[Funland] Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Ở phần tiếp theo của lịch sử nội chiến thì có nhắc đến nhân vật Nguyễn Đăng Trường như sau : .

Có giai thoại về nhân vật này như sau :

Tháng 4 năm Đinh Dậu (1777), trong chỗ đẩy đưa không ngờ của thế cuộc, Nguyễn Huệ đã gặp lại Nguyễn Đăng Trường (quan của chúa Nguyễn, cũng là tên tù binh cũ của Nguyễn Huệ). Cuộc tái ngộ rất đặc biệt này đã được sách Đại Nam thực lục (Tiền biên, quyển 12) mô tả như sau :
"Trước kia, trong cuộc biến năm Giáp Ngọ (chỉ sự kiện năm 1771, năm đó, chúa Nguyễn vừa bị Tây Sơn tấn công, lại vừa bị quân Trịnh bất ngờ vượt sông Gianh đánh vào - ND), Đăng Trường không kịp đi theo xa giá (ý nói không kịp chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần - ND), bèn đem mẹ già đến lánh nạn ở Quy Nhơn. Bấy giờ, Tân Chính Vương (chỉ Nguyễn Phúc Dương - ND) đã chạy vào Gia Định. Nguyễn Huệ bắt được (Nguyễn Đăng Trường), đối đãi như khách, quý như thầy, nhưng Đăng Trường vẫn không chịu, một mực khước từ để ra đi. Nguyễn Huệ nói :
- Tiên sinh ra đi lần này ắt có ý muốn kéo trời đất lại (ý nói muốn lật thế cờ, giúp chúa Nguyễn diệt Tây Sơn - ND), nhưng liệu có thể được chăng ? Tôi e rằng, ngày khác tiên sinh sẽ ăn năn không kịp nữa.
Đăng Trường đáp :
- Bậc đại trượng phu ở đời, trước hết phải giữ đức trung và đạo hiếu. Ta nay dắt mẹ đi tìm vua, thì trung hiếu đã rõ ràng, còn như được hay mất, khốn cùng hay hanh thông... tất cả đều do mệnh trời cả mà thôi, có gì phải hối tiếc đâu.
Nguyễn Huệ khen là có chí, bèn cho đi.
Đến đây (tháng 4 năm 1777 - ND) Đăng Trường lại bị Huệ bắt được. Huệ nói rằng :
- Nay, tiên sinh nghĩ sao ?
Đăng Trường đáp :
- Nay thì chỉ có chết mà thôi, hà tất gì cứ phải hỏi ?
Nguyễn Huệ sai giết Đăng Trường. Khi dẫn ra đến chợ, Đăng Trường quay mặt về hướng Bắc lạy mấy lạy rồi mới chịu chết. Năm Minh Mạng thứ ba (tức năm 1822 - ND), triều đinh truy tặng Nguyễn Đăng Trường chức Thượng thư."
Câu chuyện này giờ mới đọc sau này cũng thế Nguyễn Ánh đánh Thành Quy Nhơn vây thành trong thành cạn lương. Quân hết, lương cạn, không có tiếp viện. Đại Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy phải ra hàng. Đại Tư vũ Trần Danh Tuấn cùng một số tướng lĩnh khác, cải trang trốn về Quảng Ngãi.

Nam vương Nguyễn Phúc Ánh nhận hàng, tha chết cho các tướng, lưu trong quân ngũ.

Chiến sự Tây Sơn - Nam triều diễn ra dai dẳng. Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng và Thiếu phó Trần Quang Diệu đem hết quân cả nước đến vây thành Quy Nhơn. Thủy sư Nam triều đóng ở Cù Huân kéo đi tập kích Thị Nại. Đại Tổng quản Lê Văn Thanh nhân sơ hở trốn về quân doanh Tây Sơn.

Thủy sư của giặc đậu trong cửa biển Thị Nại, nghiêm đặt phòng giữ. Vua thường đi thuyền ngoài biển, sai kỳ binh nhử ra để đánh, nhưng chúng không dám ra. Đến bấy giờ được tin thám tử báo rằng giặc lấy một nửa thủy binh hợp với bộ binh. Vua bèn đem thủy binh định ban đêm đánh úp. Mới đến nửa đường, bị ngược gió, lại phải trở về. Hàng tướng là Đại tổng quản Lê Văn Thanh bèn lên một chiếc thuyền trốn đi. (ĐNTL - Tập 1, tr 430).

Không hiểu Lê Văn Thanh về với Tây Sơn, bày mưu kế gì cho Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng. Tuy nhiên quân thế Tây Sơn sau trận hỏa thiêu Thị Nại và mất Phú Xuân càng thêm cùng quẫn. Sau đó Lê Văn Thanh lại ra hàng quân Nam triều. Nguyễn Phúc Ánh vì cớ muốn chiêu phục tướng lĩnh Tây Sơn và yên lòng Lê Chất nên tha tội cho Lê Văn Thanh.

Đại tổng quản giặc là Lê Văn Thanh lại trở về với ta. Lê Văn Duyệt cho đóng gông giải về Kinh. Vua cho gọi đến hỏi rằng: "Ngươi tự đem thành để hàng, ta đối đãi không bạc, cớ sao ngươi lại phản?". Thanh lạy rạp xuống đất khóc kêu. Vua không nỡ giết, sai tha ra.
Sau chiến thắng Tây Sơn, Lê Văn Thanh được triều đại mới lưu dùng, không bị giết hại..
Lê văn Thanh hàng xong lại phản, phản xong bí thế rồi lại hàng, vẫn được Nguyễn Ánh tha mạng và lưu dùng
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Nguyễn Huỳnh Đức là một danh tướng nổi tiếng của Gia Định thành. Ông được vua Gia Long và người dân lập đền thờ tại quê hương của ông ở ấp Dinh, phường Khánh Hậu, TP. Tân An, Long An.

Sau nấm mộ là Bình phong hậu khép lại kiến trúc lăng mộ. Đáng chú ý là trên bức bình phong hậu có bài minh văn tương truyền nội dung minh văn do chính vua Gia Long ngự phê để ghi nhớ công lao của một đại thần đã cùng mình vào sinh ra tử, từng là người bảo toàn tính mạng cho vua và sự trung hưng của triều Nguyễn.

Trai, gái xưa tỏ tình với nhau bằng những câu hò đối đáp nhưng luôn nhắc nhở nhau và ghi nhớ công đức của các vị tiền nhân
Phái nữ lên tiếng trước:
Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam-Trung:
Hỏi ai Gia-Định tam hùng,
Mà ai trọn nghĩa thủy chung một lòng ?

Phái nam liền đáp lại:
Ông Tánh, Ông Nhân, cùng Ông Huỳnh Đức,
Ba Ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia-Định tam hùng.
Trọn nghĩa thủy chung có Ông Võ Tánh,
Tài cao sức mạnh,trọn nghĩa quyên sinh,
Bước lên lầu bát giác thiêu mình như không!


