[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Em chưa hiểu ý cụ lắm, vậy ý cụ là việc ra đời được chữ viết riêng khác biệt hoàn toàn với các loại chữ đang có là quá khó? Không ra được chữ là thuần túy chỉ về mặt kỹ thuật?
Chữ quốc ngữ ko chỉ đơn thuần là mặt chữ, mà nó bao hàm cả các quy tắc định âm định vị, giống như là quy tắc 6 dấu thanh để ghi thanh điệu tiếng Việt.

Ví dụ như ko tìm ra, ko xác định được tiếng Việt có 6 thanh điệu để mà dùng 6 dấu thanh ký hiệu cho nó, thì làm sao để mà làm ra đc thứ chữ viết ghi âm đc tất cả tiếng Việt?

Ai dạy cụ Tiếng Việt có 6 dấu thanh? Ai dạy Alexander De Rodes là tiếng Việt có 6 dấu thanh ấy, rồi có 9 nguyên âm ấy,... Cứ thế mà ghi là đc tiếng Việt?

Bùi Hiền, chỉ đơn thuần là tìm cách để rút gọn, giản lược thứ chữ viết đang có mà ko thay đổi gì về quy tắc thanh điệu, ghi âm, ngữ pháp đang có, hiện hành.

Làm thế nào có thể đem ra so sánh với những người đi từng bước đầu tiên, biến từ không sang có??

Dễ thế, nhưng nghìn năm chữ nôm mà cái quy tắc đơn giản nhất là nhận ra thanh điệu của tiếng Việt cũng vẫn là không làm được.

Đừng đổ lỗi cho là người Việt, vì hoàn cảnh này nọ, mà ko có nhu cầu làm ra chữ viết, hễ mà có nhu cầu là làm ra phát một như Bùi Hiền tk21. Ngay cả Bùi Hiền, thì thứ ổng làm chẳng qua chỉ là tinh chỉnh (một thứ đã hoàn thành trọn vẹn) chứ đừng mong tới được chữ sáng tạo.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,690 Mã lực
Tuổi
44
Chữ quốc ngữ ko chỉ đơn thuần là mặt chữ, mà nó bao hàm cả các quy tắc định âm định vị, giống như là quy tắc 6 dấu thanh để ghi thanh điệu tiếng Việt.

Ví dụ như ko tìm ra, ko xác định được tiếng Việt có 6 thanh điệu để mà dùng 6 dấu thanh ký hiệu cho nó, thì làm sao để mà làm ra đc thứ chữ viết ghi âm đc tất cả tiếng Việt?

Ai dạy cụ Tiếng Việt có 6 dấu thanh? Ai dạy Alexander De Rodes là tiếng Việt có 6 dấu thanh ấy, rồi có 9 nguyên âm ấy,... Cứ thế mà ghi là đc tiếng Việt?

Bùi Hiền, chỉ đơn thuần là tìm cách để rút gọn, giản lược thứ chữ viết đang có mà ko thay đổi gì về quy tắc thanh điệu, ghi âm, ngữ pháp đang có, hiện hành.

Làm thế nào có thể đem ra so sánh với những người đi từng bước đầu tiên, biến từ không sang có??

Dễ thế, nhưng nghìn năm chữ nôm mà cái quy tắc đơn giản nhất là nhận ra thanh điệu của tiếng Việt cũng vẫn là không làm được.

Đừng đổ lỗi cho là người Việt, vì hoàn cảnh này nọ, mà ko có nhu cầu làm ra chữ viết, hễ mà có nhu cầu là làm ra phát một như Bùi Hiền tk21. Ngay cả Bùi Hiền, thì thứ ổng làm chẳng qua chỉ là tinh chỉnh (một thứ đã hoàn thành trọn vẹn) chứ đừng mong tới được chữ sáng tạo.
Chữ viết nó là sản phẩm , là tinh hoa của cả 1 nền văn minh mà cụ. Cái ông giáo sỹ kia, được sinh ra ở trời Tây, nơi mà chữ La tinh, chữ tượng thanh nó đã phát triển nên khi sang đây ông ta làm theo kiểu của ông ta đã được học thôi cũng nên. Em nói thế không phải để bảo rằng ra được chữ viết là dễ , mà cái khó nó đến từ nhiều hướng khác nhau không thuần túy mặt kỹ thuật.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Chữ viết nó là sản phẩm , là tinh hoa của cả 1 nền văn minh mà cụ. Cái ông giáo sỹ kia, được sinh ra ở trời Tây, nơi mà chữ La tinh, chữ tượng thanh nó đã phát triển nên khi sang đây ông ta làm theo kiểu của ông ta đã được học thôi cũng nên. Em nói thế không phải để bảo rằng ra được chữ viết là dễ , mà cái khó nó đến từ nhiều hướng khác nhau không thuần túy mặt kỹ thuật.

