tham gia chính vào cuộc chống Thanh nên ko có ghi chép có giá trị. Tây Sơn có ghi thì bị đốt hết.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Dưới đây là bài viết về đại phá quân Thanh : Dân báo, Sài Gòn, 14 Fevrier 1940
Quang Trung đại phá quân Thanh
BTV | Thứ Bảy, 21/02/2015 15:28 GMT +7


Lời Tòa soạn: Vào ngày 5 tết Ất Mùi, nước ta tổ chức kỷ niệm 226 năm ngày Quang Trung đại phá quân Thanh xâm lược. Nhân dịp này, Văn hiến xin giới thiệu một số tư liệu về sự kiện này, được tổng hợp từ một số trang thông tin trên Internet.



Quang Trung đại phá quân Thanh

Đêm trừ tịch (30 tết), quân Tây Sơn xuất phát. Đạo quân do Quang Trung chỉ huy vượt sông Giao Thuỷ đánh đồn Gián Khẩu của quân cần vương nhà Lê. Quân Lê tan vỡ, Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, quân Quang Trung thần tốc tiến lên bắt gọn đám quân Thanh do thám và tiêu diệt các đồn bắc sông Nguyệt Quyết và đồn Nhật Tảo (Duy Tiên). Do đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân do thám bị bắt, quân Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động của quân Tây Sơn.

Dụ hàng đồn Hà Hồi, áp sát Ngọc Hồi

Ngày 3 tháng Giêng, quân Tây Sơn tiến đến Hà Hồi cách Thăng Long khoảng 20 km. Quang Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị bất ngờ trước sự áp sát quá nhanh của quân Tây Sơn, không kịp kháng cự, đều ra hàng.

Ngày 4 tháng Giêng, Quang Trung tiến đến đồn Ngọc Hồi. Hứa Thế Hanh ở đây nghe tin đồn Hà Hồi bị diệt vội báo về Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị vội điều Thang Hùng Nghiệp mang quân ra tăng viện, lại đặc sai 20 kỵ binh phải thay nhau chạy đi chạy lại báo cáo tình hình.

Nhưng khi tiến quân tới Ngọc Hồi, Quang Trung không đánh ngay. Quân Thanh bị động cũng không dám giao tranh trước nhưng cũng không biết bị đánh khi nào. Cả ngày mùng 4, Quang Trung chỉ cho quân hư trương thanh thế để uy hiếp tinh thần quân Thanh và gây sự chú ý của quân Thanh tới đạo quân do ông chỉ huy vào mặt trận Ngọc Hồi để tạo điều kiện cho yếu tố bất ngờ của các đạo quân đô đốc Long và đô đốc Bảo. Chính Tôn Sĩ Nghị nghe báo cáo của kỵ binh cũng bị hút vào đồn Ngọc Hồi mà không nhận ra nguy cơ từ cánh quân của đô đốc Long.

Diệt đồn Đống Đa

Khi Quang Trung diễu võ ngoài đồn Ngọc Hồi, đô đốc Long đang trên đường bắc tiến hướng đến Sơn Tây – nơi có đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh – thì bất thần rẽ sang làng Nhân Mục nay thuộc xã Nhân Chính và Khương Đình và nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống.

Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên, các đội voi của Tây Sơn đều có đại bác trên lưng nã vào đồn. Quân Thanh bị đánh bất ngờ trong đêm tối, chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy. Sầm Nghi Đống thấy không thể giữ được đồn bèn tự sát trên đài chỉ huy ở Loa Sơn (Khu vực phố chùa Bộc – Hà Nội hiện nay)[24].

Một số tài liệu mới mà giới nghiên cứu đưa ra gần đây lại cho thông tin khác về diễn biến trận diệt đồn Khương Thượng. Theo đó, khi quân Thanh bị diệt đáng kể, Sầm Nghi Đống bỏ chạy lên cố thủ tại đài chỉ huy ở Loa Sơn. Đô đốc Long chia quân làm 2: một cánh đánh sang Nam Đồng để tiến vào Thăng Long, một ít quân tiếp tục vây hãm Loa Sơn. Sầm Nghi Đống không tự vẫn ngay mà cố thủ trên đài chờ cứu viện của Tôn Sĩ Nghị, nhưng tới ngày hôm sau không có quân cứu, Sầm mới tuyệt vọng và thắt cổ tự sát[25].

Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:

Thánh Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến điệu anh hùng đại võ công

Dịch:

Thánh nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công

Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao, có đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận diệt đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận Đống Đa.

Tiến vào Thăng Long

Hạ xong đồn Khương Thượng, ngay trong đêm mùng 4, đô đốc Long tiến vào bắn phá đồn Nam Đồng ở phía tây thành Thăng Long. Khi Tôn Sĩ Nghị nhận được tin báo việc đồn Khương Thượng thất thủ thì đô đốc Long đã diệt xong đồn Nam Đồng và tiến vào đánh bản doanh của Nghị ở Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị vội vàng tháo chạy. Các tài liệu cũ đều mô tả cảnh hỗn loạn của quân Thanh. Hoàng Lê nhất thống chí viết:

"Nghị lên ngựa không kịp đóng yên, quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hốt tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô nhau rơi xuống nước mà chết... Lát sau cầu lại đứt, quân lính bị rơi xuống nước, sông Nhị Hà bị tắc không chảy được..."
Đại Nam chính biên liệt truyện viết:

"Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho nước sông không chảy được."

Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên nhà Thanh:

"Sĩ Nghị chạy trốn qua được bờ bắc sông Phú Lương (Tức sông Hồng) liền cắt đứt cầu phao khiến các đạo quân của Hứa Thế Hanh và Trương Triều Long bị bỏ lại ở bờ nam. Do đó hơn 1 vạn người vừa tướng vừa quân xô nhau nhảy xuống sông để bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối cả"[26],[27].
Lê Duy Kỳ được tin Sĩ Nghị đã bỏ chạy, vội dắt gia quyến chạy theo, ra đến bờ sông thì cầu đã gãy, phải men theo bờ sông phía Nghi Tàm, lấy được chiếc thuyền đánh cá chèo sang được bên kia sông Hồng. Em Duy Kỳ là Duy Chi được sai giữ cửa ô Yên Hoa (Tức Yên Phụ ngày nay) thấy Duy Kỳ đã chạy, cũng bỏ chạy lên Tuyên Quang.

Trận Ngọc Hồi

Sáng mồng 5 Tết, khi đô đốc Long tiến vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, Quang Trung hạ lệnh đánh đồn Ngọc Hồi. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, đồn này được Sĩ Nghị quan tâm phòng thủ nhất, có phó tướng Hứa Thế Hanh đích thân ra chỉ huy. Đồn có hỏa lực mạnh, xung quanh có địa lôi và chông sắt. Để phá hỏa lực địch, Quang Trung làm sẵn 20 tấm mộc đỡ đạn có tẩm rơm ướt dàn đi trước.

Theo Lê quý kỷ sự và Việt sử Thông giám cương mục, mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn tiến lên. Ngựa quân Thanh sợ voi lui lại, giẫm lên nhau, lùi về đồn. Quân Thanh không dám ra nữa, cố thủ trong đồn bắn ra. Quang Trung chia tượng binh làm hai cánh, một cánh vòng qua sau đồn Ngọc Hồi, đóng phía đông đê Yên Duyên để chặn đường địch rút; cánh kia dùng mộc tẩm rơm ướt tiến lên hãm đồn. Đại bác quân Thanh bị vô hiệu lực. Quân Tây Sơn tiến vào đồn hỗn chiến. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, quân Thanh không chống nổi chạy tản ra tứ phía, lại giẫm phải địa lôi chính mình đặt từ trước nên bị chết rất nhiều. Đồn Ngọc Hồi bị quân Tây Sơn thiêu cháy.

Quân Thanh từ đồn Ngọc Hồi chạy tới đê Yên Duyên, trông thấy phục binh Tây Sơn chặn đánh, phải chạy theo đường Vịnh Kiều[28] trốn về Thăng Long. Nhưng chạy tới nửa đường thì gặp cánh quân đô đốc Bảo đánh tới từ làng Đại Áng. Quân Thanh phải chạy lên làng Quỳnh Đô[29] định trốn vào đầm Mực. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, quân đô đốc Bảo tiến vào đầm Mực tiêu diệt toàn bộ quân Thanh còn lại chạy từ Ngọc Hồi về đây.

Như vậy toàn bộ hệ thống đồn do Tôn Sĩ Nghị thiết lập để phòng thủ ở nam Thăng Long đều bị quân Tây Sơn tiêu diệt. Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên, các tướng Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng đều tử trận.

Khải hoàn

Cũng theo Thánh vũ ký, đạo quân Vân Nam – Quý châu đóng ở Sơn Tây được tin các đồn thất thủ, tướng Ô Đại Kinh không giao chiến trận nào đã bỏ chạy, nhờ tướng người Việt là Hoàng Văn Đồng dẫn đường chạy về Trung Quốc.

Chiều mồng 5 tết (tức 30 tháng 1 năm 1789[30]), Quang Trung và đô đốc Bảo tiến vào Thăng Long trong sự chào đón của nhân dân, đô đốc Long ra đón rước vào thành. Đại Nam chính biên liệt truyện mô tả, áo bào của Quang Trung sạm màu khói súng.

Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh ở Hải Dương và Phượng Nhãn, tơi tả chạy về, bỏ lại cả quân ấn, kỳ bài, sắc thư. Trần Nguyên Nhiếp là bí thư dưới quyền Nghị sau này mô tả: Sĩ Nghị cùng Nguyên Nhiếp đi lạc lối, quanh co nhiều chỗ, bị đói khát 7 ngày đêm mới tới ải Nam Quan. Theo giáo sĩ De la Bissachere ở Việt Nam khi đó, số quân Thanh kịp theo Nghị qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người.

Lê Duy Kỳ vội chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Nghị và Duy Kỳ mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.

Như vậy sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Cánh quân Điền châu gần như bị diệt hoàn toàn, cánh quân Lưỡng Quảng chủ lực bị thương vong nặng và tan rã gần hết, riêng quân Vân Nam – Quý châu không giao chiến mà rút êm về nước. Quang Trung đã hẹn với ba quân mồng 7 vào ăn tết ở Thăng Long nhưng chỉ đến mồng 5, quân Tây Sơn đã khải hoàn ở kinh thành.

Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong một bài thơ:

Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng
Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,
Như trên trời xuống dám ai đương
Một trận rồng lửa giặc tan tành,
Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
Các đồn bị hạ[sửa | sửa mã nguồn]
Gián Khẩu
Yên Quyết
Nhật Tảo
Hà Hồi
Ngọc Hồi
Đống Đa
Nam Đồng

Tế quân Thanh

Sau cuộc chiến, Quang Trung ra lệnh thu nạp và nuôi dưỡng hàng vạn tù binh Mãn Thanh[31]. Ông sai thu nhặt xương cốt quân Thanh tử trận, chôn thành những gò đống, lập đàn cúng tế và sai Vũ Huy Tấn soạn văn tế, biểu thị sự thương xót với những quân, dân Trung Quốc chết xa nhà. Bài văn có đoạn:

Nay ta
Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi
Bảo lập đàn bên sông cúng tế
Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc
Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô
Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời nam, hãy lên đường mà quay về nơi hương chí
Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành
Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống[32].
Một bài viết của Phan Khôi về chiến thắng Ngọc Hội - Đống Đa

TẾT VỚI CHIẾN TRANH: ĂN TẾT VÀO NGÀY KHAI HẠ

[bị kiểm duyệt bỏ một đoạn]
…mở lịch sử ra xem, trước đây bờ một trăm sáu chục năm, chúng ta cũng có một lần đánh nhau với quân Tàu giữa ngày nguyên đán, làm cho cái tết phải hoãn lại đến ngày mồng bảy tháng giêng là ngày khai hạ mới ăn được.

Ấy là chuyện ở đời vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn.

Năm đinh vị (1787), Nguyễn Huệ sai Võ Văn Sĩ cầm quân ra Bắc Hà hỏi tội Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Sĩ ra chưa tới Thăng Long thì Hữu Chỉnh đã bỏ Thăng Long chạy sang Kinh Bắc, và vua Chiêu Thống cũng sợ mà đi trốn đâu mất rồi. Lúc Sĩ đến Thăng Long, bắt được Hữu Chỉnh đem hành hình ở đó thì không có mặt vua Chiêu Thống cho nên Sĩ mới lập Lê Duy Cẩn làm giám quốc.

Kế đó Võ Văn Sĩ bị cáo là mưu phản, Nguyễn Huệ đương ở Thuận Hóa vội vàng dẫn binh ra Bắc bắt Sĩ giết đi; người cũng còn để Lê Duy Cẩn làm giám quốc, và sắp đặt xong mọi việc rồi thì kéo binh trở về Thuận Hóa.
Không ngờ, vua Chiêu Thống không phải chạy trốn mà chỉ là đi tránh chỗ kinh đô ra các tỉnh cùng bầy tôi vận động qua Tàu cầu cứu.

Bấy giờ bên Tàu, Tôn Sĩ Nghị đương làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, Tôn được thơ xin viện binh của vua Lê thì tâu cùng hoàng đế Càn Long nhà Thanh mà xin nhận lời. Hoàng đế nhà Thanh phê y lời xin của Tôn.

Mùa đông năm mậu thân (1788), hai mươi vạn binh của bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, chia làm hai đạo kéo sang nước An Nam. Đạo thứ nhứt đi do đường Lạng Sơn, Sĩ Nghị cầm đầu; đạo thứ nhì đi do đường Tuyên Quang, một viên Tổng binh cầm đầu nhưng vẫn ở dưới quyền Sĩ Nghị.

Quân Tàu vừa đến Lạng Sơn đã rải ra một tờ hịch, rao có ai bắt sống được hai anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ thì sẽ được thưởng đầu công. Các tướng giữ thành Lạng Sơn của Tây Sơn bấy giờ là Nguyễn Văn Diệm và Phan Khải Đức nghe lời rao, đều sợ hoảng, kẻ thì xin hàng, người thì bỏ đi trốn. Quân Tàu trẩy tới Kinh Bắc (tức Bắc Ninh bây giờ), vua Chiêu Thống đích thân đến rước và chào mừng họ Tôn. Ngày 21 tháng 11 năm mậu thân (1788) Tôn Sĩ Nghị đứng làm lễ tuyên phong cho vua làm An Nam quốc vương, vì từ hồi Tuyên
Thống lên ngôi đến giờ bên Tàu chưa kịp làm cái lễ long trọng ấy.

Sau khi Nguyễn Huệ giết Võ Văn Sĩ, cất Ngô Văn Sở lên làm đại tướng, giao binh quyền cho ở giữ Bắc Hà rồi mới đi về miền Nam. Nhưng khi quân Tàu tràn sang đây, Sở liệu bề chống không nổi, đã truyền lịnh cho các đạo binh rút về giữ mặt Ninh Bình, Thanh Hóa, và cho người vào Thuận Hóa cáo cấp cùng chúa mình.