Ảnh họa chúa Nguyễn Phúc Ánh ngủ trên đùi tướng quân Nguyễn Huỳnh Đức
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Trong lúc chờ đợi cụ trancannam trình bày tiếp "Lịch sử nội chiến". Em xin mạn phép trình bày về bộ tranh ngủ hổ tướng của Gia Định thành.
Người thứ nhất : NGUYỄN HUỲNH ĐỨC
Nguyễn Huỳnh Đức (1748 - 1819) là một trong Gia Đinh ngũ hổ tướng, khai quốc công thần triều Nguyễn và từng là tổng trấn Bắc Thành và Gia Định.
Ông tên thật à Huỳnh Tường Đức, cha và ông nội của ông đều là quan chức phụng sự chúa Nguyễn. Tương truyền ông là người có dung mạo khôi ngô, lại có sức khoẻ, dũng cảm hơn người.
Năm 1781, sau khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa, chúa Nguyễn Ánh phải lên đường bôn tẩu, ông Nguyễn Huỳnh Đức gia nhập quân Đông Sơn lãnh đạo bởi Đỗ Thành Nhơn chống chọi với quân Tây Sơn. Về sau Đỗ Thành Nhơn bị Nguyễn Ánh giết chết, nhưng Nguyễn Huỳnh Đức vẫn được lưu dùng.
Năm 1782, chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh bại ở Định Tường, quân sĩ chạy tan tác cả, chúa chẳng may bị sa lầy. Ai cũng lo chạy thoát thân, chỉ có Huỳnh Đức là quay trở lại cứu chúa. Lúc ấy trời sập tối , quân Tây Sơn sợ có phục binh nên không truy đuổi nữa. Cả đêm, vì kiệt sức mà Nguyễn Ánh nằm gối đầu lên đùi ông mà ngủ say, Huỳnh Đức thức trắng đêm, ngồi bất động như tượng đá canh cho chúa ngủ. Cảm động vì sự trung thành và tận tuỵ của ông mà chúa Nguyễn Ánh ban quốc tính họ Nguyễn cho ông, đối đãi ông như là thành viên của hoàng tộc.
Năm 1783, ông dẫn quân đánh nhau với quân Tây Sơn ở Đông Tuyên, thua trận bị bắt. Chủ tướng quân Tây Sơn lúc đó là Nguyễn Huệ thấy ông là người hữu dũng bèn thu dụng ông. Nguyễn Huỳnh Đức chịu theo, nhưng có lời giao kết là ông chỉ đánh quân Trịnh không đánh quân chúa Nguyễn.
Năm 1786, ông theo Nguyễn Huệ ra bắc đánh quân Trịnh, được giao làm phó tướng của Nguyễn Văn Duệ. Duệ là tâm phúc của vua Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, có ý không phục Nguyễn Huệ. Ông bèn dụ Duệ cùng mình theo đường tắt lẻn trở về Quy Nhơn với Nguyễn Nhạc, dọc đường nhân khi quân Duệ sơ hở ông trốn sang Vạn Tượng rồi chạy tiếp sang Xiêm La tìm Nguyễn Ánh, nhưng lúc này Nguyễn Ánh đã về Gia Định rồi, vua Xiêm muốn giữ ông lại, nhưng ông kiên quyết về với chúa Nguyễn.
Năm 1799, ông được thăng chức Chưởng quản Hữu quân dinh, ra đánh lấy được Phan Rí, rồi Thị Nại (Bình Định). Năm sau, ông dẫn quân đánh hạ được thành Quy Nhơn, rồi được cử vào Nam cai quản xứ Định Tường. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh chiếm thành Phú Xuân, giao ông trấn giữ thành Quy Nhơn.
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công.
Ngày 9 tháng 9 năm Kỷ Mão (tức 27 tháng 10 năm 1819), ông mất khi đang tại chức, thọ 71 tuổi, an táng tại nơi quê nhà và được thờ tại miếu Trung hưng công thần tại kinh đô Huế.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), ông được truy tặng là Kiến Xương Quận công. Ông có 4 người con trai đều là võ quan, trong số đó có 2 người là rể của vua Gia Long.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Người thứ hai : TRƯƠNG TẤN BỬU
Trương Tấn Bửu (1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long; là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.
ông là người làng Hưng Lễ, tổng Bảo Thạnh (thuộc xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ngày nay). Ông xuất thân từ gia đình phú nông, có bảy anh em. Là người hào hiệp, giỏi võ nghệ có sức đánh hổ, dù chỉ học ít chữ nghĩa nhưng ông cũng là người có tư chất thông minh, trong quá trình làm quan, được Gia Long đưa thầy đến dạy chữ, lại miệt mài nghiên cứu binh thư, sách vở thánh hiền, về sau ông còn biết sáng tác cả thơ phú...
Vào một đêm tháng 10 năm Đinh Dậu (1787), đoàn chiến thuyền của Chúa Nguyễn Ánh bị quân của Tây Sơn truy đuổi từ Mỹ Lồng rẽ vào sông Hương Điểm. Bị lạc đường Nguyễn Ánh vài người thân cận bỏ thuyền lên bờ tới xóm Cây Da, xã Hưng Lễ. Họ gõ cửa nhà ông Trương Tấn Khương (thân phụ của Trương Tấn Bửu) để xin tá túc. Vốn thương người, cha con ông Trương Tấn Khương liền mời khách vào đãi cơm và cho ngủ nhờ. Nguyễn Ánh lưu lại đây một thời gian, cùng làm ruộng và sống rất thân tình với gia đình họ Trương. Trương Tấn Bửu là người có mắt tinh đời, nên hoài nghi, gạn hỏi. Nguyễn Ánh thấy Bửu là người tài giỏi lại trung thực có thể tin cậy được nên thú nhận thân phận của ông. Trương Tấn Bửu bèn xin theo phò chúa Nguyễn.
Tháng 6 năm Canh Tuất (1790) Long Vân Hầu được làm Hậu quân, Hậu chánh trưởng chi, rồi lại đổi qua Tiền quân. Ông đánh nhau với nhà Tây Sơn ở Qui Nhơn, lập được nhiều chiến công, tháng 2 năm Đinh Tỵ (1797), ông được phong làm Tiền quân Phó tướng, một lượt với Phan Tấn Huỳnh.
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.
Đầu năm Bính Dần (1806), bọn cướp biển “Tề ngụy hải phỉ” (giặc Tàu Ô) vốn là quân "phản Thanh phục Minh" trước được nhà Tây Sơn dung dưỡng, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ thì họp nhau lại mưu chống nhà Nguyễn khôi phục lại nhà Tây Sơn mới đem ba mươi thuyền tới đảo Huê Phong để cướp phá đồn Phượng Hoàng. Long Vân Hầu thân chinh đánh đuổi bọn cướp. Dẹp giặc xong, ông liền được dời về Đế đô nhậm chức Trung quân Phó tướng. Rồi ngay sau đó lại ra quân đánh giặc cướp suốt. Ông đánh nhau với giặc Tàu Ô ba mươi sáu trận. Ông bình được bọn quần khấu cho dân an cư lạc nghiệp. Dân các trấn kể trên rất kính phục, luôn tưởng nhớ đến công đức của ông. Vua ban thưởng cho cùng ba quân vạn quan tiền và ban ân điển cho tướng sĩ trận vong.
Tháng 11 năm Canh Ngũ (1810), Long Vân Hầu được triệu về giữ chức Tổng trấn thành Gia Định thay Nguyễn Văn Nhân.
Năm 1816, ông đốc suất đắp thành Châu Đốc rồi được điều về Huế làm Trung quân phó tướng.
Năm Nhâm Thân (1821), ông lại được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.
Năm Nhâm Ngọ (1822), ông được thăng Chánh nhất phẩm, thân phụ ông cũng được vua Minh Mạng ban sắc truy phong là Nghiêm oai tướng quân, Trung quân Thống chế và mẹ ông cũng được truy phong vào hàng mệnh phụ phu nhân.
Năm Quý Mùi (1823), theo lệnh của Lê Văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu, rồi chẳng bao lâu sau ông bệnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu (1825).