Có loại bỏ được thực tế là vài nghìn năm lịch sử người Việt, cho dù sử dụng tiếng Việt từ cha sinh mẹ đẻ vẫn ko tạo ra được chữ viết phù hợp cho riêng mình hay không?

Tại sao công lao của người ta nhất quyết không chịu ghi nhận mà phải lôi người Việt nhúng vào mới được?

Hết đổ thừa thiếu người như Bùi Hiền, đến đổ thừa cho hoàn cảnh. Vài ngàn năm lịch sử nước Việt ko có thời kỳ nào yên bình ổn định mà chỉ toàn là khó khăn đói kém hay sao?

Bùi Hiền, có xá gì mà đem ra so sánh được.

Ông tây kia, cho dù xuất thân của ổng có gì, thì cái di sản to lớn là cái chữ Việt để lại cho người Việt, là cái công ơn ko thể phủ nhận, xóa nhòa. Ổng làm thay công việc mà hàng trăm thế hệ, hàng ngàn năm người Việt ko làm được thì phải ghi nhận công ơn đó chứ ko phải tìm đường tìm cách mà hạ thấp nó xuống.
 

cu mậm

Xe buýt
Biển số
OF-727986
Ngày cấp bằng
5/5/20
Số km
872
Động cơ
68,672 Mã lực
Chữ quốc ngữ đâu phải do ông A. de Rhodes phát minh, ông được nhớ đến nhiều vì là người đầu tiên xuất bản sách truyền đạo bằng chữ quốc ngữ tương đối hoàn chỉnh, còn thực ra chữ quốc ngữ có từ đầu tk 17 do nhiều giáo sĩ Bồ đào nha, Pháp, Ý, TBN dùng chữ latinh của họ phiên âm tiếng nói người Việt để thuận tiện cho việc truyền giáo. Công của ông ý thực ra là giúp phổ biến chữ quốc ngữ (trong một nhóm nhỏ cộng đồng công giáo và những nhà truyền giáo) qua việc in thành sách.
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,153
Động cơ
189,113 Mã lực
Tuổi
43
Thực ra ông Bùi Hiền cũng cải biên trên nền la tinh (Việt), có điều nó bất ổn.
Em không thạo về ngôn ngữ học, các cụ cho em hỏi là chữ Nôm xưa kia có phải cải cách từ chữ Hán không, có có ưu điểm gì và nhược điểm gì không vậy? Tạm so sánh với chữ Hán.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Thực ra ông Bùi Hiền cũng cải biên trên nền la tinh (Việt), có điều nó bất ổn.
Em không thạo về ngôn ngữ học, các cụ cho em hỏi là chữ Nôm xưa kia có phải cải cách từ chữ Hán không, có có ưu điểm gì và nhược điểm gì không vậy? Tạm so sánh với chữ Hán.
Ưu điểm là dùng ghi được chữ tiếng Việt ( chữ Hán ghi tiếng Hán, ko phải tiếng Việt)

Nhược điểm thì nhiều:

