[Funland] Việt Nam giầu nhất cõi âm

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Copy của TQ chứ cái gì mà "ông cha ta xây dựng và giữ gìn", cụ có nâng quan điểm không đấy?

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm chung về các loại hình tín ngưỡng và tôn giáo nên việc học hỏi, sao chép các nghi thức, nghi lễ, vật dụng trong các nghi lễ là chuyện bình thường. Tôi có đọc bài báo của Tiền Phong mà cụ dẫn và nhận xét rằng có rất nhiều điểm họ đang phát biểu bậy bạ. Cụ thể, những ai không theo đạo Phật thì chắc chắn không thờ cúng Phật trong nhà như họ viết.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
376,984 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thằng bạn em, thấy em đốt vàng mã, nó phán: khi sống thì chẳng cho ăn, đến khi chết xuống làm văn cúng ruồi.
Cách đây mấy năm, có vụ hóa vàng chết mất mấy sinh viên hàng xóm.
 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
6,888
Động cơ
629,598 Mã lực
Năm nay khu em đốt vàng mã giảm hẳn, năm trước trưa 23 là xếp hàng dài, năm nay ko phải xếp hàng.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
Những người có lợi ích từ việc đốt vàng mã (họ là những chủ SX vàng mã, những chủ shop bán vàng mã...), đương nhiên là họ ủng hộ và cổ súy cho đốt vàng mã càng nhiều càng tốt rồi. Chuyện này có thể hiểu được.

Em biết có nhiều hộ gia đình SX vàng mã đã mấy đời. Giờ mà nhân dân không đốt vàng mã hoặc đốt ít vàng mã đi .....lập tức thu nhập của họ giảm sút. Họ rất sợ. Những hộ gia đình này ngoài SX vàng mã, họ còn biết làm gì nữa ???

Tuy nhiên, các cụ có liên quan đến SX và buôn bán vàng mã hãy yên tâm. Tục đốt vàng mã không ai cấm đâu. Chỉ là đến 1 lúc nào đó, khi cuộc sống thịnh vượng và giàu có hơn, văn minh hơn....một bộ phận dân chúng sẽ giảm việc đốt vàng mã, 1 bộ phận khác không đốt vàng mã nữa. Nhưng kiểu gì vẫn còn 1 bộ phận dân chúng vẫn đốt vàng mã. Không bỏ được đâu, chỉ giảm bớt thì có thể đấy...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Thằng bạn em, thấy em đốt vàng mã, nó phán: khi sống thì chẳng cho ăn, đến khi chết xuống làm văn cúng ruồi.
Cách đây mấy năm, có vụ hóa vàng chết mất mấy sinh viên hàng xóm.
Mong là bạn cụ làm được và làm hơn được những gì mà cụ ấy phát biểu, đó là hiếu kính cha mẹ cả khi còn sống lẫn lúc đã khuất núi.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Ý tưởng tốt đẹp của Phật giáo là hướng con người tới việc hành thiện nghiệp, nhưng các loại địa ngục có trong Phật giáo thì quả thật là khó tin. Ngay hoả ngục đầu tiên (Tưởng/Đẳng Hoạt/Sanjiva) nếu phải trải qua đã là 1.620 tỷ năm (quy đổi từ vũ trụ học Phật giáo), khoảng 117 lần tuổi vũ trụ mà chúng ta đang sống (13,8 tỷ năm). Còn nếu phải chịu đày ải ở hoả ngục Vô Gian/A Tì/Avici thì chỉ có 3,397 tỷ tỷ năm thôi (246 triệu lần tuổi vũ trụ của chúng ta). Những người đầy tội lỗi đúng là không mong chờ gì vào ngày được một lần nữa trở lại làm người.
 

Pigeon22

Xe đạp
Biển số
OF-694240
Ngày cấp bằng
10/8/19
Số km
27
Động cơ
100,508 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Cụ
Cụ dẫn nguồn bảo 60-120 năm em xem nào.

