[Funland] Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Việc NA đưa quân Xiêm về là sự thật......không thể biện hộ được.
  • Lịch sử loài người luôn ca ngợi anh hùng chống ngoại xâm và luôn khinh bỉ kẻ rước ngoại bang. Dân tộc nào ko có truyền thống chống ngoại xâm thì dân tộc đó bị diệt vong nhất là bên 1 thằng ta lớn và có tư tưởng bành trướng.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Cụ nói thế em không công nhận. Phàm những người tài giỏi là những người biết tập hợp và vận dụng sức mạnh của quần chúng nhân dân cũng như sự ủng hộ của bạn bè các nước (em nhận định cho giống sử CM). So sánh vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chủ tịch và Gia Long, ta thấy có nhiều điểm tương đồng. Trong bối cảnh bị truy sát ráo riết thì việc đặt tổng hành dinh ở hải ngoại là điều dễ hiểu. Qua đó có thể liên lạc và kết nối các hoạt động cách mạng rời rạc đang diễn ra trong nước. Do đó, không có gì gọi là ngạc nhiên cả, không có gì gọi là "cỏ" cả và cũng chả có gì gọi là tôn giáo cả. Bản thân Tây Sơn cũng nằm trong cái vòng nho giáo đã tồn tại hàng nghìn năm qua. Việc kinh tế Tây Sơn khó khăn buộc họ phải có những chính sách mềm dẻo với giáo dân, với người phương Tây chứ không phải họ có ý cải cách gì hết. Trong việc làm này thì Nguyễn Ánh làm tốt hơn Tây Sơn nhiều lần. Tây Sơn chỉ ỷ vào sức mạnh quân sự của mình mà không hề có chính sách đối nội cũng như đối ngoại hợp lý. Một khi "nội bất thuận, ngoại bất phục" thì chuyện nhà Tây Sơn sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian. Nếu đối chiếu cuộc chiến đấu của Tây Sơn và Nguyễn Ánh theo ánh sáng cách mạng (nếu bỏ qua xuất thân của người lãnh tụ) thì Nguyễn Ánh có nhiều điểm phù hợp hơn : Giai cấp nông dân là lực lượng nòng cốt, đoàn kết tốt các dân tộc anh em vì sự nghiệp chung, tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
  • Chính vì những điều bác lý luận gán khép NA với HCM trên những năm gần đây người ta cố xoay vấn đề để biến việc NA cầu Xiêm là điểm đen giờ đã trở thành điểm mờ.
  • NA còn nhiều cái được lợi lắm . Ví dụ : nếu NA mà thua Tây Sơn thì giờ này có khi người ta ko dùng từ nội chiến mà là chống giặc ngoại xâm....y như 75 thôi. Ngoài ra con cháu tông thất nhà Nguyễn còn rất nhiều họ xây đền thờ, rồi tuyên truyền....chứ Tây Sơn còn ai mà thờ Trần Quan Diệu, Bùi Thị Xuân, ai thờ Vũ Văn Dũng.....
  • Vài năm nữa việc cầu viện ngoại bang của Ánh trở thành điểm sáng để dân Việt noi theo ???? người ta đang cố hợp thức hóa việc hợp tác với phương Bắc.....Bác Ford everest cứ yên tâm đi....
 

mr_lonely

Xe hơi
Biển số
OF-5775
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
164
Động cơ
544,970 Mã lực
ôi giời ơi dài quá. CỤ lại tóm lại hộ e cái
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Nguyễn Hữu Chỉnh là nhân vật gian hùng văn võ song toàn duy nhất ở phía Bắc. Tuy nhiên, Chỉnh ở trên 1 cái nền không vững thành ra ko thành nghiệp lớn cho nên Chỉnh khuynh đảo phía Bắc nhưng so với Tây Sơn thì ko là gì.
  • Cơ nghiệp Lê trịnh, chúa Nguyễn đã bị Tây Sơn đem búa đạp thành cát hết.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
  • Chính vì những điều bác lý luận gán khép NA với HCM trên những năm gần đây người ta cố xoay vấn đề để biến việc NA cầu Xiêm là điểm đen giờ đã trở thành điểm mờ.
  • NA còn nhiều cái được lợi lắm . Ví dụ : nếu NA mà thua Tây Sơn thì giờ này có khi người ta ko dùng từ nội chiến mà là chống giặc ngoại xâm....y như 75 thôi. Ngoài ra con cháu tông thất nhà Nguyễn còn rất nhiều họ xây đền thờ, rồi tuyên truyền....chứ Tây Sơn còn ai mà thờ Trần Quan Diệu, Bùi Thị Xuân, ai thờ Vũ Văn Dũng.....
  • Vài năm nữa việc cầu viện ngoại bang của Ánh trở thành điểm sáng để dân Việt noi theo ???? người ta đang cố hợp thức hóa việc hợp tác với phương Bắc.....Bác Ford everest cứ yên tâm đi....
nghiên cứu lịch sử điểm quan trọng phải khách quan và đặt mình vào đúng vị trí đó tư duy thời đó mà xét. các sử gia thời nay nghiên cứu sử toàn đặt mình về 1 phe và dùng quan điểm phe ấy phán xét phe còn lại. Như vậy là mất đi sự khách quan.
họ toàn đứng về quan điểm của phe tây sơn xem Nguyễn Ánh cầu xiêm là cõng rắn cắn gà nhà. mà họ cố tình lờ chi tiết: thời đó TK18 việc cầu quân đội đồng minh đến giúp mình đánh đuổi kẻ thù là chuyện bình thường. Nguyễn Ánh chỉ chịu tì vết khi quân đội đó giết chóc dân lành nhưng ông ta đã sửa sai
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Tạ Chí Đại Trường
____________________________________________________________Tiết 8

NỒI DA XÁO THỊT

Nguyên nhân * Chiến tranh * Kết quả: “ngư ông” Nguyễn Ánh.


Vào đầu năm 1787, trong khi người ta tưởng những lực lượng thống nhất có cơ tập thành thì một biến chuyển lớn lao làm tan vỡ viễn tượng đó: anh em Tây Sơn, hay nói đúng hơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đánh nhau. Tại sao có thể xảy ra như vậy?

Sách Hoàng Lê cho chúng ta biết sự rạn nứt có từ lúc Nguyễn Huệ nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh “tự chuyên” kéo quân ra Bắc. Chúa Tây Sơn vốn biết Huệ “khôn ngoan”, “giảo quyệt” sợ Huệ lấy Bắc Hà trở về hợm hĩnh, khó mà kìm chế. Khi tiếp được thư báo Bắc Hà lấy được rồi, Nhạc lại sợ Huệ cầm đại quân ở xa, có tướng tài trong tay sinh biến, nên lật đật ngày đêm dẫn bộ binh ra lôi về. Mối rắc rối quyền bính này tưởng có thể dẹp yên được khi Huệ ra tận ngoài cửa ô Thăng Long đón tiếp Nhạc, dâng binh phù, tạ tội, dẫn về nhà giới thiệu vợ mới cưới, anh em đối đáp “y như anh em các nhà thường dân”.

Nhưng chúng ta thấy mối nứt rạn vẫn còn: Nguyễn Nhạc nắm quyền thấy rằng cơ ngũ đã được đổi mới dưới quyền Huệ mà vẫn phải để nguyên. Xung đột nổ bùng khi quân Tây Sơn về đến Huế. Sách Hoàng Lê mượn lời Nguyễn Hữu Chỉnh tâu với Chiêu Thống mà nói rõ mối biến loạn này:

“Vua Tây từ khi về Nam thì kéo về luôn quốc thành, còn Thượng công thì ở Phú Xuân, nghỉ quân mua vui, hoặc là ban bố mệnh lệnh, sửa sang thành lũy. Bao nhiêu quân tướng, khí giới, các vật quý báu lấy được ở Bắc đem về, Thượng công đều chứa vào một chỗ, vua Tây cho người ra vời, Thượng công cũng không chịu vào chầu. Rồi thì phong quan ban chức, Thượng công đều tự quyết định, không hỏi gì đến vua Tây. Vua Tây cho người đem ấn ra phong Thượng công là Bắc Bình vương và hỏi những thứ của báu bắt được ở phủ Chúa Trịnh, Thượng công cũng không chịu trả lời. Vua Tây giận lắm, vì thế anh em mới gây ra cuộc binh đao”.

Sử quan nhà Nguyễn khi bàn về chỗ này quy tội thực nhiều cho Nguyễn Nhạc. Họ cho rằng từ lúc đánh Bắc Hà thắng, Nhạc đắc chí, ngày càng buông thả dâm loạn, giết Nguyễn Thung, người cộng sự lúc đầu, lại hiếp vợ Huệ, “người người đều ghê tởm”. Trong chuyến Bắc xâm, vàng bạc quý giá của Trịnh phủ Nguyễn Huệ lấy, Nhạc đòi không cho Huệ và ông lại còn tranh chiếm đất Quảng Nam nữa1. Do đó, chiến tranh mới nổ bùng.

Một nhân chứng đương thời tại chỗ viết thư nói về việc xảy ra sau ngày Tây Sơn ở Bắc về, kể nhiều điểm tương tự với các người Việt: Nguyễn Huệ “để Nhạc đi về Quy phủ và ngay sau đó bắt dân chúng tôn lên làm Đức Chúa; Nhạc biết tin không bằng lòng nên nhiều lần đe doạ em...”2.