- phức tạp, nhiều nét hơn chữ Hán, muốn học chữ nôm trước phải thạo chữ Hán
- biểu ý chứ ko phải ký âm. ko có quy luật tuyệt đối. Mỗi chữ ghi một tiếng, muốn học biết tiếng nào phải thuộc mặt chữ tiếng đó. Khác với chữ quốc ngữ chỉ cần nhận mặt chữ cái và quy luật ghép vần.
- 80.000 - 100.000 chữ Hán thì cũng phải 30.000 chữ Nôm (bảng unicode đã ghi khoảng 12.000 chữ)
- Nhiều tác giả, nhiều phong cách, chẳng ai chịu ai. Có khi cùng biểu thị một tiếng mà mỗi ông đòi ghi một kiểu. Cùng 1 chữ mỗi ông đọc lại khác nhau.
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,799
Động cơ
475,256 Mã lực
Không biết các cụ nghĩ sao chứ em thấy chữ Việt mình quá thông minh và tiện ah, chả có bất quy tắc này nọ, học xong bảng chữ cái khi nghe người khác nói là viết được luôn. Cữ Hán, hay chữ Anh hàng năm đều phải bổ sung từ mới, cái này ko học là ko biết luôn.
Ai bảo VN ko thêm từ mới?
Có loại bỏ được thực tế là vài nghìn năm lịch sử người Việt, cho dù sử dụng tiếng Việt từ cha sinh mẹ đẻ vẫn ko tạo ra được chữ viết phù hợp cho riêng mình hay không?

Tại sao công lao của người ta nhất quyết không chịu ghi nhận mà phải lôi người Việt nhúng vào mới được?

Hết đổ thừa thiếu người như Bùi Hiền, đến đổ thừa cho hoàn cảnh. Vài ngàn năm lịch sử nước Việt ko có thời kỳ nào yên bình ổn định mà chỉ toàn là khó khăn đói kém hay sao?

Bùi Hiền, có xá gì mà đem ra so sánh được.

Ông tây kia, cho dù xuất thân của ổng có gì, thì cái di sản to lớn là cái chữ Việt để lại cho người Việt, là cái công ơn ko thể phủ nhận, xóa nhòa. Ổng làm thay công việc mà hàng trăm thế hệ, hàng ngàn năm người Việt ko làm được thì phải ghi nhận công ơn đó chứ ko phải tìm đường tìm cách mà hạ thấp nó xuống.
May có ông kia nên chuyển qua hệ Latinh.
Chứ giờ VN vẫn ôm lấy chữ Nôm e nghĩ nát hơn nhiều nữa.
 

Khờ .

Xe tải
Biển số
OF-835299
Ngày cấp bằng
12/6/23
Số km
290
Động cơ
12,719 Mã lực
Tuổi
113
Ngôn ngữ (bao gồm âm thanh và chữ viết) là công cụ để biểu thị "Tư tưởng - Ý". Nếu nghe hoặc đọc qua từ "tư tưởng" ta có thể hiểu được nhưng nếu tập trung vào hai chữ này đủ lâu, ta sẽ thấy nó "vô nghĩa một cách trống rỗng".

Cái chúng ta đang khen ngợi sự tiện lợi của ngôn ngữ hệ la tinh chỉ dựa vào "nền tảng cá nhân" do chúng ta đã biết về nó. Hệ ngôn ngữ la tinh tuy có vẻ dễ dàng để đọc nhưng chúng cũng cần một hệ thống "giải thích" đi kèm. Đứa trẻ dễ dàng đọc được từ "mặt trời" sau khi học xong bảng chữ cái nhưng nếu không được người lớn chỉ cho nó ông mặt trời cụ thể hay dùng những công cụ ngôn ngữ mô tả thì nó sẽ chỉ có thể đọc mà không biết "mặt trời" nghĩa là gì. Ngoài ra, đứa trẻ có thể nắm bắt được "ý" của ngôn ngữ do âm thanh phát ra do những trao đổi thường xuyên của người lớn.

Dạng ngôn ngữ chữ Hán tuy khó khăn ban đầu để ghi nhớ thành thạo chữ nhưng mỗi chữ khi học tự thân nó đã được "giải thích" thông qua các "cách lý giải" đi kèm. Chưa kể, những lý giải đó cộng với điển tích sâu xa (nếu có) giúp chúng ta có thể hiểu tường minh bản chất của cái "hình tư tưởng" của người muốn biểu đạt nó cũng như bản chất của đời sống. Đó cũng là nhược điểm của ngôn ngữ hệ la tinh, nó dễ học nhưng "biểu hiện" hời hợt nếu không sử dụng một "hệ thống giải thích đi kèm".