Em tin triệt để cúng thất, cầu siêu nên ko tin hành vi hóa vàng, đơn giản là vậy vì hai hành vi hay nghi thức này mâu thuẫn nhau

Cụ tin triệt đề vào cúng thất, cầu siêu vì tâm cụ tin điều đó. Vậy những người tin vào đốt vàng mã cho những người đã khuất vì tâm họ tin vậy. Sao có thể vì những hình tướng: cúng thất, cầu siêu, đốt vàng mã, hay thậm chí không làm gì mà so sánh được những cái tâm đó với nhau. Em nghĩ khi tâm tốt thì cái biểu hiện bên ngoài có hình thái ra sao thì vốn dĩ vẫn là tốt là đẹp. Vì bản chất nó là tự nhiên.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Cụ

Cụ tin triệt đề vào cúng thất, cầu siêu vì tâm cụ tin điều đó. Vậy những người tin vào đốt vàng mã cho những người đã khuất vì tâm họ tin vậy. Sao có thể vì những hình tướng: cúng thất, cầu siêu, đốt vàng mã, hay thậm chí không làm gì mà so sánh được những cái tâm đó với nhau. Em nghĩ khi tâm tốt thì cái biểu hiện bên ngoài có hình thái ra sao thì vốn dĩ vẫn là tốt là đẹp. Vì bản chất nó là tự nhiên.
Trên đây tôi đã nói về cúng thất tuần (49 ngày). Với những người tin vào hồn phách (hồn vía) thì 49 ngày sau khi mất thì 7 vía tiêu tan cùng thể xác và vía người đó không thể trở lại dương gian nữa. Các khái niệm hồn phách có từ ít nhất là vào thời kỳ Chiến Quốc, rất lâu trước khi Phật giáo lan truyền vào Trung Hoa.
Trường phái duy nhất của Phật giáo đề cập tới 49 ngày là Mật tông (hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ 5) của Phật giáo Tây Tạng, khi gắn 49 ngày với khoảng thời gian tối đa mà người chết ở trạng thái thân trung ấm (bardo) trước khi đầu thai chuyển kiếp.
Vì thế, cá nhân tôi cho rằng việc cúng thất tuần vốn dĩ là của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và khi Phật giáo vào TQ thì họ mượn luôn điều này làm một phần trong nghi lễ của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
376,984 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Trên đây tôi đã nói về cúng thất tuần (49 ngày). Với những người tin vào hồn phách (hồn vía) thì 49 ngày sau khi mất thì 7 vía tiêu tan cùng thể xác và vía người đó không thể trở lại dương gian nữa. Các khái niệm hồn phách có từ ít nhất là vào thời kỳ Chiến Quốc, rất lâu trước khi Phật giáo lan truyền vào Trung Hoa.
Trường phái duy nhất của Phật giáo đề cập tới 49 ngày là Mật tông (hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ 5) của Phật giáo Tây Tạng, khi gắn 49 ngày với khoảng thời gian tối đa mà người chết ở trạng thái thân trung ấm (bardo) trước khi đầu thai chuyển kiếp.
Vì thế, cá nhân tôi cho rằng việc cúng thất tuần vốn dĩ là của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và khi Phật giáo vào TQ thì họ mượn luôn điều này làm một phần trong nghi lễ của mình.
Người Trung quốc xưa hình như một tuần có 10 ngày. Tuần 7 ngày, bât nguồn từ bên Do thái. Theo cụ, cúng "thất tuần" có phải bắt nguồn từ Trung quốc không?
Ngoài ra, con số 49 ngày, em thấy trùng hợp với con số Phật tổ ngồi dưới gốc Bồ đề và giác ngộ. Vậy cúng 49 ngày phải chăng bắt nguồn từ đạo Phật với ngụ ý, mong muốn giai đoạn cầu nối biến đổi từ người sang trạng thái khác diễn ra như Phật tổ giác ngộ. Từ "Thất tuần" phải chăng chỉ xuất hiện khi tuần 7 ngày du nhập vào nước ta.
 