Bấy giờ 20 vạn quân Tàu, trừ ra một số ít chia đi tuần tiễu các nơi, còn thì đóng cả ở trên bãi cát bờ phía nam sông Nhị Hà. Sĩ Nghị sai bắt nhiều chiếc thuyền kết lại làm cái cầu nổi để cho quân lính đi thông sang bờ phía bắc.

Vua Chiêu Thống đã trở về, các quan trước kia chạy tản lạc, bây giờ cũng dần dần họp lại. Họ rủ nhau đến yết kiến Tôn Sĩ Nghị và xin lập tức ra binh kéo về miền Nam đánh anh em nhà Nguyễn Tây Sơn. Sĩ Nghị trả lời: “Ngày hết tết tới rồi, việc gì mà vội vàng dữ vậy? Đây ta không đánh gấp. Giặc nó còn gầy, để ta nuôi nó cho béo rồi khiến nó đem thịt tới dâng ta!” Nói thế rồi Tôn hạ lịnh cho lui quân an nghỉ, đợi đến ngày mồng sáu ra giêng hãy xuất quân.

Ở Thuận Hóa, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, nổi giận thét mắng ầm ầm, và hạ lịnh cho cử binh lập tức.

Các tướng xin Huệ trước khi cử binh hãy lên ngôi hoàng đế để buộc chặt lòng người. Huệ làm theo lời. Liền trong ngày 26 tháng 11 ấy lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, xưng niên hiệu là Quang Trung. Và cũng liền trong ngày ấy, chính mình làm tướng kéo cả thủy quân lục quân ra Bắc.

Ngày 29, quân đi đến Nghệ An thì trú lại đó hơn mười ngày. Lựa thêm tráng đinh xứ Nghệ, cứ ba tên lấy một, thúc vào quân đội. Cộng cả các quân cũ và mới có được hơn mười vạn và mấy trăm con voi. Làm lễ đại duyệt xong, lại bắt đầu tấn phát.

Ngày 20 tháng chạp đến đèo Ba Dội. Ngô Văn Sở chực sẵn bên đường, sập xuống lạy và xin chịu tội. Vua Quang Trung phán: “Các ngươi, tội đã đáng tội rồi, nhưng nghĩ vì Bắc Hà mới yên, lòng dân chưa phụ, mà các ngươi biết giữ trọn binh lực mình để lánh mũi giặc đương hung hăng, cũng không hại gì lắm, thôi thì ta tha cho đái tội lập công”. Rồi nội ngày 20 ấy đãi tiệc quân sĩ, ngài phán cùng họ: “Hôm nay hãy ăn sơ sài một bữa, đợi đến ngày mồng bảy tháng giêng vào thành Thăng Long rồi sẽ bày diên yến mừng xuân cho luôn. Các ngươi hãy ghi lấy lời ta thử có sai không nhỉ?”.

Đêm ba mươi Tết, quân đi qua sông Gián, đánh bại đạo binh của Hoàng Phùng Nghĩa, quan trấn thủ Sơn Nam của nhà Lê. Bao nhiêu quân Tàu đi tuần tiễu ở đó đều bị bắt giết hết, cho nên tuyệt chẳng có tin báo về Thăng Long cho Sĩ Nghị biết.

Đêm mồng ba, quân đến làng Hà Hồi. Ở đó có đồn bảo của quân Tàu, gác súng lớn, chôn ngầm địa lôi, cách phòng thủ rất kiên cố. Quân của vua Quang Trung vây các đồn ấy, lấy ống vọi truyền hô, có tiếng dạ đến mấy vạn người. Trong đồn nghe thấy thế đều run sợ, rồi không giao chiến, quân Tàu tự vỡ tan cả. Hết thảy lương thực khí giới đều bị quân Tây Sơn bắt lấy.

Tảng sáng ngày mồng năm, quân tới sát bên đồn Ngọc Hồi. Trên đồn bắn đạn xuống như mưa. Vua Quang Trung khiến mỗi người lính mang một miếng ván xông vào, còn ngài thì cỡi voi ở đằng sau giục tới. Cửa đồn bị vỡ. Ai nấy đều ném miếng ván xuống đất, cầm dao chặt tứ tung. Quân Tàu không chống lại được, bỏ chạy. Quân Tây Sơn đuổi theo, phá luôn mấy đồn Văn Điển, An Quyết, các quan Tàu, đề đốc Hứa Thế Hanh, tổng binh Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, tri phủ Sầm Nghi Giản đều tử trận.

Bấy giờ Tôn Sĩ Nghị ở nơi đại đồn trên bãi cát, nghe tin, lật đật lên ngựa chạy về phương Bắc. Rồi quan và lính chạy theo. Họ tranh nhau qua cầu, cầu gãy, rơi xuống sông mà chết không biết bao nhiêu, đến nỗi sông Nhị Hà không chảy được. Vua Chiêu Thống cũng chạy theo Sĩ Nghị về Tàu.

Sáng ngày mồng năm, chính mình vua Quang Trung kéo binh vào thành Thăng Long, cái áo chiến bào của ngài mặc nguyên sắc vàng mà biến ra sắc đen sạm, vì ăn mùi thuốc súng.

Đợi đến ngày mồng bảy mới mở tiệc khao thưởng quân sĩ, ăn Tết nguyên đán năm kỷ dậu, cho đúng với lời vua đã phán cùng họ hôm trước.

P. K.
Dân báo, Sài Gòn, 14 Fevrier 1940
 

dexom

Xe trâu
Biển số
OF-63376
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
31,349
Động cơ
1,000,399 Mã lực
Nơi ở
Thiên Đường
Công nhận lịch sử nhiều khúc bi tráng.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Tạ Chí Đại Trường

Chương 4
HỌ NGUYỄN TRUNG HƯNG


________________________________________________________Tiết 10

NGUYỄN PHÚC ÁNH CẦU VIỆN TÂY PHƯƠNG

Nguyễn Ánh, Tây Sơn và giáo sĩ * Nguyễn Ánh và Bồ Đào Nha * Cuộc vận động của Bá-đa-lộc.


“Tháng 7... nghe Bá-đa-lộc ở Chân Bôn, vua sai người đi triệu về, bàn bạc việc cầu cứu nước Pháp…”. Sử quan nhà Nguyễn chăm chú ghi chép việc xảy ra (năm 1783) theo ngày tháng, hẳn không lưu ý lắm rằng họ vừa đề cập đến một trong những sự kiện sẽ quyết định vận mạng chiến tranh.

Thực vậy, lúc bấy giờ trong ba phe đang chia nhau phần đông bán đảo Đông Dương, trừ Trịnh đang nghiêng đổ tuy vẫn còn chút bề ngoài huy hoàng, 2 phe còn lại, Nguyễn và Tây Sơn đều biết rằng nếu lôi kéo được về phía mình đám người mắt xanh da trắng đi trên những chiếc tàu đồng vững vàng ngoài đại dương kia, thì họ có cơ hội kết thúc chiến tranh mau chóng hơn. Nếu chiến tranh có làm các tay buôn xa lánh, không chịu chở tới đồng, sắt, lưu hoàng hay súng đạn, tàu bè thì Nguyễn, Tây Sơn cũng biết phải tìm nơi đâu: nhóm giáo sĩ Tây phương lẩn lút hay công khai dạy đạo Hoà Lan trong vùng họ cai trị.

Tây Sơn đã từng ve vãn giáo sĩ ở Quảng Nam (1774), ở Gia Định (1783), nhưng vì sự cần thiết của chiến tranh, chiến tranh nổi loạn từ chỗ không có gì khiến họ không những phải lấy nhà thờ làm nơi đóng quân, bắt tín đồ đi lính, còn phá chuông, tượng chùa để đúc binh khí tiền bạc, lôi sư sãi đi tòng quân. Cho nên từ chỗ nghĩ rằng Tây Sơn nổi loạn để khỏi bị bắt giẫm lên thập ác, eắt cỏ cho voi ăn, vì chúa Tây Sơn là một người đi đạo - ý nghĩ thật là ngây thơ giản dị - một người dân đã đi đến chỗ tưởng rằng “hắn ta mất đức tin, là kẻ thù của đạo Thiên Chúa lẫn đạo Thần tượng”1.

Thực ra Tây Sơn cũng đã thu dụng được giáo sĩ: có 2 linh mục thuộc dòng Phăng-xi-cô, một người làm thầy thuốc, một người chỉ dẫn về toán học cho Nguyễn Nhạc đến gần giữa năm 17862. Nhưng Manille không phải là nơi đúng chiều hướng phát triển buôn bán, họ không thể có ích hơn 2 viên sứ giả của Nguyễn Ánh ở Gia Định năm 1783.

Trong trận chiến giành giựt giáo sĩ này, các L.M được thổi phồng khả năng và hoạt động thái quá đến có khi đem lại tai hại cho họ. Trường hợp của L.M Ferdinand là nhột chứng cớ. Nguyên L.M d’Arcet ở Quy Nhơn được Nhạc cấp một giấy phép cho tự do truyền giáo ở xứ này và để đổi lại ông đã hứa cuội với Nhạc là sẽ vận động giúp chiến cụ. Thế rồi L.M Ferdinand bị bắt ở Gia Định đưa về Quy Nhơn, không hiểu sao Nhạc lại nhận diện là d’Arcet - chắc là da trắng mắt xanh, râu ria xồm xoàm như nhau! Nhạc quát mắng rầm rĩ: “Kìa tên L.M phản bội... sau khi hứa đem đồng lại cho Ta, lại đi về nước rồi mang cho ông Chung đồng và các chiến cụ để phá xứ Ta. Hãy đóng gông nó lại cho Ta!”3.

Thực là oan cho viên L.M này đã gánh chịu tức giận của Nhạc thấy binh sĩ mình chết vì lựu đạn, súng điểu thương gây ra, vì các giáo sĩ khác đã giúp Gia Định tích cực hơn. Sử quan ghi vắn tắt hai người: Gia-cô-vi và Ma-nộ-ê là dân Hi-ba-nho được lệnh sai đi Lữ tống xin binh giúp vào năm Quý Mùi (1783)4. Chỉ sai có một chi tiết: Gia-cô-vi (tên thường dùng chỉ Jacques Liot) không có can dự vào vụ này. Hai người sứ của Nguyễn Ánh là L.M Ginestar và thầy giảng Emmanuel thuộc dòng Phăng-xi-cô.

Việc xảy ra ở Phú Quốc vào khoảng đầu tháng 7-1783. Nguyễn Ánh đến hỏi Bá-đa-lộc tìm cách giúp đỡ lấy lại nước. Giám mục quay lại hỏi các L.M Phăng-xi-cô ở đó xem thử Manille có thể giúp được gì không. Họ đều trả lời “không” vì Manille không có quân lính. Nhưng Ánh nói mãi, G.M mới quyết định gởi một người trong bọn đi Manille với một viên sứ giả để cầu viện hay ít ra cũng tìm được chỗ trú cho vua. Vừa lúc ấy L.M Ginestar và Thầy giảng Emmanuel muốn thừa dịp trở về Dòng nên nhận lời. Sứ bộ đi trên một chiếc ghe bầu chở đầy Calaim (cá lầm?) định để bán hay đổi lấy gạo.

Nhưng họ không thoát lưới Tây Sơn giăng. Họ bị bắt dẫn tới Phạm Công Trị (12-7-1783). Câu chuyện của P. Ginestar thuật lại cuộc gặp gỡ tra xét làm chúng ta chứng kiến được một cuộc đấu trí giữa những viên sứ giả sa cơ mà vẫn còn đủ khôn ngoan đối đáp vừa để tránh thoát tội mình, vừa trấn an kẻ địch khỏi hư việc vua và một bên những viên loạn tướng cũng đủ tư cách tướng soái để nhẹ nhàng khéo léo cật vấn kẻ thù cho biết tình hình đối phương.

Sau khi biết được mục đích đi sứ bại lộ nhờ tìm ra thư của Bá-đa-lộc giấu trong thuyền mà không bắt tội các L.M đã nói dối “chỉ trông thấy mặt vua đàng xa”, Phạm Công Trị đem họ về Sài Gòn dùng làm đầu đề khuyến dụ giáo dân: “Ta không đòi hỏi các người đổi lại bằng tiền bạc gì hết mà chỉ để các người biết ơn Ta và giúp Ta lập lại bình yên trong xứ. Các người đã biết tại ai mà xứ sở lộn xộn rồi, nếu trong các làng các người có ai làm loạn, hãy chạy báo cho Ta biết...”5.

Tuy nhiên như Phạm Công Trị đã tiếc, vụ bắt này làm thoát mất hai người quan trọng: ông Chủng và ông Cả. Ông Chủng thì đang do dự hết tính chuyện theo sứ bộ đi Manille lại toan chạy trở ra Phú Xuân nhưng sợ Trịnh không dung6. Ông Cả thì đang tìm chỗ đặt để đám tuỳ thuộc trong cơn biến loạn, nhưng Chantaboun rồi Bangkok vẫn không được lại phải lênh đênh trên các hải đảo.

Nhân vật này thực khá đặc biệt. Đức ông Pigneau (x), Pierre-Joseph-Georges Pigneau de Béhaine trong hiệp ước 1787, trong giấy chứng nhận là đại diện toàn quyền cho vua Pháp ở Cochinchine, Giám mục d’Adran, Bá-đa-lộc, Bi-nhu Quận công, đó là những tên được người ta gọi một giáo sĩ của hội Truyền giáo Ba-lê ở cái xứ xa xôi này, vị giáo sĩ muốn đóng vai một “Giám mục trong triều” của Nguyễn Ánh, người đã cố lẩn tránh khi người ta gán cho danh hiệu ấy và thực ra cũng không bao giờ có thể trở thành một Richelieu Đại Việt.

Cứ theo lời ông thì khoảng giữa tháng 12-1784, ông gặp Nguyễn Ánh trên hòn Thổ Châu và Ánh đã quyết định theo tàu Hoà Lan đi Batavia nếu không có ông cản kịp. Và trong khi trận Rạch Gầm chưa xảy ra thì ông đã ôm Hoàng từ Cảnh để cùng Phó Vệ uý Phạm Văn Nhân, Cai cơ Nguyễn Văn Liêm, Trần Văn Học với đám tuỳ tùng lênh đênh trên Ấn Độ Dương hướng về Pondichéry7.

Đến bây giờ ông mới tỏ bày lập trường của ông. Ông muốn việc cứu viện Nam Hà phải về tay một cường quốc Công giáo, gạt ra ngoài bọn Thệ phản Hoà Lan, Anh. Ông muốn huấn luyện đứa bé ba tuổi trở thành một giáo dân kiểu mẫu để cho thần dân nó sau này sẽ bắt chước noi theo8.