Câu chuyện ở đây là chúng ta đập trứng vào phở để ăn luôn hay ăn phở xong sau đó gọi trứng trần húp tiếp.

Em nghĩ là như thế.
 
Biển số
OF-613979
Ngày cấp bằng
6/2/19
Số km
3,153
Động cơ
189,113 Mã lực
Tuổi
43
Ngôn ngữ (bao gồm âm thanh và chữ viết) là công cụ để biểu thị "Tư tưởng - Ý". Nếu nghe hoặc đọc qua từ "tư tưởng" ta có thể hiểu được nhưng nếu tập trung vào hai chữ này đủ lâu, ta sẽ thấy nó "vô nghĩa một cách trống rỗng".

Cái chúng ta đang khen ngợi sự tiện lợi của ngôn ngữ hệ la tinh chỉ dựa vào "nền tảng cá nhân" do chúng ta đã biết về nó. Hệ ngôn ngữ la tinh tuy có vẻ dễ dàng để đọc nhưng chúng cũng cần một hệ thống "giải thích" đi kèm. Đứa trẻ dễ dàng đọc được từ "mặt trời" sau khi học xong bảng chữ cái nhưng nếu không được người lớn chỉ cho nó ông mặt trời cụ thể hay dùng những công cụ ngôn ngữ mô tả thì nó sẽ chỉ có thể đọc mà không biết "mặt trời" nghĩa là gì. Ngoài ra, đứa trẻ có thể nắm bắt được "ý" của ngôn ngữ do âm thanh phát ra do những trao đổi thường xuyên của người lớn.

Dạng ngôn ngữ chữ Hán tuy khó khăn ban đầu để ghi nhớ thành thạo chữ nhưng mỗi chữ khi học tự thân nó đã được "giải thích" thông qua các "cách lý giải" đi kèm. Chưa kể, những lý giải đó cộng với điển tích sâu xa (nếu có) giúp chúng ta có thể hiểu tường minh bản chất của cái "hình tư tưởng" của người muốn biểu đạt nó cũng như bản chất của đời sống. Đó cũng là nhược điểm của ngôn ngữ hệ la tinh, nó dễ học nhưng "biểu hiện" hời hợt nếu không sử dụng một "hệ thống giải thích đi kèm".

Câu chuyện ở đây là chúng ta đập trứng vào phở để ăn luôn hay ăn phở xong sau đó gọi trứng trần húp tiếp.

Em nghĩ là như thế.
Em công nhận là hệ chữ tượng hình biểu đạt phong phú nhưng khó học. Ngay cả người TQ cũng không biết hết chữ của họ chứ chưa nói tới chiết tự. Vậy thì cái nào hơn, phổ thông đại chúng hay chỉ nhóm nhỏ tinh hoa. Em nghĩ là phổ thông vẫn hơn.
Còn chữ Hán sang mình, các cụ mình cũng có phải cụ nào cũng tinh hoa bật bật đâu. Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm, chứ có mấy cụ hiểu được kẻ đại nhân cho dù đứng ở ngã tư đường thì mười phân vẹn mười nhất định phải giữ được cái tâm của mình. Đó là chữ Đức. Chữ nhân nằm trong nhà là chữ tù, chữ nhân dang tay ra là chữ đại, chấm thêm phát cho có chym là chữ thái. Thái giám thế nào thì em chịu :))
Thôi em cứ e xờ e xe sắc máy cho chắc :))
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Ngôn ngữ (bao gồm âm thanh và chữ viết) là công cụ để biểu thị "Tư tưởng - Ý". Nếu nghe hoặc đọc qua từ "tư tưởng" ta có thể hiểu được nhưng nếu tập trung vào hai chữ này đủ lâu, ta sẽ thấy nó "vô nghĩa một cách trống rỗng".