Red One1

Xe lăn
Biển số
OF-710007
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
11,825
Động cơ
7,271,278 Mã lực
Việc này khó bỏ lắm, chỉ hạn chế dần thôi.
 

TRÂU VÀNG II

Xe tăng
Biển số
OF-827296
Ngày cấp bằng
4/3/23
Số km
1,154
Động cơ
73,009 Mã lực
Ý tưởng tốt đẹp của Phật giáo là hướng con người tới việc hành thiện nghiệp, nhưng các loại địa ngục có trong Phật giáo thì quả thật là khó tin. Ngay hoả ngục đầu tiên (Tưởng/Đẳng Hoạt/Sanjiva) nếu phải trải qua đã là 1.620 tỷ năm (quy đổi từ vũ trụ học Phật giáo), khoảng 117 lần tuổi vũ trụ mà chúng ta đang sống (13,8 tỷ năm). Còn nếu phải chịu đày ải ở hoả ngục Vô Gian/A Tì/Avici thì chỉ có 3,397 tỷ tỷ năm thôi (246 triệu lần tuổi vũ trụ của chúng ta). Những người đầy tội lỗi đúng là không mong chờ gì vào ngày được một lần nữa trở lại làm người.
Dọa thế mới là dọa chứ. Lom dom hơn chục niên nơi trần tục sao có tính răn đe :))
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Người Trung quốc xưa hình như một tuần có 10 ngày. Tuần 7 ngày, bât nguồn từ bên Do thái. Theo cụ, cúng "thất tuần" có phải bắt nguồn từ Trung quốc không?
Ngoài ra, con số 49 ngày, em thấy trùng hợp với con số Phật tổ ngồi dưới gốc Bồ đề và giác ngộ. Vậy cúng 49 ngày phải chăng bắt nguồn từ đạo Phật với ngụ ý, mong muốn giai đoạn cầu nối biến đổi từ người sang trạng thái khác diễn ra như Phật tổ giác ngộ. Từ "Thất tuần" phải chăng chỉ xuất hiện khi tuần 7 ngày du nhập vào nước ta.
Trong Ngọc tiếu linh âm (玉笑零音) của Điền Nghệ Hành thì tác giả ghi là 7 ngày (thất nhật) = 1 lạp (khi sinh ra) và 7 ngày = 1 kị (khi chết đi), chứ không ghi 1 tuần,..., 7 tuần. Tuần (旬) trong tiếng Trung có thể là 10 ngày, như khi nói về mặt trăng (thượng tuần = ngày 1-10, trung tuần = ngày 11-20, hạ tuần= ngày 21-30), nhưng cũng có thể là 10 năm, như trong thất tuần thượng thọ = thượng thọ 70 tuổi.
 

