- Biển số
- OF-394809
- Ngày cấp bằng
- 2/12/15
- Số km
- 3,663
- Động cơ
- 273,598 Mã lực
- Tuổi
- 26
Tháng tư, ở Phú Yên, Võ Văn Lượng, Mai Tấn Vạn mộ được dân Thượng hai đầu đánh ép Đô đốc Tây Sơn là Nguyên, Phượng, Quế ở sông Đà Rằng1. Phượng bị chém, còn bao nhiêu chạy về Hội An. Đánh lâu lương thiếu, Ánh sai Hoàng tử Cảnh bắt điền hộ nạp thêm một kỳ thuế, lính không đi đánh giặc nạp mỗi người hai vuông gạo. Lê Trung cũng thiếu lương đưa thư cầu cứu Trần Quang Diệu thì người đưa tin bị bắt. Phan Rang bị quân Nguyễn chiếm nhưng chỗ đóng binh xa đường thuỷ, mất thế tựa nên Tây Sơn lại đến đuổi chạy về Ba Ngòi.
Hai bên vẫn còn dằng co nhau. Tôn Thất Hội chiếm sông Luỹ thì Lê Trung ở sông Cạn2. Thượng đạo Tướng quân Nguyễn Long đem quân xuống khe Sương làm thế ỷ giác cho Diên Khánh để Võ Tánh lẻn ra đốt trại Lê Văn Lợi từ núi Sĩ Lâm đến cầu Hoa Vông. Nhưng Tây Sơn vẫn còn vây chặt, đủ mặt Tổng quản Trần Quang Diệu, Nội hầu Lê Văn Lợi, Tiết độ Nguyễn Văn Giáp, Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Kiểm điểm Trần Viết Kết, nếu không có một việc vừa xảy ra ở Huế gióng hồi chuông báo tử cho quân tướng Tây Sơn.
Như chúng ta đã phân tích ở trên, Nguyễn Huệ mất đi, bọn quân tướng quen dưới quyền sai phái của một người chỉ thấy lệ thuộc nhau như những kẻ ngang hàng mà thôi. Cho nên ta đã thấy Nguyễn Hữu Chỉnh hục hặc với Vũ Văn Nhậm, Nhậm khinh lờn Ngô Văn Sở đem đến kết quả thảm thương. Đến bây giờ, Thái sư Bùi Đắc Tuyên mà tên chưa từng nghe đến trong chiến trận và tuổi đến 80 thì làm sao cai trị nổi bọn võ tướng dày dạn, sung sức?
Đắc Tuyên từ khi làm Thái sư thì lấy Thiền Lâm tự làm phủ riêng, mọi việc triều chính đều xét xử ở đấy (Rõ là lối làm việc co rút của một ông già). Ông lại tự quyền sanh sát. Kẻ bất mãn tăng lên, lại có dịp để kết tụ âm mưu.
Trần Văn Kỷ trên đường phát phối ra Bắc Thành gặp Vũ Văn Dũng ở trạm Mỹ Xuyên, bèn nói ít lời xúi giục. Dũng về Phú Xuân mưu với Thái uý Phạm Văn Hưng, Hộ giá Nguyễn Văn Huấn giả tiếng đem quân tế cờ rồi thừa đêm tối ập tư dinh bắt Đắc Tuyên. Tuyên trốn trong phủ Quang Toản, Vũ Văn Dũng đem quân đến đòi, dìm nước cho chết. Ngô Văn Sở ở Bắc thành, Bùi Đắc Thận, con Tuyên, và Ngự sử Chương, hơn 10 người đều bị luỵ. Chưa hết. Vũ Văn Dũng còn để Nguyễn Văn Huấn đem 500 quân trấn giữ Quy Nhơn3 để án ngữ phản ứng của Lê Trung được coi là bè đảng Bùi Đắc Tuyên và cũng trông chừng luôn Trần Quang Diệu, người mà mối liên lạc thân tộc với Bùi Đắc Tuyên qua Bùi Thị Xuân thật không thể chối cãi.
Việc rõ ra là một mối nứt rạn thật lớn lao, đe doạ cả tương lai Tây Sơn.
Đang vây Diên Khánh, Trần Quang Diệu nghe tin, sợ vạ cho mình bèn họp các tướng bàn quay về dẹp loạn bên trong rồi sau sẽ trở lại. Nhưng quân Nguyễn đã chận ở mặt sau chắn nơi Lão Lãnh, Đại Lãnh, Gian Nan Lãnh. Cuộc rút lui cũng thật là gian nan.
