[Funland] Viện hàn lâm khoa học xã hội nhiều sai phạm các cụ nhỉ.

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Em đính chính thông tin số 5: từ 1954 đến 1965 có thi tuyển sinh đại học, rất gắt. Sau đó từ 1965 đến khoảng 1970 gì đó là bỏ chỉ xét tuyển (em không rõ các tiêu chí). Do vậy, lứa sinh viên tốt nghiệp trước 1969 với các trường học 5 năm như BK, hoặc trước 1966 với các trường học 3 năm đều phải thi. ĐHSP và ĐHTH trước 1965 hình như chỉ có 3 năm.
Cụ có chắc thông tin của cụ 1955-1965 không đấy? Cụ cho nguồn nhé.
Thời 1955-1960 VN còn không đủ năng lực đào tạo đại học. "Đại học" chỉ đào tạo 2.5 năm là hết chương trình vì cũng chẳng có người cao hơn mà đào tạo. Số người có trình độ trên đại học do Pháp đào tạo không quá vài chục người. MB VN lúc đó chỉ đủ năng lực đào tạo cao đẳng là tối đa (10+3).

Theo như tôi biết thì giai đoạn 1955-1970 ở MB chỉ có thi tốt nghiệp cấp 3. Xét tuyển ĐH là xét lý lịch gia đình (chủ yếu) và học bạ. Nhóm trí thức thời Pháp đào tạo theo CM như ông Tạ Quang Bửu thấy quá bất cập nên vận động tt PVĐ để từ 1971 tổ chức thi ĐH.

1651550094797.png



1651550160561.png
1651550164077.png
 
Chỉnh sửa cuối:

huyhung123

Xe điện
Biển số
OF-42755
Ngày cấp bằng
9/8/09
Số km
2,925
Động cơ
484,641 Mã lực
Cụ có chắc thông tin của cụ 1955-1965 không đấy? Cụ cho nguồn nhé.
Thời 1955-1960 VN còn không đủ năng lực đào tạo đại học. "Đại học" chỉ đào tạo 2.5 năm là hết chương trình vì cũng chẳng có người cao hơn mà đào tạo. Số người có trình độ trên đại học do Pháp đào tạo không quá vài chục người. MB VN lúc đó chỉ đủ năng lực đào tạo cao đẳng là tối đa (10+3).

Theo như tôi biết thì giai đoạn 1955-1970 ở MB chỉ có thi tốt nghiệp cấp 3. Xét tuyển ĐH là xét lý lịch gia đình (chủ yếu) và học bạ. Nhóm trí thức thời Pháp đào tạo theo CM như ông Tạ Quang Bửu thấy quá bất cập nên vận động tt PVĐ để từ 1971 tổ chức thi ĐH.

View attachment 7086320


View attachment 7086322 View attachment 7086323
Ảnh mờ quá cụ ạ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cụ Ngao ở DOM 5 những năm nào?
Em ở Đôm 5 phòng 434 từ 20/7/1990 -1993, sau đó thuê căn hộ bên ngoài để ở, nhưng vẫn qua lại chỗ này làm ăn, đến 2002 mới trở về Việt Nam
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,422
Động cơ
486,154 Mã lực
Em ở Đôm 5 phòng 434 từ 20/7/1990 -1993, sau đó thuê căn hộ bên ngoài để ở, nhưng vẫn qua lại chỗ này làm ăn, đến 2002 mới trở về Việt Nam
Cụ ở thời gian đó đúng thời điểm DOM 5 bị sập do sự phong tỏa và lục soát của lực lượng OMOH. Em lên đó trước 1 hôm, hôm sau đến lấy tiền từ sớm đi mua đầu video về thì chứng kiến sự hoảng loạn. Kể cũng may thật
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Em đính chính thông tin số 5: từ 1954 đến 1965 có thi tuyển sinh đại học, rất gắt. Sau đó từ 1965 đến khoảng 1970 gì đó là bỏ chỉ xét tuyển (em không rõ các tiêu chí). Do vậy, lứa sinh viên tốt nghiệp trước 1969 với các trường học 5 năm như BK, hoặc trước 1966 với các trường học 3 năm đều phải thi. ĐHSP và ĐHTH trước 1965 hình như chỉ có 3 năm.
Cảm ơn, cụ đính chính đúng. Cho đến 1965 có kỳ thi tuyển sinh ĐH do các trường tự tổ chức.
Sau đấy bị bỏ 5 năm vì áp lực phải "ưu tiên cho lý lịch công nông".