35N1169

Xe điện
Biển số
OF-95719
Ngày cấp bằng
18/5/11
Số km
2,508
Động cơ
-317,087 Mã lực
Toàn các thầy vẽ ra cả. Quê em bây giờ thấy mỗi lần lễ hết hàng chục triệu.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Người Trung quốc xưa hình như một tuần có 10 ngày. Tuần 7 ngày, bât nguồn từ bên Do thái. Theo cụ, cúng "thất tuần" có phải bắt nguồn từ Trung quốc không?
Ngoài ra, con số 49 ngày, em thấy trùng hợp với con số Phật tổ ngồi dưới gốc Bồ đề và giác ngộ. Vậy cúng 49 ngày phải chăng bắt nguồn từ đạo Phật với ngụ ý, mong muốn giai đoạn cầu nối biến đổi từ người sang trạng thái khác diễn ra như Phật tổ giác ngộ. Từ "Thất tuần" phải chăng chỉ xuất hiện khi tuần 7 ngày du nhập vào nước ta.
Bhikkhu Nanamoli, The Life of the Buddha: According to the Pali Canon của Hiệp hội Xuất bản Phật giáo (Buhhist Publication Society) tại Kandi, Sri Lanka. Ấn bản 1 năm 1972, ấn bản 2 năm 1978, in lại 1984. Ấn bản 3 năm 1992, in lại năm 1998 và 2006 (https://books.google.com.vn/books?id=7AO9OLr2oJEC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Ấn bản 3, trang 30) thì
...Then the Blessed One sat at the root of the Bodhi Tree for seven days in one session, feeling the bliss of deliverance... (...Khi ấy Đức Thế Tôn ngồi dưới gốc cây Bồ Đề trong bảy ngày trong một phiên [thiền/dhyana], cảm nhận niềm hạnh phúc được giải thoát...). Như thế Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền 7 ngày dưới gốc cây bồ đề thì đạt được giác ngộ, trở thành Phật chứ không phải 49 ngày.
Lễ ngu tế (虞祭, lễ cầu an cho người mất) có từ thời nhà Chu. Theo quy định mỗi ngu tế là 7 ngày; với sĩ phu là 3 ngu tế (21 ngày), đại phu 5 ngu tế (35 ngày) và chư hầu là 7 ngu tế (49 ngày). Tới cuối thời kỳ Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ 5 TCN) thì đại phu cũng tiến hành 7 ngu tế như chư hầu. Sang tới thời kỳ nhà Tần (221-206 TCN) thì tất cả đều tiến hành 7 ngu tế. Nhưng nghi thức, nghi lễ, vật dụng cụ thể dùng trong cúng tế là như thế nào cũng như các khái niệm về nhân duyên, sám hối, đầu thai, tái sinh v.v. là không còn bất kỳ ghi chép nào.
Những ghi chép còn lại tới nay về siêu độ vong hồn có trong “Thái thượng từ bi đạo tràng tiêu tai cửu u sám” và “Động huyền linh bảo tam động phụng đạo khoa giới doanh thủy” của đạo sĩ Cát Huyền (164-244). Cát Huyền là em trai Cát Hề. Cát Hề là ông nội của Cát Hồng (283-343) - tác giả của “Bão phác tử” - kinh điển của Đạo giáo.
Tới “Thái thượng động huyền linh bảo nghiệp báo nhân duyên kinh” quyển 8 phẩm 19 (“Sinh thần”) (https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=160657#生神品第十九) – không rõ tác giả, nhưng có lẽ công bố cuối thời kỳ Nam-Bắc triều hoặc thời kỳ Tùy-Đường thì mới có ghi chép về cái gọi là thất thất (七七) trong việc cầu an, siêu độ giúp người chết đầu thai, tái sinh chuyển kiếp, với văn phong có sự pha trộn các khái niệm của Đạo giáo (hồn phách) với Phật giáo (địa ngục).
Trích đoạn:
過是之後,每至七日,是其童子領錄亡人魂魄來到家中,案行罪福。七七之後,五天將軍下攝其魂,九土使者來取其魄,將軍欲其生天,使者欲其入地;五日一下,較量罪福,福多者則生天堂,罪多者則入地獄。
Quá thị chi hậu, mỗi chí thất nhật, thị kì đồng tử lĩnh lục vong nhân hồn phách lai đáo gia trung, án hành tội phúc. thất thất chi hậu, ngũ (5) thiên tướng quân hạ nhiếp kì hồn, cửu (9) thổ sứ giả lai thủ kì phách, tướng quân dục kì sinh thiên, sứ giả dục kì nhập địa; ngũ nhật nhất hạ, giác lượng tội phúc, phúc đa giả tắc sinh thiên đường, tội đa giả tắc nhập địa ngục.