Cái chúng ta đang khen ngợi sự tiện lợi của ngôn ngữ hệ la tinh chỉ dựa vào "nền tảng cá nhân" do chúng ta đã biết về nó. Hệ ngôn ngữ la tinh tuy có vẻ dễ dàng để đọc nhưng chúng cũng cần một hệ thống "giải thích" đi kèm. Đứa trẻ dễ dàng đọc được từ "mặt trời" sau khi học xong bảng chữ cái nhưng nếu không được người lớn chỉ cho nó ông mặt trời cụ thể hay dùng những công cụ ngôn ngữ mô tả thì nó sẽ chỉ có thể đọc mà không biết "mặt trời" nghĩa là gì. Ngoài ra, đứa trẻ có thể nắm bắt được "ý" của ngôn ngữ do âm thanh phát ra do những trao đổi thường xuyên của người lớn.

Dạng ngôn ngữ chữ Hán tuy khó khăn ban đầu để ghi nhớ thành thạo chữ nhưng mỗi chữ khi học tự thân nó đã được "giải thích" thông qua các "cách lý giải" đi kèm. Chưa kể, những lý giải đó cộng với điển tích sâu xa (nếu có) giúp chúng ta có thể hiểu tường minh bản chất của cái "hình tư tưởng" của người muốn biểu đạt nó cũng như bản chất của đời sống. Đó cũng là nhược điểm của ngôn ngữ hệ la tinh, nó dễ học nhưng "biểu hiện" hời hợt nếu không sử dụng một "hệ thống giải thích đi kèm".

Câu chuyện ở đây là chúng ta đập trứng vào phở để ăn luôn hay ăn phở xong sau đó gọi trứng trần húp tiếp.

Em nghĩ là như thế.
Chữ viết dùng để truyền tải thông tin, nhưng không phải là dạng truyền tải duy nhất. Chữ viết nên tập trung tối đa vào tính dễ phổ quát, dễ sử dụng của nó, hơn là học đòi ôm đồm luôn chức năng của các dạng truyền tải thông tin khác.

Đứa trẻ đọc chữ mặt trời không hiểu mặt trời là gì. Nhưng đứa trẻ TQ nhìn ký tự chữ Hán chỉ "Dương", "Nhật" cũng đâu có biết "dương", "nhật" đó là cái chi chi. Rốt cuộc rồi người ta cũng phải lôi nó ra ngoài chỉ vào mặt trời, cho nó xem tranh, ảnh, tư liệu đồ rồi dạy cho nó biết.

Ôm đồm nhiều vào làm gì. Phức tạp hóa mọi thứ lên làm gì. Chữ viết vốn nên chỉ tập trung vào chức năng ý nghĩa nhất của nó: ghi lại tiếng nói dưới dạng thông tin văn bản mà không phải để dành chiết tự giải thích nó.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,638
Động cơ
463,256 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em công nhận là hệ chữ tượng hình biểu đạt phong phú nhưng khó học. Ngay cả người TQ cũng không biết hết chữ của họ chứ chưa nói tới chiết tự. Vậy thì cái nào hơn, phổ thông đại chúng hay chỉ nhóm nhỏ tinh hoa. Em nghĩ là phổ thông vẫn hơn.
Còn chữ Hán sang mình, các cụ mình cũng có phải cụ nào cũng tinh hoa bật bật đâu. Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm, chứ có mấy cụ hiểu được kẻ đại nhân cho dù đứng ở ngã tư đường thì mười phân vẹn mười nhất định phải giữ được cái tâm của mình. Đó là chữ Đức. Chữ nhân nằm trong nhà là chữ tù, chữ nhân dang tay ra là chữ thái, chấm thêm phát cho có chym là chữ thái. Thái giám thế nào thì em chịu :))
Thôi em cứ e xờ e xe sắc máy cho chắc :))
Em tưởng là : xờ em xem :))
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,248
Động cơ
1,064,307 Mã lực
Có loại bỏ được thực tế là vài nghìn năm lịch sử người Việt, cho dù sử dụng tiếng Việt từ cha sinh mẹ đẻ vẫn ko tạo ra được chữ viết phù hợp cho riêng mình hay không?

Tại sao công lao của người ta nhất quyết không chịu ghi nhận mà phải lôi người Việt nhúng vào mới được?