1651555205273.png

============================
"Riêng về ý kiến bỏ kỳ thi đại học thì chắc các nhà quản lý có thể còn nhớ thời kỳ 1966 – 1969. Chúng tôi tin rằng là có người còn nhớ việc bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học đã được thực hiện từ 43 năm trước! Cho đến năm 1965, việc thi đại học làm rất tốt, gọn nhẹ và chất lượng. Nhưng vào năm 1966, xuất hiện ý kiến cho rằng tổ chức thi như vậy thiếu quan điểm công nông, thiếu công bằng vì thanh niên nông thôn không thể đọ sức ở các kỳ thi đó. Thế là từ năm 1966 chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Việc chọn học sinh vào các đại học chủ yếu giao về cho địa phương, và được thực hiện theo phương thức tương tự như tuyển quân. Bộ phân chỉ tiêu từng trường cho từng địa phương. Lãnh đạo địa phương cấp trên phân tiếp chỉ tiêu cho địa phương cấp dưới, cho đến từng hợp tác xã (ở nông thôn miền Bắc khi đó hợp tác xã và xã gần như là một), từng tiểu khu (như phường hiện nay). Quy trình ngược lên là học sinh sẽ được các cán bộ xã, phường (danh từ hiện nay) chọn vào các trường đại học theo chỉ tiêu được phân bổ.
Theo nhiều người kể lại thì cố GS Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học đã hết sức cố gắng mà vẫn không thể giữ được kỳ thi đại học đã rất truyền thống và hợp lý, được tổ chức quy củ trong những năm 1955 đến 1965. Những ai đã giảng dạy đại học vào những năm 1966 – 1969 thì chắc đều thấm cái khó vô cùng tận vì sự chênh lệch quá đáng của trình độ sinh viên trong lớp. Các thầy cô thời kỳ đó không ngại khó, lăn lộn với sinh viên như chiến đấu ngoài mặt trận. Các thầy cô đã “cùng ăn, cùng ở, cùng học” (ba cùng) với sinh viên. Tuy nhiên học đại học để trở thành kỹ sư, bác sĩ không phải ai cũng có thể làm được.
Đến 1970 hệ thống thi tuyển vào đại học được khôi phục. Là những người đã giảng dạy qua thời kỳ 1966 – 1969, tới khóa 1970 chúng tôi thấy lạc quan trở lại khi đứng trên bục giảng đại học."

Nguồn
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
36,219
Động cơ
5,028,285 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,147
Động cơ
316,037 Mã lực
Các Viện nghiên cứu của ta toàn nghiên cứu và nghiệm thu cho đủ thủ tục, nhưng ko áp dụng đc.
 

Jetu

Tháo bánh
Biển số
OF-63992
Ngày cấp bằng
13/5/10
Số km
2,568
Động cơ
463,800 Mã lực
Cụ xem lại lịch sử trường đại học quốc gia HN và Viện HLKHXHVN sẽ rõ nhé. Còn mình, bạn bè gia đình đều đã và đang làm việc học tập ở các cơ sở này nhé.
Ko chỉ riêng cụ và bạn bè gia đình cụ làm ở đây đâu nhá, để rồi cho là mình biết và nói đúng.
Mà, làm ở đây, chưa chắc đã rõ lịch sử đâu nhỉ.
Chưa kể, gọi sai tên và ko viết hoa kìa (dòng đo đỏ), sao đã vội tự tin thế?
 