Tuy hưu trí, nhưng ông được vua Minh Mạng cho hưởng lương bổng đầy đủ. Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi. Chánh tướng Lê Văn Duyệt trông coi việc chôn cất cho Phó tướng Trương Tấn Bửu tại làng Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM ngày nay).
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Người thứ ba : NGUYỄN VĂN TRƯƠNG
Nguyễn Văn Trương ( 1740 - 1810), danh tướng của Nguyễn Phúc Ánh và là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định.
Ông là người huyện Lễ Dương (nay là huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam. Năm 1776 khi Nguyễn Lữ (một trong ba thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn) đem quân vào Nam, lấy được thành Sài Gòn, đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh chạy đến Trấn Biên (Biên Hòa), thì Nguyễn Văn Trương xin theo phò tá Nguyễn Lữ, và được cho giữ chức Chưởng cơ cai quản binh thuyền.
Trong khoảng 1777 – 1783, Nguyễn Ánh nhiều lần đem quân về chiếm lại Gia Định, nên ông cũng thường xuyên phải đụng trận với chúa Nguyễn. Có lần quân Tây Sơn thắng thế, Nguyễn Văn Trương cùng quân Tây Sơn cưỡi ngựa đuổi bắt chúa Nguyễn đang chạy bộ, đến đoạn đường hẹp đột nhiên có một cây cổ thụ lớn đã mục ruỗng đổ sập xuống chặn đường quân Tây Sơn làm ngựa không thể vượt qua được vì vậy mà chúa Nguyễn Ánh thoát nạn, từ sự kiện đó mà Nguyễn Văn Trương trong lòng đã cho rằng chúa Nguyễn là người có thiên mệnh.
Đến năm 1787, nhà Tây Sơn cứ lục đục nội bộ mãi, các tướng quay sang đánh giết lẫn nhau, chúa Nguyễn Ánh nhân đó mà chiếm lấy Gia Định, chán chường Nguyễn Văn Trương đem quân thân tín chạy qua đầu hàng chúa Nguyễn.
Tháng 3 năm Nhâm Tí (1792), nhân khi mùa gió Nam thổi mạnh, chúa Nguyễn sai Nguyễn Văn Trương cùng Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Dayot và Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn) đem chiến thuyền từ cửa Cần Giờ (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) ra đốt phá thủy trại của Tây Sơn ở cửa Thị Nại (Quy Nhơn), rồi quay về an toàn.
Tháng 3 năm sau (Quý Sửu, 1793), chúa Nguyễn để con là Nguyễn Phúc Cảnh ở lại giữ đất Gia Định, sai Tôn Thất Hội cùng Nguyễn Huỳnh Đức và Nguyễn Văn Thành đem bộ binh đánh Phan Rí (nay thuộc Bình Thuận). Còn chúa Nguyễn cùng Nguyễn Văn Trương, Võ Tánh đem thủy quân đi đánh mặt bể. Đến tháng 5 thì đoàn chiến thuyền của quân Nguyễn vào cửa bể Nha Trang, rồi đánh lên Diên Khánh, phủ Bình Khang, sau lại đánh lấy phủ Phú Yên.
Năm Tân Dậu (1801), ngày 15 tháng Giêng, chúa Nguyễn sai Nguyễn Văn Trương, Lê Văn Duyệt chia làm hai đạo tấn công thuỷ trại của Tây Sơn ở Thị Nại đốt được hết cả tàu và thuyền của quân Tây sơn. Đây là trận thủy chiến dữ dội nhất, đáng được gọi là "võ công đệ nhất" trong thời trung hưng của nhà Nguyễn.
Ngày 7 tháng 6 năm (1801). Nguyễn Văn Trương hợp binh với chúa Nguyễn tại cửa Hàn (Đà Nẵng). Ngày 9, khoảng 4 giờ quân Nguyễn cả lục quân và thủy quân tiến ra Phú Xuân (Huế). Đến 8 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801), thành Phú Xuân mất vào tay chúa Nguyễn.
Tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1802), vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh sai Nguyễn Quang Thùy tiến lên vây đánh lũy Trấn Ninh. Thế trận chưa nghiêng ngả về bên nào thì có tin thủy quân của Tây Sơn đã bị Nguyễn Văn Trương phá tan ở cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), khiến quan quân nhà Tây Sơn hốt hoảng phải tháo chạy. Đây cũng là trận đánh quyết định cuối cùng từ đó nhà Tây Sơn trượt dài và sụp đổ. Nguyễn Ánh thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế.
Năm Ất Sửu (1805), vua Gia Long cử ông vào cai trị miền Nam với chức vụ Lưu trấn thành Gia Định, thay cho Nguyễn Văn Nhơn. Năm 1808, ông được triệu về kinh đảm nhận chức vụ khác.
Năm Canh Ngọ (1810) ông mất tại chức, thọ 70 tuổi, được truy tặng là Thái bảo, thờ ở miếu Trung hưng công thần. Đời Minh Mạng, ông lại được truy phong là Đoan Hùng Quận công.
Con ông là Nguyễn Văn Vân, cũng là một viên tướng có tài, làm quan võ đến chức Tiền quân đô thống chế.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Người thứ tư : NGUYỄN VĂN NHƠN
Nguyễn Văn Nhơn (1753-1822) là một trong ngũ hổ tướng Gia Định, phò tá chúa Nguyễn Phúc Ánh từ những buổi đầu. Ông cũng là tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định triều Nguyễn.
Nguyễn Văn Nhơn sinh năm Quý Dậu (1753) tại làng Tân Đông, huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang, về sau đổi thành xã Tân Đông thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Ông là con ông Nguyễn Quang (tước Minh Đức hầu) và bà Thị Áo.
Năm Giáp Ngọ (1774), lúc 21 tuổi, ông theo Tống Phước Hiệp và Nguyễn Khoa Thuyên, làm chức đội trưởng. Ông lại theo Tống Phước Hòa, được thăng cai đội.
Năm Đinh Dậu (1777), chúa Nguyễn Nguyễn Phúc Ánh khởi binh ở Long Xuyên (nay là Cà Mau), ông theo Dương Công Trừng đóng giữ ở Sa Đéc.
Năm Nhâm Dần (1782), bị quân Tây sơn bắt tại Thủ Thiêm (Sài Gòn), nhưng sau đó ông trốn thoát, sang Xiêm tìm chúa Nguyễn. Nhân lúc đó, chúa Nguyễn sai người về nước, ông liền trở lại hợp lực đánh chiếm đất Long Xuyên (Cà Mau).
Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, phong ông làm Chưởng Chấn võ quân, tước Nhơn Quận công; giữ chức Lưu trấn Gia Định trấn đến năm 1805.
Cuối năm ấy, vua Gia Long bình xong Bắc Hà, ông dâng sớ điều trần 14 khoản để xin chấn chỉnh nhiều việc, như: Định lại các sắc thuế; trọng dụng người hiền; cải cách phong tục; biểu dương người trinh tiết; định phép khoa cử; chấn chỉnh nghiêm việc quan lại; phát chẩn cho dân nghèo… Về thuế má, ông tâu với vua rằng: “Các hạng lão tật của dân đồn điền, xin từ nay về sau giảm bớt thóc thuế cho 5 phần 10. Lại khe ngòi xưa nay không có thuế, gần đây bọn lại gian mưu lợi thu nộp cả, làm cho rối dân, xin tha cho”.
Về giáo dục, ông đề xuất “Trị nước thì gốc ở nhân tài, hành chính thì trước lấy giáo hóa. Vừa rồi trời gây đen tối, người ở Gia Định nghiên bút bỏ hoang. Nay non sông dựng lại, đất nước lặng trong, chính là lúc học giả được thành nghiệp. Vậy xin định lại giáo điều, khiến cho học trò có đường tiến tới để đáp lại tấm lòng thánh thượng muốn xếp qua để giảng học”. Các điều trần của ông, vua đều theo.
Năm Mậu Thìn (1808), chấm dứt giai đoạn Gia Định trấn để trở thành Gia Định Thành, ông được cử làm Tổng trấn và Trịnh Hoài Đức làm hiệp Tổng trấn. Vậy, chính ông là vị Tổng trấn đầu tiên ở miền Nam kiêm lãnh hai trấn là Bình Thuận và Hà Tiên cho đến 1812 thì bàn giao cho Lê Văn Duyệt.