Hết đổ thừa thiếu người như Bùi Hiền, đến đổ thừa cho hoàn cảnh. Vài ngàn năm lịch sử nước Việt ko có thời kỳ nào yên bình ổn định mà chỉ toàn là khó khăn đói kém hay sao?

Bùi Hiền, có xá gì mà đem ra so sánh được.

Ông tây kia, cho dù xuất thân của ổng có gì, thì cái di sản to lớn là cái chữ Việt để lại cho người Việt, là cái công ơn ko thể phủ nhận, xóa nhòa. Ổng làm thay công việc mà hàng trăm thế hệ, hàng ngàn năm người Việt ko làm được thì phải ghi nhận công ơn đó chứ ko phải tìm đường tìm cách mà hạ thấp nó xuống.
Khách quan thì nó phải dc đánh giá một cách khoa học, gạt bỏ những yếu tố khác. Nhưng cũng không nên quan trọng quá vì mọi thứ đều có giới hạn.
Người Ai Cập có cả thời gian dài còn chả quan tâm đến hệ chữ tượng hình của cha ông họ.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,899
Động cơ
488,547 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Chữ viết nó là văn minh của nhân loại, chữ Hán là chỉ nước Hán phổ cập nó chứ không phải do người Hán nghĩ ra, mà trải qua cả mấy nghìn năm con người mới chuẩn hoá được.
chữ viết của 1 dân tộc phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố, lịch sử, văn hoá, xã hội, nếu đặt yếu tố "nghĩ ra" làm trọng, chắc giáo sư Bùi Hiền sẽ thành ông tổ Tiếng Việt.
Lịch sử và địa lý ảnh hưởng khác lớn đến chữ viết của ta, đấy ông Lào ông Cam cũng như ta mà chữ thì như nắm giá đỗ.
Chúng ta cảm ơn Chúa! nhờ tư tưởng của Người, những tông đồ người Châu Âu đã cập bến xứ An Nam, họ đã phiên thổ ngữ ra tiếng La Tinh.
Chúng ta cảm ơn người Pháp, tuy họ xâm lược và lấy đi khá nhiều của cải, nhưng giá trị đem lại cũng không nhỏ, trong đó có phổ cập chữ viết.
Chúng ta cảm ơn 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản, đó là tiền đề cho cách mạng tháng 8.
Rồi cũng phải cảm ơn chính sách ngu dân của Bảo Đại, nhờ đó mà 90% dân không biết đọc biết viết, từ đó mà phổ cập chữ quốc ngữ dễ dàng hơn....
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,690 Mã lực
Tuổi
44
Có loại bỏ được thực tế là vài nghìn năm lịch sử người Việt, cho dù sử dụng tiếng Việt từ cha sinh mẹ đẻ vẫn ko tạo ra được chữ viết phù hợp cho riêng mình hay không?

Tại sao công lao của người ta nhất quyết không chịu ghi nhận mà phải lôi người Việt nhúng vào mới được?

Hết đổ thừa thiếu người như Bùi Hiền, đến đổ thừa cho hoàn cảnh. Vài ngàn năm lịch sử nước Việt ko có thời kỳ nào yên bình ổn định mà chỉ toàn là khó khăn đói kém hay sao?

Bùi Hiền, có xá gì mà đem ra so sánh được.

