[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
878
Động cơ
56,708 Mã lực
Tuổi
44
Vấn đề là cùng để viết 1 câu đơn giản là I love you chẳng hạn, ai sẽ viết nhanh và tốn ít thời gian công sức hơn thôi.
Dù các ông giáo sĩ kia tạo ra chữ quốc ngữ vì động cơ gì thì nó cũng đang đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Có biết ơn hay tôn vinh họ, em thấy cũng chả có gì sai. Nhiều cụ ở đây chủ nghĩa dân tộc còn cực đoan hơn cả em.
 

A_S

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-360282
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
770
Động cơ
281,194 Mã lực
我愛你 - wǒ ài nǐ - ngộ ái nị.
Đấy, các cụ cứ nhìn là thấy cái nào dễ viết, dễ nhớ hơn.
Kiểu gì thì cũng phải xài tới abc trong thời đại điện thoại này thôi. Thậm chí giới trẻ trung còn dần quên cách viết chữ vì hàng ngày chỉ có đọc chứ ko viết.
 
Biển số
OF-821564
Ngày cấp bằng
26/10/22
Số km
1,307
Động cơ
14,953 Mã lực
Kiểu gì thì cũng phải xài tới abc trong thời đại điện thoại này thôi. Thậm chí giới trẻ trung còn dần quên cách viết chữ vì hàng ngày chỉ có đọc chứ ko viết.
Đúng rồi ạ, đơn giản tức là hoàn hảo - simple is the best
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Mô típ ngày nay ở xứ ta thì phải đi tham quan tham khảo những thứ các nước xung quanh đã làm rồi, rồi về họp hành tổng kết để ... lựa chọn chuyên gia nước ngoài vào làm "sẵn" cho từ bước tư vấn cho tới triển khai. Thế thì mới yên tâm và vui.

Còn đồ người ta làm cho 1 bản hoàn thiện đi trước dẫn đầu các nước Châu Á bệnh phu mấy trăm năm, lại còn free, thì bị đánh giá lên xuống. Chắc sắp tới sẽ có qđ chuyển qua dùng hệ chữ của cụ BH quá ;))

Dù các ông giáo sĩ kia tạo ra chữ quốc ngữ vì động cơ gì thì nó cũng đang đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Có biết ơn hay tôn vinh họ, em thấy cũng chả có gì sai. Nhiều cụ ở đây chủ nghĩa dân tộc còn cực đoan hơn cả em.
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,921
Động cơ
360,899 Mã lực
Tuổi
124
3. Dựa trên kết quả của các từ điển phát âm này, các giáo sỹ tiến thêm 1 bước "dài" nữa là tạo thêm cho người VN một hệ thống chữ cái (biểu âm) nữa, là gốc của chữ quốc ngữ ngày nay, chắc vì cũng quá sợ chữ Nôm. Trong các giáo sỹ này có một số cụ người Ba Lan (và Séc nữa thì phải) nên có xu hướng dùng dấu để biểu thị dấu thanh như chữ Ba Lan và Séc. Nếu không có các cụ Ba Lan, Séc này thì có lẽ tiếng Việt ngày nay sẽ viết theo kiểu không dấu như tiếng Anh, Pháp hay chữ không dấu của GenZ bây giờ.
Bộ chữ cái và các dấu phụ (diacritic) Latinh sử dụng trong tiếng Việt là dựa theo các chữ cái và dấu phụ sử dụng trong tiếng Bồ Đào Nha, nhưng các dấu phụ trong tiếng Việt thì hoặc là là để thể hiện thanh điệu hoặc là để ký hiệu cho nguyên âm (â, ê, ô). Cụ thể, trong tiếng Bồ sử dụng á, â, ã, à, é, è, ê, ì, í, ó, ô, õ, ù, ú, ç; các tự vị kép ch, nh, qu, gu, lh, rr, ss. Chữ đ được sử dụng trong tiếng Latinh trung cổ (sau này không dùng) và ghi nhận trong Từ điển Việt Bồ La năm 1651, trong khi nó chỉ được sử dụng trong tiếng Serbia/Croatia từ năm 1878. Chữ mà các giáo sĩ này sáng tạo thật sự là ư, hiện nay chỉ thấy xuất hiện trong viết chính tả tiếng Việt và tiếng Jarai.