longkhau

Xe tải
Biển số
OF-43543
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
277
Động cơ
462,214 Mã lực
Nói về Viện Hàn lâm KHXH, lại nhớ vụ bệnh nhân covid số 21 với bao tin đồn thổi ngày đó.
Ông này chính là người giữ chức chủ tịch Viện từ 5/2016-9/2019.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,660
Động cơ
405,044 Mã lực
Ở VN mình có danh hiệu Viện sỹ Viện Hàn Lâm đâu cụ nhỉ, chỉ có cái tên Viện HL chung chung. Nhái cái tên theo thời PK (HL nghĩa là Rừng Bút) nhưng tổ chức có phần bát nháo.
Có Viện HLKH mà lại không có Viện sĩ, đúng là chưa nghe bác nào xưng là Viện sỹ Viện HLKH Việt Nam cả. Hóa ra nó chỉ là cái vỏ, là cái pháp nhân để nhận ngân sách, là cái danh để làm ngoại giao, đối ngoại. Không hiểu chính thức thì Viện HL của ta có chức năng nhiệm vụ gì?
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,510
Động cơ
511,299 Mã lực
Cảm ơn, cụ đính chính đúng. Cho đến 1965 có kỳ thi tuyển sinh ĐH do các trường tự tổ chức.
Sau đấy bị bỏ 5 năm vì áp lực phải "ưu tiên cho lý lịch công nông".

View attachment 7086500
============================
"Riêng về ý kiến bỏ kỳ thi đại học thì chắc các nhà quản lý có thể còn nhớ thời kỳ 1966 – 1969. Chúng tôi tin rằng là có người còn nhớ việc bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học đã được thực hiện từ 43 năm trước! Cho đến năm 1965, việc thi đại học làm rất tốt, gọn nhẹ và chất lượng. Nhưng vào năm 1966, xuất hiện ý kiến cho rằng tổ chức thi như vậy thiếu quan điểm công nông, thiếu công bằng vì thanh niên nông thôn không thể đọ sức ở các kỳ thi đó. Thế là từ năm 1966 chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Việc chọn học sinh vào các đại học chủ yếu giao về cho địa phương, và được thực hiện theo phương thức tương tự như tuyển quân. Bộ phân chỉ tiêu từng trường cho từng địa phương. Lãnh đạo địa phương cấp trên phân tiếp chỉ tiêu cho địa phương cấp dưới, cho đến từng hợp tác xã (ở nông thôn miền Bắc khi đó hợp tác xã và xã gần như là một), từng tiểu khu (như phường hiện nay). Quy trình ngược lên là học sinh sẽ được các cán bộ xã, phường (danh từ hiện nay) chọn vào các trường đại học theo chỉ tiêu được phân bổ.
Theo nhiều người kể lại thì cố GS Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học đã hết sức cố gắng mà vẫn không thể giữ được kỳ thi đại học đã rất truyền thống và hợp lý, được tổ chức quy củ trong những năm 1955 đến 1965. Những ai đã giảng dạy đại học vào những năm 1966 – 1969 thì chắc đều thấm cái khó vô cùng tận vì sự chênh lệch quá đáng của trình độ sinh viên trong lớp. Các thầy cô thời kỳ đó không ngại khó, lăn lộn với sinh viên như chiến đấu ngoài mặt trận. Các thầy cô đã “cùng ăn, cùng ở, cùng học” (ba cùng) với sinh viên. Tuy nhiên học đại học để trở thành kỹ sư, bác sĩ không phải ai cũng có thể làm được.
Đến 1970 hệ thống thi tuyển vào đại học được khôi phục. Là những người đã giảng dạy qua thời kỳ 1966 – 1969, tới khóa 1970 chúng tôi thấy lạc quan trở lại khi đứng trên bục giảng đại học."

Nguồn
E đoán số 5 học hành thi cử đàng hoàng (nếu ko đã bị úp sọt roài). Hoàn cảnh gia đình cũng bình thường mà. :D
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,510
Động cơ
511,299 Mã lực
Nói về Viện Hàn lâm KHXH, lại nhớ vụ bệnh nhân covid số 21 với bao tin đồn thổi ngày đó.
Ông này chính là người giữ chức chủ tịch Viện từ 5/2016-9/2019.
Nhà N17 giàu phết mà ko làm gì đc hồi đấy! :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cụ có chắc thông tin của cụ 1955-1965 không đấy? Cụ cho nguồn nhé.
Theo như tôi biết thì giai đoạn 1955-1970 ở miền Bắc chỉ có thi tốt nghiệp cấp 3. Xét tuyển Đại học là xét lý lịch gia đình (chủ yếu) và học bạ. Nhóm trí thức thời Pháp đào tạo theo cách mạng như ông Tạ Quang Bửu thấy quá bất cập nên vận động Thủ tướng Phạm Văn Đồng để từ 1971 tổ chức thi Đại học.
Em là nhân chứng, xin xác nhận một số thông tin
Em tốt nghiệp cấp 3 lớp 10/10 ngày 15/6/1966
Năm đó là năm đầu tiên tuyển thẳng vào Đại học, không cần phải thi
2020_11_18 (194).JPG