Ông tây kia, cho dù xuất thân của ổng có gì, thì cái di sản to lớn là cái chữ Việt để lại cho người Việt, là cái công ơn ko thể phủ nhận, xóa nhòa. Ổng làm thay công việc mà hàng trăm thế hệ, hàng ngàn năm người Việt ko làm được thì phải ghi nhận công ơn đó chứ ko phải tìm đường tìm cách mà hạ thấp nó xuống.
Em đọc mà chẳng hiểu ý cụ muốn gì. Chúng ta đều đã công nhận công lao sáng tạo ra chữ Quốc ngữ của mấy ông giáo sỹ, bằng chứng là chúng ta đã công nhận nó được sáng tạo bởi họ và taất cả các tài liệu có liên quan đều đã ghi rằng nó được sáng tạo bởi mấy ô g đó. Em ở còm trên cũng đã nói công sáng tạo thuộc về họ. Vậy cụ còn muốn đất nước VN phải làm gì nữa để ghi nhận công ơn ? Lập đền thờ, xây lăng tưởng niệm hay là làm gì?
Còn phổ truyền và phát triển được đến như ngày nay, thì công lớn là của cụ Hồ và Việt Minh. Nó cũng giống như cái đèn điện chẳng hạn, Edison là người sáng chế ra. Nhưng có công triển khai sản xuất hàng loạt và phổ biến đến toàn dân lại là công của các nhà sản xuất và phân phối. Đứng ở phương diện này mà nhìn , ông Edison hay mấy ông giáo sỹ còn phải cảm ơn các nhà sản xuất. Không có họ thì cái sáng tạo của ông cũng vứt xó mà thôi.
Nói về chữ viết, tại sao nhà cầm quyền lại đóng vai trò quan trọng trong việc phổ truyền một loại chữ, vì nó phù hợp với mục đích của họ. Như Ấn độ chẳng hạn, em không rõ người Ấn có sáng tạo ra được chữ viết riêng của họ không, nhưng người Anh là người cai trị và họ quyết định tiếng Anh phải là thứ tiếng được dùng chính thống và là quốc ngữ. Như vậy nếu người Ấn có sáng tạo ra được chữ viết riêng của mình thì cũng bị dẹp sang một bên, thậm chí có khi còn bị tiêu diệt, cả người viết và người nói thứ tiếng ấy. Các nước thuộc địa ở châu Phi cũng vậy thôi. Nhiều nước phải dùng tiếng Pháp làm tiếng phổ thông. Gửi cụ thông tin về phong trào " Bình dân học vụ". Theo thống kê thì ở thời điểm đó 95% dân số VN mù chữ, và chỉ có 1,8% người được học hành. Người Pháp trước đó đã quy định chữ quốc ngữ là chữ viết chính thống. Cụ Hồ nhận thấy nhiều ưu điểm của nó như dễ nhớ, dễ học, và dễ tìm thầy dạy...nên đã chọn nó để phổ truyền. Nếu lúc bấy giờ mà có một chuyên gia ngôn ngữ giỏi , tham khảo chữ quốc ngữ chẳng hạn, chế cháo ra một loại chữ nó khang khác đi một tý rồi đưa cho cụ Hồ thì có lẽ cụ Hồ cũng chọn loại chữ ấy cũng nên.
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,616 Mã lực
Ưu điểm là dùng ghi được chữ tiếng Việt ( chữ Hán ghi tiếng Hán, ko phải tiếng Việt)

Nhược điểm thì nhiều:

- phức tạp, nhiều nét hơn chữ Hán, muốn học chữ nôm trước phải thạo chữ Hán
- biểu ý chứ ko phải ký âm. ko có quy luật tuyệt đối. Mỗi chữ ghi một tiếng, muốn học biết tiếng nào phải thuộc mặt chữ tiếng đó. Khác với chữ quốc ngữ chỉ cần nhận mặt chữ cái và quy luật ghép vần.
- 80.000 - 100.000 chữ Hán thì cũng phải 30.000 chữ Nôm (bảng unicode đã ghi khoảng 12.000 chữ)
- Nhiều tác giả, nhiều phong cách, chẳng ai chịu ai. Có khi cùng biểu thị một tiếng mà mỗi ông đòi ghi một kiểu. Cùng 1 chữ mỗi ông đọc lại khác nhau.
Học chữ quốc ngữ có hạn chế chỉ hiểu âm chứ không hiểu nghĩa! Do đó mới dẫn đến sai chính tả, hiểu nhầm ý lung tung cả lên
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,026
Động cơ
874,964 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Với em, lọt lòng mẹ sinh ra rồi đi học vỡ lòng là chữ viết mà 100 triệu người Việt đang dùng bây giờ, nên em ko có lý do gì để ghét Ông Alexandre de Rhodes, phải biết ơn ông ý thì mới đúng.

Người dân Việt nam xem biểu diễn ở Nhát Hát lớn có cần (nên) biết ơn người Pháp không?
Lính Taliban chạy Humvee có cần (nên) biết ơn lính Mỹ để lại xe không?