Lý do rất đơn giản là cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 thì người Bồ Đào Nha là những người tiên phong tìm đường sang châu Á bằng đường biển theo hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi ngày nay, với Vasco da Gama tới Calicut (Ấn Độ) lần đầu tiên ngày 20-5-1498, Diogo Lopes de Sequeira lần đầu tới Malacca ngày 11-9-1509, Afonso de Albuquerque chiếm Malacca năm 1511, António de Abreu, Simão Afonso Bisigudo và Francisco Serrão tới khu vực quần đảo Gia vị (Maluku/Moluccas) năm 1512, Jorge Álvares lần đầu tới đảo Nội Linh Đinh (Quảng Đông, Trung Quốc) tháng 5/1513, Duarte Coelho lần đầu tới Hội An năm 1524, Leonel de Sousa ký hiệp định Trung Bồ năm 1554 để thuê Ma Cao. Thế kỷ 16 là thời kỳ thịnh vượng của người Bồ Đào Nha trong thương mại với châu Á trước khi có sự cạnh tranh của người Anh (Công ty Đông Ấn thuộc Anh giai đoạn 1600-1874), Hà Lan (các công ty có từ năm 1594, trước khi có Công ty Đông Ấn thuộc Hà Lan trong giai đoạn 1602-1799). Các giáo sĩ có liên quan tới sự hình thành bộ chữ cái Latinh dùng trong Việt thời kỳ đầu cũng là người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina (1585-1625) với Manuductio ad Linguam Tunckinensem (1623), Gaspar do Amaral (1592-1645/1646), António Barbosa (1594-1647) và người Avignon (Pháp) Alexandre de Rhodes (1593-1660) với Dictionarium Annamiticum Lusitanum et LatinumLinguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (1651)
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,921
Động cơ
360,899 Mã lực
Tuổi
124
Các tông sắc Dum Diversas (ngày 8-6-1452), Romanus Pontifex (ngày 8-1-1455) của Giáo hoàng Nicholas V (1397-1455) đã ban cho vua Bồ Đào Nha D. Afonso V (1432-1481) Jus Patronatus (quyền bảo trợ) và quyền tài phán trọn vẹn đối với các vùng đất hải ngoại đã phát hiện hoặc sẽ phát hiện. Các quyền này bao gồm sự giám sát độc quyền về hành chính và hoạt động tôn giáo tại các vùng đất hải ngoại, thành lập các giáo phận, giáo xứ, bổ nhiệm giám mục, gây quỹ và xây dựng các cơ sở tôn giáo (nhà thờ, tu viện, trường dòng).

Các hiệp ước Tordesillas (7-7-1494) và Zaragosa (22-4-1529) giữa các đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phân chia khu vực ảnh hưởng/thực dân hóa và truyền giáo trên toàn thế giới giữa hai quốc gia này như sau: Phần đất nằm từ kinh tuyến 370 légua (2.193 km) phía tây quần đảo Cabo Verde (khoảng 46 độ kinh tây) và 295,5 légua (1.760 km) phía đông quần đảo Moluccas (khoảng 142 độ kinh đông) thuộc về Bồ Đào Nha. Vì thế, việc truyền giáo trong khu vực này nằm dưới quyền bảo trợ của Bồ Đào Nha.