Thái thượng động huyền linh bảo nghiệp báo nhân duyên kinh cũng viết về lễ tế 100 ngày.
Bổ sung thêm là số 7 trong văn hóa Trung Hoa là sự kết hợp của Âm, Dương, Kim Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa.
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
376,984 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Bhikkhu Nanamoli, The Life of the Buddha: According to the Pali Canon của Hiệp hội Xuất bản Phật giáo (Buhhist Publication Society) tại Kandi, Sri Lanka. Ấn bản 1 năm 1972, ấn bản 2 năm 1978, in lại 1984. Ấn bản 3 năm 1992, in lại năm 1998 và 2006 (https://books.google.com.vn/books?id=7AO9OLr2oJEC&printsec=frontcover&hl=vi#v=onepage&q&f=false Ấn bản 3, trang 30) thì
...Then the Blessed One sat at the root of the Bodhi Tree for seven days in one session, feeling the bliss of deliverance... (...Khi ấy Đức Thế Tôn ngồi dưới gốc cây Bồ Đề trong bảy ngày trong một phiên [thiền/dhyana], cảm nhận niềm hạnh phúc được giải thoát...). Như thế Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền 7 ngày dưới gốc cây bồ đề thì đạt được giác ngộ, trở thành Phật chứ không phải 49 ngày.
Lễ ngu tế (虞祭, lễ cầu an cho người mất) có từ thời nhà Chu. Theo quy định mỗi ngu tế là 7 ngày; với sĩ phu là 3 ngu tế (21 ngày), đại phu 5 ngu tế (35 ngày) và chư hầu là 7 ngu tế (49 ngày). Tới cuối thời kỳ Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc (khoảng thế kỷ 5 TCN) thì đại phu cũng tiến hành 7 ngu tế như chư hầu. Sang tới thời kỳ nhà Tần (221-206 TCN) thì tất cả đều tiến hành 7 ngu tế. Nhưng nghi thức, nghi lễ, vật dụng cụ thể dùng trong cúng tế là như thế nào cũng như các khái niệm về nhân duyên, sám hối, đầu thai, tái sinh v.v. là không còn bất kỳ ghi chép nào.
Những ghi chép còn lại tới nay về siêu độ vong hồn có trong “Thái thượng từ bi đạo tràng tiêu tai cửu u sám” và “Động huyền linh bảo tam động phụng đạo khoa giới doanh thủy” của đạo sĩ Cát Huyền (164-244). Cát Huyền là em trai Cát Hề. Cát Hề là ông nội của Cát Hồng (283-343) - tác giả của “Bão phác tử” - kinh điển của Đạo giáo.
Tới “Thái thượng động huyền linh bảo nghiệp báo nhân duyên kinh” quyển 8 phẩm 19 (“Sinh thần”) (https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=160657#生神品第十九) – không rõ tác giả, nhưng có lẽ công bố cuối thời kỳ Nam-Bắc triều hoặc thời kỳ Tùy-Đường thì mới có ghi chép về cái gọi là thất thất (七七) trong việc cầu an, siêu độ giúp người chết đầu thai, tái sinh chuyển kiếp, với văn phong có sự pha trộn các khái niệm của Đạo giáo (hồn phách) với Phật giáo (địa ngục).
Trích đoạn:
過是之後,每至七日,是其童子領錄亡人魂魄來到家中,案行罪福。七七之後,五天將軍下攝其魂,九土使者來取其魄,將軍欲其生天,使者欲其入地;五日一下,較量罪福,福多者則生天堂,罪多者則入地獄。
Quá thị chi hậu, mỗi chí thất nhật, thị kì đồng tử lĩnh lục vong nhân hồn phách lai đáo gia trung, án hành tội phúc. thất thất chi hậu, ngũ (5) thiên tướng quân hạ nhiếp kì hồn, cửu (9) thổ sứ giả lai thủ kì phách, tướng quân dục kì sinh thiên, sứ giả dục kì nhập địa; ngũ nhật nhất hạ, giác lượng tội phúc, phúc đa giả tắc sinh thiên đường, tội đa giả tắc nhập địa ngục.