Ảnh chụp 18/11/2020 nhân 100 năm trường Ngô Quyền Hải Phòng,
Đây là một phần học sinh tốt nghiệp lớp 10 năm 1966,một số được đi học Đại học. Em đứng hàng cuối bên phải bức hình
Tất cả những ai tốt nghiệp cấp 3 đều được tham dự tuyển vào Đại học. Sở giáo dục Hải Phòng thành lập Ban tuyển sinh (đóng ở Chùa Dư Hàng, Hải Phòng, tránh máy bay). Mỗi thí sinh, trước khi tối nghiệp vào tháng 3 năm 1966, được khai sơ yếu lý lịch, sau đó đưa lại nhà trường. Nhà trường tập hợp lại đưa ban tuyển sinh. Ban tuyển sinh sẽ gửi về địa phương để xác minh lý lịch. Tất cả đều bí mật, chỉ một số ít người có trách nhiệm xét, bản thân mình không biết họ ghi gì trong đó. Em khẳng định 100% những người tốt nghiệp cấp 3 đều được học Đại học ở trường nước và ngoài nước, trừ những người lý lịch có vấn đề: thành phần tư sản, bố mẹ hoặc anh chị em dính líu chế độ cũ, hoặc có người trong gia đình di cư vào Nam, thậm chí gia đình có phát biểu không vừa lòng địa phương để họ nhận xét xấu, cũng tèo. Khoá của em tốt nghiệp trường Ngô Quyền khoá 1966 có khoảng 10% bị loại về lý lịch, trong đó có em. Kiểu xét duyệt đó chúng em gọi là "bố mẹ đi thi"
Trước 1965 vẫn thi Đại học bình thường cụ ạ. Trước 1965 số người tốt nghiệp cấp 3 không nhiều, và phần đông ở phố nên khi xét duyệt lý lịch, nhiều cụ cũng văng. Hiển nhiên như thế nên cũng phải chấp nhận "luật chơi"
Việc tuyển sinh kiểu này kéo dài đến 1970. Đến 1971 thì lại thi thố và tiếp diễn cho đến nay.
Sau khi ông Nguyễn Đình Tứ lên nắm quyền Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (độc lập với Bộ Giáo Dục) thi tuy là thi nhưng vẫn "chiếu cố" những tỉnh miền trong, vì ông Tứ cho rằng, nơi đó bị chiến tranh nặng nề nên học tập không thể có điểm tốt như ở thành phố. Không rõ việc này kéo dài bao nhiêu lâu nữa dưới thời cụ Tứ. Cụ Bửu bị phê phán là "không có tinh thần giai cấp"
 

longkhau

Xe tải
Biển số
OF-43543
Ngày cấp bằng
17/8/09
Số km
277
Động cơ
462,214 Mã lực
Mời các cụ vào trang chủ của Viện, để hiểu thêm về chức năng nhiệm vụ:

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan khoa học thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.

P/s: Các viện hàn lâm ở Vn được xây dựng, thành lập, cơ bản dựa theo mô hình các Academy tại LX cũ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Lại nói chuyện khoá Đại học của em, Khoá 12, Khoa hoá học, Đại học Tổng hợp, lúc mới vào có khoảng 6% là "cán bộ cử đi học", là những người "trải qua sản xuất và chiến đấu" được gửi đi học bất kể học lực ra sao, theo em biết có vị chỉ học qua lớp 7, họ là những lái xe cứu hoả... nhân viên phòng thí nghiệm, và... hợp lý hoá gia đình. Phần đông họ là đảng viên để đi học xong, về làm lãnh đạo. Một số đảng viên trẻ (vài người) cùng lứa với em và những "cán bộ cử đi học" gộp thành một "Team" mà chúng em gọi là "quần chúng công nông".
"Quần chúng công nông" được ưu tiên về điểm số, phụ đạo, và tất nhiên không bao giờ trượt
Trước ngày thi một ngày, Team "Quần chúng công nông" được giáo viên ra đề thi gọi đến "phụ đạo", tức là mớm đề thi. Chúng em thấy cũng bình thường và thương cảm vì họ học yếu quá, để cho họ có điểm chống trượt. Ấy vậy mà đến cuối khoá cũng chẳng còn mấy ai và họ ít sinh hoạt sau này với chúng em nữa.
Năm 1965, Mỹ ném bom Bắc Việt Nam, Chính phủ một các nước XHCN nhận sinh viên Việt Nam tới học, trừ Trung Quốc lúc đó đang có "Cách mạng Văn hoá" nên sinh viên đang học phải về nước và không gửi tiếp sinh viên sang học
Chính vì thế mà các trường Đại học thiếu sinh viên vì tới 15% học sinh tốt nghiệp được cử đi nước ngoài. Năm 1969, riêng Liên Xô ưu đãi cho sinh viên của "Mặt trận giải phóng". Họ là con em miền Nam học tại miền Bắc sang học nhưng được ưu tiên về học bổng 70 Rubls/tháng, trong khi học sinh miền Bắc do VNDCCH cử đi chỉ có 50 Rubls/tháng