Theo các sắc lệnh của Giáo hoàng thì giáo phận Goa thành lập ngày 31-01-1533, phạm vi bao trùm toàn bộ phương Đông từ mũi Hảo Vọng tới Trung Quốc và Nhật Bản. Giáo phận Malacca thành lập ngày 04-02-1558 và giáo phận Ma Cao thành lập ngày 23-01-1576. Hai giáo phận sau là giáo phận phó giám mục của giáo phận Goa.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Bộ chữ cái và các dấu phụ (diacritic) Latinh sử dụng trong tiếng Việt là dựa theo các chữ cái và dấu phụ sử dụng trong tiếng Bồ Đào Nha, nhưng các dấu phụ trong tiếng Việt thì hoặc là là để thể hiện thanh điệu hoặc là để ký hiệu cho nguyên âm (â, ê, ô). Cụ thể, trong tiếng Bồ sử dụng á, â, ã, à, é, è, ê, ì, í, ó, ô, õ, ù, ú, ç; các tự vị kép ch, nh, qu, gu, lh, rr, ss. Chữ đ được sử dụng trong tiếng Latinh trung cổ (sau này không dùng) và ghi nhận trong Từ điển Việt Bồ La năm 1651, trong khi nó chỉ được sử dụng trong tiếng Serbia/Croatia từ năm 1878. Chữ mà các giáo sĩ này sáng tạo thật sự là ư, hiện nay chỉ thấy xuất hiện trong viết chính tả tiếng Việt và tiếng Jarai.

Lý do rất đơn giản là cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 thì người Bồ Đào Nha là những người tiên phong tìm đường sang châu Á bằng đường biển theo hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi ngày nay, với Vasco da Gama tới Calicut (Ấn Độ) lần đầu tiên ngày 20-5-1498, Diogo Lopes de Sequeira lần đầu tới Malacca ngày 11-9-1509, Afonso de Albuquerque chiếm Malacca năm 1511, António de Abreu, Simão Afonso Bisigudo và Francisco Serrão tới khu vực quần đảo Gia vị (Maluku/Moluccas) năm 1512, Jorge Álvares lần đầu tới đảo Nội Linh Đinh (Quảng Đông, Trung Quốc) tháng 5/1513, Duarte Coelho lần đầu tới Hội An năm 1524, Leonel de Sousa ký hiệp định Trung Bồ năm 1554 để thuê Ma Cao. Thế kỷ 16 là thời kỳ thịnh vượng của người Bồ Đào Nha trong thương mại với châu Á trước khi có sự cạnh tranh của người Anh (Công ty Đông Ấn thuộc Anh giai đoạn 1600-1874), Hà Lan (các công ty có từ năm 1594, trước khi có Công ty Đông Ấn thuộc Hà Lan trong giai đoạn 1602-1799). Các giáo sĩ có liên quan tới sự hình thành bộ chữ cái Latinh dùng trong Việt thời kỳ đầu cũng là người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina (1585-1625) với Manuductio ad Linguam Tunckinensem (1623), Gaspar do Amaral (1592-1645/1646), António Barbosa (1594-1647) và người Avignon (Pháp) Alexandre de Rhodes (1593-1660) với Dictionarium Annamiticum Lusitanum et LatinumLinguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (1651)
Em bổ sung một tí: Avignon thời kỳ này không phải đất của Pháp, mà là lãnh thổ của giáo hoàng Roma.

Có một điều đặc biệt là thực sự có một triều đình thế tục của thành Vatican, nơi mà mọi công việc như ngoại giao, hay visa được thực hiện như một quốc gia thế tục thực sự.

Giáo hoàng vừa là người đứng đầu Giáo Hội CG La mã (tôn giáo), vừa là người đứng đầu triều đình Vatican (thế tục).

Vùng Đất Avignon lúc này là lãnh thổ của Giáo hoàng, hay là lãnh thổ của triều đình Vatican, cư dân vùng này là cư dân của triều đình Vatican (hay công quốc Roma), hoàn toàn ko liên quan gì đến Pháp.

Mãi sau này cho đến khi cách mạng Pháp cuối tk18 thì vatican mới mất quyền kiểm soát vùng đất này, Avignon mới về tay người Pháp.
 

