Đầu cua tai nheo toàn bộ vụ Hán-Nôm-Quốc Ngữ có thể hiểu nôm na như sau:
1.Toàn bộ các nước đồng văn với Trung Hoa, sau 1 thời gian thu nhận và sử dụng chữ Hán, thì đều nhận thấy số lượng con chữ biểu ý của chữ Hán đã không thể giúp ghi lại được hết lời văn bạch thoại của nước mình, và từ đó đều mày mò cách tạo thêm con chữ để ghi chép thêm các lời văn này, và đó đều gọi là "Nôm". Nôm của An Nam là 1 trong những kiều "Nôm" như vậy. Do Nôm là kiểu phái sinh tự do nên lắm kiểu, thiếu hoàn thiện, không được chuẩn hóa, thiếu thống nhất, cho tới ... truyện Kiều là đỉnh cao về sự hoàn thiện của chữ Nôm (vin Nguyễn Du).
2.Trước khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ, các nhà truyền giao PT đều đã lập ra các từ điển phiên âm rất hoàn chỉnh cách phát âm những từ trong tiếng việt có nghĩa tương đương với tiếng Bồ, Pháp, ... Đây là nền tảng vững chắc cho của quá trình tạo ra chữ quốc ngữ.
3. Dựa trên kết quả của các từ điển phát âm này, các giáo sỹ tiến thêm 1 bước "dài" nữa là tạo thêm cho người VN một hệ thống chữ cái (biểu âm) nữa, là gốc của chữ quốc ngữ ngày nay, chắc vì cũng quá sợ chữ Nôm. Trong các giáo sỹ này có một số cụ người Ba Lan (và Séc nữa thì phải) nên có xu hướng dùng dấu để biểu thị dấu thanh như chữ Ba Lan và Séc. Nếu không có các cụ Ba Lan, Séc này thì có lẽ tiếng Việt ngày nay sẽ viết theo kiểu không dấu như tiếng Anh, Pháp hay chữ không dấu của GenZ bây giờ.
4. Thực ra, chữ quốc ngữ của VN có thể coi 1 là ví dụ của việc La tinh hóa chữ viết nói chung, TQ, Nhật, Hàn đều có các phiên bản La tinh hóa này như Bính âm (TQ), Rōmaji (Nhật), Romaja (Hàn) và đều được quy chuẩn để áp dụng chính thức tầm những năm ... 2000 (sau VN gần 100 năm), chắc do thấy con dân VN học chữ viết và tiếp thu kiến thức phổ thông quá nhanh
Chữ Bính Âm của TQ cũng dùng dấu thanh như quốc ngữ VN (5 thanh so với 6 thanh của VN: không có ngã, nặng, nhưng có "khinh âm"), chữ Rōmaji và Romaja của Nhật và Hàn thì không có dấu thanh do đặc thù âm điệu ngôn ngữ 2 nước này.
P/s: Chữ viết biểu ý hay biểu âm đều có mặt lợi và bất lợi. Biểu ý có lợi thì giúp cho nhiều dân tộc khác ngôn ngữ có thể hiểu nhau qua văn bản, đời sau hiểu văn bản đời trước hàng nghìn nằm một cách khá chính xác; điều này biểu âm không làm được. Biểu âm thì dễ dàng đọc ghi chính xác lời nói hàng ngày, các từ ngữ mới, nhưng sau một thời gian khi lời nói biến đổi thì sẽ như vịt nghe sấm, tức phát âm được nhưng không hiểu nghĩa. Trước có một dạo đòi dạy chữ Hán trong cấp phổ thông vì lo ngại này.