Tuy nhiên dù trước kia cố tình chối cãi, người ta đã đồn ầm lên từ cuối 1778 là Nguyễn Ánh sẽ đi Tây cầu viện với L.M Hồ Văn Nghị, một người thân tín của Giám mục9, và khi qua Pháp vận động, Bá-đa-lộc đã đưa ra một tờ giấy uỷ nhiệm của Nội các Gia Định cho ông quyền hành vô hạn, lãnh ấn, hộ vệ Cảnh để xin viện binh Pháp; tờ giấy này làm ngày 10-7 Cảnh Hưng thứ 4310 (18-8-1782) tức là khi Châu Văn Tiếp chưa lấy lại Gia Định trong tay Đỗ Nhàn Trập, Hộ bộ Bá. Ý định cầu viện Pháp quả đã định từ lâu.

Mất công trông coi một đứa bé lên ba, Bá-đa-lộc được giữ trong tay một món hàng quý giá mà các nước Tây phương đều thèm muốn. Anh quốc sai người đến tận Pondichéry năn nỉ ông nhường lại Hoàng tử cho họ. Tiếng tăm về việc cầu viện cũng lan tận Goa. Sự thật từ tháng 4-1780, viên Toàn quyền Bồ ở Macao, O Fran Savier de Castro, đã gởi thư xin Bá-đa-lộc bảo Nguyễn Ánh gởi thư cho thành Goa chịu thông thương với điều kiện thuận lợi. Đổi lại Macao sẽ đảm đương lấy việc cung cấp cho Nguyễn Ánh những sự trợ giúp cần thiết11. Việc không đi tới đâu nhưng khi Bá-đa-lộc ở Pondichéry cũng thấy rõ Goa thèm muốn Hoàng từ Cảnh nên vội viết bức thư ngày 8-7-1785 cho Nghị viện Macao để “dân Bồ khỏi làm rối các Phái đoàn”.
___________________________________________
1. Thư Pigneau. Pondichéry. 20-3-1785 (A. Launay III: t. 85.
2. Thư Longer gởi cho Dufresne, 1-5-1786 (A. Launay III, t. 121).
3. Thư P.Ginestar. 1784, BSEI. XV. t. 90, 91. Thư Pigneau, Bangkok. 5-12-1783 bổ túc tên Ferdinand bằng Olmédilla. Theo ông, P. Ferdinand chết vì một vụ mê tín đàm tàu. Người giết ông là “Ông Doc lanh”(?) vốn tàn ác, đã từng cướp bóc các người Trung Hoa nên bị “Ông Long nhuong” kêu về Gia Định chém đầu. Chúng tôi phối hợp theo tin của Ginestar, tuy viết thư sau nhưng ở Sài Gòn vùng Tây Sơn, tất rõ chuyện hơn Pigneau ở Bangkok. Ông Chung: Ông Chủng. Nguyễn Ánh.
4.Liệt truyện q28, 8b, 9a. chuyện Bá-đa-lộc.
5. Thư Pigneau 20-3-1785 dẫn trước; thư L.M Ginestar 1784. L.M Castuera gởi cho L.M Trưởng tỉnh 11-7-1784 (BSEI, XV, t. 92-96). Lưu ý rằng theo Pigneau thì việc đi sứ là do 2 L.M chứ không phải ông đề xướng. Thái độ thật là dễ hiểu: Pigneau vẫn còn muốn tránh tiếng mình đã can thiệp vào chính trị. Chúng ta theo tài liệu của người trong cuộc để thấy phần do dự, phần chủ xướng của Pigneau. Hai người sứ còn sống chứ không phải bị giết như tin của Liệt truyện.
6. Thư Langenois gởi cho Descourvières 14-11-1783: Pigneau gởi cho Descourvières. Bangkok, 5-12-1783, thư Castuera nói trên.
7. .Thư Pigneau ở Pondichéry 30-3-1785 (A. Launay, III, t. 92). Thực lục q2, 4b. Liệt truyện q15, 17a .
8. Thư Pigneau kể trên và thư ở Pondichéry 6-7-1785 (A. Launay, III, t. 154). Liệt truyện q15, 17b.
9. Thư Mgr Le Bon cho hội Truyền giáo 21-12-1778 (A. Launay, III. t. 94).
10. A. Launay. III, t. 158, 159, 160.
11. A. Launay, III. t. 154.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Trong lúc Bá-đa-lộc ở Pondichéry thì một viên cai tàu Macao, Albert de Souza, đi Manille đòi tiền vua Xiêm trở lại Bangkok và gặp Nguyễn Ánh ở đấy. Ánh trao cho người này thư gởi cho Toàn quyền Goa. Không biết nội dung thư nói gì nhưng Bá-đa-lộc cũng gượng nói rằng nếu người Bồ giúp binh thì công việc truyền giáo của ông vẫn thuận lợi như thường1 (vì ông tin rằng đã nắm được Hoàng tử Cảnh).

Việc cầu Bồ không phải chỉ vắn tắt giữa chừng như Thực lục đã ghi. Antonio Vicenti Rossa ngày 2 tháng 9 Bính Ngọ (23-10-1786) đến Vọng Các dâng thư của Toàn quyền Goa báo cho Ánh biết đã có sẵn 56 tàu chiến (?!) chờ ở đấy. Biết Ánh trong tay Rama I, Antonio đút lót cho vua Xiêm 28 khẩu súng điểu thương, 100 thước vải Tây để xin rước Ánh đi Goa2. Tuy rằng Ánh có nói rõ với Bá-đa-lộc, cũng như với De Richery rằng ông không “nỡ lòng nào theo đó bỏ đây nên phải uyển ngôn từ tạ”, nhưng tại sao ta lại thấy Antonio đi về mang theo hai viên quan, trong đó có một người tôn thất với 15 lính hầu?3 Nguyễn Ánh không theo Antonio được không phải vì không nỡ lòng bỏ Bá-đa-lộc, nhưng vì “Xiêm vương hằng ngày cho người do thám” khiến ông “khó nỗi liệu toan” vậy. Vậy tất Ánh không đi được đã sai người đi thay.

Ở Macao, người ta cũng hay biết nhưng điều kiện của một thoả ước giữa đại diện Ánh và Toàn quyền Goa. Bồ Đào Nha sẽ giúp Ánh khôi phục ngôi báu. Mỗi năm Ánh sẽ trả lại “vua xứ Goa” 10.000 đồng bạc và cũng chừng ấy cho “Hoàng thượng” (Bồ). Thiên Chúa giáo được tự do truyền bá và được nhà cầm quyền giúp cất nhà thờ bất cứ ở đâu cần tới. Tàu thuyền, tiền bạc ở Cochinchine một mặt in phù hiệu Nam Hà, một mặt in phù hiệu Bồ. Ánh sẽ nhường các cửa biển, cho đặt đại sứ... Chi tiết về điều khoản “cho người Bồ lấy người Việt” và về việc phân biệt “vua xứ Goa” và Hoàng đế Bồ làm cho thoả ước có vẻ như thực, nhưng những đòi hỏi đền bù quá quắt như “trả lại mãi mãi”, “cất nhà thờ bất cứ ở đâu” làm ta thấy tiếng đồn đã quá sự thực. Việc không đi đến đâu vì như Pigneau đã nói một cách khinh bỉ: “Tôi biết Macao không có một tên quân” và các sứ giả Nguyễn Ánh hẳn thấy tận mắt thực lực của Macao.

Ở Pondichéry, Bá-đa-lộc không nghe lời Phạm Văn Nhân vì cho rằng “Hồng-mao nhỏ nhen, không như Bút-tu-kê nhu thuận, chẳng nên cầu”4. Quả thực ông là người Pháp! Nhưng nước Pháp với ảnh hưởng của Voltaire, của nhóm Bách khoa, “quốc gia lạc đường”, nước Pháp đó không làm ông tin cậy bao nhiêu5. Cuối cùng, tuy vậy ông vẫn chọn nước Pháp, nước Pháp còn vua, và trước nhất ông vận động ở Pondichéry.

Toàn quyền Charpentier de Cossigny thế Coutenceau des Algrains tỏ ra muốn giúp hơn6, nên gởi chiếc tàu Marquys de Castries do Riehery điều khiển đi Poulo Panjang (hòn Thổ Châu) để tìm thư Nguyễn Ánh, nhân tiện thả ở đây 34 người đi theo Bá-đa-lộc trước kia, trong đó các Hồ Văn Nghị và Trần Văn Học. Nghị báo tin cho Nguyễn Ánh hay và tàu hứa chở Nguyễn Ánh đi Pondichéry vào tháng 12-1786. Ánh rối rít viết thư cảm ơn De Richery, De Cossigny, từ tạ không đi được vì Xiêm vương canh gác gắt gao. Nhưng chẳng may cho Ánh, tàu De Castries có nhiệm vụ khác là dò xét bờ biển Nam Hà từ vĩ tuyến 11-18, coi dân tình có theo Nguyễn Ánh hay không, tìm cách hoạ đồ bờ bể, vũng tàu, xem xét Ánh có khả năng gì, tướng tá theo có đông không; nếu Ánh vô tài yếu ớt, thuộc hạ ít, thờ ơ thì về báo cáo mà không hứa gì hết7. Sức mạnh Tây Sơn lúc này đang nổi lên như sóng cồn ở miền Bắc trách gì khi De Richery trở lại Thổ Châu trong tháng 2-1787 khăng khăng không chịu chở Nguyễn Ánh!

Tàu De Castries qua Đông thì Bá-đa-lộc cũng đáp tàu Malabar qua Pháp để vận động trực tiếp với Triều đình (7-1786). Theo ông vẫn là Hoàng tử Cảnh, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Văn Liêm với 40 người hầu khác.

Thực là một dịp để cho đám thượng lưu Versailles có đề tài ăn chơi: họ tung ra một kiểu tóc, bài thơ phổ nhạc tặng ông hoàng Đông phương bé tí xíu mà phải sớm lao đao8.

Rốt lại ngày 28-11-1787, thoả ước Versailles ký kết, một bên là hầu tước Montmorin đại diện Louis XVI và một bên là Pigneau de Béhaine thay mặt Nguyễn Ánh. Các điều khoản phần lớn đã được vạch rõ trong tờ tuyên bố uỷ quyền của Nội các Gia Định ngày 18-8-1782, đại lược có những khoản như sau: Pháp hứa giúp Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu, 1.200 bộ binh, 200 pháo binh, 250 mọi Cafres (điều 2). Đổi lại, Nguyễn Ánh nhường luôn hòn đảo Hoi-nan đứng trấn đường vào cửa Touron (cù lao Chàm?), nhường cửa Touron để cho Pháp vương tuỳ ý xây dựng và cuối cùng thêm hòn Poulo Condore (điều 3, 4, 5). Pháp được quyền tự do thương mại và hơn nữa, độc quyền thương mại ở Nam Hà. Những chiếc tàu buôn ngoại quốc nào vào Nam Hà phải có giấy thông hành của Pháp và mang cờ Pháp (điều 6).

Đính theo thoả ước, Bá-đa-lộc còn được Louis XVI uỷ nhiệm làm đại diện toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh9. Mọi việc liệu định xuất quân, viên Tổng trưởng Bộ Hải quân, tướng De Castries, trao toàn quyền cho De Conway ở Pondichéry lúc bấy giờ đang trông coi quân lực ở Ấn Độ10.

Mọi việc thu xếp xong, Pigneau xuống tàu Dryade về nước, rời Lorient ngày 27-12-1787. Viên chỉ huy tàu De Kersaint được lời dặn bảo Louis XVI “gởi gấm Giám mục và cậu bé Hoàng tử”, cho họ “những phương tiện thuận lợi và thoải mái trong quyền hạn chủ tàu”, cho những người hầu Hoàng tử ăn cùng mâm với sĩ quan11. Cách đãi khách thật là lịch sự và chu đáo như trong hơn thế kỷ ăn chơi vừa qua của giới thượng lưu Versailles, nhưng Bá-đa-lộc có bớt tin tưởng không khi cố nhìn vào tình hình Pháp lúc bấy giờ, khi nhớ rằng quyền điều động đang trong tay một người bướng bỉnh, ương ngạnh như truyền thống Ái Nhĩ Lan của ông ấy đã chứng tỏ?

Tuy nhiên tình hình Nam Hà được thông báo cho Pigneau biết thực đáng khuyến khích: anh em Tây Sơn bất hoà. Nhưng Pigneau tin tưởng chừng nào thì De Conway dè dặt chừng nấy. Ông bảo đợi chiếc tàu của De Richery về báo lại. Ông gởi thêm hai chiếc tàu La Dryade và Le Pandour để dò xét tình hình, tìm hiểu các cửa biển, các đảo nhượng địa...12

Thế rồi từ việc quốc gia đại sự, người ta đi đến những công kích riêng tư. Bá-đa-lộc nóng nảy, ngọt ngạo khuyên nhủ De Conway “phải biết coi thường những lời bàn tán giấu dưới cái gọi là thận trọng, kỳ thực chỉ che đậy yếu hèn” để De Conway nổi cáu trả miếng rằng ông “lấy làm kinh ngạc thấy một giáo sĩ đáng kính lại chê là yếu hèn những người mà ông không bổ nhiệm và ông cần phải tìm hiểu nữa”. Bá-đa-lộc lại viết thư cho De Montmorin báo cáo về thái độ của De Conway “yếu kém sức lực và tinh thần, không phải chỉ không sửa soạn gì hết mà còn tìm đủ cách cho cuộc xuất quân thêm khó khăn”13. Mới có một tháng sau ngày Bá-đa-lộc đến Pondichéry mà xảy từng ấy chuyện, tình trạng đổ vỡ thấy rõ ràng.

Việc Nguyễn Ánh lấy lại được Gia Định, sai Hồ Văn Nghị đem tin báo xin viện binh cấp tốc tới cũng không làm cho De Conway thay đổi ý kiến: thoả ước Versailles chỉ là nhột trò đùa.

Việc không thi hành thoả ước làm cho các sử gia Pháp yêu nước sau này thấy mất một cơ hội chiếm thuộc địa Đông Dương sớm hơn gần một thế kỷ, nên nổi nóng gọi nhà cầm quyền lúc bấy giờ là “phản bội, lừa dối, phỉnh gạt”14. John Barrow vài năm sau cũng tìm cách giải thích sự thất bại này của Pigneau và tìm ra nguyên nhân ở câu chuyện một người đàn bà. Viên tu sĩ Pigneau nhận quả có ghét một người đàn bà vợ viên phụ tá của De Conway đã lang chạ với chủ tướng, nhưng bà ta cũng mang tinh thần chống đối 1789 để nhạo báng De Conway phải chịu quyền chỉ huy của một Giám mục trong “đạo quân của Giáo hoàng”15.