crYztaL

Xe buýt
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
853
Động cơ
314,758 Mã lực
Công việc của ông Alexander de Rhodes tại nước ta khi đó thì ông ấy là một giáo sĩ thừa sai đến Việt Nam theo giáo đoàn Dòng Tên của Bồ Đào Nha.
Về liên hệ giữa các giáo sĩ thừa sai và các chính sách thuộc địa của phương Tây thì các cụ có thể tìm hiểu cuốn "Giáo sĩ thừa sai và các chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam (1857-1914)" - đây là một luận án tiến sĩ quốc gia đệ trình trước Đại học Paris năm 1969.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Đi vào chi tiết 1 chút, xem cuốn Phép giảng tám ngày, quyển sách chữ quốc ngữ đầu tiên; bên cạnh việc hiểu cách chuyển từ việc ghi phiên âm tiếng Việt thành chữ viết (tường -> tư-ầng, nhiều -> nhềo), có thể thấy cách phát âm ngày trước của người Việt khá thú vị, và các giáo sĩ đã cố gắng phản ánh trung thực nhất vào chữ viết (biểu âm):
-Chúa Trời -> Chúa Blời (không viết: Chúa Lời)
-vì vậy -> vì @bậy (@b đọc tương đương với dz, cách đọc chữ v của người Đàng Trong), không viết: vì dậy
-...

Như vậy, ngày trước người Việt có 1 số cách phát âm khá đặc biệt cho 1 số phụ âm (bl), và vẫn còn lưu lại 1 số cho đến ngày nay (dz).

Với kiểu phát âm này thì chữ Nôm nào ghi nổi ta ~X(

Alexandre_de_Rhodes_Latin_Vietnamese_Catechism_2.jpg

Ta cầu cùng Đức Chúa trời giúp sức cho ta biết tỏ tường đạo Chúa là dường nào.

Vì vậy ta phải hay ở thế này chẳng có ai sống lâu; vì chưng kẻ đến bẩy tám mươi tuổi chẳng có nhiều. Vì vậy ta nên tìm đàng nào cho ta được sống lâu, là kiếm hằng sống vậy: thật là việc người quân tử. Khác phép thế này, dù mà làm cho người được phú quý, song le chẳng làm được cho ta ngày sau ...


Bộ chữ cái và các dấu phụ (diacritic) Latinh sử dụng trong tiếng Việt là dựa theo các chữ cái và dấu phụ sử dụng trong tiếng Bồ Đào Nha, nhưng các dấu phụ trong tiếng Việt thì hoặc là là để thể hiện thanh điệu hoặc là để ký hiệu cho nguyên âm (â, ê, ô). Cụ thể, trong tiếng Bồ sử dụng á, â, ã, à, é, è, ê, ì, í, ó, ô, õ, ù, ú, ç; các tự vị kép ch, nh, qu, gu, lh, rr, ss. Chữ đ được sử dụng trong tiếng Latinh trung cổ (sau này không dùng) và ghi nhận trong Từ điển Việt Bồ La năm 1651, trong khi nó chỉ được sử dụng trong tiếng Serbia/Croatia từ năm 1878. Chữ mà các giáo sĩ này sáng tạo thật sự là ư, hiện nay chỉ thấy xuất hiện trong viết chính tả tiếng Việt và tiếng Jarai.

Lý do rất đơn giản là cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 thì người Bồ Đào Nha là những người tiên phong tìm đường sang châu Á bằng đường biển theo hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi ngày nay, với Vasco da Gama tới Calicut (Ấn Độ) lần đầu tiên ngày 20-5-1498, Diogo Lopes de Sequeira lần đầu tới Malacca ngày 11-9-1509, Afonso de Albuquerque chiếm Malacca năm 1511, António de Abreu, Simão Afonso Bisigudo và Francisco Serrão tới khu vực quần đảo Gia vị (Maluku/Moluccas) năm 1512, Jorge Álvares lần đầu tới đảo Nội Linh Đinh (Quảng Đông, Trung Quốc) tháng 5/1513, Duarte Coelho lần đầu tới Hội An năm 1524, Leonel de Sousa ký hiệp định Trung Bồ năm 1554 để thuê Ma Cao. Thế kỷ 16 là thời kỳ thịnh vượng của người Bồ Đào Nha trong thương mại với châu Á trước khi có sự cạnh tranh của người Anh (Công ty Đông Ấn thuộc Anh giai đoạn 1600-1874), Hà Lan (các công ty có từ năm 1594, trước khi có Công ty Đông Ấn thuộc Hà Lan trong giai đoạn 1602-1799). Các giáo sĩ có liên quan tới sự hình thành bộ chữ cái Latinh dùng trong Việt thời kỳ đầu cũng là người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina (1585-1625) với Manuductio ad Linguam Tunckinensem (1623), Gaspar do Amaral (1592-1645/1646), António Barbosa (1594-1647) và người Avignon (Pháp) Alexandre de Rhodes (1593-1660) với Dictionarium Annamiticum Lusitanum et LatinumLinguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio (1651)
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Đi vào chi tiết 1 chút, xem cuốn Phép giảng tám ngày, quyển sách chữ quốc ngữ đầu tiên; bên cạnh việc hiểu cách chuyển từ việc ghi phiên âm tiếng Việt thành chữ viết (tường -> tư-ầng, nhiều -> nhềo), có thể thấy cách phát âm ngày trước của người Việt khá thú vị, và các giáo sĩ đã cố gắng phản ánh trung thực nhất vào chữ viết (biểu âm):
-Chúa Trời -> Chúa Blời (không viết: Chúa Lời)
-vì vậy -> vì @bậy (@b đọc tương đương với dz, cách đọc chữ v của người Đàng Trong), không viết: vì dzậy
-...