Như vậy việc Huệ tự chuyên ở Huế, không muốn thuộc dưới quyền Nhạc nữa được xác nhận ngay cả trong lặng yên (lạ kỳ, có vẻ thiên vị đối với Huệ) của sử quan bởi vì Nhạc đã lôi em từ Bắc Hà về mà phải chịu để Huệ ở lại Phú Xuân với vàng bạc cướp được chứ không kéo được về ngay Hoàng Đế thành như những lần Nam chinh. Sở dĩ Nhạc chịu về Quy Nhơn một mình vì mối lo của Nhạc đã thành sự thực: binh lính quen chịu sự điều khiển của Huệ phần lớn đã theo ông này. Hoàng Lê cho ta thấy lúc Nhạc thu lại binh phù ở Bắc thấy có nhiều sự đổi thay, sắp đặt quân ngũ khác đi nhưng giả vờ không hay biết gì hết. Ông không thể làm khác hơn ở đất địch, nhưng về tới Phú Xuân ông cũng không lấy lại được thực quyền: một phần rất lớn thuỷ quân đã theo Nguyễn Huệ3. Do đó, ta thấy hành động “dâm, sát” ở Quy Nhơn của Nhạc có thể coi là vì phẫn chí, vì mối bận tâm thanh toán nội bộ hơn là vì đắc chí như lời sử quan.

Nhưng tại sao bỗng dưng lần này Huệ trở chứng với ông anh khi đã không có gì xảy ra hết trong những chuyến viễn chinh Gia Định? Đó chính là vì Tây Sơn đã tiến đến một giai đoạn khác trong sự phát triển của họ. Một biến cố có căn cớ sâu xa bắt nguồn từ những chuyển biến lịch sử bên trong cũng như bên ngoài nước như biến cố Tây Sơn, tất có những giai đoạn phát triển khác nhau, kế tiếp nhau mà từng cá nhân đang đóng vai tuồng lịch sử đó không thể thấy được vì phải chịu giới hạn của cá tính, giáo dục, thành kiến thu nhận và khoảng thời gian sống nữa. Hãy trở về Nguyễn Nhạc. Như ta đã nói, ước vọng của Nhạc thổ lộ với Chapman là chiếm cả giang sơn Nam Hà, và chỉ chừng ấy đủ rồi. Ông vẫn tự nhận mình là vua Tây Sơn, “vua Trời” của binh dân đất Nam Hà. Đối với đất Bắc, ông trở lại thời kỳ thường dân xa xưa, mặc cảm tương tự xuất hiện như khi mới gặp Chapman ông đã vội vã thanh minh việc nổi loạn khiến người khách buôn này không khỏi ngạc nhiên. Trên đường lật đật ra Bắc, Nguyễn Nhạc gặp ở Nghệ An một đám dân quê khúm núm dâng lễ vật, gọi “quan lớn”, ông gạt đi:

“Tôi không phải là quan lớn. Tôi là họ ngoại của Chúa Nam Hà vẫn quen gọi là Biện Nhạc đấy... Các người hậu tình thấy tôi đi xa, lương khô ăn nhạt mà đem những món ăn ngon lành biếu tôi, cám ơn, cám ơn...”

Vì vậy khi Nguyễn Hữu Chỉnh mang mầm mống phá hoại Bắc Hà vào miền Nam ươm giống phát triển, ông đã không biết sử dụng để lật đổ chúa Trịnh. Ông đã lớn tuổi rồi, từ một tên Biện lại làm loạn (cho dù có ý thức) lên được vua Trời, thế là đủ lắm rồi.

Nguyễn Nhạc dừng lại, nhưng những động lực vô ý thức của lịch sử vẫn thúc đẩy con người tiến tới. Ta thấy Nguyễn Hữu Chỉnh xui được Tây Sơn ra Bắc xô nốt dấu vết của nền phân tranh cũ. Rồi trong chuyến đi đó, ta đã thấy Nguyễn Huệ lớn lên như thế nào. Tuổi còn trẻ, ước vọng còn lớn, chuyến ra Bắc với đất Bắc tan rã hé cho ông thấy có cả một xứ sở dưới dấu vết đổ nát vẫn chứng tỏ tràn trề sinh lực, của cải phong phú, xứ sở đó sớm muộn gì cũng vào tay anh em ông. Thế mà ông cứ cản lại, “sợ khó kìm chế” ông. Lời hịch lúc đánh nhau có chữ chê Nhạc “khinh suất, can không nghe”4. Khinh suất, can không chịu nghe chính vì Nhạc tự mãn trở nên coi thường những khuyến cáo đổi thay, trong lúc Huệ còn muốn tiến nữa5.

Thế là anh em chia lìa. Quân đi Bắc đã có cơ ngũ đổi thay, khác với lúc xuất phát, đã luyện thành nếp mới. Một phần nữa họ là dân Thuận Hoá, Bố Chính, có thể có lính Bắc Hà, họ thích ở lại Huế hơn. Cho nên Nhạc về Nam mà Huệ còn giữ được quân.

Khi ra Bắc, Tây Sơn chiếm được kho tàng của Trịnh như các chứng nhân đã nói. Vàng bạc vốn không phải chỉ cần thiết cho bề ngoài một triều đình mà còn thiết yếu cho việc binh nhung nữa. Huệ phải giữ lại, và giữ được vì Nhạc cô thế ở Phú Xuân.

Nhưng Nhạc tất nhiên cũng cần vàng bạc. Ta đã thấy Tây Sơn cần tiền như thế nào. Chỉ cần thêm một chứng cớ nữa. Trước khi chiếm Thuận Hoá, vùng Tây Sơn có xẩy ra một vụ rối loạn phong tục do giáo điều Thiên Chúa gây ra, nên nảy sinh một vụ cấm đạo. Ấy thế mà những kẻ nào, nếu nghèo, nộp 10 cân đồng, nếu giàu, nộp từ 100-200 cân đồng thì khỏi phải chối đạo: Đến nỗi L.M Longer phải đưa ra nhận xét: “Có thể là bạo chúa chỉ làm như vậy vì keo cú bòn mót hơn là vì có ác cảm với đạo Thánh”6. Số chi của quốc gia vì phải trao đổi với bên ngoài trong một tình trạng kém thế nên lại càng gia tăng gấp bội.

Tây Sơn, cả Nhạc lẫn Huệ, đều cần rất nhiều tiền. Nhạc đòi vàng đất Bắc, Huệ cố giữ và nhân đã có mâu thuẫn cũng muốn chiếm luôn kho vàng ở Quy Nhơn. Chiến tranh xảy ra.

Một bức thư viết ngày 12-5-1787 cho biết chiến tranh xẩy ra đã 3 tháng rồi7. Kẻ nào mạnh thì ra tay trước lấn lướt cho nên Nguyễn Huệ mới kéo quân vào Quy Nhơn trong tuần lễ Tro (21-2-1787)8. Số lượng quân đi, kẻ ước lượng 60.000 người9, người tính đến 100.00010. chỉ biết rằng với lối hành quân của Nguyễn Huệ số quân không nhỏ được. “Ông bắt tất cả mọi người phải ra trận”, tất cả nghĩa là mọi người “từ 15 đến 60 tuổi”. Cho nên vùng Thuận Hoá, nhà thờ biến thành trại lính, tượng thần phật bị lấy ra đúc súng đại bác, đúc nồi11. Khi quân đi rồi không còn đàn ông, ở nhà chỉ có đàn bà, kẻ mất cha, người mất con, kẻ lại mất chồng.

Họ, những lực lượng quyết định tình thế trên giải đất này họ đánh nhau rất dữ. Lại bộ Hồ Đồng bị bắt ở trận Đồng Tuyên trước làm cho Nguyễn Huệ một bài hịch, chửi bằng “sài lang, chó heo” để kể tội Nhạc “làm nhơ uế cả một triều”, “khinh suất, can không nghe” và cả quyết rằng “ngôi báu tất phải đổi dời”.
_______________________________________
1.Liệt truyện, q30, 13b, 14a.
2. Thư ông Doussain cho Le Blandin ngày 6-6-1787 (BEFEO, 1912, t. 19).
3. Thư ông Longer cho Boiret, 3-5-1787 (A. Launay, III, t. 143).
4.Liệt truyện, q30, 14a.
5. Trường hợp Vũ Văn Nhậm theo phe Huệ cũng đáng chú ý. Nhậm không phải ở vào thế bất đắc dĩ vì ông có thể làm như Nguyễn Văn Duệ. Mọi hành động về sau: đuổi Duệ. bắt Chỉnh, tung hoành nơi đất Bắc khiến Huệ lo sợ chứng tỏ ông thuộc lớp người có chí riêng, không đồng ý với sự tự mãn của cha vợ.
6. Thư gởi cho Dufresne. 1-5-1787 (A. Launay III. t. 126).
7. Thư Longer gởi cho Boiret 3-5-1787 (RI. XIV, 1910, t. 46).
8. Thư Labartette kể trước, tiết 1. Cũng thư của ông, một năm sau 30-6-1788 (Sử Địa, số 9-10, t. 237) cho biết đánh nhau từ tháng 1 âl (18/2-18/3/1787) và chấm dứt tháng 5 âl (15/6-14/7/1787).
9. Thư Doussain, 6-6-1787 (BEFEO, 1912. t.19)
10. Thư Labartette gởi cho Letondal, 21-5-1787 (A. Launay, III, t. 129).
11. Thư Doussain gởi cho Descourvières 8-6-1787 (BEFEO, 1912, t. 19).
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn, đắp núi đất đặt đại bác bắn đổ vào. Nhạc kêu khóc ở đền thờ cha mẹ rồi kêu Đặng Văn Chân ở Gia Định về tiếp cứu. Chân đem binh về đến Tiên Châu (Phú Yên) thì bị đánh tan, chính mình phải đầu Huệ làm tỳ tướng1. Hai ba lần giáp công, Huệ cũng bị mất đến nửa số quân và phải lấy thêm lính Thuận Hoá, bắt những kẻ vừa đủ 15 tuổi2.

