Lại nói chuyện khoá Đại học của em, Khoá 12, Khoa hoá học, Đại học Tổng hợp, lúc mới vào có khoảng 6% là "cán bộ cử đi học", là những người "trải qua sản xuất và chiến đấu" được gửi đi học bất kể học lực ra sao, theo em biết có vị chỉ học qua lớp 7, họ là những lái xe cứu hoả... nhân viên phòng thí nghiệm, và... hợp lý hoá gia đình. Phần đông họ là đảng viên để đi học xong, về làm lãnh đạo. Một số đảng viên trẻ (vài người) cùng lứa với em và những "cán bộ cử đi học" gộp thành một "Team" mà chúng em gọi là "quần chúng công nông".
"Quần chúng công nông" được ưu tiên về điểm số, phụ đạo, và tất nhiên không bao giờ trượt
Trước ngày thi một ngày, Team "Quần chúng công nông" được giáo viên ra đề thi gọi đến "phụ đạo", tức là mớm đề thi. Chúng em thấy cũng bình thường và thương cảm vì họ học yếu quá, để cho họ có điểm chống trượt. Ấy vậy mà đến cuối khoá cũng chẳng còn mấy ai và họ ít sinh hoạt sau này với chúng em nữa.
Năm 1965, Mỹ ném bom Bắc Việt Nam, Chính phủ một các nước XHCN nhận sinh viên Việt Nam tới học, trừ Trung Quốc lúc đó đang có "Cách mạng Văn hoá" nên sinh viên đang học phải về nước và không gửi tiếp sinh viên sang học
Chính vì thế mà các trường Đại học thiếu sinh viên vì tới 15% học sinh tốt nghiệp được cử đi nước ngoài. Năm 1969, riêng Liên Xô ưu đãi cho sinh viên của "Mặt trận giải phóng". Họ là con em miền Nam học tại miền Bắc sang học nhưng được ưu tiên về học bổng 70 Rubls/tháng, trong khi học sinh miền Bắc do VNDCCH cử đi chỉ có 50 Rubls/tháng
View attachment 7086633
Một phần Khoá 12, Đại học Tổng hợp Hà Nội , chụp ngày 8/10/2017 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Em đứng hàng đầu, bên trái