Nhưng duyên cớ chính phải tìm trong tình hình lụn bại của Pháp lúc bấy giờ. Thời gian Pigneau qua Pháp là lúc nội tình Pháp rối ren16. Một mặt chính quyền thấy cần phải cải cách, một mặt phải chịu đựng phản ứng của những kẻ vẫn được hưởng đặc quyền nay bị truất đi: cuộc nổi loạn của đám quý tộc dòng dõi nổ tung ngày 20-8-1786, cuộc hội họp của Hội nghị quý tộc (tháng 3, 4-1787). Tài chính kiệt quệ tới nỗi mười ngày trước khi ký thoả ước Versailles Triều đình trù liệu vay 420 triệu đồng livres. Thêm nữa, trước đó hơn một tháng (tháng 9, 10-1787) một đạo quân Phổ đã tràn vào chiếm đóng Cộng hoà Batave đánh đổ đảng thân Pháp làm cho Pháp mất đồng minh trên mặt biển là yếu tố cần để giữ thuộc địa.

Cho nên, để Bá-đa-lộc đi rồi, viên Trưởng văn phòng bộ Thuộc địa mới bảo “do lệnh Vua”, cho De Conway hay rằng “không tính tới chuyện viễn chinh Đông Dương”17. Việc đó đến báo chí đồng thời ở Pondichéry cũng biết18. Bá-đa-lộc có biết không? Không rõ điều đó, chỉ thấy lúc về ông nói lại với Nguyễn Ánh là “Quốc vương Đại Tây có tình thực giúp đỡ trong khi trấn quan hồ nghi chẳng quyết”19.

Nhưng như nhận xét của tờ Gazette nationale “không bao giờ tình hình dễ dàng cho việc lập lại quyền bính cho ông vua mất ngôi đã trở về chiếm năm tỉnh phía nam như bây giờ”. Thực vậy, tuy Nguyễn Ánh còn phập phồng lo sợ, nhưng cũng đã có thể để lấy danh nghĩa “An Nam Quốc vương” nói với Đại Tây quốc bằng một chút kiêu hãnh ngầm về cái ý tưởng thăng trầm quen thuộc của Đông phương: “Nghe rằng đạo trời bỉ rồi lại thái, vận nước tán rồi lại hưng, lý đã có thực vậy, thời nào lại không...!”
_____________________________________
1. Thư từ Ariancoupam, 12-3-1786 (A. Launaỵ. III, t. 161, 162)
2. Thư Ánh viết cho Bá-đa-lộc, cho Toàn quyền Pondichéry, cho De Richery (xem Phụ lục). Thực lục q3, 1ab, ghi việc vào tháng giêng Đinh Mùi (1787) so với tài liệu trên rõ là sai với ngày tháng của các tài liệu đích xác khác kể trên. Hoặc có thể sử quan ghi ngày Antonio lui tàu chăng?
3. Nhật ký của ông Letondal ở Macao 1786 (A. Launay, III, t. 156). Thoả ước ở Macao kế tiếp sau cũng ở sách này, các trang 157, 158. Bức thư chữ Nôm thứ 8 có câu: “Vả việc Cô-á Quốc sai tàu sang cùng việc Ta sai phục sứ thì đã sai Khiêm Hoà hầu, Thiệm Mẫn hầu dụ tường để sự” (chúng tôi nhấn mạnh)
4.Liệt truyện q15, 17ab.
5. Thư Pigneau từ Pondichéry 6-7-1785 đã dẫn.
6.Correspondance générale, vol VII, t. 571 dẫn bởi Maybon (Histoire moderne. sđd, t. 213).
7. Correspondance générale. vol VII. t. 567, dẫn bởi Maybon, sđd, 1. 216.
8. A. Launay III, t. 174. 175.
9. A. Launay, III: t. 168. 169, 170...
10. A. Launay, III. t. 197. 198, thư của bộ Hải quân gởi cho De Conway - 12-1787.
11. A. Launay. III. t. 177-. Sự thực Nguyễn Văn Liêm, Phạm Văn Nhân. hoàng tộc và võ tướng đâu phải là tôi tớ thông thường!
12. A. Launay, III, t. 183.
13. A. Launay, III. t. 184, 185, 187.
14. Trích dẫn bởi bài bình luận sách Mgr D’ Adran của L.C. Louvet trong BEFEO, 1901, t.261. Ví dụ như tiếc rẻ của Luro de Cultru trong Histoire de la Cochinchine française des origines à nos jours, 1910, t.22.
15. G. Taboulet, “Le traité de Versailles et les causes de sa non-exécution”, BSEI, XIII. t. 105.
16.Histoire de France, II, Larousse. 1954, t. 72.
17. A Launay, III, t. 198.
18. Tờ Gazette nationale ở Pondichéry, ngày 14-6-1789 (A. Launay, III, t. 1999).
19. Bản chụp ảnh bức thư chữ Hán của Nguyễn Ánh gởi Louis XVI chữ được chữ mất (A. Launay, III, t. 204). Nguyên bản dịch do G. Taboulet đăng trong La geste française, I , sđd, t. 214, 215.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Việc cầu Bồ không phải chỉ vắn tắt giữa chừng như Thực lục đã ghi. Antonio Vicenti Rossa ngày 2 tháng 9 Bính Ngọ (23-10-1786) đến Vọng Các dâng thư của Toàn quyền Goa báo cho Ánh biết đã có sẵn 56 tàu chiến (?!) chờ ở đấy. Biết Ánh trong tay Rama I, Antonio đút lót cho vua Xiêm 28 khẩu súng điểu thương, 100 thước vải Tây để xin rước Ánh đi Goa2. Tuy rằng Ánh có nói rõ với Bá-đa-lộc, cũng như với De Richery rằng ông không “nỡ lòng nào theo đó bỏ đây nên phải uyển ngôn từ tạ”, nhưng tại sao ta lại thấy Antonio đi về mang theo hai viên quan, trong đó có một người tôn thất với 15 lính hầu?3 Nguyễn Ánh không theo Antonio được không phải vì không nỡ lòng bỏ Bá-đa-lộc, nhưng vì “Xiêm vương hằng ngày cho người do thám” khiến ông “khó nỗi liệu toan” vậy. Vậy tất Ánh không đi được đã sai người đi thay.

Ở Macao, người ta cũng hay biết nhưng điều kiện của một thoả ước giữa đại diện Ánh và Toàn quyền Goa. Bồ Đào Nha sẽ giúp Ánh khôi phục ngôi báu. Mỗi năm Ánh sẽ trả lại “vua xứ Goa” 10.000 đồng bạc và cũng chừng ấy cho “Hoàng thượng” (Bồ). Thiên Chúa giáo được tự do truyền bá và được nhà cầm quyền giúp cất nhà thờ bất cứ ở đâu cần tới. Tàu thuyền, tiền bạc ở Cochinchine một mặt in phù hiệu Nam Hà, một mặt in phù hiệu Bồ. Ánh sẽ nhường các cửa biển, cho đặt đại sứ... Chi tiết về điều khoản “cho người Bồ lấy người Việt” và về việc phân biệt “vua xứ Goa” và Hoàng đế Bồ làm cho thoả ước có vẻ như thực, nhưng những đòi hỏi đền bù quá quắt như “trả lại mãi mãi”, “cất nhà thờ bất cứ ở đâu” làm ta thấy tiếng đồn đã quá sự thực. Việc không đi đến đâu vì như Pigneau đã nói một cách khinh bỉ: “Tôi biết Macao không có một tên quân” và các sứ giả Nguyễn Ánh hẳn thấy tận mắt thực lực của Macao.
  • Giá trị của Ánh quá lớn : các nước phương Tây tranh giành Ánh.
  • Tiền bạc, vũ khí, con người, kĩ thuật........đều vượt trội so với Tây Sơn. Bắt đầu từ đây kĩ thuật và vũ khí giúp Ánh chiếm ưu thế và dần lấn lượt Tây Sơn.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Hiện tại 1 số muốn xóa 2 dữ kiện của Nguyễn Ánh : hiệp ước với Pháp coi như là ko thực hiện.....thì như chưa từng kí.....coi như chả ai biết gì. Thứ 2 : cầu Xiêm : chẳng qua là nhờ ngoại bang trợ giúp chứ ko phải đem giặc về xâm lược.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Vai trò của Bá Đa Lộc là rất lớn đây là điển hình của việc buôn vua bán chúa.........các anh em kinh doanh lưu ý. Lớn hơn Lã Bất Vy nhiều
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Mình thích lịch sử quân sự và thích học cả ở 2 ông Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Có quyển sách này nói kỹ hơn chi tiết về mặt quân sự. Mình xin chép đoạn Trận Thuận Hóa vào đây, còn rất nhiều trận khác nhé.
Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=printpage;topic=23288.0
-------------------------
Chiến dịch giải phóng Thuận Hóa

Đất Thuận Hóa vốn thuộc Đàng Trong. Năm 1774, lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước sức tiến công của phong trào nông dân Tây Sơn, chúa Trịnh đã cử Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào chiếm lấy. Từ đó Thuận Hóa trở thành một trọng trấn của Đàng Ngoài, tiếp giáp với vùng giải phóng của Tây Sơn. Tây Sơn lúc đó vờ thần phục Trịnh, nhận làm tiên phong đánh Nguyễn. Trong thời kỳ Tây Sơn đánh Nguyễn ở Gia Định, quân Trịnh luôn có ý định nhòm ngó hòng chiếm nốt vùng đất của Tây Sơn, khiến Tây Sơn không có điều kiện tiêu diệt tận gốc rễ quân Nguyễn.

Về điểm này, có thể dẫn một đoạn trong thư của Gi-ne-xta: “Người ta đồn rằng lính Bắc Hà dọa chiếm cứ đế đô (tức thành Trà Bàn) nên ngày 20-7 (năm 1784) Tây Sơn phải truyền lệnh rút về” (xem Lorenzo Pérez, Sách đã dẫn, tr. 72).

Năm 1785, sau khi giáng cho quân Xiêm – Nguyễn một đòn trí mạng ở Rạch Gầm – Xoài Mút, tiếng tăm, khí thế Tây Sơn lên rất cao, tạo ra khoảng thời gian rảnh rang tương đối lâu ở mặt trận Gia Định.

Trong những lần giải phóng Gia Định trước, thường chỉ khoảng mấy tháng sau khi Tây Sơn rút đại binh về Quy Nhơn thì tàn quân Nguyễn Ánh lại thừa cơ nổi dậy rước Ánh về ngay. Nhưng sau trận đại bại ở Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785, mãi đến ba năm sau Nguyễn Ánh mới dám mon men về các đảo phía nam Gia Định.

Bộ chỉ huy nghĩa quân lợi dụng thời cơ đó gấp rút chuẩn bị kế hoạch giải phóng Thuận Hóa. Tháng 5 năm 1786, tức là sau khi Nguyễn Huệ rút khỏi Gia Định tròn một năm, chiến dịch giải phóng Thuận Hóa bắt đầu.

Chiếm được Thuận Hóa, quân Trịnh thừa hưởng một hệ thống phòng thủ vững chắc mà các đời chúa Nguyễn đã dày công xây dựng. Nhưng có một điểm khác cơ bản là hướng phòng thủ chính của Nguyễn trước đay tập trung ở bắc Thuận Hóa, nhằm đối phó với Trịnh, thì nay quay lại phía Nam.

Quân Trịnh ở Thuận Hóa có khoảng hơn ba vạn, trong đó 3.000 là quân thường trực, đóng ở Phú Xuân (tức Huế ngày nay); ngoài ra, khoảng gần ba vạn là quân binh dịch từ ngoài bắc đưa vào thay phiên nhau đồn trú ở các căn cứ khác. Phía nam Phú Xuân, quân Trịnh có hai đồn lớn: Hải Vân, án ngữ đường bộ từ Quảng Nam vào Thuận Hóa, và An Nông, bảo vệ mặt nam thành Phú Xuân. Ở phía bắc, quân Trịnh vẫn đồn trú tại hai căn cứ cũ của Nguyễn là Đồng Hới và Dinh Cát. Thành Phú Xuân ở giữa, kề biển, tường cao, hào sâu kiên cố.

Nghĩa quân Tây Sơn đánh Thuận Hóa lần này có khoảng hơn hai vạn do Nguyễn Huệ chỉ huy. Lực lượng đó chia làm hai cánh tiến công. Một cánh theo đường bộ vượt đèo Hải Vân, đánh đồn An Nông tiến về Phú Xuân, một cánh theo đường thủy bắn phá các đồn bảo dọc bở biển, cũng tiến đến vây đồn An Nông rồi cùng tiến về Phú Xuân.

Ngày 18 tháng năm âm lịch, quân Tây Sơn trên hướng đường bộ vượt qua đèo Hải Vân. Quân Trịnh ở đây tan tác rút về giữ đồn An Nông. Ngày 24, cả quân thủy lẫn quân bộ vây đồn An Nông.

Đồn An Nông án ngữ trên đường bố từ đèo Hải Vân đến Phú Xuân, cách Phú Xuân về phía nam khoảng 33 dặm Nguyễn, tức khoảng 17 – 18 ki-lô-mét. Hiện nay, ở đây vẫn còn thôn An Nông. Đồn này nằm kề bên bờ tây-bắc phá Hà Trung (nay là vụng Cầu Hai), gần với cửa sông An Cựu đổ vào phá này. Với địa thế như vậy, đồn có vị trí rất quan trọng trong hướng phòng thủ phía nam Phú Xuân. Từ phía nam lên Phú Xuân, đường thủy gần nhất là con đường qua cửa Tư Hiền vào phá Hà Trung rồi theo dòng An Cựu (còn tên nữa là Lợi Nông hay Đại Giang) lên sông Hương tới chính bờ nam thành Phú Xuân. Như vậy cả đường bộ lẫn đường thủy gần nhất để đến Phú Xuân từ hướng nam đều phải qua khu vực đồn An Cựu kiểm soát.

Từ phá Hà Trung, đường thủy còn một đường nữa tới Phú Xuân là đường đi theo vụng Đông. Đường này xa hơn, sóng hơn, lại phải đi qua tấn Thuận An, tức tấn cửa Eo có các pháo đài phòng thủ.

Sau khi bị đánh tan ở Hải Vân, quân Trịnh trong các đồn lũy phòng thủ phía nam rút cả về An Nông, dưới sự chỉ huy của Hoàng Nghĩa Quyền (có sách chép là Hoàng Nghĩa Hồ) xây dựng một tuyến phòng thủ kiên cố ở vùng này.

Lịch triều tạp kỷ (t. II, tr. 301) cho biết: khi quân Tây Sơn “đến đồn núi Hải Vân, tướng Trấn thủ là Quyền Trung hầu (tức Hoàng Nghĩa Quyền – T.G.) lui giữ đồn An Nông. Thủy binh các đồn cũng đều do đường thủy chạy trốn”.