Nhạc phải lên mặt thành, khóc kêu gọi tình anh em ruột thịt cho Huệ giải vây. Tinh thần ăn đều chia đủ của anh em họ thật cũng đáng khen, nhưng đã đem lại tai hại không nhỏ cho triều đại. Trần Văn Kỷ của Nguyễn Huệ bèn lấy Bến Ván làm địa giới ngăn cách đất của Bắc Bình vương và Thái Đức Hoàng đế. Còn “chú Bảy” thì được đất Gia Định với tước Đông Định vương3.

Cuộc chiến này thực là một kinh ngạc lớn cho dân chúng thời bấy giờ4. Uy danh của gia đình Tây Sơn bị hạ xuống, người ta trông ngóng về một ông Chủng nào đó mà người ta chỉ biết là kẻ còn sót lại của triều đại vừa trị vì. Theo lời đồn thì người Hồng Mao sẽ đem Nguyễn Ánh trở về ngôi vị cũ. Chứng cớ rõ ràng là từ năm vừa qua có mấy chiếc tàu ngoại quốc đi dọc theo bờ biển Nam Hà, lăng xăng dò đường nước nông sâu, ghé vào cửa Thi Nại, rồi khi gặp thuyền buồm Tây Sơn cản lại thì nổ súng. Rõ ràng lắm là tiếng đại bác vọng lại từ bờ biển. Thế lực ông Chủng mạnh như vậy nên, cũng vẫn theo lời đồn, vua Trời bị ông em quý thúc đánh thái quá đã phái người xin với ông trả lại ngôi báu mà tên bà con họ ngoại này đã chiếm đoạt. Tiếng đồn chỉ dựa trên một sự thực là các tàu De Castries, La Dryade, Le Pandour lảng vảng ngoài bờ biển Nam Hà để dò xét tình hình xem có tiện cho một cuộc can thiệp không, thế mà gặp dịp lại được dân chúng thổi phồng lên tạo ra một dư luận mong ngóng về một vị cứu tinh nơi xa, trong lúc vị này đang bị giam lỏng và chăm chắm thoát khỏi thành phố Vọng Các.

Trong đám binh tướng Tây Sơn có kẻ ngả theo phe này hay phe khác, nên ngoài chiến tranh giáp công chính thức, Nhạc và Huệ còn lo thanh toán nội bộ. Có hai trường hợp điển hình: Nguyễn Văn Duệ, tướng Nhạc ở vùng Huệ và Nguyễn Đăng Vân, con nuôi Huệ ở vùng Nhạc.

Nguyễn Văn Duệ vốn được Huệ cho giữ Nghệ An để kìm chế Nguyễn Hữu Chỉnh. Chỉnh ra Bắc đuổi Trịnh Bồng, được thư Duệ hẹn cùng đánh vào, bèn sắp 10 lượng 10 tấm đoạn xúi Duệ mưu chiếm Nghệ An. Việc Duệ làm loạn này cũng là do mưu kế của Nguyễn Huỳnh Đức, người bị Huệ bắt sau trận Đồng Tuyên (1783) được cho làm tướng cùng giữ Nghệ An với Duệ mà lòng cứ đồ mưu về chúa cũ5. Việc bị Vũ Văn Nhậm phát giác. Đức xúi Duệ đem quân theo ngả Thượng Lào về Quy Nhơn và lãnh quân đi trước. Nửa đường Đức bày tỏ ý thật và dụ Duệ theo mình đi tìm Nguyễn Ánh. Nghe Duệ tức giận “thằng này định bán ta đây”, Đức tính chuyện không êm trốn thẳng qua Xiêm. Còn Duệ xuống Quy Nhơn.

Được Duệ về giúp, Nguyễn Nhạc lên tinh thần, tưởng có thể phục thù mối nhục kêu khóc năm ngoái. Tháng 3-1788, Duệ kéo quân ra Quảng Nam, nơi “biên giới Chăm”. Không được may mắn như năm 1775, Duệ bị quân Phú Xuân đánh tan, thân phải bị bắt cho voi giầy, đầu bêu ở thành Hội An6. Nhạc hoàn toàn tuyệt vọng không còn sức gượng dậy nữa.

Câu chuyện thanh toán nội bộ cũng xảy ra ở Quy Nhơn: Nguyễn Thung hẳn là một nạn nhân của cuộc xung đột ruột thịt bất ngờ đó. Một nạn nhân khác may mắn hơn vì ở mãi tận Gia Định. Vẫn biết Gia Định của Nguyễn Lữ nhưng vụ Đặng Văn Chân cho ta thấy Lữ theo phe Nhạc. Sử quan nhà Nguyễn chép rằng Nguyễn Đăng Vân là con nuôi của Huệ vượt bể qua hàng ở Vọng Các mùa thu 1787 vì thấy rõ Tây Sơn là “bạn nghịch”7. Nguyên cớ viện ra để được nhận hàng không đáng kể cũng như câu chuyện về hết mệnh đế vương do Nguyễn Văn Trương bịa ra để hàng vậy. Chúng ta phải lưu ý rằng Nguyễn Đăng Vân là con nuôi yêu quý của Huệ đang ở trong vùng Nhạc và thời gian vượt bể sang hàng là ngay sau khi chiến tranh nồi da xáo thịt xẩy ra ở Quy Nhơn. Đăng Vân tất đã trải qua những dao động mà Nguyễn Văn Duệ đã gặp. Duệ không nghe lời Huỳnh Đức, nhưng Nguyễn Đăng Vân ở một vùng đầy vết tích của Nguyễn Ánh trong lúc con đường về Bắc mịt mù tất phải hướng về Vọng Các. Gió mùa không những chỉ chở quân đi chinh phục mà còn trỏ đường cho tướng trốn chạy nữa vậy.

Nhưng không phải chỉ có vài chuyện đó xảy ra là thanh toán xong mối hiềm nghi của tướng và các phụ tá giữa hai miền. Chúng ta thấy người nắm giữ Tả quân của Huệ ở Đồng Hới là Vũ Văn Nhậm lại là con rể của Thái Đức. Mọi người đương thời rõ ràng thấy Nhậm ở vào thế khó xử, dù muốn tỏ lòng trung thành với Huệ cũng vẫn bị gán cho ý nghĩ “trông về bên trong” (Quy Nhơn). Nguyễn Huệ cũng nghĩ vậy. Tuy nhiên, vốn là một tay có thủ đoạn, Huệ vẫn dùng, dùng mà nghi ngờ. Đến khi trao quyền lớn cho Nhậm đem quân hỏi “tội” Nguyễn Hữu Chỉnh, Huệ mới cần phải lo đề phòng biến loạn, khỏi như ông anh ông trước kia đã không lo đề phòng ông. Cho nên, ông dặn nhỏ Ngô Văn Sở “Điều lo của ta không phải tại Bắc Hà mà là tại Nhậm vậy”8. Cái thế quân tướng hoài nghi như vậy làm cho Nguyễn Ánh sẽ có một viên tướng tài giỏi chờ đón ở Long Xuyên và cũng để có dịp cho một kẻ chăn trâu leo lên chức Đại tướng quân: Nguyễn Văn Trương.