Tháng 6, Trần Quang Diệu không qua sông Thị Nghi được tuy có toán quân của Nguyễn Văn Huấn được tiếng là vào Đà Rằng để trợ thanh thế. Lê Trung ở Do Lâm4 phải bại binh leo lên thuyền chạy một mình về Diên Khánh. Họ họp nhau tiến đánh Gian Nan Lãnh nhưng không qua được đồn binh của Võ Văn Lượng chận ở đó.
Trong khi đó, quân Diên Khánh ở trong thành đã bắt đầu mỏi mệt. Võ Tánh, tướng sĩ đều mắc bệnh. Quân Nguyễn phải lo tấn công gấp rút. Vị trí của Tây Sơn trên núi Kho không chiếm được. Nhân bắt được tên du binh Nguyễn Văn Nho của Tây Sơn xin đi làm hướng đạo, quân Nguyễn tổ chức đánh phá. Đêm đến, 300 người lội qua sông Ngư Trường5 cởi áo bò lên đốt trại, theo sau có đạo binh hò hét tiếp sức. Thành Diên Khánh được giải vây trong dịp này.
Nhưng Tây Sơn vẫn chưa lui được. Gian Nan Lãnh có thêm quân Nguyễn Ánh giữ chặt. Trần Quang Diệu dẫn quân vây Tu Bông6 bị súng lớn bắn cản đường tiến của voi. Vừa Nguyễn Văn Thành đem quân tiếp cứu, Tây Sơn bỏ chạy.
Rốt lại, Trần Quang Diệu theo đường núi Như Tráp mà về Quy Nhơn.
Đem quân về thẳng An Cựu, Diệu đóng quân bờ nam sông Hương. Vũ Văn Dũng mang quân bản bộ cùng Nội hầu Tứ lấy lệnh Vua chống lại. Cả hai đều sai dâng biểu lên Quang Toản tố cáo tội lỗi lẫn nhau. Sứ Vua ra bảo 2 người vào chầu thì họ đều xin y như lời biểu của họ đã rồi nhiên hậu mới bỏ quân. Tình thế đương găng thì Phan Huy Ích đã thảo một tờ chiếu giảng hoà7. Lý luận thuyết phục nhắm vào việc làm cho hai tướng nhận rõ mối nguy hại từ bên ngoài đưa tới, nhận rõ vai trò trọng yếu của họ trong việc giữ gìn, chống đỡ chế độ, trách họ đã đem việc công làm việc riêng, không chịu để triều đình thu xếp mà lại dùng binh ép Vua phải làm theo lời họ. Mềm mỏng, chặt chẽ, nhưng tờ chiếu cũng lộ ra mối lo sợ tan rã của kẻ chỉ huy yếu ớt khi nhắc đến việc bỏ qua tội bất tuân triều mệnh, phân trần không có lòng hại tướng thần và dè dặt chận trước việc có thể xảy ra là hai bên mang quân bản bộ bỏ đi. Thực là quá xa cái thời Quang Trung đòi “giết hết những kẻ nhị tâm, không tha một người nào”.
Người chết không sống dậy được thì người sống phải tự lo. Cuộc triều kiến đưa đến kết quả giảng hoà. Bốn người chia nhau quyền binh làm Tứ trụ đại thần.
Theo nhận xét của người đồng thời, “họ đều là những tay có tài trị nước, can đảm và được dân chúng tín nhiệm”8. Nhưng đổ vỡ đã xảy ra rồi thì khó hàn gắn được. Người chịu nạn trước tiên là Trần Quang Diệu, viên tướng biên thuỳ mà ở Kinh đô thì như con chim bị cắt cánh. Ông bị dèm pha, tước hết binh quyền chỉ còn cái chức hư không ngày đêm bên điện. Tướng sĩ tan rã, chán nản tới nỗi có kẻ lộ manh tâm hàng đầu như Lê Chất (1797) mà Lê Trung chỉ tìm cách cảnh cáo chứ không trừng trị hay ít ra tìm cách loại đi để bớt hại.