Năm 1819-1820, Nguyễn Văn Nhơn được cử làm Tổng trấn Gia Định Thành một lần nữa.
Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng triệu ông về kinh đô Huế sung chức Tổng tài ở Quốc sử quán, nhưng chỉ được một năm thì ông mất. Hay tin ông qua đời, vua cho nghỉ chầu 3 ngày, sai các quan đến dụ tế và ban tặng Thái bảo, thụy là Trung Cẩn; Cho 1.000 quan tiền, 300 lạng bạc, 2 cây gấm thêu bằng kim tuyến, 3 cây gấm Tống và 30 tấm lụa.
Thực lục chính biên chép: “Vua bảo Trịnh Hoài Đức rằng: Nguyễn Văn Nhơn là bậc đại thần huân cựu, là người trung thành cẩn hậu. Khi trẫm được tin ốm nặng, muốn thân tới thăm, nhưng nghĩ lễ vua tôi rất nghiêm, nếu cho phép nằm thì không dám yên tâm, mà gượng dậy thì lại mỏi mệt, cho nên trẫm thường sai hoàng tử đến thăm. Nay không may qua đời, thương tiếc vô cùng. Lại nói: Nhân bình nhật ăn mặc rất tiết kiệm, nay lễ tế điện trẫm muốn làm hậu”. Rồi đặc biệt sai xuất tiền kho, ủy cho đội Thị thiện hằng ngày làm cỗ nấu để cúng. Đến hôm đám đưa về Gia Định, vua ngự giá đến nhà, thân rót rượu cúng. Cho 100 binh đội hữu sai đưa đi. Đến ngày an táng, lại nghỉ chầu một ngày.
Đến năm Minh Mạng thứ 5 (1824), vua cho Chưởng hữu quân Nguyễn Văn Nhơn được thờ ở đền Trung hưng công thần và ân cấp 100 mẫu ruộng tự điền.
Năm Tân Mão (1831), ông lại được truy tặng làm Tráng võ tướng quân, Đô thống phủ Chưởng phủ sự, tước Kinh Môn quận công, thụy là Mục Hiến.
Ông có một người con gái gả cho vua Thiệu Trị là Lệnh phi Nguyễn Thị Nhiệm.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Người thứ năm : LÊ VĂN DUYỆT
Lê Văn Duyệt (1763 hoặc 1764- 1832) là một nhà chính trị, quân sự lớn của Việt Nam. Ông cũng là người được biết tới nhiều nhất trong số Ngũ hổ tướng Gia Định khi tham gia phò tá chúa Nguyễn Ánh, trong cuộc chiến của ông này với quân Tây Sơn. Sau khi chiến tranh kết thúc và Nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng.
Lê Văn Duyệt sinh năm 1763 hoặc 1764 tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh, huyện Kiến Phong, tỉnh Định Tường, về sau gọi là xã Hòa Khánh thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Cha ông là Lê Văn Toại có tất cả 4 người con trai, Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người bị yếm hoạn, từ lúc sinh đã không có ngọc hoàn. Tương truyền vì điều này mà cha ông rất buồn dù cho con trai sinh trưởng và khoẻ mạnh hơn những đứa trẻ khác, một lần ông nhờ một vị thầy bói người Tàu giỏi coi tướng xem cho con trai; vị thầy tướng số sau khi trông mặt Duyệt thì cười nói " thằng bé này tuy bị yếm hoạn nhưng sau này làm nên nghiệp lớn, vợ con thê thiếp đều có đủ cả!". Nghe vậy cha ông mừng lắm mới để ông được ăn học chữ nghĩa đầy đủ, lại cho ông học thêm binh thư theo sở thích.
Năm 1781, một lần chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vàm Trà Lọt, có ngụ tại nhà ông Lê Văn Toại. Nhân dịp này Lê Văn Toại mới thỉnh cầu cho con là Lê Văn Duyệt được theo hầu chúa Nguyễn, chúa Nguyễn bèn thu nhận ông làm thái giám lo việc bảo vệ cung quyến để tạ ơn.
Theo Quốc triều sử toát yếu, thì trong trận đánh tại Đồng Văn ông bị quân Tây Sơn bắt. Tương truyền tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ có ý muốn thu dụng ông, nhưng Lê Văn Duyệt không theo, sau đó tìm cách trốn về được với Nguyễn Ánh, tháng 11 (âm lịch) năm 1784.
Qua nhiều lần bôn tẩu cùng chúa Nguyễn và hai lần cùng chúa sang Xiêm, Nguyễn Ánh nhận ra ông không chỉ là một thái giám tầm thường, mới nhận xét: " tuy sinh ra là người (thái) giám, (nhưng là) người mạnh dữ mà đánh giỏi, có công tùng chinh" từ đó luôn giữ Duyệt bên mình, việc quân cũng đem ra bàn với ông.
Năm 1793, khi theo chúa đi đánh quân Tây Sơn ở Quy Nhơn, Duyệt lập được công lớn nên được phong Thuộc nội vệ úy thuộc quân Thần Sách.
Năm 1795, Lê Văn Duyệt cùng tướng Nguyễn Đức Xuyên đi cứu thành Diên Khánh bị quân Tây Sơn vây. Tướng Tây Sơn là Lê Phong giữ đồn Trung Hội chặt, quân Nguyễn không vượt được. Duyệt liền bàn với tướng Nguyễn Đức Xuyên rằng: "chia quân 2 đạo, tôi đánh thẳng sau đồn, cho giặc chống giữ, ông dẫn quân đến trước đồn đào nát cái lũy, lũy sụt, quân ta đánh trông hò reo mà vào, đồn thế nào cũng bị phá thôi".
Đức Xuyên chần chứ không quyết, Duyệt nói cứng rằng "đã có lệnh rồi, tội vạ gì tôi xin chịu cả". Đức Xuyên mới nghe theo. Quả nhiên quân Tây Sơn bị thua. Tin thắng trận báo về, Nguyễn Ánh liền tới nơi xem. Duyệt bước ra xin nhận tội giả làm lệnh chúa nhưng Nguyễn Ánh cười nói: "Đánh để thắng trận công ấy phải ghi thưởng, có tội gì".
Tháng 11 (âm lịch) năm 1800, ông được cử theo Tiết chế Nguyễn Văn Thành. Hai ông hợp quân đánh thắng một trận lớn, nhưng sau đó nảy sinh hiềm khích. Sách Quốc triều sử toát yếu chép: ...Thành hay uống rượu, lúc gần ra trận, cầm hồ rót rượu, rót cho Duyệt một chén và nói rằng: "Uống rượu để thêm sức mạnh". Ông Duyệt nói: "Ai tánh hay sợ mới uống rượu để cho thêm sức mạnh, còn như tôi thời trước mắt không coi (đó là) trận dữ, cần chi phải uống rượu". Thành có ý thẹn, từ đó giận Duyệt.
Năm 1801 nổ ra trận quyết chiến giữa Tây Sơn và quân Nguyễn ở Thị Nại, Lê Văn Duyệt và tướng Võ Duy Nghi cùng dẫn quân đánh thẳng vào thuỷ trại quân Tây Sơn. Đại Nam liệt truyện chép: “Quân giặc giữ đồn núi chống đánh. Súng đạn như mưa, Di Nguy bị súng giặc bắn ngã xuống nước chết. Duyệt đánh càng khỏe. Vua thấy tướng sĩ nhiều người chết, và bị thương, cho tiểu sai dụ tướng sĩ hãy tạm lui để tránh mũi nhọn của giặc. Duyệt xin liều chết đánh, đối với tiểu sai nói rằng chỉ có tiến không lui, cứ vào không ra, vây quân kíp tiến bèn vào được cửa biển, thuận gió phóng hỏa, đốt hết chiến thuyền của giặc. Giặc cả vỡ, chết rất nhiều, trận này là ngày 16 tháng giêng”.
Trận này được xem là "võ công đệ nhất" của nhà Nguyễn và cũng là trận đánh lớn nhất, lừng lẫy nhất của ông.
Tháng 4 (âm lịch) cùng năm, ông Duyệt theo chúa Nguyễn ra đánh Phú Xuân. Tháng sau, đại binh vào cửa Tư Hiền, ông và Lê Chất phá được đồn quân Tây Sơn ở núi Quy Sơn (tức núi Linh Thái), bắt sống được Phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách. Đến ngày 3 tháng 5 (tức ngày 15 tháng 6 năm 1801), ông cùng chúa Nguyễn Phúc Ánh tiến vào nội thành Phú Xuân sau khi đánh tan đội thủy quân của nhà Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải tháo chạy ra Bắc.