May mắn cho Nguyễn Ánh hơn nữa là việc chia ba đất nước đã giúp Ánh ngăn cách với kẻ thù nguy hiểm nhất của ông, Nguyễn Huệ, bằng một giải đất của ông vua già Nguyễn Nhạc “ham dật lạc, cầu tạm bợ yên ổn, không tính lo về sau”9. Thực vậy, Nguyễn Nhạc bị em vây đánh phải khóc mới được hoà, tinh thần suy đốn, không có một phản ứng nào khi Nguyễn Ánh về chiếm Gia Định, bỏ mặc cho Phạm Văn Sâm là một viên tướng tài, trung thành, lo toan đến thế cùng lực kiệt, hàng rồi mà vẫn tính chuyện mưu với Nguyễn Huệ phản Nguyễn Ánh. Nguyễn Huệ cũng không thể làm gì hơn. Như người đồng thời nhận xét: “Ông tập họp quân lính, hoặc để đánh anh, hoặc để đánh ông vua chính thức và có lẽ cả hai mục đích (vì ông không thể đánh ông vua mà không bước qua đất của anh ông”10. Nhưng như ta đã nói, hoặc tình anh em ruột thịt đã không cho phép ông làm như vậy. Phải đợi đến con ông, tình thân đã cách xa hơn một ít và tình thế cũng bức ngặt đến nơi, họ mới chiếm Quy Nhơn để trực tiếp đối diện với Nguyễn Ánh. Nhưng bây giờ thì chậm mất rồi. Trở lại thời phân làm ba của Tây Sơn, “Gia Định đơn nhược yếu ớt”11 dưới quyền Nguyễn Lữ là một cơ hội tốt cho Nguyễn Ánh và bọn bầy tôi lưu vong. Họ lục tục trở về.
_____________________________________________
1. Ta gặp lại tên Chân ở Bắc Hà, sớm nhất sau vụ này là lúc Tôn Sĩ Nghị sang, Ngô Văn Sở rút đi sai Đặng Văn Chân đem thuỷ quân về trước. Các trận sau này Chân cũng chỉ huy thuỷ quân.
2. BEFEO, 1912, t. 17.
3. Cương mục q47, 3a, Liệt truyện q30, t. 136.
4. RI, XIV, 1910. t. 46.
5. Truyện Nguyễn Huỳnh Đức trong Liệt truyện q7, 10a-17b, Thực lục q4, 3b-5a.
6. Thư Labartette ngày 30-6-1788 kể trước. Tài liệu của Đặng Phương Nghi (Sử Địa số 9-10, t. 204), lời chú trang 239 cho biết viên quan chỉ huy Tiền vệ bị bắt tên là Trần Đức. Ông Nguyễn Phương (Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, t. 211) dựa Tây Sơn sử truyện chỉ rõ viên tướng cầm quân cho Nhạc là Nguyễn Văn Duệ. Chúng ta nghĩ rằng chính Duệ với quân rút về tăng cường mới gây tự tin cho Nhạc. Còn tên Trần Đức nêu ra chắc vì ông Labartette ở Quảng Bình lộn với Huỳnh Đức, người theo Duệ về rồi nửa đường trốn theo Nguyễn Ánh được ban cho họ Nguyễn vậy.
7. Truyện Nguyễn Đăng Vân. Liệt truyện q13, 20b-21b, Thực lục q3, 5b, 6a. Sau này Vân hăng hái chống quân Phạm Văn Sâm tới chết hẳn không Phải vì quá trung thành với chủ mới mà vì mối thù cũ vậy.
8. Liệt truyện q30, 27b. Cương mục q47, 28b.
9. Liệt truyện q30, 42a.
10. Thư Letondal dựa vào thư Labartette ở Bố Chính 7-11-1788 (RI, XIV, 1910, t. 53).
11. Thực lục q3, 1b.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
  • Thời điểm này Huệ, Nhạc rất cần tiền nuôi quân. Huệ bắt đầu bắt lính vùng Thuận Hóa và quản lý đám quân Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định đã theo Huệ ra Bắc. Mọi thứ đều dùng để nuôi quân và mua sắm vũ khí, túng thiếu đến nỗi Huệ ko kịp xây cho Phú Xuân bất cứ cái gì mà ở trên cái nền nát. Trong khi, quân số Nhạc bị hao hụt do theo Huệ......Nhạc cần tiền để mua sắp vũ khí, nuôi quân. Vào thời điểm này thì Nhạc cạn kiệt về nhân lực.....cũng là lúc Ánh trở lại. Nhạc làm chính trị nên lính ko phục, còn Huệ là tướng cầm quân sống chết cùng lính nên họ luôn theo ông.
  • Nhạc suy yếu dần, thì quân Tây Sơn ở phía Nam bắt đầu hàng Ánh.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
  • Thời điểm này Huệ, Nhạc rất cần tiền nuôi quân. Huệ bắt đầu bắt lính vùng Thuận Hóa và quản lý đám quân Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định đã theo Huệ ra Bắc. Mọi thứ đều dùng để nuôi quân và mua sắm vũ khí, túng thiếu đến nỗi Huệ ko kịp xây cho Phú Xuân bất cứ cái gì mà ở trên cái nền nát. Trong khi, quân số Nhạc bị hao hụt do theo Huệ......Nhạc cần tiền để mua sắp vũ khí, nuôi quân. Vào thời điểm này thì Nhạc cạn kiệt về nhân lực.....cũng là lúc Ánh trở lại. Nhạc làm chính trị nên lính ko phục, còn Huệ là tướng cầm quân sống chết cùng lính nên họ luôn theo ông.
  • Nhạc suy yếu dần, thì quân Tây Sơn ở phía Nam bắt đầu hàng Ánh.
bởi vì Huệ có vàng của nhà Trịnh trả lương cho lính nên linh nó theo còn Nhạc không có vàng nên không co tiền trả lương mua vũ khí xịn. Chưa kể Huệ còn hốt được một mớ pháo súng hỏa mai của họ Trịnh. nói huệ là tướng cầm quân nên lính sống chết no theo sao thấy mông lung quá
anh em đánh chém nhau vì tranh nhau kho vàng
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
  • Chính vì những điều bác lý luận gán khép NA với HCM trên những năm gần đây người ta cố xoay vấn đề để biến việc NA cầu Xiêm là điểm đen giờ đã trở thành điểm mờ.
  • NA còn nhiều cái được lợi lắm . Ví dụ : nếu NA mà thua Tây Sơn thì giờ này có khi người ta ko dùng từ nội chiến mà là chống giặc ngoại xâm....y như 75 thôi. Ngoài ra con cháu tông thất nhà Nguyễn còn rất nhiều họ xây đền thờ, rồi tuyên truyền....chứ Tây Sơn còn ai mà thờ Trần Quan Diệu, Bùi Thị Xuân, ai thờ Vũ Văn Dũng.....
  • Vài năm nữa việc cầu viện ngoại bang của Ánh trở thành điểm sáng để dân Việt noi theo ???? người ta đang cố hợp thức hóa việc hợp tác với phương Bắc.....Bác Ford everest cứ yên tâm đi....
- Em không so sánh với tính chất của cuộc chiến mà mỗi người theo đuổi. Vì nó hoàn toàn khác nhau. Em chỉ so sánh hình thức, tư duy mà 2 người cùng làm. Ở đây ta thấy xuất phát điểm của 2 người gần như là giống nhau : 2 bàn tay trắng. Nếu chỉ dựa vào thực lực trong nước thì không đủ mà phải dựa vào "sự ủng hộ" của bạn bè quốc tế. Cái giống nhau là chỗ đấy.
- Còn bàn về cõng rắn thì từ ấy chỉ do một phía dựng lên và tự đặt ra cái từ ngữ ấy. Nếu dùng chính xác để chỉ tính chất của nó thì ta phải dùng từ là "viện trợ". Viện trợ luôn có 2 hình thức : Người và Của hoặc cả hai. Đã là "hàng viện trợ" thì người ta không biết trước được chất lượng mà "món" hàng viện trợ ấy nó như thế nào nhưng có một điều chắc chắn là người nhận viện trợ luôn mong muốn nó là "hàng tốt". Do đó việc "hàng viện trợ" (Người, Của) chất lượng xấu là việc "ngoài mong muốn" thậm chí nó gây nguy hại cho người được nhận viện trợ.
- Xét về một cuộc chiến, nếu chỉ xét về "cách thức" triển khai cuộc chiến của bất kỳ phía nào là một việc làm hết sức chủ quan, thiên kiến nếu không phải nói là ngu dốt. Đã là đánh nhau thì chả thằng nào tốt hơn thằng nào cả. Nhưng dư luận sẽ xét tính chất, mục đích của từng bên để quyết định sẽ ngã theo bên nào, đề cao bên nào, gọi một cách dễ hiểu là phe chính nghĩa. Hítle, Polpot có được coi là phe chính nghĩa không? Câu trả lời tất nhiên là : Không. Căn cứ gì mà trả lời như vậy ? Bởi người ta xét tính chất, mục đích của Hítle, Polpot là những chế độ diệt chủng, là những cá nhân phạm tội ác chiến tranh. Đã có một thời gian, truyền thông nước ngoài đã bỏ qua tính chất, mục đích của chế độ Polpot để lên án chế độ ta, họ gọi ta là quân xâm lược. Nhưng khi những bằng chứng rõ ràng về bản chất của chế độ Polpot được đưa ra ánh sáng thì tất nhiên, cuộc chiến của chúng ta là một cuộc chiến chính nghĩa và bọn đồ tể phải chịu sự phán xét của pháp luật cũng như của lịch sử.
- Từ những lập luận trên ta thấy, lịch sử mà ta biết từ trước đến nay không hề hoặc rất ít đề cập đến tính chất, mục đích của nhà Tây Sơn. Họ chỉ xoáy trọng tâm vào 2 cuộc chiến chống Xiêm và Thanh của tổ chức này mà bất chấp mục đích của họ có cao cả hay không, hay đơn giản chỉ giống bọn Polpot chống lại quân tình nguyện VN (Em không có ý so sánh ta với bọn Tàu, chỉ so sánh tính chất đối phó, hành động). Muốn biết cuộc chiến ấy của nhà Tây Sơn có chính nghĩa hay không thì ta phải biết được tính chất và mục đích của nhà Tây Sơn thì mới bình luận được chứ đừng căn cứ vào cái hình thức bên ngoài.
- Em đã dùng rất nhiều dẫn chứng dữ liệu để chứng minh, nhà Tây Sơn là một tổ chức tàn bạo, tham lam quyền lực. Tính chất của tổ chức này là cướp bóc, "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ". Nhưng điều nguy hiểm nhất là họ đã biến những con người dưới quyền họ trở thành những tên đồ tể khát máu chả kém gì họ. Muốn em chứng minh ư ? Rất dễ. Những dữ liệu mà cụ vừa đưa ra trên đây có chứa đầy những điều ấy. Nó được thể hiện qua các nhân vật như : Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm ... những kẻ đã thấy được cái "hiệu quả" của nhà Tây Sơn và nhanh chóng học hỏi nó.
Em hiện đang bận, rảnh rỗi em sẽ vào phân tích tiếp những dữ liệu mà cụ đưa ra để ta thấy được tính chất của tổ chức Tây Sơn cũng như những cá nhân cầm đầu tổ chức ấy.
 