Thế rồi loạn Nguyễn Bảo làm chết Lê Trung. Thượng thư Hồ Công Diệu dèm pha chết Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn. Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng kết phe với Lê Văn Thanh định hại sủng thần Lê Văn Ứng của Quang Toản. Tất cả những rối loạn đó xô đẩy nhà Tây Sơn mau sụp đổ hơn, nhưng đều đã hiện ra từ đêm 29-7 Nhâm Tý lúc một ngôi sao vừa tắt vậy.
_____________________________________
1.Thực lục: Đà Diễn; nhưng ĐNNTC, q10, Phú Yên, 11b: “Đà Diễn cũng gọi là Đà Rằng”.
2. Một nhánh tả ngạn của sông Luỹ, thượng lưu được gọi bằng một tên quen thuộc vì chảy qua một nhà ga cùng tên: sông Mao.
3.Thực lục q7, 33ab; Liệt truyện q30, 46ab; Hoàng Lê, t. 278. gọi trạm Hoàng Giang, Thái bảo Hoá thay vì Mỹ Xuyên, Nguyễn Văn Huấn. Một chứng nhân đương thời, Lapavée, thì lại cho rằng Bùi Đắc Tuyên muốn giết 3 con Quang Trung (Quang Thuỳ, Quang Toản, Quang Bàn?) để cướp ngôi cho con ông (Bùi Đắc Thận?) nên mới âm mưu với Ngô Văn Sở để hành dộng. Sứ giả gởi đi bị Vũ Văn Dũng chận lại. Âm mưu vỡ lở (Sử Địa số 13, t. 160-161).
4. Có thể là Karom, tiếng Việt bây giờ là Du Long (Ninh Thuận). Ta biết địa điểm Ma Lâm (Bình Thuận) cũng được bình dân gọi là Mằng Long.
5. Núi Kho là hòn Trại Thuỷ ở Nha Trang, hiện có đặt Kim thân Phật tổ. Sông Ngư Trường là phân lưu của sông Cái chảy xuống cầu Hà Ra (Nha Trang). Xét theo diễn tiến trận đánh và vị trí các nơi liên hệ thì quân Nguyễn từ mặt bắc đánh vào.
6. Chữ của Thực lục là Tu Hà 修 蝦. Chúng ta nghĩ Tu Hà giống chữ Tu Hoa đã sinh ra chữ Tu Bông bây giờ. Vậy Tu Bông không phải từ chữ Tụ Phong mà ra.
7. Sơn Tùng Hoàng Thúc Trâm. Quốc văn đời Tây Sơn. sđd, t. 26-31, đề là “Dụ Nhị Suý Quốc âm chiếu văn”.
8. Thư Le Gire gởi các ông Boiret, Chaumont, Blandin, từ Kẻ Tương (nam Quảng Bình), 12-1-1796 (BEFEO, 1912, t. 36).
Hai bên vẫn còn dằng co nhau. Tôn Thất Hội chiếm sông Luỹ thì Lê Trung ở sông Cạn2. Thượng đạo Tướng quân Nguyễn Long đem quân xuống khe Sương làm thế ỷ giác cho Diên Khánh để Võ Tánh lẻn ra đốt trại Lê Văn Lợi từ núi Sĩ Lâm đến cầu Hoa Vông. Nhưng Tây Sơn vẫn còn vây chặt, đủ mặt Tổng quản Trần Quang Diệu, Nội hầu Lê Văn Lợi, Tiết độ Nguyễn Văn Giáp, Đổng lý Nguyễn Văn Thận, Kiểm điểm Trần Viết Kết, nếu không có một việc vừa xảy ra ở Huế gióng hồi chuông báo tử cho quân tướng Tây Sơn.
Như chúng ta đã phân tích ở trên, Nguyễn Huệ mất đi, bọn quân tướng quen dưới quyền sai phái của một người chỉ thấy lệ thuộc nhau như những kẻ ngang hàng mà thôi. Cho nên ta đã thấy Nguyễn Hữu Chỉnh hục hặc với Vũ Văn Nhậm, Nhậm khinh lờn Ngô Văn Sở đem đến kết quả thảm thương. Đến bây giờ, Thái sư Bùi Đắc Tuyên mà tên chưa từng nghe đến trong chiến trận và tuổi đến 80 thì làm sao cai trị nổi bọn võ tướng dày dạn, sung sức?