Sau đó, chúa Nguyễn sai Tiết chế Lê Văn Duyệt (có Lê Chất đi theo) đem quân bộ vào Quảng Nam, Tống Viết Phước (hay Phúc) đem quân thủy, chia đường vào cứu thành Bình Định. Dọc đường, Lê Văn Duyệt đánh thắng nhiều trận, nhưng không kịp cứu Quận công Võ Tánh và Lễ bộ Ngô Tùng Châu. Vì lương hết, hai ông đều đã tuẫn tiết vào cuối tháng 5 (âm lịch) năm 1801. Xét công, chúa Nguyễn phong Lê Văn Duyệt làm "Thần sách quân Chưởng tả dinh Đô thống chế Quận công". Lại cho Lê Chất làm tướng dưới quyền, để cùng mang quân đi thu phục các nơi.
Ngày mồng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (tức 31 tháng 5 năm 1802), chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi tại Phú Xuân, đặt niên hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được phong làm "Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình tây tướng quân, tước Quận công" để cùng với Lê Chất đem bộ binh ra Bắc truy diệt vua quan nhà Tây Sơn. Theo phối hợp còn có binh thuyền do tướng Nguyễn Văn Trương chỉ huy. Đến tháng 6 (âm lịch), thì quân bộ sang sông Linh Giang (tức sông Gianh ở Quảng Bình) rồi hiệp với quân thủy đánh lấy Nghệ An, Thanh Hóa, và Thăng Long. Đến lúc ấy, nhà Tây Sơn kể như bị diệt.
Tháng 3 (âm lịch) năm 1803, Lê Văn Duyệt phá tan cuộc nổi dậy của người dân thiểu số ở Vách Đá (Quảng Nghĩa, nay là Quảng Ngãi), được vua khen thưởng. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, cha Lê Văn Duyệt là Lê Văn Toại được vua cho mời ra Huế ban khăn áo.
Ngoài ra để tưởng thưởng cho công lao của Lê Văn Duyệt, vua Gia Long còn gả một cung nữ cho ông là bà Đỗ Thị Phẫn. Sau này hai ông bà mất được táng cạnh nhau, lăng của ông bà tại Gia Định được gọi là lăng ông bà Chiểu.
Năm 1808, lại sai Lê Văn Duyệt mang quân đến Đá Vách. Thấy Phó quản cơ Lê Quốc Huy, vì nhiễu hại quá, nên dân mới nổi dậy. Lê Văn Duyệt bèn xin lệnh chém chết viên quan này, từ đó Quảng Nghĩa lại được yên.
Tháng 6 (âm lịch) năm 1812, nhà vua cho triệu Tổng trấn Gia Định Thành Nguyễn Văn Nhơn về, cử Lê Văn Duyệt vào thay, và cho Trương Tấn Bửu làm Phó tổng trấn, Ngô Nhân Tịnh làm Hiệp trấn.
Tháng 2 (âm lịch) năm 1813, nhận lệnh vua, Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh đem 13.000 quân thủy đưa Nặc Chân về nước Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tại đây, ông thấy quân Xiêm cứ dòm ngó Chân Lạp, bèn xin vua Gia Long cho đắp thành Nam Vang cho vua nước này ở (trước đó ở thành La Bích), đắp thành Lô Yêm để trữ lương, đồng thời lưu binh ở lại bảo hộ (Nguyễn Văn Thoại được cử ở lại). Tất cả đều được vua nghe theo.
Năm 1815, Lê Văn Duyệt được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái tử. Khi ấy Lê Văn Duyệt ủng hộ con của hoàng tử Cảnh kế ngôi thái tử, phản đối truyền ngôi cho Minh Mạng. Nên về sau vua Minh Mạng rất căm giận ông, dù vậy khi ông còn sống vua Minh Mạng vẫn sợ uy ông mà không dám động tới.
Trên triều Lê Văn Duyệt không kiêng nể ai thường có tấu sớ kể tội các quan, nên triều thần nhiều người cũng căm giận ông mà sau này đồng loã với vua Minh Mạng tìm cách trả thù.
Tháng Giêng (âm lịch) năm 1819, Lê Văn Duyệt nhận mệnh đi kinh lược các vùng: Thanh Hóa, Nghệ An và Thanh Bình (nay đổi là Ninh Bình). Vì các nơi ấy thường mất mùa, sinh ra nhiều trộm cướp, quan sở tại không kiềm chế được. Đến nơi, ông dâng sớ về triều "nói việc khổ của dân, xin tha thuế cho dân, lại phải lựa quan trấn để an tập dân", được vua y cho. Ở Thanh Hóa, ông nhận Lê Văn Khôi làm con nuôi. Ông Khôi nguyên là người ở Cao Bằng, vì khởi binh chống Nguyễn, bị quan quân đuổi đánh, phải chạy vào Thanh Hóa, gặp ông Duyệt đang làm Kinh lược ở đấy. Khôi nể Duyệt là người rộng lượng lại xét xử nghiêm minh bèn ra xin đầu thú, Duyệt thấy Khôi là kẻ hữu dũng có thể kế thừa ý chí của mình bèn thu dụng và nhận làm con nuôi.
Tháng 9 (âm lịch), triệu Lê Văn Duyệt về triều. Sang tháng 12 (âm lịch), vua Gia Long cho đòi ông và Phạm Đăng Hưng vào cung lãnh di chiếu, tôn Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi (tức vua Minh Mạng). Đồng thời nhà vua cho ông Duyệt cai quản quân 5 dinh Thần sách.
Tháng 10 (âm lịch) năm 1822, vua Minh Mạng sai Lê Văn Duyệt điều động quân và dân (được hơn 39.000 người) để tiếp tục đào kênh Vĩnh Tế là dự án còn dang dở từ thời Gia Long (đến tháng 5 âm lịch năm 1824 thì xong).
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Chưởng tả quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi. Sau đó, triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo quận công", thụy là "Oai Nghị".
Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành, và đổi 5 trấn ra thành 6 tỉnh, là: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Lại đặt các chức Tổng đốc, Tuần phủ, bố chính, Án Sát, Lãnh binh như các tỉnh ở ngoài Bắc. Đến khi Bạch Xuân Nguyên đến làm Bố chính ở Phiên An (tức tỉnh Gia Định), nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cứ, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông Duyệt. Vì bị bức, con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi bèn khởi binh chống lại.
Vua Minh Mạng nhân đó cho quan quân đánh dẹp khởi nghĩa Lê Văn Khôi, dẹp xong rồi thì cho đình thần hoạch tội ông. Minh Mạng phán rằng: " Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (Chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp)". Án này vạ lây sang những người thân tín với ông trong đó có gia đình tướng Lê Chất. Riêng vợ ông bà Đỗ Thị Phẫn thì được tha vì ông là người yếm hoạn, chiểu theo luật thời ấy bà không bị bắt tội.
Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, ban lệnh tha tội các thân thuộc của Lê Chất và Lê Văn Duyệt.
Tháng 2 (âm lịch) năm đầu Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin lục dụng những con cháu của Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Lời tâu làm vua cảm động, bèn cho con cháu ông Thành làm Chánh đội. Tuy nhiên, mãi đến năm tháng 4 (âm lịch) năm 1868, nhà vua mới chính thức ban lệnh truy phục chức hàm cho Nguyễn Văn Thành (là Chưởng trung quân Đại tướng quân Quận công) và Lê Văn Duyệt (là Chưởng tả quân Đại tướng quân), đồng thời cho thờ trong miếu Trung hưng công thần ở Huế.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
Ðến giang đầu sông Mỹ Tho thì trời bắt đầu tối. Ðèn được treo trên thuyền đôi bên thắp sáng rực trời.
Thuyền Tây Sơn núp trong Rạch Gầm kéo ra hợp lực cùng thuyền Võ Văn Dũng chặn không cho thuyền giặc tiến. Ðợi khi trăng sắp lặn, thủy triều sắp rút thì Võ Văn Dũng trá bại. Thuyền giặc ra sức đuổi theo. Ðến Rạch Gầm, một phần lớn thuyền Tây Sơn tắt hết đèn đuốc, trẽ vào rạch, còn phần nhỏ thì chạy thẳng theo dòng sông Mỹ Tho. Thuyền giặc cứ trông theo ánh sáng mà đuổi. Khi thuyền giặc đã lọt trọn vào trận địa, thì một tiếng pháo lệnh nổ vang. Thuyền của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy từ rạch Xoài Mút và các sông nhỏ kéo ra chặn đánh. Ðồng thời súng đại bác trên cù lao Thới Sơn và hai bên bờ sông nã liên thanh vào thuyền giặc. Bị đánh thình lình, Chiêu Sương hoảng hốt cho dừng thuyền lại. Thuyền trước dừng lại một cách đột ngột, những đoàn thuyền đi sau đương đà tiến nhanh theo nước triều rút, không sao hãm kịp, bị va vào nhau, hết lớp này đến lớp khác. Ðoàn thuyền đi sau rốt vừa quay trở lại thì bị thuyền ở Rạch Gầm kéo ra đánh thối lui vào trận địa.

