Tuy thế, chuyện học thuê thi mướn cũng không phải lúc nào cũng có thể tiến hành suôn sẻ. Tháng 6-2005, Hội đồng tuyển sinh Trường đại học Ngoại ngừ Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện ra gần 90 trường hợp thi hộ kỳ thi tuyển sinh hệ tại chức tại 3 địa điểm thi. Công thi hộ chỉ có 1 triệu đồng/người. Thủ đoạn thi hộ của các đối tượng là nộp ảnh của người đi thi hộ để làm thẻ dự thi, sau đó đàng hoàng vào ngồi thi. Họ chỉ bị phát hiện khi có chuyện đối chiếu ảnh của thẻ dự thi với ảnh lưu trong hồ sơ dự tuyển mà các thí sinh đã nộp trước đó. Vậy nên, để kiếm một cái bằng mà không bị sứt mẻ thì phải “có biện pháp toàn diện, triệt để”. Việc học thuê, thi thuê xảy ra ít nhiều có sự tiếp tay của một số thầy cô; giám thị và bản thân sinh viên. Song trước tiên là do sự buông lỏng quản lý của các cơ sở đào tạo Chỉ cần ngang qua một lớp học tại chức, ta có thể nhận ra cảnh xô bồ ở đây. Trên bục thầy giảng cứ giảng, dưới lớp trò thích làm gì thì làm. Người ngủ, người “buôn dưa lê”, kẻ đọc báo. Cá biệt còn có người mang Laptop (máy tính xách tay) ra chát chít hoặc chơi điện tử. Thầy có biết không? Đương nhiên. thầy biết hết. Nhưng không hề thấy nhắc nhở.
Một điều đáng nói ở đây là nhiều khi chính các thầy cũng coi nhẹ chất lượng dạy dỗ - trách sao được học sinh chả chán học. Đ.V.H - cử nhân Văn học - ĐH khoa học xã hội và nhân văn đang học thạc sĩ chuyên ngành Hán - Nôm cho tôi biết: “Có thầy dạy về văn học Hán - Nôm, vậy mà nhiều bài thơ về chữ Nôm thầy cũng không giảng được rành rẽ - đành bảo sinh viên về đọc sách”. Thế thì còn ai muốn đi học?”. Còn N.H.T - một cử nhân Toán - Tin - ĐH khoa học tự nhiên (ĐH QGHN), vừa tốt nghiệp thạc sĩ nói thẳng: “Học thạc sĩ chỉ đơn giản là việc bỏ ra năm bảy triệu để lấy cái bằng. Chứ các thầy có cho ai trượt bao giờ”. Anh N.V.K - vừa tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Kế toán tổng hợp Trường ĐH KTQD hớn hở nói với tôi: “Lớp học thạc sĩ của tao có con bé tốt thật. Hôm thi môn ngoại ngữ, mình “nửa chữ cắn đôi không biết”. May mà nó (vốn là sinh viên chuyên ngữ) trong khi làm bài thi đã kê thêm 1 tờ giấy than và tờ giấy trắng. Nó làm 15 phút là xong rồi ném cho mình. Mình' chỉ việc chép nguyên si. Thế là cứ an tâm 9- 10 điểm tươi roi rói”. Học như thế, dạy như thế thì tất nhiên hiệu quả thế nào thì chẳng nói ai cũng đoán ra. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người có trách nhiệm than rằng: “Thạc sĩ, tiến sĩ ở Việt Nam nhiều quá, mà chất lượng thì... có giời mới biết!?”.
Một điểm nữa ngoài chuyện buông lỏng cả việc quản lý sinh viên lẫn chất lượng bài giảng ra, các thầy dạy lớp tại chức còn khá “thoải mái” trong việc thi cử lẫn điểm chác. Ở một trường đại học khá nổi tiếng của Hà Nội có ông giáo sư tên D. ông này được sinh viên hầu như các khóa mệnh danh là “dũng sĩ diệt sinh viên”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngôi nhà bốn tầng của thầy ngụ ở một con phố đã nhỏ, lại đông dân cư, thế mà ông vẫn xây một chiếc gara có thể chứa... hai chiếc ôtô một lúc Mấy cô bán quán nước cạnh nhà thầy bảo: “Có đôi lúc thấy ôtô ở đâu đến đón, chứ cái gara nhà thầy lúc nào cũng trống trơn”.
Nhưng đến mùa thi hay những ngày lễ tết thì chiếc gara này lại tỏ ra khá đắc dụng. Vài chục chiếc xe máy của học sinh dựng chật ních. Hết đợt này đến đợt khác, thậm chí còn phải phục sẵn ở ngoài để “thay ca”. Người nào cũng gói to gói nhỏ, phong bì phong bao. Nhiều tốp còn í ới: “Đợt này “đi” bao nhiêu? “Dưa góp” hay một người cứ chi rồi về “cam-pu-chia?”... Sau những buổi đi như thế thì những người có trong danh sách có thể “kê cao gối” mà ngủ yên. Bởi thầy làm ăn rất có uy tín, không bao giờ nhận tiền của ai mà không trả đủ cả “vốn lẫn lãi cả!” - một trong những người thường xuyên phải “chạy thầy” Khẳng định với tôi
Mới đây dư luận cũng xôn xao chuyện ông Ng. T. D., Tiến sỹ Trưởng bộ môn Cơ sở thiết kế máy, ĐH Bách khoa Hà nội có “truyền thống” nhận tiền của sinh viên rồi mới chấm khóa luận; hay chuyện các thạc sĩ tương lai của Khoa Ngôn ngữ - Trường ĐH KHXH&NV phải nộp gần 2 triệu đồng mới được cấp bằng... chứng tỏ hệ thống giáo dục, bằng cấp của Việt Nam đang thực sự “có vấn đề”. Theo một quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đó chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Chuyện học hộ, thi hộ, mua bằng cấp, chứng chỉ vẫn diễn ra khá phổ biến và được giấu dưới vỏ bọc “xã hội hóa giáo dục”. Đây quả là một vấn nạn thực sư nghiêm trọng đối với nền giáo dục nước nhà. Khi các công chức, cán bộ xài bằng giả thì có thể kiểm tra, cách chức, kỷ luật họ. Nhưng một khi chúng đã hợp pháp hóa những tấm bằng thật (song kiến thức giả) thì thật khó để giải quyết cho triệt để cái mầm họa này.
Những chuyện nhức nhối kể trên diễn ra chung quy là do tư tưởng trọng bằng cấp một cách thái quá đã ăn sâu vào tận xương tuỷ của nhiều người, nhiều thế hệ Để đánh giá một con người, người ta nhìn vào bằng cấp Để được nhận vào làm việc tại cơ quan, công sở, điều đầu tiên là phải có bằng. Thậm chí việc đánh giá trình độ văn hóa cũng được dựa vào văn bằng, chứng chỉ nốt
Điều này đã gây nên hệ quá “sính” bằng cấp đến nỗi không ít người quan niệm phải có được những tấm văn bằng, chứng chỉ bằng mọi giá. Chính vì thế, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc, phối hợp với các nhà quản lý giáo dục nhằm ngăn chặn loại bỏ kiểu “mua bằng chạy chức” như hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần phải thay đối quan niệm về bằng cấp, trả lại đúng với vai trò của nó.
Minh Tiến