Đắc Tuyên từ khi làm Thái sư thì lấy Thiền Lâm tự làm phủ riêng, mọi việc triều chính đều xét xử ở đấy (Rõ là lối làm việc co rút của một ông già). Ông lại tự quyền sanh sát. Kẻ bất mãn tăng lên, lại có dịp để kết tụ âm mưu.
Trần Văn Kỷ trên đường phát phối ra Bắc Thành gặp Vũ Văn Dũng ở trạm Mỹ Xuyên, bèn nói ít lời xúi giục. Dũng về Phú Xuân mưu với Thái uý Phạm Văn Hưng, Hộ giá Nguyễn Văn Huấn giả tiếng đem quân tế cờ rồi thừa đêm tối ập tư dinh bắt Đắc Tuyên. Tuyên trốn trong phủ Quang Toản, Vũ Văn Dũng đem quân đến đòi, dìm nước cho chết. Ngô Văn Sở ở Bắc thành, Bùi Đắc Thận, con Tuyên, và Ngự sử Chương, hơn 10 người đều bị luỵ. Chưa hết. Vũ Văn Dũng còn để Nguyễn Văn Huấn đem 500 quân trấn giữ Quy Nhơn3 để án ngữ phản ứng của Lê Trung được coi là bè đảng Bùi Đắc Tuyên và cũng trông chừng luôn Trần Quang Diệu, người mà mối liên lạc thân tộc với Bùi Đắc Tuyên qua Bùi Thị Xuân thật không thể chối cãi.
Việc rõ ra là một mối nứt rạn thật lớn lao, đe doạ cả tương lai Tây Sơn.
Đang vây Diên Khánh, Trần Quang Diệu nghe tin, sợ vạ cho mình bèn họp các tướng bàn quay về dẹp loạn bên trong rồi sau sẽ trở lại. Nhưng quân Nguyễn đã chận ở mặt sau chắn nơi Lão Lãnh, Đại Lãnh, Gian Nan Lãnh. Cuộc rút lui cũng thật là gian nan.
Tháng 6, Trần Quang Diệu không qua sông Thị Nghi được tuy có toán quân của Nguyễn Văn Huấn được tiếng là vào Đà Rằng để trợ thanh thế. Lê Trung ở Do Lâm4 phải bại binh leo lên thuyền chạy một mình về Diên Khánh. Họ họp nhau tiến đánh Gian Nan Lãnh nhưng không qua được đồn binh của Võ Văn Lượng chận ở đó.
Trong khi đó, quân Diên Khánh ở trong thành đã bắt đầu mỏi mệt. Võ Tánh, tướng sĩ đều mắc bệnh. Quân Nguyễn phải lo tấn công gấp rút. Vị trí của Tây Sơn trên núi Kho không chiếm được. Nhân bắt được tên du binh Nguyễn Văn Nho của Tây Sơn xin đi làm hướng đạo, quân Nguyễn tổ chức đánh phá. Đêm đến, 300 người lội qua sông Ngư Trường5 cởi áo bò lên đốt trại, theo sau có đạo binh hò hét tiếp sức. Thành Diên Khánh được giải vây trong dịp này.
Nhưng Tây Sơn vẫn chưa lui được. Gian Nan Lãnh có thêm quân Nguyễn Ánh giữ chặt. Trần Quang Diệu dẫn quân vây Tu Bông6 bị súng lớn bắn cản đường tiến của voi. Vừa Nguyễn Văn Thành đem quân tiếp cứu, Tây Sơn bỏ chạy.
Rốt lại, Trần Quang Diệu theo đường núi Như Tráp mà về Quy Nhơn.
Đem quân về thẳng An Cựu, Diệu đóng quân bờ nam sông Hương. Vũ Văn Dũng mang quân bản bộ cùng Nội hầu Tứ lấy lệnh Vua chống lại. Cả hai đều sai dâng biểu lên Quang Toản tố cáo tội lỗi lẫn nhau. Sứ Vua ra bảo 2 người vào chầu thì họ đều xin y như lời biểu của họ đã rồi nhiên hậu mới bỏ quân. Tình thế đương găng thì Phan Huy Ích đã thảo một tờ chiếu giảng hoà7. Lý luận thuyết phục nhắm vào việc làm cho hai tướng nhận rõ mối nguy hại từ bên ngoài đưa tới, nhận rõ vai trò trọng yếu của họ trong việc giữ gìn, chống đỡ chế độ, trách họ đã đem việc công làm việc riêng, không chịu để triều đình thu xếp mà lại dùng binh ép Vua phải làm theo lời họ. Mềm mỏng, chặt chẽ, nhưng tờ chiếu cũng lộ ra mối lo sợ tan rã của kẻ chỉ huy yếu ớt khi nhắc đến việc bỏ qua tội bất tuân triều mệnh, phân trần không có lòng hại tướng thần và dè dặt chận trước việc có thể xảy ra là hai bên mang quân bản bộ bỏ đi. Thực là quá xa cái thời Quang Trung đòi “giết hết những kẻ nhị tâm, không tha một người nào”.