Ngày 18 tháng năm, Phú Xuân biết tin Tây Sơn đã vượt đèo Hải Vân, vậy mà phải đến ngày 24 tháng đó, quân Tây Sơn mới đến vây Nông Sơn. Từ Hải Vân đến An Nông chỉ cách nhau khoảng 50 ki-lô-mét. Như vậy, rõ ràng nghĩa quân Tây Sơn đã dừng lại chuẩn bị một thời gian nhất định trước khi đánh vào An Nông vì ngay sau khi đồn An Nông bị hạ, thì quân Tây Son đã tiến đánh Phú Xuân luôn trong ngày hôm ấy. Sự chuẩn bị của Tây Sơn trong trận này cũng chính là chuẩn bị cho giải phóng Phú Xuân.

Cũng theo Lịch triều tạp kỷ (t. II, tr. 301): “Ngày 24, quân thủy, quân bộ Tây Sơn từ núi Hải Vân tiến lấy đồn An Nông. Tướng trấn thủ là Quyền Trung hầu cố sức chiến đấu, thuốc đạn hết sạch. Quyền tự vẫn chết trên mình voi”. Như vậy là quân thủy Tây Sơn có tham gia trận An Nông. Để đánh An Nông, họ chỉ có có con đường duy nhất là đi qua cửa Tư Hiền vào phá Hà Trung. Từ đây, đường thủy theo cửa sông An Cựu, rẽ vào sông Nông, có thể đưa quân thủy Tây Sơn đến tận đồn này. Hầu như toàn bộ lực lượng Tây Sơn đánh vào Phú Xuân ngày hôm ấy đã xuất phát từ đồn An Nông này, như vậy lực lượng quân Tây Sơn vây đánh đồn An Nông khá đông, đủ sức “vây hãm cả bốn mặt”, hoàn toàn cô lập đồn này361. Những pháo thuyền Tây Sơn sau đó nã vào Phú Xuân hẳn có góp phần đáng kể trong trận đấu pháo quyết liệt ở An Nông.

Trong vòng không đầy một ngày, Tây Sơn đã làm chủ đồn An Nông, mở toang cửa ngõ phía nam vào Phú Xuân, rồi thừa thắng đánh thẳng vào Phú Xuân.

Từ An Nông, đường thủy, đường bộ đến Phú Xuân đều rất tiện lợi. Thuyền chiến Tây Sơn thuận gió, men theo vụng Đông ập thẳng đến sát tường thành phía đông – bắc Phú Xuân, cùng với quân bộ vây kín thành này. Pháo thuyền tua tủa chĩa thẳng lên mặt thành.

Quân Trịnh ở Phú Xuân do Phạm Ngô Cầu (quận Tạo) làm chánh tướng, Hoàng Đình Thể (quận Thể) làm phó tướng. Trước đó, quân Trịnh trong thành này chỉ có khoảng 3.000 người, đang tập trung phục dịch việc lập đàn cúng bái cầu mệnh cho quận Tạo.

Quận Tạo vốn mê tín, biết vậy, Nguyễn Huệ cho người giả làm thầy tướng đến bói và lừa Tạo bắt lính lập đàn cúng liên miên suốt ngày đêm, trễ nải việc phòng bị.

Từ khi được tin quân Tây Sơn vượt đèo Hải Vân, quận Trịnh trong thành được tăng cường tới vài vạn. Tuy tăng cường quân, nhưng nội bộ tướng lĩnh trong thành, trước sức mạnh của Tây Sơn và kế ly gián của Nguyễn Hữu Chỉnh, đang bị phân hóa sâu sắc. Chánh tướng Tạo muốn hàng, phó tướng Thể quyết đánh.

Tạo và Thể vốn đã mâu thuẫn, Thể lại là bạn cũ của Nguyễn Hữu Chỉnh đang là tướng Tây Sơn. Chỉnh lập mưu viết thư dụ hàng Thể, nhưng vờ đưa vào tay Tạo, khiến chúng càng mâu thuẫn gay gắt hơn, không nhất quán trong kế hoạch bố phòng.

Chính vì vậy, hy vọng chiếm thành một cách đỡ tốn xương máu nhất, Tây Sơn chủ trương bức hàng thành này.

Thư của cha đạo Đút-xanh (Doussain) cho biết rõ ý đồ đó: “Mới vào, giặc (tức Tây Sơn – T.G.) bao vây đồn vì muốn để cho ông (Phạm Ngô Cầu – T.G) có thì giờ đầu hàng. Các quan họp lại bàn tán, quan lớn và vài vị quan khác muốn treo cờ bạc (tức cờ trắng – T.G.), nhưng các quan khác không chịu, chỉ muốn giương cờ điều (tức cờ đỏ quyết chiến – T.G.)”362.

Thoạt đầu, thuyền chiến Tây Sơn dàn trên sông Hương, đối diện sát với mặt thành phía đông, dùng pháo bắn uy hiếp quân Trịnh. Quân bộ Tây Sơn cũng dàn thế trận phối hợp ở trên bờ sông. Có lẽ trong lúc này, Nguyễn Huệ đưa ra yêu cầu của mình buộc quân Trịnh phải đầu hàng vô điều kiện. Quân Trịnh không chịu hàng, đóng cửa thành, đưa thêm quân ra bảo vệ ngoài thành và dùng pháo trên thành bắn vào quân Tây Sơn làm một thuyền chiến Tây Sơn trúng đạn. Quân Tây Sơn lên thuyền, tạm rút khỏi tầm pháo của Trịnh.

Khoảng xế chiều, thủy triều bắt đầu dâng, gió biển thổi mạnh, thuyền chiến Tây Sơn thừa dịp chở quân bộ xông thẳng sang bờ bắc. Pháo trên thuyền bắn tới tấp lên mặt thành, không cho pháo địch bắn trả lại, tạo thời cơ cho bộ binh trên thuyền đổ bộ ào ạt lên bờ nam, vây kín chân thành. Cuộc đổ bộ được thực hiện rất nhanh chóng và an toàn. Bộ binh Tây Sơn đã chiếm lĩnh được những vị trí xung phong cần thiết mà không bị hao tổn vì hỏa lực của quân Trịnh trên mặt thành. Cuộc chiến đấu bước vào giai đoạn cuối.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, lúc này trời đã tối nước vẫn dâng và gió biển vẫn thổi mạnh. Thuyền chiến Tây Sơn với những pháo hạng nạng, mà chỉ mấy tuần sau từng làm cho quân Trịnh sơ mất mật ở cửa Luộc, tiếp tục bắn vào trong thành. Bộ binh Tây Sơn cũng bắt đầu đánh vào trận địa của quân Trịnh ở ngoài thành. Trận đánh quyết định nhất diễn ra ở khu vực cầu Lạc Nô (còn có tên là Lạc Thu) và phường Thanh Hà. Chủ lực của quân Trịnh trong thành Phú Xuân và gần như toàn bộ đám tướng lĩnh chủ trương quyết chiến do Hoàng Đình Thể chỉ huy đều tập trung ở đây. Hỏa lực trên thành lúc này không giúp gì được cho quân của Hoàng Đình Thể nữa, quận Tạo cũng không chịu chi viện cho chúng. Trái lại, thuyền chiến Tây Sơn vẫn có thể uy hiếp trận địa Trịnh, đồng thời tiếp tục đưa quân và đạn dược từ bờ bắc ào ạt đổ sang. Kết quả, đánh nhau chưa đầy một trống canh, quân Trịnh hết đạn và thuốc súng, trong khi đó phía Tây Sơn, “quân bộ, quân thủy kết hợp được với nhau, bốn mặt ồ ạt xông đến”363, hoặc “quân Tây Sơn trùng trùng điệp điệp kéo thêm đến…”364, phá tan trận địa phòng thủ của quân Trịnh ở bờ thành phía nam. Hầu như tất cả các tướng Trịnh chỉ huy trận địa này đều tử trận.

(http://img32.imageshack.us/img32/2170/380381.jpg)

Không thể chống lại được sức tiến công mãnh liệt của quân thủy lẫn quân bộ Tây Sơn, quận Tạo đã kéo cờ trắng đầu hàng.

Ngay ngày hôm sau, Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh và Võ Văn Nhậm lại đem thuyền chiến tiến lên phía Bắc đánh đồn Đồng Hới. Đồn này do Vị Thái hầu (không rõ tên) và Ninh Tốn chỉ huy. Ngay từ những loạt pháo đầu tiên, bọn này đã cho lính lủi hết vào trong rừng tìm đường chuồn ra Bắc.

Trong thư gửi Blăng-din (Blandin) ngày 6-6-1787) (tài liệu đã dẫn), Đút-xanh viết: “Chỉ có quân đồn Đồng Hới là trốn thoát được mà không bị tiêu diệt. Thoạt đầu, họ bị các thuyền chiến tiến công, nhưng khi thấy không chống đỡ nổi, họ rút lui vào một khu rừng gần đó…”.

Cũng theo Đút-xanh, quân ở Dinh Cát đã rủ nhau bỏ chạy ngay từ khi được tin Phú Xuân thất thủ. “Một thanh niên bị chém giữa người thoát được (từ Phú Xuân – T.G.) chạy kịp về Dinh Cát báo tin rằng các bạn anh đã chết hết và chỉ có thể thoát thân được nếu bỏ trốn. Được tin đó, tất cả các binh sĩ của Dinh Cát đã chạy trốn”.

Lê quý kỷ sự (tr. 29) cho biết: “Sau khi Phú Xuân bị phá, các tướng giữ các đồn Cát Doanh, Động Hải (Đồng Hới – T.G.) cũng đều sợ bóng sợ gió mà tan vỡ cả”.

Như vậy, tính từ khi đánh đồn An Nông, chỉ trong vòng chưa đầy ba ngày, nghĩa quân đã làm chủ hoàn toàn Thuận Hóa. Chiến dịch mở đầu bằng cuộc xuất quân của Nguyễn Huệ ở Quy Nhơn, ngày 28 tháng tư âm lịch (tức ngày 25-5-1786), kết thức vào ngày 25 tháng năm âm lịch (tức 21-6-1786). Thời gian chiến dịch kéo dài gần một tháng, nhưng thực tế thời gian tổng công kích chỉ hơn một ngày. Thật là thần tốc. Đây là một chiến dịch tiến công phối hợp thủy bộ vào loại mẫu mực trong lịch sử nước ta. Tiến công có thủy bộ kết hợp là cách đánh gần như thành quy luật chỉ đạo tác chiến trong lịch sử nước ta. Nhưng trước đây, sự hỗ trợ của quân thủy chỉ dừng ở mức là phương tiện chuyển quân. Trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn, có một đôi lần, khi quân Trịnh tiến công vào phòng tuyến sông Gianh, pháo thuyền đã hỗ trợ cho quân bộ như một bộ phận của sức mạnh tiến công. Song những lần đó, quân Trịnh đều không thành công. Trong chiến dịch Phú Xuân này, việc kết hợp thủy bộ trong hành quân cơ bản không có gì khác trước, quân thủy vẫn đồng thời là phương tiện vận chuyển một bộ phận bộ đội tham gia chiến dịch. Nhưng trong tiến công, sự tham gia của quân thủy mang hiệu quả khác trước rất nhiều. Nét mới này chính là nhờ những pháo thuyền mà có.

Trong chương trước, chúng ta đã thấy nghĩa quân Tây Sơn chú ý đặc biệt phát triển số lượng và chất lượng pháo thuyền. Số pháo thuyền tham gia chiến dịch Phú Xuân chính là những pháo thuyền đã lập kỳ tích Rạch Gầm – Xoài Mút năm trước, cũng là những pháo thuyền làm kinh hãi quân Trịnh ở cửa Luộc mấy tuần sau đây – những thuyền chiến trang bị pháo hạng nặng mà hình như trước đó quân Trịnh chưa từng thấy.

Trận Phú Xuân là trận công thành ít thấy trong lịch sử nước ta. Trận này, quân Tây Sơn phải đánh vào thành trì kiên cố, có sông hào bao bọc ngay sát chân thành, có hỏa lực mạnh trên mặt thành và những trận địa bộ binh bảo vệ phía ngoài tường thành. Thuyền chiến Tây Sơn chẳng những là phương tiện cho quân đổ bộ vượt sông, mà còn là những dàn pháo dã chiến cơ động, khống chế hỏa lực của địch trên mặt thành, đồng thời hỗ trợ cho quân bộ, bắn vào trận địa ngoài thành của chúng. Nhờ có hỏa lực mạnh, thuyền chiến Tây Sơn thực sự là một lực lượng tiến công có hiệu quả, góp phần quan trọng giảm bớt thương vong cho quân ta khi đổ bộ, đồng thời trực tiếp gây thương vong cho quân địch, tạo sức ép, khiến địch đầu hàng.

Việc kết hợp được quân thủy với quân bộ trong trận Phú Xuân đã tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp quân Tây Sơn nhanh chóng chiếm thành. Sức mạnh đó được Lê quý kỷ sự (tr. 28) nhấn mạnh: “Đồn An Nông đã bị đánh phá. Quân bộ và quân thủy của “giặc” (chỉ Tây Sơn – T.G.) kết hợp được với nhau, bốn mặt ồ ạt xông đến”.

Lịch triều tạp kỷ (t. II, tr. 302) cũng có một đoạn mô tả rất sinh động sự kết hợp đó: “Quân thủy Tây Sơn tiến bức đến bến sông trước thành Phú Xuân… Bộ binh Tây Sơn đều xuống thuyền… Quân thủy Tây Sơn bắn thẳng vào thành, lại tung quân bộ ra bao vây cửa thành…”.

Ngoài trận Phú Xuân, trong cả chiến dịch, quân thủy Tây Sơn còn tham gia trận đánh đồn An Nông và lực lượng độc lập bức hàng đồn Đồng Hới. Ngay trong trận Phú Xuân, theo Lê quý kỷ sự và thư của Đút-xanh thì quân thủy đã có mặt và nổ súng uy hiếp thành ngay từ trước khi quân bộ kéo tới. Rõ ràng, quân thủy Tây Sơn giữ vai trò rất to lớn, góp phần làm nên thắng lợi của toàn chiến dịch.