2017_10_7 (145).JPG

Một phần Khoá 12, Đại học Tổng hợp Hà Nội , chụp ngày 8/10/2017 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Em đứng hàng đầu, bên trái
 
Chỉnh sửa cuối:

Joker Tiger

Xe tăng
Biển số
OF-709566
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
1,875
Động cơ
19,982 Mã lực
Em ở Đôm 5 phòng 434 từ 20/7/1990 -1993, sau đó thuê căn hộ bên ngoài để ở, nhưng vẫn qua lại chỗ này làm ăn, đến 2002 mới trở về Việt Nam
Thời kỳ này NCS nhiều người ở DOM 5 trở thành SOÁI, cụ có là 1 trong số đó không. Cụ chắc ra đi Viện KHVN
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
976
Động cơ
200,803 Mã lực
Cảm ơn, cụ đính chính đúng. Cho đến 1965 có kỳ thi tuyển sinh ĐH do các trường tự tổ chức.
Sau đấy bị bỏ 5 năm vì áp lực phải "ưu tiên cho lý lịch công nông".

View attachment 7086500
============================
"Riêng về ý kiến bỏ kỳ thi đại học thì chắc các nhà quản lý có thể còn nhớ thời kỳ 1966 – 1969. Chúng tôi tin rằng là có người còn nhớ việc bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học đã được thực hiện từ 43 năm trước! Cho đến năm 1965, việc thi đại học làm rất tốt, gọn nhẹ và chất lượng. Nhưng vào năm 1966, xuất hiện ý kiến cho rằng tổ chức thi như vậy thiếu quan điểm công nông, thiếu công bằng vì thanh niên nông thôn không thể đọ sức ở các kỳ thi đó. Thế là từ năm 1966 chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Việc chọn học sinh vào các đại học chủ yếu giao về cho địa phương, và được thực hiện theo phương thức tương tự như tuyển quân. Bộ phân chỉ tiêu từng trường cho từng địa phương. Lãnh đạo địa phương cấp trên phân tiếp chỉ tiêu cho địa phương cấp dưới, cho đến từng hợp tác xã (ở nông thôn miền Bắc khi đó hợp tác xã và xã gần như là một), từng tiểu khu (như phường hiện nay). Quy trình ngược lên là học sinh sẽ được các cán bộ xã, phường (danh từ hiện nay) chọn vào các trường đại học theo chỉ tiêu được phân bổ.
Theo nhiều người kể lại thì cố GS Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học đã hết sức cố gắng mà vẫn không thể giữ được kỳ thi đại học đã rất truyền thống và hợp lý, được tổ chức quy củ trong những năm 1955 đến 1965. Những ai đã giảng dạy đại học vào những năm 1966 – 1969 thì chắc đều thấm cái khó vô cùng tận vì sự chênh lệch quá đáng của trình độ sinh viên trong lớp. Các thầy cô thời kỳ đó không ngại khó, lăn lộn với sinh viên như chiến đấu ngoài mặt trận. Các thầy cô đã “cùng ăn, cùng ở, cùng học” (ba cùng) với sinh viên. Tuy nhiên học đại học để trở thành kỹ sư, bác sĩ không phải ai cũng có thể làm được.
Đến 1970 hệ thống thi tuyển vào đại học được khôi phục. Là những người đã giảng dạy qua thời kỳ 1966 – 1969, tới khóa 1970 chúng tôi thấy lạc quan trở lại khi đứng trên bục giảng đại học."