Người chết không sống dậy được thì người sống phải tự lo. Cuộc triều kiến đưa đến kết quả giảng hoà. Bốn người chia nhau quyền binh làm Tứ trụ đại thần.
Theo nhận xét của người đồng thời, “họ đều là những tay có tài trị nước, can đảm và được dân chúng tín nhiệm”8. Nhưng đổ vỡ đã xảy ra rồi thì khó hàn gắn được. Người chịu nạn trước tiên là Trần Quang Diệu, viên tướng biên thuỳ mà ở Kinh đô thì như con chim bị cắt cánh. Ông bị dèm pha, tước hết binh quyền chỉ còn cái chức hư không ngày đêm bên điện. Tướng sĩ tan rã, chán nản tới nỗi có kẻ lộ manh tâm hàng đầu như Lê Chất (1797) mà Lê Trung chỉ tìm cách cảnh cáo chứ không trừng trị hay ít ra tìm cách loại đi để bớt hại.
Thế rồi loạn Nguyễn Bảo làm chết Lê Trung. Thượng thư Hồ Công Diệu dèm pha chết Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn. Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng kết phe với Lê Văn Thanh định hại sủng thần Lê Văn Ứng của Quang Toản. Tất cả những rối loạn đó xô đẩy nhà Tây Sơn mau sụp đổ hơn, nhưng đều đã hiện ra từ đêm 29-7 Nhâm Tý lúc một ngôi sao vừa tắt vậy.
_____________________________________
1.Thực lục: Đà Diễn; nhưng ĐNNTC, q10, Phú Yên, 11b: “Đà Diễn cũng gọi là Đà Rằng”.
2. Một nhánh tả ngạn của sông Luỹ, thượng lưu được gọi bằng một tên quen thuộc vì chảy qua một nhà ga cùng tên: sông Mao.
3.Thực lục q7, 33ab; Liệt truyện q30, 46ab; Hoàng Lê, t. 278. gọi trạm Hoàng Giang, Thái bảo Hoá thay vì Mỹ Xuyên, Nguyễn Văn Huấn. Một chứng nhân đương thời, Lapavée, thì lại cho rằng Bùi Đắc Tuyên muốn giết 3 con Quang Trung (Quang Thuỳ, Quang Toản, Quang Bàn?) để cướp ngôi cho con ông (Bùi Đắc Thận?) nên mới âm mưu với Ngô Văn Sở để hành dộng. Sứ giả gởi đi bị Vũ Văn Dũng chận lại. Âm mưu vỡ lở (Sử Địa số 13, t. 160-161).
4. Có thể là Karom, tiếng Việt bây giờ là Du Long (Ninh Thuận). Ta biết địa điểm Ma Lâm (Bình Thuận) cũng được bình dân gọi là Mằng Long.
5. Núi Kho là hòn Trại Thuỷ ở Nha Trang, hiện có đặt Kim thân Phật tổ. Sông Ngư Trường là phân lưu của sông Cái chảy xuống cầu Hà Ra (Nha Trang). Xét theo diễn tiến trận đánh và vị trí các nơi liên hệ thì quân Nguyễn từ mặt bắc đánh vào.
6. Chữ của Thực lục là Tu Hà 修 蝦. Chúng ta nghĩ Tu Hà giống chữ Tu Hoa đã sinh ra chữ Tu Bông bây giờ. Vậy Tu Bông không phải từ chữ Tụ Phong mà ra.
7. Sơn Tùng Hoàng Thúc Trâm. Quốc văn đời Tây Sơn. sđd, t. 26-31, đề là “Dụ Nhị Suý Quốc âm chiếu văn”.
8. Thư Le Gire gởi các ông Boiret, Chaumont, Blandin, từ Kẻ Tương (nam Quảng Bình), 12-1-1796 (BEFEO, 1912, t. 36).