Như vậy, ngày trước người Việt có 1 số cách phát âm khá đặc biệt cho 1 số phụ âm (bl), và vẫn còn lưu lại 1 số cho đến ngày nay (dz).

Với kiểu phát âm này thì chữ Nôm nào ghi nổi ta ~X(

Alexandre_de_Rhodes_Latin_Vietnamese_Catechism_2.jpg

Ta cầu cùng Đức Chúa trời giúp sức cho ta biết tỏ tường đạo Chúa là dường nào.

Vì vậy ta phải hay ở thế này chẳng có ai sống lâu; vì chưng kẻ đến bẩy tám mươi tuổi chẳng có nhiều. Vì vậy ta nên tìm đàng nào cho ta được sống lâu, là kiếm hằng sống vậy: thật là việc người quân tử. Khác phép thế này, dù mà làm cho người được phú quý, song le chẳng làm được cho ta ngày sau ...
Em nghĩ thật là khó so sánh để kết luận là do tiếng Việt biến đổi, hay là do chữ quốc ngữ biến đổi bởi thời cụ Rhodes thì chữ quốc ngữ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Và bởi vì tác giả biên soạn cuốn đó và sau này không cùng là một.

Trước em có được nghe một đoạn ghi âm tiếng việt của người xưa, thật khác với thời hiện tại. Ngặt một nỗi bây giờ tìm trên Internet thế nào cũng ko ra.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,930
Động cơ
876,553 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Thế cái đất Việt này chỉ có thờ đạo Mẫu thôi chứ các đạo hiện hành bây giờ cũng toàn ngoại lai cả

Ngay cả nền tảng quân-thần, nho học cũng là ngoại lai chứ có cái nào xuất phát từ dân bản địa đâu cụ?

Cứ đổ thừa là xâm lăng văn hóa, phải lên án cả thì gộp chung lại mà chửi hết.

À ngay cả cái học thuyết M....cũng đâu phải học thuyết bản địa đâu cụ ơi.

Nội xưng đế, ngoại xưng thần. Triều đình lúc đó cũng là thần phục ngoại lai mà cụ.

Ta phải đả đảo hết từ chữ Hán, chữ Nôm cho đến hết thảy thứ văn hóa ngoại lai đi kèm với nó mới là phải đạo cụ ạ.


Mà 1600s thì em chả tin có cái pháo hạm nào nổ ở Tuy Hòa Phú Yên đất ấy. Có chăng đi nhờ thương thuyền thì có đấy, cụ ạ.

Cái trị văn hóa tinh thần cho đến hành chính thời đó là ngoại lai Nho giáo, chứ có nhúm giáo dân giáo sĩ mạn Phú Yên Bình Định mà cai trị nỗi gì cụ ơi.
Đả đảo hay sùng bái ai hay điều gì là quyền cụ.
Lưu ý là em ko tham gia. Nên cụ đừng viết lung tung.

Em chỉ phản biện quan điểm khi có người cho rằng em không sùng bái 1 nhân vật ngoại quốc nào đó là cực đoan thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Đả đảo hay sùng bái là quyền các cụ!
Em chỉ phản biện quan điểm cho rằng không sùng bái 1 nhân vật ngoại quốc nào đó là cực đoan thôi
Bằng cách quy rộng ra và gộp tất cả người ngoại quốc về làm 1, để rồi kể công kể tội của họ chung nhau làm bằng cớ.