Thái thượng động huyền linh bảo nghiệp báo nhân duyên kinh cũng viết về lễ tế 100 ngày.
Bổ sung thêm là số 7 trong văn hóa Trung Hoa là sự kết hợp của Âm, Dương, Kim Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa.
Cụ đọc cả chương quyển sách của Nanamoli hộ em nhé. Ông Phật ngồi 7 ngày 1 lần thiền định, rồi đứng dậy chuyển chỗ ngồi tiếp 1 lần 7 ngày khác. Chuyển chỗ 7 lần = 49 ngày.
Điều này càng thấy trùng hợp với thất thất cụ chỉ ra phía dưới.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Cụ đọc cả chương quyển sách của Nanamoli hộ em nhé. Ông Phật ngồi 7 ngày 1 lần thiền định, rồi đứng dậy chuyển chỗ ngồi tiếp 1 lần 7 ngày khác. Chuyển chỗ 7 lần = 49 ngày.
Điều này càng thấy trùng hợp với thất thất cụ chỉ ra phía dưới.
Tôi không thấy 7 lần thiền nào như cụ chỉ cả.
Tôi tóm tắt nội dung chương 2 và 3 như sau:
Chương 2: The struggle for Enlightenment (Gặp khó với giác ngộ, trang 10-29):
Thích Ca Mâu Ni học thiền với Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Thực hành thiền với lối tu khổ hạnh trong rừng rậm nhưng không đạt được niết bàn (nirvana).
Trang 21-25 mô tả quá trình thiền sau khi Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh, ăn thức ăn rắn (cơm và bánh mì). Tổng cộng Thích Ca Mâu Ni trải qua 4 cấp thiền (meditation) trong đêm ngay trước khi Ngài đạt được trạng thái niết bàn (thành Phật).
Trích đoạn trang 23-25: ...I entered upon and abode in the first meditation, which is accompanied by thinking and exploring, with happiness and pleasure born of seclusion.
… I entered upon and abode in the second meditation, which has internal confidence and singleness of mind without thinking and exploring, with happiness and pleasure born of concentration.
… I entered upon and abode in the third meditation, reffering to which the noble ones announce…
…. I entered upon and abode in the fourth meditation, which has neither pain nor pleasure and the purity of whose mindfulness is due to onlooking equanimity…
…thus with details and particulars I recollected my manifold past life. This was the first true knowledge attained by me in the first watch of the night. (Hiểu về luân hồi, đầu thai, tái sinh).
…I understood how beings pass on according to their actions. This was the second true knowledge attained by me in the second watch of the night. (Hiểu về nghiệp, tìm ra bát chính đạo).
…I had direct knowledge: “Birth is exhausted, the holy life has been lived out, what was to be done is done, there is no more of this to come. This was the third true knowledge attained by me in the third watch of the night. (Tìm ra tứ diệu đế). Sau khi tìm ra tứ diệu đế là Ngài đã đạt tới niết bàn, thành Phật.
Chương 3. After the enlightenment (Sau khi giác ngộ, trang 30-47).
Tôi đếm được tổng cộng 5 lần Phật ngồi thiền 7 ngày, cụ thể:
* Trang 30: Bodhi Tree.
* Trang 33: Ajapala Nigrodha, Goatherds’ Banyan Tree.
* Trang 33: Mucalinda Tree.
* Trang 34: Rajayatana Tree.
* Trang 35: Ajapala Nigrodha Tree, Goatherds’ Banyan Tree. Lần thiền này Ngài gặp Mara (Thiên Ma Vương) và Brahma Sahampati (Đại Phạm Thiên Vương Sa Bà thế giới chủ), dẫn tới việc giảng dạy pháp (dhamma) cho 5 tỉ khâu đầu tiên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sunrise96