Phần bị trước chặn đánh, sau đuổi đánh, phần bị hai bên hông và trên đầu đại bác nã, phần thuyền va vào nhau, hàng ngũ rối loạn, hết phương day trở, hết phương chống đỡ, thuyền địch lớp bị tan vỡ, lớp bị bắn chìm không còn một chiếc. Quân sĩ lớp nhảy xuống nước bị chết chìm, lớp bị giết chết, trăm phần không còn được một, hai. Thế là 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm và một số quân của Phúc Ánh bị hoàn toàn tiêu diệt.

Còn đạo bộ binh của giặc đương đi bỗng nghe tiếng đại bác nổ, liền dừng bước. Thình lình trong lau lách phục binh của Tây Sơn vừa hét vừa xông ra. Lục Côn trở tay không kịp, bị Bùi Thị Xuân chém một nhát bay đầu [49]. Binh lính hết hồn, đều bỏ chạy tán loạn. Nhưng sau lưng có quân đánh, hai bên tả hữu cũng có quân đánh, chúng ùa nhau chạy về phía trước, nhảy ào vào rừng dừa. Hai vạn binh Xiêm và số quân nhà Nguyễn, lớp bị đao kiếm, lớp bị sình lầy, chết không còn một mống !

Trời vừa rạng đông thì chiến cuộc cũng vừa dứt. Quân Tây Sơn toàn thắng, Chiêu Tăng và Chiêu Sương tẩu thoát. Nguyễn Phúc Ánh được một bộ tướng là Nguyễn Văn trị cứu khỏi và cõng chạy đến trốn nơi Mỹ Ðức ở Thi Giang, rồi chạy lần ra náu ở Cồn Khơi thuộc Hà Tiên.

Tướng Xiêm Chiêu Tăng và Chiêu Sương[50] trốn thoát chạy về Sa Ðéc, bị quân Tây Sơn truy kích, hối hả cùng Sạ Uyển kéo tàn quân chạy bộ về Xiêm. Kiểm điểm quân số thì khi xuất quân, thủy bộ cả thảy 5 vạn, lúc trở về chỉ còn mươi ngàn lục quân và không đầy vài ngàn thủy quân! Như vậy chỉ trong một trận Tây Sơn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và 300 thuyền chiến.

Còn Nguyễn Phúc Ánh hết trốn nơi này đến nơi khác, liệu không thoát khỏi tay đối phương luôn luôn cho lùng bắt, bèn cùng một số tướng sĩ chạy qua Xiêm xin tị nạn[51].

Quét sạch quân xâm lăng, đuổi được Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi nước, Nguyễn Huệ lo sắp đặt tề chỉnh việc quân việc dân, rồi giao Gia Ðịnh cho Trương Văn Ða và Ðặng Văn Chấn trấn thủ, còn mình cùng Võ Văn Dũng và vợ chồng Bùi Thị Xuân kéo đại binh về Quy Nhơn.

Cao Tắc Tựu và Triệu Ðình Tiếp bàn cùng nhau:

+ Cuộc chiến thắng này đã làm sáng tỏ chính nghĩa của nhà Tây Sơn. Cái tội rước voi của Nguyễn Phúc Ánh đã sờ sờ ra đó, và có công giải thoát ách ngoại xâm của Long Nhương Tướng quân đã đủ trang bị cho chúng ta để chinh phục nhân tâm của sĩ phu và lê thứ đất Gia Ðịnh.

+ Phần đông sĩ phu Gia Ðịnh hiểu nghĩa chữ trung một cách lệch lạc. Họ chỉ nghĩ đến Vua, cho rằng trung quân tức ái quốc. Cho nên cứ khư khư ôm chữ trung quân vào lòng, mặc dù Vua kia, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình mà dẫm đạp lên trên quyền lợi chung của Tổ quốc và Dân tộc. Họ nghĩ rằng đất này là của nhà Nguyễn bị nhà Tây Sơn chiếm đoạt, thì Nguyễn Phúc Ánh có quyền nhờ ngoại bang giúp mình đánh lấy lại. Phá nước hại dân là tội của quân Xiêm, chớ không phải tội của Phúc Ánh. Cho nên họ không oán giận họ Nguyễn mà chỉ căm thù quân Xiêm. Phải đả phá cho được tư tưởng sai lầm đó, thì lời nói phải của chúng ta mới lọt được vào tai.

+ Ðất Gia Ðịnh rộng mênh mông mà chỉ có hai chúng ta thì không thể nào dẫy hết cỏ dại đã ăn sâu vào trí não, để cấy lúa trồng dâu.

Hai ông liền bàn cùng Trương Văn Ða và Ðặng Văn Chấn rồi một mặt làm sớ gởi về Quy Nhơn xin thêm người, một mặt chiêu nạp nhân tài ở địa phương làm phụ tá.

Vua Thái Ðức liền sai Huỳnh Văn Thuận và Lưu Quốc Hưng vào tăng cường.

Từ ấy đồng bào Gia Ðịnh được an cư lạc nghiệp.

Việc học hành được tổ chức khắp nơi. Ruộng đất mỗi ngày mỗi thêm mở rộng. Quân sĩ thay phiên nhau làm
việc canh tác với đồng bào. Gia Ðịnh trở thành nơi trù phú.

----------

[48]Ðích danh là Hỏa hổ lớn bằng cổ tay, làm bằng đèn khối, rất nhạy lửa, nước tưới không tắt, chỉ đất bùn mới dập tắt.

[49] Nghe truyền rằng viên tướng Xiêm thấy Bùi nữ tướng đường kiếm tuyệt luân, sắc đẹp lại tuyệt mỹ, đứng ngó sững sờ nên bị nữ tướng chém không đỡ kịp. Ðầu giặc bay xa đến mấy dặm và bị rơi dính trên cây cao.

[50] Các sách Quốc ngữ đều chép là Chiêu Sương và giải thích rằng Chiêu là một chức quan. Nhưng sách Nguyễn triều long hưng sự tích lại chép là Triệu Tăng và gọi là Thế Tử.