Em cho là phương cách ấy là không phù hợp. De Pina là 1 nhân vật có thực, De Rhodes cũng là một nhân vật có thực, thực thể. Rõ ràng có nhiều cách để đánh giá, nhận xét cá nhân mỗi người. Chẳng việc gì phải khái quát rồi gom công tội chung của những người ngoại quốc khác ( thậm chí là ở quốc gia khác, thời kỳ khác, thậm chí chẳng có liên quan gì đến Việt Nam) rồi mặc chung cái áo đó cho họ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Cũng có căn cứ nhất định chứ cụ. Cách phát âm Bl, Kl, ... là kiểu của dân Mã Lai Đa Đảo (Nam Đảo). Ở VN có một số tộc nói ngữ hệ này, tập trung ở vùng Nam Trung bộ. Cũng khá trùng hợp, khi cụ Rhodes cũng chủ yếu hoạt động ở khu vực Phú Yên?

Em nghĩ thật là khó so sánh để kết luận là do tiếng Việt biến đổi, hay là do chữ quốc ngữ biến đổi bởi thời cụ Rhodes thì chữ quốc ngữ vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Và bởi vì tác giả biên soạn cuốn đó và sau này không cùng là một.

Trước em có được nghe một đoạn ghi âm tiếng việt của người xưa, thật khác với thời hiện tại. Ngặt một nỗi bây giờ tìm trên Internet thế nào cũng ko ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Cũng có căn cứ nhất định chứ cụ. Cách phát âm Bl, Kl, ... là kiểu của dân Mã Lai Đa Đảo (Nam Đảo). Ở VN có một số tộc nói ngữ hệ này, tập trung ở vùng Nam Trung bộ. Cũng khá trùng hợp, khi cụ Rhones cũng chủ yếu hoạt động ở khu vực Phú Yên?
Em tìm lại được một băng ghi tiếng Việt 1900, có vẻ còn cách xa tk 16 nên mang nhiều âm vị giống tiếng Việt hiện đại.

Mời cụ nghe thử:
 

xegiacmo2

Xe tải
Biển số
OF-748999
Ngày cấp bằng
5/11/20
Số km
282
Động cơ
52,831 Mã lực
Tuổi
42
]
Có thể thời đấy cũng gặp thiên thời địa lợi nên phổ biến được chữ quốc ngữ. Khéo nếu chữ quốc ngữ chỉ vừa được phát minh ra năm ngoái thì còn cãi nhau ỏm tỏi, chưa chắc đưa vào sử dụng được.

Trích Wiki:
Phổ biến nhất là sau 1945 , khi nước ta giành độc lập , ra chính sách diệt giặc dốt
“ mở chiến dịch chống nạn mù chữ vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu … Ngày 8/9/1945, Nha Bình dân học vụ được thành lập (Sắc lệnh số 19). Chỉ sau một năm hoạt động, Bình dân học vụ đã có 74.957 lớp học xóa mù chữ và có hơn 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ (ước tính cả nước lúc đó có 22 triệu người)”
 

Dtht.laixe

Tháo bánh
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
915
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
53
Chữ QN của ta nhìn chữ là đọc được, sao chữ English nó viết 1 kiểu đọc 1 kiểu. Chán m
 

Dtht.laixe

Tháo bánh
Biển số
OF-707858
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
915
Động cơ
96,996 Mã lực
Tuổi
53
E phục cụ Nguyễn Du. Kể cả câu chuyện bằng lục bát mà h các nhân vật lại thành ra các kiểu ng điển hình về tính cách và nhiều cái khác nữa. Đúng là ĐẠI THI HÀO thế giới.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,930
Động cơ
876,553 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Bằng cách quy rộng ra và gộp tất cả người ngoại quốc về làm 1, để rồi kể công kể tội của họ chung nhau làm bằng cớ.