Trong đà thắng lợi đó, nghĩa quân Tây Sơn đã thần tốc thực hiện một cuộc hành quân ra Bắc hoàn toàn bằng đường thủy, và với những trận đột kích đường thủy, với pháo thuyền, với đổ bộ bất ngờ, dũng mãnh, nghĩa quân Tây Sơn lại đạt tiếp một thắng lợi quân sự kỳ diệu: trong vòng mười ngày (thời gian tổng công kích chưa đầy ba ngày) đánh tan hoàn toàn quân Trịnh, chiếm được Thăng Long.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Thời nội chiến này có rất nhiểu trận kinh điển nhưng ko mô tả chi tiết do nhiều nguyện nhân
  • Trận Ngã Bảy năm 1783 ngay trên sông......trận này rất giống trận Rạch Gầm- Xôài Mút nhưng đổi vai.
  • Trận đổ bộ đường thủy như Phú Xuân.
  • Trận Ngọc Hồi với kĩ thuật công đồn bằng tượng binh và dùng xe lửa đẩy vào lũy.
  • Trận Xích Bích Thị Nại.
  • Trận đại chiến thành Quy Nhơn khi Võ Tánh bị vây.
  • Còn rất nhiều : Nguyễn quang Huy, Lê Văn Hưng
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
__________________________________________________________Tiết 11

NGUYỄN ÁNH VÀ TÂY SƠN CỦA GIA ĐỊNH

Tổ chức giữ Gia Định của Tây Sơn * Nguyễn Ánh và Phạm Văn Sâm * Tiếp viện của Nguyễn Huệ * Gia Định thoát khỏi tay Tây Sơn * Tổ chức cai trị, phát triển buổi đầu ở Gia Định.



Phê bình cuộc tranh chiếm ở Quy Nhơn của Nhạc và Huệ, sử quan nhà Nguyễn rút ra một kết luận chỉ rõ sự quan trọng của sự việc này như là nguyên nhân mở đầu cho thời trung hưng của Chúa họ: “Từ đấy giặc lo gườm nhau, thế giặc tan rã không rảnh để dòm ngó phương Nam nữa”1. Chúng ta đã phân tích tình thế đó rồi. Tuy nhiên chúng ta phải xét xem Tây Sơn trong hai năm rưỡi chiếm đóng Gia Định đã làm gì để củng cố thế lực họ ở đây, để xoá nhoà dấu vết ông chúa cũ, để lôi kéo dân chúng về phía họ.

Dấu vết công việc còn lại thật là ít ỏi, nhưng cũng cho thấy tình trạng lúng túng, thụ động của họ. Chúng ta đã biết người giữ Gia Định sau trận Mang Thít là Đặng Văn Chân. Ông lo đề phòng biến cố có thể xảy ra do bọn di thần nhà Nguyễn lẩn lút trong dân gian, nên dời dinh trại lên trên vùng đất cao ở Cầu Sơn2 cách phía bắc trấn 7 dặm để dễ bề chống giữ. Trong năm 1786, ông đắp dinh trại trên gò cao, còn dưới thấp thì xây cất phố xá, lùa các nhà buôn Sài Gòn vào ở đó. Nhưng công việc cưỡng ép này không đi đến kết quả nào như ta đoán biết, một phần vì nơi mới xa chỗ buôn bán quen thuộc cũ, một phần vì đầu năm sau (1787), Đặng Văn Chân đã phải ra cứu Nguyễn Nhạc, bỏ dở công việc3.

Ở Gia Định bấy giờ còn lại Tham đốc Trần Tú coi sóc công việc. Oai võ đã hạ, binh thế đã yếu thì loạn lạc nổi lên: Lê Công Trấn, Phạm Điền mưu đánh úp Bến Nghé bị lộ phải chết, trong khi xa hơn, ở Biên Hoà quân khởi nghĩa của Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Nghĩa kéo dài tới ngày Nguyễn Ánh về4. Ngoài ra còn phải kể tới Võ Tánh ở Gò Công mà lực lượng lan đến tận Kiến Hoà nhưng không hẳn với danh nghĩa phò Nguyễn.

Xung quanh trấn mà Tây Sơn không giữ được nói gì ở những nơi xa trong một xứ còn đầy rừng rậm, hoang vu với kênh rạch bùn lầy. Đám người Miên trong thời kỳ này tất được hưởng sự tự trị rộng rãi để sau này, trước sự đe doạ của quân Nguyễn Ánh, họ sẽ quay lại giúp Phạm Văn Sâm, người phụ tá cho Đông Định vương Nguyễn Lữ khi anh em chia đất. Nguy hơn cho Tây Sơn chính là sự trở lòng của binh tướng dưới quyền.

Tình hình đó được Giám quân Tống Phúc Đạm, Thị giảng Nguyễn Đô, Cai cơ Tống Phúc Ngọc, Cai bạ Nguyễn Thiệm tới Long Khâu (Vọng Các, địa điểm của làng Gia Long) trình bày cho Nguyễn Ánh rõ và xin Ánh trở về. Việc ra đi không dễ dàng gì vì như ta biết, Xiêm vương sai canh gác gắt gao. Ánh ở Xiêm, thuộc hạ có một số quân tướng theo hồi đầu 1785 và 600 người của Lê Văn Quân sau đó chia nhau lập đồn điền để tự cung cấp, đóng thuyền bè ở Giang Khảm để chờ cơ hội. Tất cả kéo nhau đi không thể làm lặng lẽ được.

Cho nên, lén về nửa đêm, để lại một số lớn quân sĩ ở Xiêm5 Nguyễn Ánh tất đã nhìn vào tình hình chín muồi ở Gia Định, được khuyến khích bằng sự bội phản của Nguyễn Đăng Vân. Người này biết đâu không làm môi giới cho Nguyễn Văn Trương quay về hợp tác? Nếu không có thông đồng sẵn thì sao Trương lại sai bộ tướng Hoàng Văn Điểm đi đón từ ngoài biển rồi tự mình dem hơn 300 binh và hơn 15 chiến thuyền ra hàng? Như vậy là với 300 khẩu súng điểu thương do Mạc Tử Sanh đưa về đến Hòn Tre, tiếp thu bọn cướp biển Hà Hỉ Văn cùng bộ tướng Thiên Địa hội của ông ta6, Nguyễn Ánh tiếp thu được vùng Hậu Giang chỉ tốn có trận đánh luỹ Trà Ôn do viên Tiên phong Chưởng cơ mới là Nguyễn Văn Trương điều khiển thôi.

Được chiến thắng dễ dàng khuyến khích, Ánh đưa binh vào cửa Cần Giờ trong tháng 9 âm lịch (1787) gây khích động dân tâm. Nguyễn Lữ lật đật bỏ chạy về gò Mụ Lượng (hay gò Vãi Lượng)7 xây thành đất trú ẩn để Phạm Văn Sâm chống giữ Sài Gòn. Viên Thái bảo này kháng cự mạnh tới nỗi Nguyễn Ánh phải dụng mưu phản gián.

Nguyên quân Nguyễn có bắt được một chiến thuyền Tây Sơn chở viên Hộ đốc tên Lý và người thiếp tên Thị Lộc. Ánh không giết lại hậu đãi rồi giả mật thư của Nguyễn Nhạc nói Sâm kiêu hoành, sai Lữ dùng mưu giết đi. Thị Lộc được lệnh cầm thư đưa Sâm. Sâm tưởng thật vội kéo cờ trắng lên gò Lượng định phân trần. Không ngờ Lữ lại tưởng Sâm đã hàng Nguyễn Ánh bèn vội vã bỏ đồn chạy về Quy Nhơn chết ở đấy, chấm dứt cuộc đời đáng thương, lạc loài, bất đắc dĩ của con người dung thường giữa đám anh em vượt chúng, quấy đảo thời thế.

Phạm Văn Sâm từ nay đơn độc ở Sài Gòn lo việc chống cự. Quân Nguyễn tưởng có thể lấn bước không ngờ bị đánh mạnh phải mở vây. Sử quan nhà Nguyễn ghi trận thua này như là tự ý phe họ rút đi nhưng rõ ràng là Phạm Văn Sâm đã thắng thế.

Trên đường rút về phía cồn Hổ8 quân Nguyễn đã thanh toán những chướng ngại dọc đường. Ở sông Ba Vác, Điều phát Nguyễn Kế Nhuận của Tây Sơn phải ra hàng. Ở Ba Lai, Ngự uý Tây Sơn là Nguyễn Văn Đồn dàn thuyền trên mặt sông cản lại, Lê Văn Quân lẻn vào bên trong đốt lửa làm hiệu cho Hồ Văn Lân, Nguyễn Văn Trị, Trương Phúc Giáo, Nguyễn Văn Tồn phục bên ngoài biết mà ập vào hai mặt giáp công đánh phá9. Tưởng có thể chuyển bại thành thắng, quân Ánh lại tiến đánh Mỹ Tho, gặp phải Phạm Văn Sâm đuổi vừa đến. Hai bên đánh nhau thật dữ dội vì đối thủ của Sâm là một kiện tướng cũ của Tây Sơn: Nguyễn Đăng Vân, con nuôi Nguyễn Huệ. Vân bị bắt, không hàng, mắng chửi rồi chịu chết. Nguyễn Ánh phải bỏ chạy ra cù lao Hổ, còn có 300 người và hơn 20 thuyền, còn Hà Hỉ Văn và bộ tướng thì lanh chân chạy tuốt ra Côn Lôn ở lì đó.

Tuy nhiên mặt trận mở rộng, Phạm Văn Sâm phải đương đầu với một tình thế nguy nan. Thuộc tướng Nguyễn bây giờ có mặt khắp nơi. Tháng 10, Hồ Văn Lân đánh ở sông Lương Phú đuổi Đô đốc Nguyễn Văn Mân về giữ Thang Trông 10 bỏ lại Chưởng cơ Chân, Tả hiệu Huấn trở thành Tiền phong cho quân Nguyễn. Nguyễn Văn Trương, Đỗ Văn Hựu ghi thêm một chiến công bằng cách đánh tập hậu ở sông Mỹ Lung đuổi Chưởng cơ Từ, thu thêm bộ tốt của Từ cùng vài mươi thuyền. Phạm Văn Sâm, Nguyễn Ánh bây giờ lại đối đầu, kẻ ở Ba Lai, người ở Mỹ Lung.
_____________________________________
1.Thực lục q2, 22a, Liệt truyện q30, 14b.
2. Vùng Cầu Sơn còn tên ở Thị Nghè phía đường Hàng Xanh xa lộ bây giờ. Lưu … Sài Gòn thời bấy giờ ở quanh vùng Chợ Quán.
3. Trịnh Hoài Đức, “Thành trì chí”, Trần Kinh Hoà dịch, Đại học số 6 tháng 12-1961, t. 52.
4.Thực lục q2, 22ab cho việc Tây Sơn bất hoà xảy ra vào tháng 7 âl (1786) và việc loạn ở Gia Định vào tháng 9 nhuận năm đó (sao không là nhuận tháng 7?). Chiến tranh bất hoà thực sự xảy ra vào mùa xuân 1787 (xem chương trước). Trịnh Hoài Đức cũng đồng ý như vậy. Biến loạn ở Gia Định có thể âm thầm nhen nhúm từ năm trước.
5. H. Cordier, Correspondance générale de la Cochinchine, t. 209.
6.Liệt truyện q6, 12b.
7. Lượng Phụ của Thực lục, Liệt truyện.
8. Hổ Châu của Thực lục, ở cửa sông Hàm Luông. Xét theo đường lui quân, có lẽ không phải là địa điểm ở Sa Đéc như tin tưởng thông thường. Địa điểm Hổ Châu của Phạm Văn Sâm sau này cũng chứng tỏ như vậy: không lẽ Sâm ở Ba Thắc muốn về Bắc lại ngược dòng Tiền Giang?
9. Ngoài Thực lục, xem truyện Lê Văn Quân, Liệt truyện q27, 2b, 3a.
10. Thán Lung của Thực lục. Đó là tên đất Nôm theo âm đọc miền Nam: Than(g) Trông, địa điểm ở làng Phú Kiết, Bến Tranh, Định Tường. Gọi như thế là vì ở đó, theo truyền thuyết, quân Nguyễn có làm một vọng gác dò chừng Tây Sơn. Cũng vì xuất xứ địa danh như vậy nên ở Hậu Giang cũng có Thang Trông, Vọng Thê (quận Huệ Đức, An Giang). Ta dò theo tình hình chiến sự ở đây mà nhận địa điểm ở Định Tường, loại bỏ địa điểm An Giang.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Quân Nguyễn phát triển lần lần. Sâm về sông Mỹ Tho rồi lại về Sài Gòn trong khi Tôn Thất Hội chiếm Ba Giồng, Hoàng Văn Khánh, Trương Phú Ngan, Nguyễn Văn Trương, Tô Văn Đoái đắp luỹ ở Nước Xoáy1 dùng trái cau khô làm đạn bắn qua luỹ Tây Sơn bắt họ phải lui. Cho đến đầu năm Mậu Thân (1788), trừ việc Cai cơ Hà Văn Lục giữ giồng Sao bị Tây Sơn giết ở giồng Gầm, quân Nguyễn chia nhau chiếm giữ vùng Trà Lọt, giồng Triệu2, giồng Sao, thu hẹp phạm vi hoạt động của Tây Sơn trong vùng Sài Gòn, Mỹ Tho. Dinh Trấn Biên cũng lọt vào tay Lưu thủ Khoa khiến cho Phạm Văn Sâm chỉ còn dựa vào thuỷ quân3 bảo vệ cho một số địa điểm bám víu trong đồng. Nguyễn Ánh có thể tự phụ để viết thư khoe với J. Liot rằng: “Từ Ta đề binh phá Tây đồ, thì bộ binh thâu phục Gia Định phủ các xứ, còn thuỷ binh nó thì trụ tại Mỹ Tho cùng Bến Nghé, thắng phụ vị phân, thuỷ binh Ta thì ắt còn trụ tại Trà Lọt...”4.

Tình cảnh nguy ngập cho Sâm như vậy mà tin tức Quy Nhơn vẫn im lìm. Nguyễn Nhạc không có phản ứng gì hết từ khi Nguyễn Lữ bỏ chạy về. Các giáo sĩ đương thời giải thích thái độ ấy, cho rằng: “Nhạc không dám đến đánh Nguyễn Ánh là vì sợ lúc vắng mặt, em ông có thể đến chiếm lấy kho tàng mà ông giấu ở ngôi thành độc nhất này”5. Sự thực cả hai Nhạc và Huệ đều gườm nhau, giữ thế từng tí một, Huệ muốn đánh Nguyễn Hữu Chỉnh cũng không dám rời Phú Xuân, lại trao quyền cho Vũ Văn Nhậm mà bụng cứ phập phồng sợ viên Tiết chế này làm phản.

Tuy nhiên cả vùng Thuận, Quảng, Bố Chính, dân chúng đã lao xao về việc Nguyễn Ánh quay về Gia Định. Nguyễn Huệ tất phải lo ngại. Theo lời Nguyễn Ánh thì khoảng đầu năm Mậu Thân (1788), Tây Sơn - ta biết là Nguyễn Huệ đã gởi “Thằng Hưng” đem đại binh vào cứu “Thằng Sâm” ở Sài Gòn khoảng tháng 3 âm lịch trước khi họ ra Bắc giết Vũ Văn Nhậm. Số lượng quân đội này, Thực lục ghi 30 thuyền, Letondal tăng đến 3-400 thuyền và cho rằng mục đích chỉ đi lấy lương Gia Định cho mau rồi về thôi. Nguyễn Ánh cũng đề quyết với quân sĩ của mình như vậy và cho rằng Phạm Văn Hưng chỉ vào vận lương, cứ cố thủ đi vài tháng hắn ta sẽ lui về.