[51] Các sách Quốc ngữ đều chép rằng trong số tướng tá chạy theo Nguyễn Phúc Ánh có Lê Văn Quân. Song nghe truyền Quân bị thua trận Ba hai xấu hổ tự sát. Lời truyền phù hợp với lời ghi trong Ðại Nam Nhất Thống chí nơi mục sông ngòi và mục nhân vật
Thật đúng là chiến thắng vĩ đại! Cái tội rước ngoại bang về dày mả tổ của Nguyễn Ánh ngàn đời không rửa sạch.
 

vinicar

Xe buýt
Biển số
OF-32661
Ngày cấp bằng
31/3/09
Số km
867
Động cơ
481,393 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng rồi, có chổ nói nghệ thuật của Nguyễn Huệ là khi đánh trận không phải đánh cho đối phương chạy, mà là đánh làm sao để đối phương không thể chạy thoát!!

Hồi nhỏ đọc sách giáo khoa bị thiếu cảm giác về thời gian, tưỏng chừng mọi việc diễn ra nhanh chóng nhưng thật ra rất dài Tây Sơn từ lúc khởi nghĩa đến khi thất bại là 31 năm, Nguyễn Ánh đối đầu với Tây Sơn lúc còn Nguyễn Huệ khoản 10 năm, và 10 năm sau khi Nguyễn Huệ mất thì mới thắng lợi hoàn toàn, tổng cộng Ánh phải đánh nhau 20 năm!

Em giống cụ khi học lịch sử đã hiểu sai. Cám ơn cụ chủ thớt đúng là thời gian nhà Tây Sơn khá dài và liên quan đến nhiều nhân vật.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Thật đúng là chiến thắng vĩ đại! Cái tội rước ngoại bang về dày mả tổ của Nguyễn Ánh ngàn đời không rửa sạch.
Không trách thời phong kiến cụ ợ. Ngày nay vẫn còn khối thằng cõng rắn. Như Hút xen, Ớt xắt chẳng hạn :)
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,716
Động cơ
387,370 Mã lực
Không giống các danh tướng của Tây Sơn được nhà nước quan tâm dựng đền thờ phụng, các danh tướng của Nguyễn Ánh, tất nhiên đã bị lãng quên. Nhưng họ vẫn sống mãi trong lòng người dân miền nam. Nhân dân vẫn lập đền thờ các danh tướng miền Nam.
1- Đền thờ Võ Tánh : Ông có rất nhiều đền thờ và nhiều ngôi mộ gió (do ông bị chết mất xác) ở miền Tây, Sài Gòn và ở cả Bình Định (Tây Sơn)

Đền thờ Võ Tánh ở Gò Công

Mộ gió của Võ Quốc công tại quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Đền thờ trước mộ

Mộ gió Võ quốc công (Tân Bình, TP.HCM)

Đền thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tại Bình Định.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
Có lỗi sau xảy ra với yêu cầu của bác:
Úi, sao bác chú ý tới bác trancannam nhiều thế! Cho dù hay hoặc dở thì bác cũng phải rót rượu cho 20người khác rồi mới rót lại cho bác trancannam được.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
Bình :
  • Ko có nhiều tài liệu nói về Nhạc nhưng qua sự kiện co thấy Nhạc là bậc thầy làm chính trị. Ông đã xây dựng lực lượng, kết giao, buôn bán, liên kết với nhiều thế lực trong vùng. Tên tuổi của Nhạc vang xa, nhiều hào kiệt 3 vùng Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi đến với Tây Sơn từ lúc khởi nghiệp.
  • Nhạc xây dựng củng cố các thế lực dòng tộc quanh mình, về sau những người cùng thời liên kết với Nhạc tuổi già về hưu trong khi đó lớp trẻ đánh trận lớn dần lên.
  • Trong lịch sử Việt Nam tôi chưa thấy ai làm chính trị xuất sắc như ông.
  • Trong lịch sử phương Đông dưới sự cai trị của nho giáo và phương Tây dưới cái trị của nhà thờ ngoài Tây Sơn có lực lượng phát triển từ dân nổi dậy chống lại nhà nước đương thời mà thành công không ??? Bà con có thể giới thiệu.
Có lỗi sau xảy ra với yêu cầu của bác:
Úi, sao bác chú ý tới bác trancannam nhiều thế! Cho dù hay hoặc dở thì bác cũng phải rót rượu cho 20người khác rồi mới rót lại cho bác trancannam được.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
người ta muốn bán sách mà bác lại bót hết nội dung sách của người ta lên
bác có thù oán gì với cha viết sách không vại? em thật
Nếu sách đã được công khai đưa lên mạng nghĩa là tác giả không ý kiến gì và còn mong muốn được phổ cập tư liệu / thông tin của tác giả tới càng nhiều người càng tốt.
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
Quan điểm của mình việc chạy trốn của Nguyễn Ánh :
  • Thua thì chạy trốn là chuyện bình thường, không trốn để bị giết sao ??? Dại gì làm anh hùng miễn thắng là được. Huệ từng nói : thiên hạ này ko của riêng ai, ai lấy được thì lấy. Tây Sơn chỉ trách là ko giết được Ánh chứ ko trách gì chuyện chạy........thua chạy là bình thường. Vì thua chạy nhiều nên cái khí của Ánh thua xa Tây Sơn nên dù có nói như thế nào người ta vẫn thích cái khí chất đầu đội trời chân đạp đất của Tây Sơn.
  • Đặt Ánh bên cạnh Huệ ........????? nếu ko phải là Huệ bên cạnh thì Ánh sẽ rất lộng lẫy.
  • Mặc dù có nhiều quan điểm rằng như thế là hơi hèn nhưng có ý nghĩa gì nếu làm anh hùng mà chết.....theo quan điểm thời nay.
  • Có thể nói Nguyễn ánh rất kiên trì và nhẫn nại là đức tính rất tốt trong làm chính trị. Nhưng cũng chính vì cơ cực, chạy trốn kẻ thù ảnh hưởng đến tâm lý thành ra sau này Nguyễn Ánh trở nên cực đoan........cái này theo quan điểm hành vi học.
Nếu chỉ thua chạy không thôi thì người ta cũng không đến nỗi coi thường NA. Đằng này, không những chạy tụt quần mất dép năm lần bảy lượt, mà còn có cái tội rước voi vào giày mả tổ, cầu viện ngoại bang vào cướp bóc thảm sát dân lành, đáng khinh và ngàn đời không rửa sạch. Thử hởi giả sử Tây Sơn không xuất sắc mà đánh bại quân Xiêm, thì nước Nam này sẽ thành cái gì?
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
  • Cái chuyện cưỡi cá sấu hay thần linh gì đó đều là trò bịp chính trị.
  • Chuyện Bùi Thị Xuân đã tha Nguyễn Ánh thì do truyền miệng rồi người ta chép lại. Thật hay ko thật cũng chẳng quan trọng.
theo em thì không phải tự nhiên mà lại có truyền miệng như vậy. Nhất là đối với vị nữ tướng lừng danh , đóng góp nniều công trạng cho nhà Tây Sơn. Chứ không phải một kẻ thối nát trên vũ đài chính trị. Để mà bị truyền miệng.

Như vậy có chuyện truyền miệng này hẳn phải có lý do. Và chuyện vợ chồng Trần Quang Diệu Bùi Thị Xuân để bị bắt sống cũng là rất khó giải thích. Vợ chồng đều là võ tướng lẫy lừng chứ không phải vớ vẩn; từng tả xung hữu đột hàng trăm trận; nay cầm quân đối đầu với kẻ thù không đội trời chung, để thất bại đã là nỗi đau lớn; đa số trong trường hợp này sẽ chiến đấu đến cùng, giết thêm hàng vô số địch cho đến hơi thở cuối cùng. Chứ làm gì có chuyện để bị bắt sống? Nếu không tình nguyện để bị bắt sống, liệu ai đủ sức đủ võ thuật để bắt sống 2 vợ chồng? Nếu không có niềm tin, rằng sẽ có cơ sở được Ánh tha tội , thì liệu một võ tướng chủ chốt của nhà Tây Sơn từng gây bao nhiêu thiệt hại cho Ánh, có chấp nhận để bị bắt sống để mà bị trừng phạt nếu biết chắc sẽ bị trừng phạt

Thực sự em vẫn luôn thắc mắc. Cho đến khi em đọc Tây Sơn Bi Hùng Truyện.