Xe buýt
Biển số
OF-709753
Ngày cấp bằng
7/12/19
Số km
856
Động cơ
1,011,315 Mã lực
Nhà em nửa đời nửa đạo. Bên ngoại theo Công giáo, còn bên nội theo Lương. Em vẫn luôn tôn trọng tập tục của 2 bên khi đi thăm mộ các cụ hai họ. Nhưng em thấy bên Công giáo vẫn văn minh hơn. Khi thăm nghĩa trang chỉ được đặt hoa, thắp nến hoặc hương. Không được mang bất kể đồ lễ ăn uống gì ra đặt ngoài mộ hay đốt vàng mã như bên lương.
Bên nội em khi ra thăm mộ em vẫn thường nhắc tránh đốt nhiều vàng mã, và có đốt nên đeo khẩu trang tránh hít toàn khí độc, hoá chất tẩm trên đồ vàng mã.
Hiện nay nhiều Chùa Chiền họ cũng cấm hoàn toàn đốt vàng mã vì chỉ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,807
Động cơ
376,984 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tôi không thấy 7 lần thiền nào như cụ chỉ cả.
Tôi tóm tắt nội dung chương 2 và 3 như sau:
Chương 2: The struggle for Enlightenment (Gặp khó với giác ngộ, trang 10-29):
Thích Ca Mâu Ni học thiền với Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Thực hành thiền với lối tu khổ hạnh trong rừng rậm nhưng không đạt được niết bàn (nirvana).
Trang 21-25 mô tả quá trình thiền sau khi Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh, ăn thức ăn rắn (cơm và bánh mì). Tổng cộng Thích Ca Mâu Ni trải qua 4 cấp thiền (meditation) trong đêm ngay trước khi Ngài đạt được trạng thái niết bàn (thành Phật).
Trích đoạn trang 23-25: ...I entered upon and abode in the first meditation, which is accompanied by thinking and exploring, with happiness and pleasure born of seclusion.
… I entered upon and abode in the second meditation, which has internal confidence and singleness of mind without thinking and exploring, with happiness and pleasure born of concentration.
… I entered upon and abode in the third meditation, reffering to which the noble ones announce…
…. I entered upon and abode in the fourth meditation, which has neither pain nor pleasure and the purity of whose mindfulness is due to onlooking equanimity…
…thus with details and particulars I recollected my manifold past life. This was the first true knowledge attained by me in the first watch of the night. (Hiểu về luân hồi, đầu thai, tái sinh).
…I understood how beings pass on according to their actions. This was the second true knowledge attained by me in the second watch of the night. (Hiểu về nghiệp, tìm ra bát chính đạo).
…I had direct knowledge: “Birth is exhausted, the holy life has been lived out, what was to be done is done, there is no more of this to come. This was the third true knowledge attained by me in the third watch of the night. (Tìm ra tứ diệu đế). Sau khi tìm ra tứ diệu đế là Ngài đã đạt tới niết bàn, thành Phật.
Chương 3. After the enlightenment (Sau khi giác ngộ, trang 30-47).
Tôi đếm được tổng cộng 5 lần Phật ngồi thiền 7 ngày, cụ thể:
* Trang 30: Bodhi Tree.
* Trang 33: Ajapala Nigrodha, Goatherds’ Banyan Tree.
* Trang 33: Mucalinda Tree.
* Trang 34: Rajayatana Tree.
* Trang 35: Ajapala Nigrodha Tree, Goatherds’ Banyan Tree. Lần thiền này Ngài gặp Mara (Thiên Ma Vương) và Brahma Sahampati (Đại Phạm Thiên Vương Sa Bà thế giới chủ), dẫn tới việc giảng dạy pháp (dhamma) cho 5 tỉ khâu đầu tiên.
Trong chương 3:
Lần đầu, cụ thấy 1 lần 7 ngày.
Lần tiếp theo cụ thấy 5 lần 7 ngày.
Rồi cụ sẽ thấy 7 lần 7 ngày thôi.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,960
Động cơ
362,265 Mã lực
Tuổi
124
Trong chương 3:
Lần đầu, cụ thấy 1 lần 7 ngày.
Lần tiếp theo cụ thấy 5 lần 7 ngày.
Rồi cụ sẽ thấy 7 lần 7 ngày thôi.
Tốt nhất cụ liệt kê luôn và tôi nhắc lại cho dù là có tới 7 tỷ tỷ lần thiền thì đó đều là sau khi Thích Ca đã thành Phật, chẳng liên quan gì tới việc thay đổi trạng thái từ A sang B. 49 ngày của việc cúng hồn phách là của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và phải nói thẳng là mấy lão hoà thượng rất khéo "mượn" hay nói trắng phớ ra là lấy của người khác làm của mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top