Nhưng lẽ nào quân Hưng vượt biển vào chỉ độc có việc lấy lương ở một nơi nguy nan như vậy khi Nguyễn Lữ đã chạy về từ tháng 9 năm ngoái? Có thể Ánh chỉ nói để trấn an quân sĩ. Việc Nguyễn Huệ giết Nhậm rồi vội vã về Thuận Hoá đợi tin Hưng chứng tỏ nhiệm vụ dò xét, giúp đỡ nếu có thể - của toán thuỷ binh này ở Gia Định.

Dù thế nào đi nữa, quân Thái uý Phạm Văn Hưng cũng đã hợp với Phạm Văn Sâm đánh nhau kịch liệt với quân Nguyễn dằng dai hàng nhiều tháng để ở Phú Xuân Nguyễn Huệ phải bồn chồn lo ngại6. Nguyễn Ánh lúc đó cũng vừa thâu phục một tướng tài: Võ Tánh từ Gò Công, làm tăng quân số Nguyễn lên hàng vạn người. Điều đó cho Ánh tin tưởng để nói với J. Liot rằng: “Nội tháng sáu Ta cũng đánh được Sài Gòn mà chớ!”

Thực vậy, trong tháng tư, Nguyễn Ánh từ Sa Đéc sai Tôn Thất Huy, Lê Văn Quân đánh luỹ Trấn Định7, dụ Cai cơ Tây Sơn là Viên mở cửa đầu hàng, bắt được Chưởng cơ Diệu. Thừa thắng họ tiến đến Thang Trông đánh bắt Đô đốc Nguyễn Văn Mân. Như vậy Tây Sơn đã mất căn cứ Mỹ Tho. Quân sĩ của họ chạy tán loạn vào trong dân gian gây ra một mối đe doạ an ninh cho thôn xóm, cho tất cả đất Gia Định một khi Nguyễn Ánh lấy được. Cho nên một mặt ông lấy lòng dân chúng bằng cách ra quân lệnh cấm binh sĩ sách nhiễu tiền bạc, vợ con dân gian, để từ đó dùng lợi lộc dụ họ đối đãi tốt với quân sĩ Tây Sơn, lôi kéo đám binh này về phe mình: ai mà nuôi một binh lính Tây Sơn bỏ chạy về làng thì được miễn binh dịch một nửa, hai người thì được miễn hết, ba người trở lên thì được thưởng. Mặt khác, ông dụ binh Thuận Hoá bằng cách kêu gọi tinh thần địa phương của họ, nhắc nhở đến mối liên lạc xứ sở của họ với dòng cựu Nguyễn xưa kia để họ an tâm phò tá, gợi lòng nhớ quê, xa xứ của họ để họ ra hàng tòng quân theo về đất cũ.

Tây Sơn càng bị siết chặt: ở Đồng Nai, họ bị Nguyễn Văn Nghĩa phá tan. Ở luỹ Ngũ Kiều, Đốc chiến Tây Sơn Lê Văn Minh bị Tôn Thất Hội vây chặt rồi lại phải thua trận hoả công do thuỷ binh Nguyễn Ánh từ Ba Giồng tiến lên. Thế là trận vây Sài Gòn bắt đầu.

Nguyễn Ánh đóng binh ở rạch Thị Nghè8 trong khi Phạm Văn Sâm dàn binh từ chợ Điều Khiển đến chợ Khung Dung chống cự. Ánh sai Võ Tánh đi vòng phía nam đồng Tập Trận thẳng tới Bến Nghé để chận đường lui quân. Hai bên giáp công, Sâm không địch nổi phải bỏ chạy. Quân Ánh ca khúc khải hoàn vào Sài Gòn ngày Đinh Dậu tháng 8 Mậu Thân (7-9-1788).

Phạm Văn Sâm ra cửa Cần Giờ không được vì Lê Văn Quân đã chận ở đó rồi bèn về Hàm Luông rồi về Ba Thắc binh hai bên bờ sông đắp luỹ cự chiến. Ông còn dựa vào đám binh Miên nổi loạn ở Trà Vinh, Mang Thít để làm thế nương tựa chống đánh. Nhưng Nguyễn Ánh đến, Miên binh hàng phục. Việc binh ở đây giao cho Tôn Thất Hội quản lãnh Vĩnh Trấn trông chừng Sâm không cho thoát ra các cửa biển về được Quy Nhơn. Sâm ở đây cố thủ từ tháng 9 đến tháng giêng năm sau (Kỷ Dậu 1789) không hi vọng gì ở cứu binh cả vì Nguyễn Nhạc thì lặng yên còn Nguyễn Huệ thì bận chiến tranh với quân Thanh. Ẩn hết mùa gió bấc, đầu năm Kỷ Hợi, Sâm muốn đem quân ra biển chạy thì bị phá ở cù lao Hổ. Đến lúc này Ánh cũng muốn thanh toán xong Ba Thắc, “Nhứt chiến cho tuyệt hậu ưu”9. Các danh tướng của Ánh đều có mặt nơi đây: Lê Văn Quân, Võ Tánh, Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Trương. Ở cù lao Hổ họ giết được Đô đốc Nguyễn Hùng, nhưng đổi lại Cai cơ Nguyễn Văn Mai và Đỗ Văn Hựu bị súng bắn chết. Ở Ba Thắc Nguyễn Ánh nhờ một viên tướng cũ tên Thanh Hàm hàng Tây Sơn nay phản lại nên đuổi được Sâm chạy về sông Cổ Cò10. Còn một toán binh cuối cùng ở cửa Mỹ Thanh lên tiếp cứu dưới quyền Tham đốc Trần Hiếu Liêm, Chỉ huy Nguyễn Chuẩn thì bị phá tan. Chuẩn chết, Liêm hàng, Sâm thế cùng lực kiệt cùng với bộ tướng đem thuyền bè khí giới mang gông ra phủ phục hàng kẻ chiến thắng11.
_______________________________________
1. Hồi Oa của Thực lục. Đó là địa điểm Vàm Nao ở Tân Châu.
2. Giồng Phú Triệu ở Cái Bè?
3. Thư chữ Nôm đánh số 9, đề ngày 6-1 Cảnh Hưng 49 (1788).
4. Thư số 10 đề ngày 15-1 Cảnh Hưng 49 (1788).
5. Thư Lavoué gởi cho Boiret. Descourvières ở Paris từ Tân Triệu 13-5-1795 (BEFEO, 1912, t. 32).
6. Thư số 11, 20-5 Cảnh Hưng thứ 49 (1788). Thực lục q3, 7b đặt chuyện vào tháng 10 âm lịch Đinh Mùi (1787), thật quá sớm. Ông Letondal (RI, XIV, 1910, t. 53) viết thư ngày 7-11-1788 bắt đầu chuyện này bằng câu: “Vào tháng 7-1788 viên bạo chúa ấy rất lo lắng về 3 hay 400 ghe mà ông gởi vào Đồng Nai”. Ông viết theo thư Labartette cho biết, như vậy việc Nguyễn Huệ gởi quân đi vào Nam xảy ra trước tháng 7 dương lịch nhiều tháng đúng như xác nhận của Nguyễn Ánh trong thư gởi cho J. Liot kể trên.
Thực lục cho rằng quân cứu từ Qui Nhơn vào, nhưng Hưng là tướng của Huệ vì ta thấy sau này (1793), ông cầm quân Phú Xuân vào cứu Qui Nhơn. Nguyễn Ánh chỉ viết “Tây Sơn là thằng Hưng”, Letondal không biết tên Hưng, nhưng Olivier viết cho Letondal (thư ngày 15-7-1789, BAVH, Oct- Déc 1926. t. 362) có nói Nguyễn Ánh bắt một tướng “do loạn tướng Huệ gởi đến, tha tội rồi nghi ngờ gì đó, ông dem chặt đầu”. Olivier lầm Hưng với Phạm Văn Sâm, nhưng lời đó thêm chứng cớ rằng Hưng đã được Huệ gởi đến. Có lẽ thấy cứu không được, Hưng đã bỏ về trước khi Sài Gòn bị vây (tháng 6 âl) nên mới thoát được.
7. Vùng Tân Hiệp bây giờ.
8. Nghi Giang của Thực lụcTên các chợ thấy ở ĐNNTC, Lục tỉnh Nam kỳ cũng như ở Thành trì chí của Trịnh Hoài Đức.
9. Thư Nôm số 12.
10. Cảnh Lộ giang của Thực lục.
11. Thư Castuera từ Chợ Quán 11-6-1789 (BSEI, XV, La révolte, bđd. t. 100, 101).
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Thế là sau hơn một năm trời lao khổ, Nguyễn Ánh đã quét sạch Tây Sơn để làm chủ Gia Định. Trong khi hiệp ước Versailles chỉ còn có giá trị của một tờ giấy lộn thì Nguyễn Ánh vẫn nghĩ rằng viện binh sắp về để tăng tiến thực lực của ông. Kinh nghiệm những ngày chiến bại cũ làm ông quá lo lắng. Nhưng bọn tuỳ tướng của ông như Nguyễn Văn Thành thấy cái hại của việc cầu viện người ngoại quốc nên từ độ còn ở Xiêm đã khuyên ông không nên trông chờ gì ở ngoài.

Việc Nguyễn Ánh về Gia Định thắng ở đây trong khi nước Pháp không đủ sức gởi viện binh đã là một sự kiện quan trọng.

Như nhận xét của L.M Castuera “dù là người Pháp không tới nữa thì cũng gần như chắc chắn là trên bộ hay dưới nước gì người Tây Sơn cũng không thắng được Vua, vì hai anh em họ bất hoà nhau và vì cuộc chiến mà một người em phải chống với Tàu”. Quyền đã về tay Nguyễn Ánh ông phải tổ chức Gia Định như một người chủ, biến đám đánh mướn dưới quyền Bá-đa-lộc thành bộ hạ tay chân, đưa kỹ thuật mới vào trong nước cần thiết cho chiến thắng mà không có địa vị uy danh gì để làm đảo lộn trật tự trong nước. Ý thức hệ cũ vẫn làm nền tảng cho tổ chức xã hội đương thời. Dù Nguyễn Huệ, dù Nguyễn Ánh không ai có thể làm khác hơn được.

Từ khi về, mỗi lần lấy một nơi chắc chắn là Nguyễn Ánh lo tổ chức cai trị. Đất Hà Tiên bị tàn phá vì vốn là một đầu mối gây bất hoà với Xiêm nên Nguyễn Ánh phó cho Mạc Tử Sanh, người vẫn tỏ lòng trung thành với vị chúa của cha mình nhưng lại được Phật vương nuôi dưỡng, kẻ trung gian rất tốt trong tình giao hảo Xiêm - Việt. Sanh chết, Ánh dùng một người Xiêm là Ngô-ma cho làm Cai cơ trông coi trấn đó (hay là chấp nhận trấn thủ của vua Xiêm đề cử?) Vĩnh Trấn dinh yên ổn hơn nên được đặt công đường cho Phạm Văn Thận làm Ký lục giữ.

Nhưng chiến tranh tiếp diễn thì ta thấy các tướng quân lãnh trông coi luôn việc hành chính. Cho nên vừa đánh được Mỹ Tho lập công đường dinh Trấn Định thì giữ việc dân, binh là các tướng Tôn Thất Huy, Tống Phúc Đạm, Phạm Văn Sĩ. Việc đó chỉ là tạm bợ. Ở Sài Gòn, Nguyễn Ánh lựa các viên Tham mưu quân đội chuyển qua các bộ Lại, Hộ, Hình để lập một triều đình. Việc khá quan trọng là ông đã thu phục đám nhân sĩ do Võ Trường Toàn đào tạo hay ảnh hưởng gồm cả người Việt, người Minh Hương, để giúp việc từ lệnh buổi đầu: Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Tòng Chu, Hoàng Minh Khánh... Noi theo tiết tháo của thầy, hành đạo ẩn dật trong thời loạn, nay ra giúp việc, giúp đời, họ sẽ có đủ khả năng và cứng rắn, tự tin để bênh vực đạo Thánh. Họ sẽ họp thành một khối vững vàng để bảo vệ ý thức hệ Khổng giáo chống mọi xâm nhập khác.

Về việc cai trị ở đây, Nguyễn Ánh cũng gặp khó khăn gây ra vì nhóm người Miên. Thực ra Miên binh dưới quyềncủa Nguyễn Văn Tồn ở Trà Vinh1 cũng giúp Nguyễn Ánh rất nhiều trong việc đánh Phạm Văn Sâm. Nhưng họ bất thường nay đầu mai đánh thật khó mà liệu định. Tướng Ốc nha Ốc theo Phạm Văn Sâm bị đánh đuổi chạy về Cần Thơ gặp Nguyễn Văn Phong bắt giết. Lê Văn Quân và Võ Tánh giữ Ba Thắc cũng không yên. Nguyễn Ánh đành phải đặt kế hoạch cho tự trị: ông đòi hai tướng về rồi cho viên quan Miên về đầu là Gia-tri-giáp trông coi xứ ấy, phủ Trà Vinh thì giao cho Ốc-nha Chích cai trị.

Tính cách phức tạp về chủng tộc, về quê quán làm cho việc kiểm tra dân số cũng thêm phần phiền nhiễu. Việc kiểm tra lại cần có để giữ an ninh, để định binh số mà bắt lính, thu thuế. Trước nhứt người ta kiểm điểm lập danh tính những người tòng quân: quan quân các chi, hiệu, đội, thuyền cứ bằng vào tên tuổi, chức sắc mà đưa về quê quán làm sổ sách. Về phía các tổng xã thôn phường đều phải ghi vào sổ những người ở ngụ, ẩn lậu cùng với lính Tây Sơn trốn về. Đám người không tư sản thì được ghép vào hạng cùng cố, miễn nạp các thức cần cho binh vụ nhưng vẫn phải làm xâu như mọi người. Để đẩy mạnh việc kiểm tra dân lậu, từ tháng 5 nhuần Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Ánh lại cho phép thưởng người tố cáo: dân tố cáo thì được miễn một năm xâu, lính thì được thâu nơi ấp trưởng, người chứa chấp 40 quan tiền. Về mặt xã hội, các loại phù thuỷ, đổ bác, đồng bóng, hát xướng đều bị cấm chỉ.