Chỉ khi kết hợp câu chuyện truyền miệng, và việc vợ chông Trần Quang Diệu Bùi Thị Xuân chịu để bị bắt sống, để rồi chịu hình phạt thảm khốc, thì mới có được câu trả lời hợp lý.

Cụ Gcar: theo câu chuyện thì lúc được Bùi Thị Xuân tha mạng thì Ánh chưa đến 13 tuổi. Khi tha mạng thì Bùi Thị Xuân cũng không nghĩ đến ân tình ân oán sau này mà chỉ là vì mủi lòng trước lời khẩn cầu của mẹ NA, và lúc đáy Bùi Thị Xuân nghĩ là họ Nguyễn mạt lắm rồi, giờ không còn tấc đất, không còn quân sĩ chỉ còn một cửa ra bể thì chắc sau này chả có cơ phục hồi.

Suy nghĩ quá sai lầm. Tệ nhất là đã bất tuân thượng lệnh, tự ý cho mình quyền muốn tha thì tha. Sau này gây bao nhiêu hậu họa cho nhà Tây Sơn.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
theo em thì không phải tự nhiên mà lại có truyền miệng như vậy. Nhất là đối với vị nữ tướng lừng danh , đóng góp nniều công trạng cho nhà Tây Sơn. Chứ không phải một kẻ thối nát trên vũ đài chính trị. Để mà bị truyền miệng.

Như vậy có chuyện truyền miệng này hẳn phải có lý do. Và chuyện vợ chồng Trần Quang Diệu Bùi Thị Xuân để bị bắt sống cũng là rất khó giải thích. Vợ chồng đều là võ tướng lẫy lừng chứ không phải vớ vẩn; từng tả xung hữu đột hàng trăm trận; nay cầm quân đối đầu với kẻ thù không đội trời chung, để thất bại đã là nỗi đau lớn; đa số trong trường hợp này sẽ chiến đấu đến cùng, giết thêm hàng vô số địch cho đến hơi thở cuối cùng. Chứ làm gì có chuyện để bị bắt sống? Nếu không tình nguyện để bị bắt sống, liệu ai đủ sức đủ võ thuật để bắt sống 2 vợ chồng? Nếu không có niềm tin, rằng sẽ có cơ sở được Ánh tha tội , thì liệu một võ tướng chủ chốt của nhà Tây Sơn từng gây bao nhiêu thiệt hại cho Ánh, có chấp nhận để bị bắt sống để mà bị trừng phạt nếu biết chắc sẽ bị trừng phạt

Thực sự em vẫn luôn thắc mắc. Cho đến khi em đọc Tây Sơn Bi Hùng Truyện.

Chỉ khi kết hợp câu chuyện truyền miệng, và việc vợ chông Trần Quang Diệu Bùi Thị Xuân chịu để bị bắt sống, để rồi chịu hình phạt thảm khốc, thì mới có được câu trả lời hợp lý.

Cụ Gcar: theo câu chuyện thì lúc được Bùi Thị Xuân tha mạng thì Ánh chưa đến 13 tuổi. Khi tha mạng thì Bùi Thị Xuân cũng không nghĩ đến ân tình ân oán sau này mà chỉ là vì mủi lòng trước lời khẩn cầu của mẹ NA, và lúc đáy Bùi Thị Xuân nghĩ là họ Nguyễn mạt lắm rồi, giờ không còn tấc đất, không còn quân sĩ chỉ còn một cửa ra bể thì chắc sau này chả có cơ phục hồi.

Suy nghĩ quá sai lầm. Tệ nhất là đã bất tuân thượng lệnh, tự ý cho mình quyền muốn tha thì tha. Sau này gây bao nhiêu hậu họa cho nhà Tây Sơn.
nếu ông tin tây sơn bi hùng truyện thì mai tôi sẽ post truyện Nguyễn Huệ bạo dâm Ngọc Hân lên
 

Nguoimoivao3

Xe tăng
Biển số
OF-326532
Ngày cấp bằng
9/7/14
Số km
1,963
Động cơ
284,755 Mã lực
nếu ông tin tây sơn bi hùng truyện thì mai tôi sẽ post truyện Nguyễn Huệ bạo dâm Ngọc Hân lên
Cụ tin thì hẵng post , cứ việc post. Nhưng mà nếu cụ tin thì đừng trách thiên hạ thấy đầu óc cụ có vấn đề.

Cái gì cũng phải có lý thì mới tạo sự thuyết phục. Nguyễn Huệ bạo dâm Ngọc Hân thì liệu sau đó Ngọc Hân có làm bài Ai tư vãn để ca ngợi Nguyễn Huệ không:

Mà nay áo vải cờ đào

Những lời tự đáy lòng này là danh cho 1 vị anh hùng.

Em thấy chi tiết về TQD và BTX trong TSBHT có lý thì em tin, như em đã phân tích.

Cụ không tin tùy cụ, nhưng nếu muốn phản bác thì nên đầu tư tí chất xám. Cụ cũng có thừa mà.

Cụ không tin tình tiết này của TSBHT, vậy cụ lý giải giúp em:

- tại sao có câu chuyện truyền miệng về việc BTX từng tha chết cho Ánh
- tại sao vợ chồng võ tướng lẫy lừng, lại là tướng trụ cột của NA, nghĩa là ở thế kẻ thù không đội trời trung, thế mà lại chấp nhận để bị bắt một cách dễ dàng? Nếu biết là sẽ bị trừng phạt thảm khốc, thì dân võ tướng lẫy lừng như vậy liệu có chịu để đầu hàng, để bị bắt? Trừ khi, tình nguyện bị bắt?

Cụ không lý giải được, hay không chịu lý giải, thì rất tiếc, TSBHT có lý hơn và thuyết phục hơn cụ.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Cụ tin thì hẵng post , cứ việc post. Nhưng mà nếu cụ tin thì đừng trách thiên hạ thấy đầu óc cụ có vấn đề.

Cái gì cũng phải có lý thì mới tạo sự thuyết phục. Nguyễn Huệ bạo dâm Ngọc Hân thì liệu sau đó Ngọc Hân có làm bài Ai tư vãn để ca ngợi Nguyễn Huệ không:

Mà nay áo vải cờ đào

Những lời tự đáy lòng này là danh cho 1 vị anh hùng.

Em thấy chi tiết về TQD và BTX trong TSBHT có lý thì em tin, như em đã phân tích.

Cụ không tin tùy cụ, nhưng nếu muốn phản bác thì nên đầu tư tí chất xám. Cụ cũng có thừa mà.

Cụ không tin tình tiết này của TSBHT, vậy cụ lý giải giúp em:

- tại sao có câu chuyện truyền miệng về việc BTX từng tha chết cho Ánh
- tại sao vợ chồng võ tướng lẫy lừng, lại là tướng trụ cột của NA, nghĩa là ở thế kẻ thù không đội trời trung, thế mà lại chấp nhận để bị bắt một cách dễ dàng? Nếu biết là sẽ bị trừng phạt thảm khốc, thì dân võ tướng lẫy lừng như vậy liệu có chịu để đầu hàng, để bị bắt? Trừ khi, tình nguyện bị bắt?

Cụ không lý giải được, hay không chịu lý giải, thì rất tiếc, TSBHT có lý hơn và thuyết phục hơn cụ.
biết đâu Ngọc hân thích bạo dâm, còn chuyện tào lao bí đao đến tác giả còn thừa nhận mình bịa đặt mà có thằng tin thì cũng chịu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top