duccong799

Xe buýt
Biển số
OF-348273
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
658
Động cơ
274,358 Mã lực
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân~X(
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Nguyễn Huệ là một kẻ tham lam quyền lực, khi nhận được tin tức từ Chỉnh thì Nguyễn Huệ tự ý kéo quân ra Bắc Hà hòng chiếm đoạt giang sơn họ Lê. Nhưng hơn ai hết, anh ruột của ông là Nguyễn Nhạc luôn biết cái tham vọng ấy của em mình. Ông đã phải vội vã kéo quân ra để can thiếp, kéo em mình về.
Sách Hoàng Lê cho chúng ta biết sự rạn nứt có từ lúc Nguyễn Huệ nghe lời Nguyễn Hữu Chỉnh “tự chuyên” kéo quân ra Bắc. Chúa Tây Sơn vốn biết Huệ “khôn ngoan”, “giảo quyệt” sợ Huệ lấy Bắc Hà trở về hợm hĩnh, khó mà kìm chế. Khi tiếp được thư báo Bắc Hà lấy được rồi, Nhạc lại sợ Huệ cầm đại quân ở xa, có tướng tài trong tay sinh biến, nên lật đật ngày đêm dẫn bộ binh ra lôi về. Mối rắc rối quyền bính này tưởng có thể dẹp yên được khi Huệ ra tận ngoài cửa ô Thăng Long đón tiếp Nhạc, dâng binh phù, tạ tội, dẫn về nhà giới thiệu vợ mới cưới, anh em đối đáp “y như anh em các nhà thường dân”
Việc làm của Nguyễn Nhạc đã khiến Nguyễn Huệ tức giận. Nguyễn Huệ quyết định trở mặt với Nguyễn Nhạc khi không thèm nghe lệnh vời nữa, tự ý phong quan, ban chức cho thuộc hạ và nhất là độc chiếm luôn kho tàng mà ông ta cướp được ở Bắc Hà.
“Vua Tây từ khi về Nam thì kéo về luôn quốc thành, còn Thượng công thì ở Phú Xuân, nghỉ quân mua vui, hoặc là ban bố mệnh lệnh, sửa sang thành lũy. Bao nhiêu quân tướng, khí giới, các vật quý báu lấy được ở Bắc đem về, Thượng công đều chứa vào một chỗ, vua Tây cho người ra vời, Thượng công cũng không chịu vào chầu. Rồi thì phong quan ban chức, Thượng công đều tự quyết định, không hỏi gì đến vua Tây. Vua Tây cho người đem ấn ra phong Thượng công là Bắc Bình vương và hỏi những thứ của báu bắt được ở phủ Chúa Trịnh, Thượng công cũng không chịu trả lời. Vua Tây giận lắm, vì thế anh em mới gây ra cuộc binh đao”.
Một nhân chứng đương thời tại chỗ viết thư nói về việc xảy ra sau ngày Tây Sơn ở Bắc về, kể nhiều điểm tương tự với các người Việt: Nguyễn Huệ “để Nhạc đi về Quy phủ và ngay sau đó bắt dân chúng tôn lên làm Đức Chúa; Nhạc biết tin không bằng lòng nên nhiều lần đe doạ em...”
Một bằng chứng chứng minh tham vọng quyền lực của Nguyễn Huệ. Trong mắt ông ta quyền lực là tất cả, không hề có sự tồn tại tình máu mủ hay đạo quân thần.
Rồi trong chuyến đi đó, ta đã thấy Nguyễn Huệ lớn lên như thế nào. Tuổi còn trẻ, ước vọng còn lớn, chuyến ra Bắc với đất Bắc tan rã hé cho ông thấy có cả một xứ sở dưới dấu vết đổ nát vẫn chứng tỏ tràn trề sinh lực, của cải phong phú, xứ sở đó sớm muộn gì cũng vào tay anh em ông. Thế mà ông cứ cản lại, “sợ khó kìm chế” ông. Lời hịch lúc đánh nhau có chữ chê Nhạc “khinh suất, can không nghe”4. Khinh suất, can không chịu nghe chính vì Nhạc tự mãn trở nên coi thường những khuyến cáo đổi thay, trong lúc Huệ còn muốn tiến nữa5.
Đây là những điều rất tốt đẹp của tổ chức Tây Sơn mà chả sử sách nào đề cập.
....Nhạc tất nhiên cũng cần vàng bạc. Ta đã thấy Tây Sơn cần tiền như thế nào. Chỉ cần thêm một chứng cớ nữa. Trước khi chiếm Thuận Hoá, vùng Tây Sơn có xẩy ra một vụ rối loạn phong tục do giáo điều Thiên Chúa gây ra, nên nảy sinh một vụ cấm đạo. Ấy thế mà những kẻ nào, nếu nghèo, nộp 10 cân đồng, nếu giàu, nộp từ 100-200 cân đồng thì khỏi phải chối đạo: Đến nỗi L.M Longer phải đưa ra nhận xét: “Có thể là bạo chúa chỉ làm như vậy vì keo cú bòn mót hơn là vì có ác cảm với đạo Thánh”6. Số chi của quốc gia vì phải trao đổi với bên ngoài trong một tình trạng kém thế nên lại càng gia tăng gấp bội.
Điều tốt đẹp nhất ở Nguyễn Huệ là muốn anh mình nhường kho vàng ở Qui Nhơn cho mình. Anh nhường em là đúng rồi.
Tây Sơn, cả Nhạc lẫn Huệ, đều cần rất nhiều tiền. Nhạc đòi vàng đất Bắc, Huệ cố giữ và nhân đã có mâu thuẫn cũng muốn chiếm luôn kho vàng ở Quy Nhơn. Chiến tranh xảy ra.
Việc Nguyễn Nhạc là anh ruột mà không hề biết nhường nhịn em đã khiến cho nhân dân phẩn nộ, 100% nhân dân tự nguyện đi theo vị anh hùng để trừng phạt tội ích kỷ, tham lam của Nguyễn Nhạc.
“Ông bắt tất cả mọi người phải ra trận”, tất cả nghĩa là mọi người “từ 15 đến 60 tuổi”. Cho nên vùng Thuận Hoá, nhà thờ biến thành trại lính, tượng thần phật bị lấy ra đúc súng đại bác, đúc nồi11. Khi quân đi rồi không còn đàn ông, ở nhà chỉ có đàn bà, kẻ mất cha, người mất con, kẻ lại mất chồng.
Tội lỗi của Nguyễn Nhạc lớn đến mức một thuộc tướng của anh hùng Nguyễn Huệ đã bức xúc, viết hịch chửi Nhạc là đồ chó, heo. Tuy hơi bất lịch sự tý nhưng Nhạc đáng bị như vậy. Là anh mà không biết thương em, không biết giúp em đoạt Bắc Hà mà chỉ biết ôm khư khư quyền lực của mình ở Qui Nhơn. Đã thế còn dám bắt em phải chia của cướp được. Ở đời ai mà chấp nhận chuyện đấy. Anh ruột cụ mà đối xử với cụ như vậy thì cụ có bức cmn xúc không chứ :))
Lại bộ Hồ Đồng bị bắt ở trận Đồng Tuyên trước làm cho Nguyễn Huệ một bài hịch, chửi bằng “sài lang, chó heo” để kể tội Nhạc “làm nhơ uế cả một triều”, “khinh suất, can không nghe” và cả quyết rằng “ngôi báu tất phải đổi dời”.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Trong cuộc chiến chính nghĩa này, ta thấy lực lượng nhân dân tham gia cũng khá đông.
Số lượng quân đi, kẻ ước lượng 60.000 người9, người tính đến 100.00010. chỉ biết rằng với lối hành quân của Nguyễn Huệ số quân không nhỏ được.
Nhưng để tiêu diệt tên đại gian ác Nguyễn Nhạc thì nhân dân hy sinh cũng khá nhiều (phân nửa). Lý do là quân của Nhạc quá thiện chiến chứ không phải là vị anh hùng Nguyễn Huệ có thói quen "thí quân" như một số kẻ ác mồm vu khống. Nhưng dù nhân dân đã anh dũng hy sinh quá nửa nhưng nhân dân tại chỗ vẫn tình nguyện hưởng ứng vị anh hùng kể cả những em thiếu niên 15 tuổi.
Quân Nguyễn Huệ vào vây thành Quy Nhơn, đắp núi đất đặt đại bác bắn đổ vào. Nhạc kêu khóc ở đền thờ cha mẹ rồi kêu Đặng Văn Chân ở Gia Định về tiếp cứu. Chân đem binh về đến Tiên Châu (Phú Yên) thì bị đánh tan, chính mình phải đầu Huệ làm tỳ tướng1. Hai ba lần giáp công, Huệ cũng bị mất đến nửa số quân và phải lấy thêm lính Thuận Hoá, bắt những kẻ vừa đủ 15 tuổi2
Mặc dù lực lượng của vị anh hùng là "chính nghĩa" nhưng cũng không thoát khỏi việc có nhiều tên phản bội. Đau lòng nhất lại là con nuôi của vị anh hùng, đã phản bội đi sang Băng cốc với bọn ngụy Nguyễn Ánh. Nhưng thật mừng là tên phản bội sau này đã bị "đền tội" tại Gia Định.
Sử quan nhà Nguyễn chép rằng Nguyễn Đăng Vân là con nuôi của Huệ vượt bể qua hàng ở Vọng Các mùa thu 1787 vì thấy rõ Tây Sơn là “bạn nghịch”7.
Mục đích của vị anh hùng cao cả, sáng ngời như thế này mà lắm kẻ lại đi xuyên tạc.
Như người đồng thời nhận xét: “Ông tập họp quân lính, hoặc để đánh anh, hoặc để đánh ông vua chính thức (vua Lê) và có lẽ cả hai mục đích
 
Chỉnh sửa cuối:

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Triều Tây Sơn - Quách Tấn

TÂY SƠN PHÒ LÊ DIỆT TRỊNH

Bình xong mặt phía Nam, nhà Tây Sơn lo đến mặt phía Bắc.

Thành Thuận Hóa, sau Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Ðạt vào trấn thủ. Nhưng không bao lâu chúa Trịnh lại sai Phạm Ngô Cầu vào thay thế. Phạm Ngô Cầu là người vô mưu lại tham lam, chỉ lo việc làm giàu, còn việc dân việc quan phó mặc cho kẻ thuộc hạ.

Vua Thái Ðức biết Thuận Hóa không phòng bị, bèn sai Nguyễn Huệ làm Tiết Chế, Võ Văn Nhậm làm Tả Quân Ðô Ðốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hữu Quân Ðô Ðốc đem bộ binh đi trước. Nguyễn Văn Lộc làm Thủy Quân Ðô Ðốc cùng Nguyễn Lữ đem thủy binh theo sau.

Võ Văn Nhậm, Nguyễn Văn Lộc là người cũ Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh vừa mới quy thuận.