Nguồn
Người nhà em học Bk ạ, và chương trình được thừa kế từ Nga nên khá bài bản, và không tính trường Y Dược thì đó là trường hợp dạy đủ 5 năm. Trường sp chỉ 2.5 chủ yếu là do thấy không cần thiết dạy 4 năm như bây giờ. Nếu ss các cụ sẽ thấy thời gian học này gần giống Tây là 3 năm. Việt Nam , bây giờ học 4 năm nhưng hơn 1/4 thời gian không học chuyên ngành. Thời những năm 60, đúng là không có gs tương đương được đào tạo ở bậc đại học trước 45 để dậy đh vì hầu hết bị hạn chế nhiều bởi chính sách thực dân. Nhiều cụ vốn dậy c3 hoặc c2 đưa lên dậy đh. Số tốt nghiệp tú tài trước 45 chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tiểu học, và tiểu học cũng rất nhỏ so với dân số chung. Chỉ có ngành y và luật Hn được coi là đào tạo tương đương với bển ở một số phân môn. Nhưng đh ở Hn chỉ ngang tầm 1 khoa của Paris.
 

Saltbeavn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-801371
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
1,534
Động cơ
46,048 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Em là nhân chứng, xin xác nhận một số thông tin
Em tốt nghiệp cấp 3 lớp 10/10 ngày 15/6/1966
Năm đó là năm đầu tiên tuyển thẳng vào Đại học, không cần phải thi
View attachment 7086534
Ảnh chụp 18/11/2020 nhân 100 năm trường Ngô Quyền Hải Phòng,
Đây là một phần học sinh tốt nghiệp lớp 10 năm 1966,một số được đi học Đại học. Em đứng hàng cuối bên phải bức hình
Tất cả những ai tốt nghiệp cấp 3 đều được tham dự tuyển vào Đại học. Sở giáo dục Hải Phòng thành lập Ban tuyển sinh (đóng ở Chùa Dư Hàng, Hải Phòng, tránh máy bay). Mỗi thí sinh, trước khi tối nghiệp vào tháng 3 năm 1966, được khai sơ yếu lý lịch, sau đó đưa lại nhà trường. Nhà trường tập hợp lại đưa ban tuyển sinh. Ban tuyển sinh sẽ gửi về địa phương để xác minh lý lịch. Tất cả đều bí mật, chỉ một số ít người có trách nhiệm xét, bản thân mình không biết họ ghi gì trong đó. Em khẳng định 100% những người tốt nghiệp cấp 3 đều được học Đại học ở trường nước và ngoài nước, trừ những người lý lịch có vấn đề: thành phần tư sản, bố mẹ hoặc anh chị em dính líu chế độ cũ, hoặc có người trong gia đình di cư vào Nam, thậm chí gia đình có phát biểu không vừa lòng địa phương để họ nhận xét xấu, cũng tèo. Khoá của em tốt nghiệp trường Ngô Quyền khoá 1966 có khoảng 10% bị loại về lý lịch, trong đó có em. Kiểu xét duyệt đó chúng em gọi là "bố mẹ đi thi"
Trước 1965 vẫn thi Đại học bình thường cụ ạ. Trước 1965 số người tốt nghiệp cấp 3 không nhiều, và phần đông ở phố nên khi xét duyệt lý lịch, nhiều cụ cũng văng. Hiển nhiên như thế nên cũng phải chấp nhận "luật chơi"
Việc tuyển sinh kiểu này kéo dài đến 1970. Đến 1971 thì lại thi thố và tiếp diễn cho đến nay.
Sau khi ông Nguyễn Đình Tứ lên nắm quyền Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (độc lập với Bộ Giáo Dục) thi tuy là thi nhưng vẫn "chiếu cố" những tỉnh miền trong, vì ông Tứ cho rằng, nơi đó bị chiến tranh nặng nề nên học tập không thể có điểm tốt như ở thành phố. Không rõ việc này kéo dài bao nhiêu lâu nữa dưới thời cụ Tứ. Cụ Bửu bị phê phán là "không có tinh thần giai cấp"
Lại nói chuyện khoá Đại học của em, Khoá 12, Khoa hoá học, Đại học Tổng hợp, lúc mới vào có khoảng 6% là "cán bộ cử đi học", là những người "trải qua sản xuất và chiến đấu" được gửi đi học bất kể học lực ra sao, theo em biết có vị chỉ học qua lớp 7, họ là những lái xe cứu hoả... nhân viên phòng thí nghiệm, và... hợp lý hoá gia đình. Phần đông họ là đảng viên để đi học xong, về làm lãnh đạo. Một số đảng viên trẻ (vài người) cùng lứa với em và những "cán bộ cử đi học" gộp thành một "Team" mà chúng em gọi là "quần chúng công nông".
"Quần chúng công nông" được ưu tiên về điểm số, phụ đạo, và tất nhiên không báo giờ trượt
Trước ngày thi một ngày, Team "Quần chúng công nông" được giáo viên ra đề thi gọi đến "phụ đạo", tức là mớm đề thi. Chúng em thấy cũng bình thường và thương cảm vì họ học yếu quá, để cho họ có điểm chống trượt. Ấý vậy mà đến cuối khoá cũng chẳng còn mấy ai và họ ít sinh hoạt sau này với chúng em nữa.
Năm 1965, Mỹ ném bom Bắc Việt Nam, Chính phủ một các nước XHCN nhận sinh viên Việt Nam tới học, trừ Trung Quốc lúc đó đang có "Cách mạng Văn hoá" nên sinh viên đang học phải về nước và không gửi tiếp sinh viên sang học
Chính vì thế mà các trường Đại học thiếu sinh viên vì tới 15% học sinh tốt nghiệp được cử đi nước ngoài. Năm 1969, riêng Liên Xô ưu đãi cho sinh viên của "Mặt trận giải phóng". Họ là con em miền Nam học tại miền Bắc sang học nhưng được ưu tiên về học bổng 70 Rubls/tháng, trong khi học sinh miền Bắc do VNDCCH cử đi chỉ có 50 Rubls/tháng