Em cho là phương cách ấy là không phù hợp. De Pina là 1 nhân vật có thực, De Rhodes cũng là một nhân vật có thực, thực thể. Rõ ràng có nhiều cách để đánh giá, nhận xét cá nhân mỗi người. Chẳng việc gì phải khái quát rồi gom công tội chung của những người ngoại quốc khác ( thậm chí là ở quốc gia khác, thời kỳ khác) rồi mặc chung cái áo đó cho họ.
Bằng cách quy rộng ra và gộp tất cả người ngoại quốc về làm 1, để rồi kể công kể tội của họ chung nhau làm bằng cớ.

Em cho là phương cách ấy là không phù hợp. De Pina là 1 nhân vật có thực, De Rhodes cũng là một nhân vật có thực, thực thể. Rõ ràng có nhiều cách để đánh giá, nhận xét cá nhân mỗi người. Chẳng việc gì phải khái quát rồi gom công tội chung của những người ngoại quốc khác ( thậm chí là ở quốc gia khác, thời kỳ khác) rồi mặc chung cái áo đó cho họ.
Nếu nhìn phiến diện, tách riêng ra từng thứ, từng người, từng thời điểm thì Một đạo quân xâm lược nếu nhìn qua hành vi của 1 người lính tiền trạm tử tế là kết luận là đạo quân tốt?.
Đánh giá sự vật hiện tượng mà tách rời hoàn cảnh, xu thế thời đại thì khác gì thày bói xem voi.


Mỗi người ở đây đều có quyền sùng bái, biết ơn 1 người ngoại quốc nào đó.
Nhưng hãy tập thói quen không khó chịu, và lên tiếng đả kích khi thấy những người không thích sùng bái ngoại quốc như mình
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Nếu nhìn phiến diện, tách riêng ra từng thứ, từng người, từng thời điểm thì Một đạo quân xâm lược nếu nhìn qua hành vi của 1 người lính tiền trạm tử tế là kết luận là đạo quân tốt?.
Đánh giá sự vật hiện tượng mà tách rời hoàn cảnh, xu thế thời đại thì khác gì thày bói xem voi.


Mỗi người ở đây đều có quyền sùng bái, biết ơn 1 người ngoại quốc nào đó.
Nhưng hãy tập thói quen không khó chịu, và lên tiếng đả kích khi thấy những người không thích sùng bái ngoại quốc như mình
Cụ tái định nghĩa chịu ơn người Làm ơn cho mình, bất kể màu da sắc tộc, với sùng bái người ngoại quốc ngẫu nhiên, đây là một phương thức ngụy biện.

Việc em lên tiếng đả kích người ko biết hàm ơn ân nhân, và đả kích người không thích sùng bái ngoại quốc, rõ ràng không phải là hành vi giống nhau để cụ gộp chung về 1 mối.

Em cho là, bắt bẻ, lèo láicâu chữ để tạo lợi thế cho mình khi tranh luận, không phải là hành vi mà bậc quân tử nên làm.

PS: cụ hàm ý de Pina hay de Rhodes là quân xâm lược thì cứ tập trung phân tích luận điểm ấy, thay vì gộp chung công tội với người âu châu thời kỳ khác. Bởi vì nếu cứ mà khái quát vô tội vạ, không giới hạn, thì cũng là bắt tội Marie Cuirrie xả bom nguyên tử lên người dân Hiroshima, vì đằng nào cũng là nhờ nghiên cứu của bà mà ra cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Diễn đàn trao đổi giải trí thôi mà, cụ lên gân nhiều quá, mất vui ;)

Nếu nhìn phiến diện, tách riêng ra từng thứ, từng người, từng thời điểm thì Một đạo quân xâm lược nếu nhìn qua hành vi của 1 người lính tiền trạm tử tế là kết luận là đạo quân tốt?.
Đánh giá sự vật hiện tượng mà tách rời hoàn cảnh, xu thế thời đại thì khác gì thày bói xem voi.


Mỗi người ở đây đều có quyền sùng bái, biết ơn 1 người ngoại quốc nào đó.
Nhưng hãy tập thói quen không khó chịu, và lên tiếng đả kích khi thấy những người không thích sùng bái ngoại quốc như mình
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top