Nguyễn Hữu Chỉnh là người huyện Chân Lộc, tỉnh Nghệ An, đỗ hương cống từ lúc 16 tuổi. Có tài ngôn luận lại lắm cơ trí và thông binh pháp. Trước theo Hoàng Ngũ Phúc thường đi đánh giặc bể, giặc sợ gọi là Chim Bằng. Hoàng Ngũ Phúc mất rồi, Chỉnh theo Hoàng Ðình Bảo. Hoàng Ðình Bảo bị kiêu binh nổi dậy ở Thăng Long giết chết. Chỉnh chạy vào Quy Nhơn phò Tây Sơn.

Nguyễn Hữu Chỉnh, năm trên vâng lệnh Hoàng Ngũ Phúc, mang ấn kiếm vào Quy Nhơn, nên đối với Vua Thái Ðức không phải chỗ xa lạ, do đó mà được nhà vua tin dùng, sai cùng Nguyễn Huệ đem binh ra đánh Thuận Hóa.

Ðại binh xuất phát ngày 18 tháng 5 năm Bính Ngọ (1786).

Ngày 24 lấy được An Tông, Nguyễn Huệ theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh làm một phong thư để gởi cho phó
tướng giữ thành Phú Xuân là Hoàng Ðình Thể, khuyên về hàng Tây Sơn, rồi giả tảng bắn lầm thư vào trại Phạm Ngô Cầu. Ngô Cầu sanh nghi... Khi binh Tây Sơn vây đánh thành Phú Xuân, Ngô Cầu sai Hoàng Ðình Thể ra đánh. Ðình Thể cùng hai con và tỳ tướng là Vũ Văn Kiên đem quân bản bộ ra trận. Bắn hết súng đạn, Ðình Thể kêu cứu. Ngô Cầu đóng chặt cửa thành không tiếp ứng, Vũ Văn Kiên và hai con Ðình Thể đều bị Võ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh giết chết.

Ðình Thể, sức cùng lực kiệt, tự vận trên mình voi. Nguyễn Huệ ra lệnh phá thành. Nguyễn Văn Lộc xông vào bắt sống được Phạm Ngô Cầu đương cùng gia đình khuân của cải chạy trốn.

Thành Phú Xuân hạ xong, Nguyễn Huệ sai Nguyễn Lữ, Võ Văn Nhậm, Nguyễn Văn Lộc tiến quân đánh lấy các doanh trại thuộc Quảng Trị, Quảng Bình.

Chỉ trong mấy hôm, đất Thuận Hóa đã nằm trọn trong tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ bèn treo bảng phủ dụ nhân dân.

Nguyễn Hữu Chỉnh đem tình hình Bắc Hà ra kể tỉ mỉ cho Nguyễn Huệ nghe, nào là Vua Lê chỉ có hư vị, bị chúa Trịnh hà hiếp mà không dám phản ứng, chỉ ôm bụng xót thầm; nào chúa Trịnh bỏ trưởng lập thứ trong phủ Liêu [52] chia bè phái sát hại lẫn nhau: nào kiêu binh nổi dậy đánh phá kinh thành, giết triều thần, cướp bóc dân chúng... quan quân không kiềm chế nổi... Ðại loạn! Nên có thơ:

Lửa hồng từ dậy mái thành đô

Ðoài chốn lầm than chuyện được thua

Xanh biếc thú quê người ẩn dật

Bạc đen đường thế khách bôn xu

Suy tường mỗi mỗi đau lòng trí

Tính quẩn trần trần nát dạ ngu

Muốn đến Vị Xuyên mà hỏi Lữ

Rằng Thương xưa cũng thế này ru ?

Rồi khuyên Nguyễn Huệ ra đánh lấy Bắc Hà.

Nguyễn Huệ sau khi dẹp yên Gia Ðịnh đã có ý muốn bành trướng ra mặt Bắc. Nay nghe lời Chỉnh, rất lấy làm vừa lòng, nhưng giả ý do dự;

- Bắc Hà có nhiều nhân tài, không nên coi thường.

Chỉnh nói:

- Nhân tài Bắc Hà chỉ một mình Chỉnh. Nay Chỉnh đã bỏ đi, thì nước không còn ai nữa. Xin ông đừng ngại.

Nguyễn Huệ cười:

- Người khác thì không ngại. Chỉ ngại có ông thôi.

Chỉnh toát mồ hôi:

- Tôi tự biết tài hèn. Tôi nói lớn lối thế để ông tin rằng Bắc Hà không có người địch nổi ông đó thôi.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Triều Tây Sơ -quách tấn

Nguyễn Huệ kiếm lời an ủi rồi nói:

- Nhà Lê làm vua đã mấy trăm năm nay, bây giờ đánh đổ, thì chưa chắc lòng người đã theo mình. Chỉnh đáp:

- Bắc Hà có Vua lại có Chúa. Một việc chưa từng có xưa nay. Thêm nưa họ Trịnh tiếng là phò Lê nhưng sự thực là hiếp chế. Ðiều đó ai ai cũng biết. Hầu hết đám sĩ phu Bắc Hà đều bất mãn, nhưng vì thế yếu không làm gì được để giúp nhà Lê. Nay ông mà lấy danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh thì thiên hạ ai mà chẳng theo.

Nguyễn Huệ nói:

- Ông bàn phải lắm. Nhưng ta chỉ phụng mệnh đi đánh Thuận Hóa mà thôi. Nếu ra Bắc Hà nữa thì sao cho khỏi mang tội kiểu mệnh [53].

Nguyễn Huệ bèn làm tờ tấu lên Vua Thái Ðức về việc lấy được Thuận Hóa và xin xá tội vì việc tự tiện đem quân đi đánh Bắc Hà, lại cho giải Phạm Ngô Cầu về Quy Nhơn để triều đình xét xử.

Ðoạn sai Nguyễn Hữu Chỉnh đem thủy binh đi trước, để Nguyễn Lữ và Nguyễn Văn Lộc ở lại giữ thành Phú Xuân, còn mình và Võ Văn Nhậm kéo bộ binh theo sau, hẹn cùng Chỉnh sẽ gặp nhau ở Vị Hoàng.

Ngày mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1-7-1786) Nguyễn Hữu Chỉnh đến Vị Hoàng. Quan quân bỏ chạy.
Chỉnh lấy được trăm vạn hộc lương, rồi đốt lửa làm hiệu. Binh Nguyễn Huệ kéo đến Vị Hoàng hợp với Chỉnh rồi kéo ra Thăng Long.

Chúa Trịnh là Trịnh Khải cho Trịnh Tự Quyền đem quân ra nghinh chiến. Tự Quyền đến giữ ở mặt Kim Ðộng. Viên trấn thủ Sơn Nam là Bùi Thế Dân đem bộ binh đến đóng ở xã Phù Sa, thuộc huyện Ðông An, Ðinh Tích Nhưỡng đem thủy quân ra giữ cửa Luộc.

Chiến thuyền Tây Sơn vào sông Vị Hoàng. Gặp gió đông thổi mạnh, đêm đến Nguyễn Huệ sai lấy tượng gỗ để trên mấy chiến thuyền, rồi cho đánh trống kéo cờ, thả thuyền cho trôi đi. Ðinh Tích Nhưỡng tưởng địch tới đánh, dàn thuyền thành trận chữ nhất, rồi truyền lấy súng mà bắn. Khi biết rằng người trên thuyền là tượng gỗ, thì đạn dược đã cạn. Binh Nguyễn Huệ ùa tới đánh, Ðinh Tích Nhưỡng không chống cự nổi, phải bỏ thuyền mà chạy. Quân của Tự Quyền và Thế Dân cũng bị đánh tan, thành Sơn Nam bị hạ.

Nguyễn Huệ một mặt truyền hịch đi khắp nơi, nói là lấy nghĩa phò Lê diệt Trịnh, một mặt kéo quân lên lấy Thăng Long.

Thuyền Tây Sơn vào đến sông Thúy Ái, Ngô Cảnh Hoàn chận đánh. Một trận thủy chiến kịch liệt. Ngô Cảnh Hoàn tử thương, bao nhiêu thuyền đều bị đánh đắm, quân sĩ chết đuối gần hết!

Ngô Cảnh Hoàn, người làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, trấn Nghệ An, là một trung thần của nhà Lê. Ngô có người vợ thứ tên Phan Thị Thuấn sắc đẹp, đức cao. Ðược tin Ngô tử trận, người nhà ai nấy thương khóc, riêng bà vẫn cười nói như thường. Có người hỏi, bà đáp:

- Ðược chết vì nước, còn chi hơn nữa mà buồn.

Người chung quanh cạn nghĩ, chê bà không thương chồng. Bà không chút quan tâm. Ðến tuần bá nhật, cúng tế xong, bà trang điểm lịch sự, sai bơi thuyền ra tại chỗ Ngô Cảnh Hoàn bị giết, kêu lên một tiếng chàng ơi rồi tự trầm. Nhân dân địa phương thương người tiết nghĩa, lập đền thờ và dựng bia kỷ niệm ở bên sông.

Người sau có thơ:

Chàng đi theo nước, thiếp theo chồng

Thiếp chết trinh mà chàng chết trung

Ðến thế ân tình thôi trọn vẹn

Việc chi cười nói vẫn thung dung

Ma chay đã đủ trên trần thế

Ðào đỏ thôi về với thủy cung

Giã họ giã hàng giã thôn xóm

Cương thường để lại với non sông.

(DƯƠNG BÁ TRẠC)

Chàng trung cho thiếp mới nên trinh

Nửa vị giang san nửa vị tình

Má phấn môi son làn nước biếc

Gan vàng dạ ngọc đá bia xanh

Sô gai thiên hạ âu thừa nhĩ

Gió bụi nhân gian chẳng bợn mình

Qua lại thuyền ai sông Thúy Ái

Còn chăng gợn sóng với hương thanh.