View attachment 7086633
Một phần Khoá 12, Đại học Tổng hợp Hà Nội , chụp ngày 8/10/2017 tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc. Em đứng hàng đầu, bên trái
Cháu có nghe bố kể lại khóa bố cháu là khóa cuối cùng tổ chức thi năm 1964. Bố cháu chuyên toán tổng hợp. Cháu nghe bố kể lại giống chú nói. Ông cũng dùng từ " quần chúng công nông " giọng khá cay đắng. Bố cháu học rất giỏi. Hết năm 3 thì bị xua đi lính, chưa kịp tốt nghiệp. Sau vào bộ đội may đc cử sang Hung học tiếp nên mới có bằng. Ko hiểu giai đoạn 65-70 giáo dục đh có chuyện j mà bố cháu ít nhắc đến, có nói thì cảm xúc lời nói khá tiêu cực.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,396
Động cơ
531,137 Mã lực
Cháu có nghe bố kể lại khóa bố cháu là khóa cuối cùng tổ chức thi năm 1964. Bố cháu chuyên toán tổng hợp. Cháu nghe bố kể lại giống chú nói. Ông cũng dùng từ " quần chúng công nông " giọng khá cay đắng. Bố cháu học rất giỏi. Hết năm 3 thì bị xua đi lính, chưa kịp tốt nghiệp. Sau vào bộ đội may đc cử sang Hung học tiếp nên mới có bằng. Ko hiểu giai đoạn 65-70 giáo dục đh có chuyện j mà bố cháu ít nhắc đến, có nói thì cảm xúc lời nói khá tiêu cực.
Thời kì đó môn Lý nặng nề lắm?
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,146
Động cơ
227,063 Mã lực
Tuổi
45
Cái sự cẩu thả nó đi vào tận ngõ ngách từ nhỏ tới lớn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA - lớn lắm chứ

Mà cái web cũng còn cẩu thả thế này;
Không biết để thế từ khi nào nữa

ừ thì lỗi của "thằng đánh máy"
Nhưng không có ai biên tập sao ?
Screenshot (34).png





Thì cụ nói toẹt ra rằng cái ĐH Quốc gia giờ gồm ĐH Tổng hợp, ĐH Sư phạm 1, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ. Gì mà nguy hiểm thế
Tập đoàn được thành lập nòng cốt từ Tổng hợp nhưng trụ sở trên đất của Sư phạm.
Nói toẹt ra phải thế này.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top