Tất cả những biện pháp khắc khổ đó đều để nhằm vào việc tổ chức một quân đội mạnh đủ để giữ vững Gia Định. Việc tuyển binh cho ta thấy rõ sự cần kíp đó. Từ tháng 10 Mậu Thân (1788), sau khi vào Sài Gòn, Nguyễn Ánh buộc dinh Phiên Trấn tiên khởi trong việc bắt tráng đinh, cứ hai người lấy một lập thành phủ binh, chia đội ngũ ra chỉnh bị đánh giữ. Quân được hưởng ưu đãi nhất là quân bảo vệ Nguyễn Ánh. Theo lệ mỗi tháng họ được cấp một vuông gạo, 1 quan tiền, áo quần hai thứ, lại được cấp riêng cho một người dân có tên trong sổ bộ để sử dụng. Nhưng rõ ràng là không phải ai cũng được hưởng ưu đãi đó nên lính trốn thật nhiều đến nỗi quan phải ra lệnh cho dân, quân ai bắt được thì thưởng tiền, miễn xâu.

Những hoạt động binh vụ phải tựa trên một nền kinh tế dồi dào mới có cơ trường cửu được. Ánh lại có kinh nghiệm cũ về những chuyến thương thuyền Trung Hoa đem lái thịnh vượng cho đất này nên mở mang ngay một chính sách mời mọc và kiểm soát các thuyền buôn. Theo bảng thuế lệ liệt kê ra, ta thấy đến cập bến có các tàu Hải Nam (chịu thuế nhẹ nhất: 600 quan, ngoài lễ lạc khá nhiều), Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Thượng Hải (cả hai chịu thuế nặng nhất: 3.300 quan). Quan quân chú ý những vật có liên quan đến binh dụng như đồ đồng, chì, diêm tiêu, lưu hoàng, không cho buôn bán riêng tư các loại này. Các sản vật trong nước cũng không được trộm chở đi. Ai thông đồng mua bán riêng tư với nhau thì bị đánh 100 roi cấp làm dịch phu 3 năm, tịch thu tài sản. Nói tóm lại đó là một chính sách kiểm soát khắt khe làm sao quân đội được sử dụng tài lực trong nước đến mức tối đa.

Không ngồi đó để trông chờ tàu buôn đến bán binh khí, Nguyễn Ánh sai các người trong nội viện đi Châu Thái2 mua súng lớn, đạn dược, lưu hoàng, diêm tiêu... Ông viết thư cho J. Liot bảo ông này mời gọi tàu Tây tới bán binh khí khỏi chịu thuế3.

Việc phòng thủ cũng được tổ chức chu đáo, nhất là về phía biển, nơi đột nhập của địch quân: các phong hoả đài được dựng lên ở Cần Giờ, Đồng Tranh, Vũng Tàu. Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành lo đi tuần tiễu các cửa biển. Thành Cá Trê, Vàm Cỏ được xây lại. Lê Văn Quân được phái đi đóng giữ Bà Rịa. Cuộc tổ chức mới ở năm đầu mà cũng có vẻ vững chắc lắm4.
______________________________________
1. Truyện Nguyễn Văn Tồn, Liệt truyện q28, 3a-4b.
2. Không biết ở đâu. Theo nghĩa duy danh của chữ Châu Thái 珠 揉 có phải là một nơi khai mỏ ngọc, châu báu ở bờ biển Xiêm, Mã Lai, Miến Điện?
3. Thư số 11 ở Phụ lục.
4. Những sử sự kể trong tiết, trừ các xuất xứ khác có ghi, đều lấy từ Thực lục q2, 18b đến hết, q3, q4, 1a-15a.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Có thế lực rất mạnh hiện tại đang muốn lật lại vấn đề : Ánh trả thù Tây Sơn là do Huệ đào mộ 8 đời chúa Nguyễn.........chứ ko phải do Ánh tàn độc. Tuy nhiên, Ánh trả thù Tây Sơn thì Ánh cũng ko biện hộ cũng ko nhắc là do Tây Sơn đào mộ chúa Nguyễn......nhưng gần đây 1 số thế lực đã cố xoay chuyển vấn đề giúp Anh .....
  • Lúc Huệ ở Phú Xuân thì con cháu, tông thất chúa Nguyễn vẫn sống ở Huế..... tại sao Huệ ko giết sạch ??? mà đi đào mộ...
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Một trong những hậu quả trực tiếp của cuộc nồi da, xáo thịt giữa anh em Tây Sơn là Nguyễn Chủng nhân cơ hội bằng vàng này trốn về nước ngày 13/8/1787.. Mang theo gia quyến, tới Hòn Tre tạm trú. Sau dời sang đảo Cổ Cốt. Có trùm hải tặc Hà Hỷ Văn, thuộc Bạch Liên Giáo, nhưng tự xưng Thiên Địa Hội, xin theo. (ĐNTLCB, I, 2: 1778-1801, 1963:65)...............Lúc bấy giờ phía Bắc đã thống nhất nhưng có phản loạn........phía Nam cũng đã thống nhất nhưng vẫn có lính nhà Nguyễn quấy nhiễu.......Nguyễn Ánh thì ở đảo để dễ bề chạy trốn....khi nào có tướng đánh thắng ra đón thì vê..........: Có nói là Tây Sơn đã thống nhất Nam Bắc vào 1787.......nhưng sử sau này đều nhận cho Ánh vì 1975
  • Ngày 21/11/1787, Ngoại trưởng Armand-Marc de Montmorin-St-Hérem (14/2/1787 tới 11/7/1789) và Pigneau ký Hiệp ước “Liên Minh phòng thủ và tấn công,” gồm 10 điều: “Vua Phú Lãng Sa [France] rất sùng đạo Ki-tô” hứa cung cấp cho “Nguyễn Ánh, vua Đường Trong [Cochin-Chine] mất nước,” bốn [4] chiến hạm, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 lính da đen [điều 2], Nguyễn Ánh cắt cho Vua rất sùng đạo Ki-tô bán đảo Touron [điều 3], đảo Côn Lôn [Pulau Condore], [điều 5],tất cả những cửa biển Vua rất sùng đạo Ki-tô muốn, [điều 6], thần dân Vua rất sùng đạo Ki-tô được tự do di chuyển, [điều 7], hai bên có một năm để phê chuẩn [điều 10].

    Phụ ước số 1 ghi rõ bốn [4] tàu hạng trung [frégates], hai [2] tàu vận tải; mười [10] đại bác 1-4 livres, hai [2] khẩu đại bác 8 livres, bốn [4] khẩu obus [cối], quân nhu đạn dược cần thiết, một lều vải, 1000 súng để thay thế, lương ăn cho 2000 người trong vòng một năm. Phụ ước số 2 ghi Nguyễn Ánh phải bồi hoàn số chiến phí sơ khởi.

    Ngày 28/11/1787, ký thêm Phụ khoản riêng [thứ 11], vua rất sùng đạo Ki-tô có toàn quyền trên những vùng đất cắt nhượng, và hứa không chứa chấp phần tử tội phạm của họ Nguyễn [giống như quyền tài phán của Bri-tên sau này]

    Ngày 5/10/1789, Conway rời Pondichéry. Đại tá de Fresne thay. Trong hồ sơ Conway có 12 thư, 3 billets của Pigneau. (Gaudart, “Les archives de Pondichéry et les entreprises de la Compagnie Francaise des Indes en Indochine, au XVIIIè siècle;” BAVH, XXV, no. 4 (10-12/1937), pp. 353-380).

  • Năm 1827, Tổng trấn Lê Văn Duyệt còn nhận chuyển về Huế hàng chục bản sao thư từ của “Chiêu Nam Cốc” Nguyễn Chủng gửi các giáo sĩ trong thời gian hoạn nạn—xin tiếp tế lương thực, kể lể về các trận đánh quan trọng trong hai năm 1787-1788, hay dò hỏi dấu tích Hoàng tử Cảnh cùng Pigneau—tạo nên những tin đồn về việc Tả quân Duyệt chống đối việc lập Minh Mạng (1820-1841), ít nhiều gây nên những bản án bi thảm giáng xuống gia đình họ Lê, kể cả việc xử tử Phò mã Lê Văn Yên, v.. v… “con nuôi” Lê Văn Duyệt. Hay, việc đổi tên Nguyễn Hựu Khôi thành “Lê Văn” Khôi, để trừng trị một cựu công thần “đuôi to khó vẫy.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Ngày 7/9/1788, Nguyễn Chủng chiếm lại thành Gia Định. Nhờ lực lượng hải thuyền và khí giới mua của Bri-tên, Portugal [Bồ Đào Nha], và rồi nhóm lính đánh thuê Pháp vài ba chục người do Pigneau mang tới từ năm 1789, quân Nguyễn bắt đầu lớn mạnh dần.

18/5/1788-6/1789: Pigneau ở Pondichéry. [15/6/1789: Về Gia Định].

27/9/1788 [28/8 Mậu Thân]: Thư Nguyễn Chủng gửi Jacques Liot. Báo tin: Ngày 28/7/1788 đánh chiếm Ba Giồng, Sài Gòn, Bến Nghé, Đồng Nai, Bà Rịa. Đang tuyển mộ hải quân. Yêu cầu thông báo nếu tàu Đại Tây đã tới, để dàn xếp đưa tới Vũng Tàu bao vây và đánh phá quân địch. [L. Cadière, “Nguyễn Ánh et la Mission;” BAVH, XXVI, 1, 1926:46-47] Thư này được chép lại ngày 19/6/1827 (25/5 MM VIII).

* An Giang: Võ Tánh mang quân theo phò Chủng. Tánh người Bình Dương, thuộc Phiên Trấn. Tụ họp được khoảng 10,000 quân ở Gò Công [Khổng tước nguyện, Tân Hòa, Kiến Hòa] đánh Tây Sơn.

Chủng mừng lắm, đem gả con gái thứ hai của Hiếu tổ là Ngọc Du cho Tánh. (ĐNTLCB, I, 2: 1778-1801, 1963:72)

Phong Tánh làm Tiên phong dinh, Khâm sai Tổng nhung Chưởng Cơ. Còn phong chức Cai cơ cho các thuộc hạ như Võ Văn Lượng, Nguyễn Văn Hiếu, Mạc Văn Tô. (ĐNTLCB, I, 2: 1778-1801, 1963:73)

* Vĩnh Long: Nguyễn Huy và Lê Văn Duyệt lấy được đồn Trấn Định. (ĐNTLCB, I, 2: 1778-1801, 1963:73)
  • Nói chung, tới tháng 7/1788 thì NA đã tập hợp đủ quân đánh Tây Sơn.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
gày 24[8?]/7/1789, Pigneau và Hoàng tử Cảnh về tới cửa Lấp, Gia Định. Vương mừng lắm. Sai Tôn Thất Hội mang thuyền ra cửa Cần Giờ đón về. Phong Pigneau làm Đạt Mệnh Điều Chế Tần Thủy Bộ Viện Binh, Giám mục thượng sư. (ĐNCBLT, q.28, (1993) 2:476) (ĐNTLCB, I, 2: 1778-1801, 1963:98; BAVH, 16; Kim, tr. 152). (ĐNTLCB, [nho] I, q. 4, tr. 14-5; [viet] I, 2:98;ĐNCBLT, q.28, (1993) II:476; Thư ngày 17/8/1789, Pigneau (Sàigòn) gửi [Claude Francois] Létondal (Macao); ASME [Paris], vol. 801, tr. 283; Cadière, BAVH, 1926.

Trong số lính Lê dương có:

Philippe Vannier (Va Nê E [Nguyễn Văn Chấn], hạm trưởng tàu Phụng phi), (ĐNCBLT, q.28, (1993) 2:477)

1794, J. B. Chaigneau [Nguyễn Văn Thắng], hạm trưởng tàu Long phi. (ĐNCBLT, q.28, (1993) 2:477)

Godefoy de Forcanz (Lê Văn Lăng, coi tàu Bằng Phi), làm đến chưởng cơ. (ĐNCBLT, q.28, (1993) 2:477)

Victor Oliver de Puymanel (Nguyễn Văn Tín)Vệ úy Vệ ban trực hậu quân thần sách. (ĐNCBLT, q.28, (1993) 2:477)

Jean Marie d’Ayot (Đa Dật hay Trí lược hầu Nguyễn Văn Trí, chỉ huy tàu Đồng Nai và tàu Prince de Cochindrine, đặc trách vận tải và mua tàu)

Victor Oliver de Puymanel (Nguyễn Văn Tín) đã cùng Paul Hồ Văn Nghị đến đầu quân từ sau ngày Nguyễn Vương chiếm lại Sài Gòn. Nhóm lính đánh thuê Pháp lục tục tới sau. Godefoy de Forcanz (Lê Văn Lăng, coi tàu Bằng Phi), Jean Marie d’Ayot (Đa Dật hay Trí lược hầu Nguyễn Văn Trí, chỉ huy tàu Đồng Nai và tàu Prince de Cochindrine, đặc trách vận tải và mua tàu), Julien Girard de l’Isle Sellé (hạm trưởng Prince de Cochindrine), Guillaume Gouilloux, v..v… Năm 1793 có Laurent Barizy (Nguyễn Văn Mân). Năm 1794, J. B. Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng, chỉ huy tàu Long phi). Năm 1795, có thêm Charles Stanislas Lefèbre (cháu Pigneau), từ Pondichéry qua nhập bọn. Năm 1795, có hai y sĩ là Jean Marie Despiau và Desperles. Despiau ở Huế tới năm 1824, và chết vì dịch tả (cholera).

Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện chỉ ghi bảy [7] người: Lính đánh thuê Pháp lục tục tới sau. Trong bọn này có Mạn Hòe, Đa Dật, Va Nê E, Ô Ly Vi (tức Tín), Lê Văn Lăng (người Phú Lãng Sa), Gia Đố Bi, Ma Nộ En người Y Pha Nho.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Linh [Giám] Mục La Mothe nhận định:

“Ông ta [Quang Trung] đã cho đem về Phú Xuân và về tân Kinh đô [Nghĩa An] bằng đường bộ chứ không phải bằng đường thủy . . . . hai, ba nghìn cỗ đại bác và súng thần công, không biết bao nhiêu là súng dài và khí giới khác cùng với số tiền bạc và tất cả những vật liệu quý giá bắt được của quân Trung Hoa. Đó, kết quả của cuộc chinh phạt ấy là như vậy, nó đem đến đau đớn và nhục nhã cho quân Trung Hoa và lợi lộc cùng vẻ vang cho quân Tây Sơn…

“Tiếm Vương dũng cảm và tàn bạo, chúa tể [Bắc Đường Trong] và [Đường Ngoài] không mấy lo sợ quân đội gồm người Ấn Độ, Xiêm, Trung Hoa và Bồ Đào Nha… Ngay đến Hoàng đế Trung Hoa cũng có vẻ vì nể Tân Attila này vì ngài vừa mới phong ông làm vua [Đường Ngoài] qua trung gian một vị đại sứ, quên cả việc 50,000 binh lính Trung Hoa đã chết vì tay Tiếm Vương năm ngoái chỉ trong một trận giao chiến thôi.” (Đậng Phương Nghi, Một vài sử liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, tr. 210-11
  • Dựa vào số đại bác thu được có thể ước lượng số quân Thanh
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top