(TẢN ÐÀ)

Thắng Ngô Cảnh Hoàn quân Tây Sơn tiến đánh Hoàng Phùng Cơ ở hồ Vạn Xuân. Quân Trịnh tan rã, Phùng Cơ tẩu thoát. Trịnh Khải vội lên voi thúc quân tiến đánh, bị Nguyễn Huệ đánh tơi bời, phải bỏ chạy lên Sơn Tây. Ðến làng Hạ Lôi bị người địa phương bắt đem nạp cho Tây Sơn. Ði nửa đường lấy gươm tự vẫn.

Nguyễn Huệ dùng vương lễ tống táng cho họ Trịnh.

Ngày 26 tháng 6 năm Bính Ngọ (21-7-1786), Nguyễn Huệ vào Thăng Long mở kho Hữu Viên phát chẩn cho người nghèo. Ngày hôm sau, vào cung Vạn Thọ yết kiến Vua Lê.

Bấy giờ Vua Lê Hiển Tông đương bệnh, không ngồi dậy được, bèn mời Nguyễn Huệ vào ngồi bên sập ngự, lấy lời ôn tồn mà phủ dụ. Nguyễn Huệ tâu rằng đem binh ra Bắc Hà không còn mục đích nào khác hơn là để diệt Trịnh, phò Lê. Hiển Tông mừng rỡ, tạ ơn.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Triều Tây Sơn -Quách Tấn

Khi binh Tây Sơn vào thăng long thì các quan triều đều chạy trốn hết. Vua Hiển Tông xuống chiếu triệu về, rồi định ngày 7 tháng 7, lập đại trào ở điện Kính Thiên, Nguyễn Huệ đem các tướng vào bái yết và dâng sổ quân sĩ dân đinh, để tỏ nghĩa tôn phù nhất thống. Vua phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên Soái Uy Quốc Công và gả người con gái thứ 21 là Ngọc Hân Công Chúa, tục gọi là Chúa Tiên, con bà Chiêu Nghi Hoàng Hậu.

Mười hôm sau - 17 tháng 7 (10-8-1786)

- Vua Hiển Tông băng hà. Hoàng Tôn là Lê Duy Kỳ lên nối ngôi đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Vua Thái Ðức được tin Nguyễn Huệ kéo quân đi đánh Bắc Hà, cho người ra ngăn cản nhưng không kịp. Lại được tiếp tin Huệ lấy xong Thăng Long và còn ở lại giúp Vua Lê sửa sang việc nước, Vua Thái Ðức sợ em ở ngoài lâu sanh biến muốn gọi về, song liệu giấy mực không chế ngự nổi, nên phải thân hành ra Bắc. Nhà vua đem theo 500 nhuệ binh ra Thuận Hóa lấy thêm 2.000 nữa, rồi ngày đêm đi thẳng ra Thăng Long.

Ðến Nghệ An, nhà vua gặp một toán người trần truồng tay cầm ống tre đứng hai bên đường, xưng là người đi buôn bị tướng cướp là Chưởng Tấn đoạt hết của cải và quần áo, cầu xin nhà vua bắt kẻ hung đồ đặng lấy lại vật bị cướp. Ðoạn chỉ đường cho nhà vua đi. Ðến nơi quanh co khúc khuỷu, toán người trần truồng hè to một tiếng, rút kiếm giấu trong ống tre ra chém nhà vua. Liền đó một số người đông đảo từ trong bụi rậm nhảy ra đâm chém quân tùy tùng. Lanh như chớp, nhà vua rút trường kiếm, quay một vòng, bao nhiêu lưỡi kiếm chém vào nhà vua đều lớp bị gãy lớp văng ra, và quay tiếp một vòng nữa, mươi mươi lăm chiếc đầu rụng xuống như sung. Còn số người từ trong bụi nhảy ra bị quân Tây Sơn đánh giết, lớp chết lớp quăng vũ khí chạy thoát thân. Hỏi ra thì đó là toán ăn cướp do Chưởng Tấn cầm đầu. Chưởng Tấn là bộ hạ của viên trấn thủ Nghệ An bị tướng Tây Sơn giết. Chưởng Tấn thoát chết, tụ tập bọn bất lương chờ dịp báo thù cho chủ. Bọn chúng có trên vài trăm người, ngày ngày chận đường cướp giựt hành khách và vào xóm làng phá phách nhân dân. Nay nhà vua tiêu diệt được bọn chúng, đồng bào địa phương rất hàm ơn .
Ðến Thanh Hóa, thuyền nhà vua vừa ra đến giữa sông thì thình lình bị người lặn dưới nước đâm thủng đáy. Nước chảy ấp vào thuyền. Quân cận vệ không kịp trở tay bị chết đuối. Nhà vua lanh chân nhảy qua thuyền khác được an toàn.

Từ ấy biết rằng có kẻ địch theo bên mình, nhà vua đề phòng ráo riết. Ban đêm nghỉ dọc đường, chớ không ghé vào nhà ai hết.

Ði đến Thăng Long thì người mệt ngựa mỏi.

Ðược tin Vua Thái Ðức đến Thăng Long, Nguyễn Huệ loan báo cho dân chúng biết để khỏi kinh động nhân
tâm, rồi cùng tướng sĩ ra ngoài thành nghinh đón. Vua Chiêu Thống đem quần thần ra chực nơi cửa Nam Giao. Nhưng Vua Thái Ðức theo em đi thẳng đến phủ chúa Trịnh mà Nguyễn Huệ và tướng sĩ đương đóng, cho người đến hẹn cùng Vua Chiêu Thống sẽ hội kiến ngày hôm sau [54].

Lễ tương kiến của hai Vua tổ chức tại phủ chúa Trịnh. Vua Thái Ðức ngồi giữa, Vua Chiêu Thống ngồi bên tả, Nguyễn Huệ ngồi bên hữu, các quan văn võ đứng chầu hai bên. Sau khi làm lễ, Vua Chiêu Thống nói:

- Nhà Lê tôi bị họ Trịnh tiếm lộng đã hai trăm năm dư. Nay nhờ quý quốc trượng nghĩa hành nhân, vì tệ quốc gia mà chỉnh đốn lại, thì cái công đức kiền khôn tái tạo đó không biết lấy chi báo đáp cho xứng. Kính xin cắt đất vài quận làm quà để khao thưởng tướng sĩ.

Vua Thái Ðức đáp:

- Anh em chúng tôi ra đây để phò Lê diệt Trịnh. Nếu đất của họ Trịnh thì một tấc cũng không để lại, nhưng
mà của nhà Lê thì một tấc cũng không dám lấy. Mong nhà vua giữ yên bờ cõi, đời đời giao hiếu với nhau.

Ðó là cái phúc của hai nước.

Rồi Vua Chiêu Thống lui về cung.

Một tuần nhật sau Vua tôi nhà Tây Sơn rút quân về nước.

Nguyễn Huệ xét thấy Nguyễn Hữu Chỉnh là con người giảo quyệt, định bỏ lại Bắc Hà, nên mật truyền cho các tướng thu xếp quân thủy bộ, rồi nửa đêm ngày 17 tháng 7 nhuận (9-9-1786) kéo quân về Nam, lặng lẽ êm đềm, người trong thành không một ai hay biết .

Ðến Nghệ An, Vua Thái Ðức để Nguyễn Duệ ở lại giữ Nghệ An và cắt Võ Văn Nhậm đóng ở Ðông Hải để trông chừng mặt Bắc. Liền đó thì Nguyễn Hữu Chỉnh theo kịp. Vua Thái Ðức cho Chỉnh ở lại giúp Nguyễn
Duệ, Nguyễn Huỳnh Ðức cũng xin ở lại Nghệ An[55].

Nguyễn Duệ là người tâm phúc của Vua Thái Ðức. Theo phò nhà vua lúc nào và người ở đâu, không rõ.
Còn Nguyễn Huỳnh Ðức là tướng nhà Nguyễn bị Tây Sơn bắt trong trận thủy chiến ở Gia Ðịnh năm Quý Mão (1783).

Quân giải Nguyễn Huỳnh Ðức về đại bản doanh, Nguyễn Huệ trông thấy tướng mạo khôi ngô kỳ vỹ, lòng sanh ái mộ, bèn tự tay cởi trói cho Nguyễn Huỳnh Ðức và ôn tồn khuyến dụ. Huỳnh Ðức đứng chống nạnh, trừng mắt, mắng rằng:

- Tôi trung không thờ hai chúa. Nay rủi bị bắt thì tôi chỉ đợi chết chớ không bao giờ đầu hàng.

Các tướng phẫn nộ, xin đem chém đi, Nguyễn Huệ cười:

- Thái độ của Nguyễn Huỳnh Ðức có gì là quái. Ðó là bản sắc của người anh hùng và lòng trung nghĩa của
kẻ trượng phu. Trước cái chết mà không khuất đó là trung can nghĩa đảm, đó là chánh khí đường hoàng. Há chẳng khiến chư tướng khâm phục sao?
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Triều Tây Sơn _quách tấn

Chư tướng ngấm ngầm bất bình nhưng không dám thân biện. Nguyễn Huệ truyền đem Huỳnh Ðức để ở sau bản doanh và sai Ngô Văn Sở đến thuyết phục. Nhưng suốt ba ngày không có kết quả. Nguyễn Huệ có ý
buồn.

Nguyễn Huệ có người ái cơ tên Trần Mỹ Tuyết, người có sắc lại có tài văn chương, Nguyễn Huệ rất yêu quý và thường đem theo trong quân. Thấy chồng buồn, Mỹ Tuyết xin đến gặp Huỳnh Ðức một lần xem sao.
Khi Mỹ Tuyết đến thì Huỳnh Ðức đã tuyệt thực ba ngày đêm, một mình ngồi nhắm mắt trước ngọn đèn hiu hắt. Bỗng nghe tiếng động, Ðức liền mở mắt nhìn, Mỹ Tuyết ung dung tự giới thiệu:

- Tôi là thuyết khách của Long Nhương tướng quân.

Huỳnh Ðức nhắm mắt lại, ngồi lặng thinh.

Mỹ Tuyết nói tiếp:

- Từ xưa có câu: Thiên cổ gian nan duy bất tử. Nhưng người trượng phu đương lâm nạn, thì sống chẳng dễ
gì mà chết cũng rất khó. Kìa người sanh trong trời đất chỉ quý ở điểm là hoàn thành được trách nhiệm bản thân. Trách nhiệm chưa liễu, có thể gọi là bậc hoàn nhân chăng? Tức như Văn Tín Quốc chịu nhẫn nhục trong ba năm, đến lúc biết rằng nhà Ðại Tống đã tuyệt vọng rồi, mới khẳng khái chịu chết ở Ðông Thị. Và Hán Thọ Ðình Hầu, sau khi thất thủ Hạ Bì, vì nghĩ đến Lưu Hoàng Thúc lưu lạc tha phương, mà đành phải giao ước ba điều cùng Tào Mạnh Ðức. Nhân chí nghĩa tâm, nghìn thu truyền làm mỹ đàm. Tướng quân đọc sử, không từng biết đến sự tích ấy hay sao?

Huỳnh Ðức hét:

- Ta biết rõ lắm, đừng có nhiều lời.

Mỹ Tuyết thản nhiên nói tiếp:

- Nay Nguyễn chúa thất bại phải chịu cảnh lưu ly, chính đương cần kẻ bầy tôi tương trợ. Thế mà tướng
quân lại đi cầu cái chết! Chết rồi, trách nhiệm cũng tiêu ư?

Huỳnh Ðức dịu giọng:

- Ta chết vì thế bức.

Mỹ Tuyết nói:

- Lúc này là lúc trục lộc Trung Nguyên. Nhưng chỉ có Long Nhương và Nguyễn Vương là đối thủ. Thiên cơ huyền ảo. Cuộc đối lũy còn đương ở thế giằng co chưa có thể biết chắc chắn được bề đắc thất. Vì tướng quân, tôi xin đưa ra một kế là hãy tạm giữ thân hữu dụng để xem thời chọn thủ. Ðến lúc khứ lưu lưỡng tiện, thì tùy ý sở cầu. Long Nhương tướng quân là người mục thông thiên cổ, khổ nghễ đương thể. Thế mà đối với tướng quân lại không giết. Rõ là vì thiên hạ mà thương tiếc anh hùng. Thấy vậy nên tôi mới tới đây. Chớ như tướng quân cũng thuộc hàng kiến ong, thì tôi đâu phải nhọc đến miệng lưỡi.

Nguyễn Huỳnh Ðức ngồi cúi đầu trầm ngâm.

Trần Mỹ Tuyết cáo biệt về phục mệnh.

Nguyễn Huệ cho Ngô Văn Sở đến ủy dụ, hứa sau này hễ lập được chiến công thì khứ lưu tùy ý.

Nguyễn Huỳnh Ðức theo lời Mỹ Tuyết.Nguyễn Huệ về Quy Nhơn đem Huỳnh Ðức theo.

Ra Thuận Hóa, ra Thăng Long, Nguyễn Huệ vẫn đem Huỳnh Ðức theo bên trướng.

Và những trận đánh Thăng Long cũng như những trận đánh Thuận Hóa, Huỳnh Ðức lập được nhiều công.
Nhớ đến lời hứa năm xưa, đến Nghệ An, Nguyễn Huệ bảo Huỳnh Ðức chọn đường lưu khứ. Huỳnh Ðức xin ở lại giúp Nguyễn Duệ trấn Nghệ An, Nguyễn Huệ chấp nhận.

Dẹp yên chúa Trịnh ở Thăng Long, đánh đuổi chúa Nguyễn ra khỏi Gia Ðịnh. Vua Thái Ðức phong cho
Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương thống trị đất Thuận Hóa từ Hải Vân Sơn đến Hoành Sơn, phong cho Nguyễn Lữ là Ðông Ðịnh Vương quản lý đất Gia Ðịnh từ Bình Thuận đến Hà Tiên. Còn mình thì xưng Trung Ương Hoàng Ðế chăm lo phần đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

Quan văn tướng võ có công cùng nhà Tây Sơn đều được tặng thưởng, và đều được Vua Thái Ðức phân phối cho Bắc Nam, tùy nhu cầu công vụ mà cũng tùy sở nguyện cá nhân.

Cành tuy chia nhưng cội chẳng chẽ, Bắc Nam luôn luôn liên lạc mật thiết với nhau. Và nhà Tây Sơn cùng nhà Lê phần bên nào lo bên nấy, không xâm phạm cũng không dòm ngó nội bộ của nhau.

Nhân dân an cư lạc nghiệp và mong hưởng thái bình được lâu dài.

--------------

[52] Từ khi họ Trịnh cầm quyền, thì bên nhà vua gọi là Triều Ðình bên phủ chúa gọi là Phủ Liêu. Mọi việc về chính trị, quân sự... đều do bên phủ Liêu định đoạt cả.

[53] Kiểu mệnh là trái mệnh. Kiểu chiến là không có mệnh Vua mà cứ xuất quân.

[54] Vua Thái Ðức ra đi ngày nào và đến Thăng Long ngày nào không được biết. Theo Hoàng Lê Nhất Thống chí thì nhà vua được tin Nguyễn Huệ chiếm Thăng Long ngày 14 tháng 7 năm Bính Ngọ. Năm Bính Ngọ nhuần hai tháng 7. Có thể đoán là nhà vua từ Quy Nhơn ra đi vào hạ tuần tháng 7 trước và đến Thăng Long vào thượng tuần tháng 7 sau. Ở Thăng Long chừng tuần nhật để ra về ngày 14 tháng 7 nhuần.

[55] Sáng hôm sau, Chỉnh được tin Vua tôi Tây Sơn về Nam thất kinh bỏ hết tài sản, xuống chiếc thuyền buôn chạy theo. Trong thuyền Chỉnh có làm bài văn tứ lục Tần cung nữ oán Bái Công để trách Nguyễn Huệ (rất tiếc hiện không còn giữ. Sau Ðặng Trần Thường dựa theo đó soạn một bài khác hay hơn).
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Triều Tây Sơn -Quách tấn

CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠN

Ba anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu.

Từ ngày ông Nguyễn Phi Phúc tạ thế, ông Nhạc lo vẹn đạo làm anh. Ðối với hai em, chẳng những yêu thương vì ruột thịt mà còn quý trọng đức tài. Còn ông Huệ cũng như ông Lữ thì yêu kính anh như cha, nhất nhất đều tuân theo mệnh lệnh.

Tình như thế, nhưng tánh lại có khác.

Ông Lữ lấy việc sửa mình thương người làm gốc, còn giàu sang, thua được là chuyện ngoài thân.

Ông Nhạc tuy thiệp thế đa mưu, song có phần bảo thủ, có phần cầu an. Khi chưa có thì xông Nam đột Bắc, đến khi có rồi, thì có bao nhiêu bo bo giữ bấy nhiêu, và chấp vào những gì mình đã có.

Ông Huệ tài trí vượt hẳn anh. Nhưng khi còn ở dưới quyền anh thì triệt để phục tùng. Khi con chim bằng đã nuôi đủ sức gió để quạt cánh lên chín tầng mây thì không còn ai có thể kiềm chế. Và con chim bằng khi đã bay thì hướng về tương lai chớ đâu mấy khi quay về dĩ vãng.

Nghĩa là tánh ông Nhạc tĩnh, tánh ông Huệ động.

Ðó là nguyên nhân gây ra xích mích giữa hai anh em làm cho nhà Tây Sơn bị nứt rạn.

Cảnh nứt rạn ấy bắt nguồn từ ngày Tây Sơn chiếm được Phú Xuân rồi đánh ra Thăng Long.

Nguyên sau khi dẹp yên Gia Ðịnh, ông Huệ đề nghị đem quân đánh Phú Xuân. Vì không rõ quân chúa Trịnh mạnh yếu thế nào, nên ông Nhạc không ứng thuận. Sau ông Chỉnh cho biết rõ tình hình, ông Nhạc mới cho xuất chinh. Lấy được Phú Xuân, ông Huệ tự tiện đem quân ra đánh Bắc Hà. Ông Nhạc không bằng lòng song không lấy cớ gì để bắt tội em được, nên chỉ gọi em về thôi. Về Phú Xuân ông Huệ cho chở tất cả chiến lợi phẩm thu được ở Bắc Hà về Quy Nhơn, còn mình thì lấy cớ Thuận Hóa mới lấy được cần phải củng cố nhân tâm và sửa sang chính sự, nên xin ở lại Phú Xuân. Ông Nhạc đành phải chấp nhận, tuy không lấy làm vừa lòng. Ðến khi Nguyễn Huệ được phong Bắc Bình Vương, nắm quyền quản thủ đất Thuận Hóa, thì tự ý sửa sang thành quách, phong thưởng võ tướng văn quan chớ không tấu trình theo pháp. Nhiều lần ông Nhạc vời ông Huệ vào Quy Nhơn, ông Huệ luôn luôn tìm cớ thoái thác.

Nhận thấy quyền làm anh đối với em, quyền làm vua đối với bề tôi đã bị xem khinh, ông Nhạc cử binh ra Phú Xuân hỏi tội.

Nghe tin, ông Huệ vỗ án nói:

- Tội gì mà hỏi? Ðánh Nam dẹp Bắc để giữ vững ngôi báu cho anh, đó là tội à? Còn đất Thuận Hóa này là
của ta lấy nơi tay Chúa Trịnh. Ta thọ phong chẳng qua vì tình anh em đó thôi. Chớ đâu phải anh ta cắt đất
của mình phong cho ta mà bắt ta nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh? Công có lại quên, tội không có lại buộc! Sao lại bất công thế. Ta không chịu nổi.

Rồi thân hành đem quân ra chống cự.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top