Em liều đoán là các cụ dòng Tên sáng tạo ra bộ chữ với Mục đích chính là tạo thuận lợi cho nhiệm vụ của các cụ ấy chứ không hẳn Mục đích chính là vì nước Việt đang không có 1 bộ chữ để tiếp cận tri thức.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,432 Mã lực
Người dân Việt nam xem biểu diễn ở Nhát Hát lớn có cần (nên) biết ơn người Pháp không?
Lính Taliban chạy Humvee có cần (nên) biết ơn lính Mỹ để lại xe không?

Em liều đoán là các cụ dòng Tên sáng tạo ra bộ chữ với Mục đích chính là tạo thuận lợi cho nhiệm vụ của các cụ ấy chứ không hẳn Mục đích chính là vì nước Việt đang không có 1 bộ chữ để tiếp cận tri thức.
Việc gì phải liều hả bác?
Các ổng giành được 1 dự án Sản xuất chữ cho dân Việt Nam, không rõ ai là Chủ đầu tư, không rõ có phải hoa hồng ting ting gì không.
Và họ đã hoàn thành dự án, vậy thôi bác.

Còn tôi thì cảm ơn cả Chủ đầu tư cả ông Đờ Rốt và đồng nghiệp.
Nếu không thì bi giờ có khi vẫn đang hửi mông con trâu nước.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,026
Động cơ
874,964 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Việc gì phải liều hả bác?
Các ổng giành được 1 dự án Sản xuất chữ cho dân Việt Nam, không rõ ai là Chủ đầu tư, không rõ có phải hoa hồng ting ting gì không.
Và họ đã hoàn thành dự án, vậy thôi bác.

Còn tôi thì cảm ơn cả Chủ đầu tư cả ông Đờ Rốt và đồng nghiệp.
Nếu không thì bi giờ có khi vẫn đang hửi mông con trâu nước.
Nhật họ cũng phiên ra 1 bộ chữ.
Rhodes mon men, bị chặn không cho vào.

Họ có phải ngửi cái cụ nói không?
Dân tộc Nhật không có bộ chữ mới thì có tiếp cận được tri thức không?
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Có loại bỏ được thực tế là vài nghìn năm lịch sử người Việt, cho dù sử dụng tiếng Việt từ cha sinh mẹ đẻ vẫn ko tạo ra được chữ viết phù hợp cho riêng mình hay không?

Tại sao công lao của người ta nhất quyết không chịu ghi nhận mà phải lôi người Việt nhúng vào mới được?

Hết đổ thừa thiếu người như Bùi Hiền, đến đổ thừa cho hoàn cảnh. Vài ngàn năm lịch sử nước Việt ko có thời kỳ nào yên bình ổn định mà chỉ toàn là khó khăn đói kém hay sao?

Bùi Hiền, có xá gì mà đem ra so sánh được.

Ông tây kia, cho dù xuất thân của ổng có gì, thì cái di sản to lớn là cái chữ Việt để lại cho người Việt, là cái công ơn ko thể phủ nhận, xóa nhòa. Ổng làm thay công việc mà hàng trăm thế hệ, hàng ngàn năm người Việt ko làm được thì phải ghi nhận công ơn đó chứ ko phải tìm đường tìm cách mà hạ thấp nó xuống.
Chết thật, đó là cái hậu quả của việc học lịch sử thế giới và vn không sõi nhưng lại phát triển phán đoán rồi ngộ nhận. Ngộ nhận thứ khác không sao lại ngộ nhận về một thứ có tính dân tộc.
trên thế giới có bao nhiêu nền văn minh, bao nhiêu hệ chữ viết, lịch sử VN trải qua bao nhiêu giai đoạn, tiếp biến bao nhiêu loại văn minh.Nghiên cứu xong rồi phán xét cũng chưa muộn.
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,432 Mã lực
Nhật họ cũng phiên ra 1 bộ chữ.
Rhodes mon men, bị chặn không cho vào.

Họ có phải ngửi cái cụ nói không?
Dân tộc Nhật không có bộ chữ mới thì có tiếp cận được tri thức không?
Ta thậm chí lúc đó chưa có bộ chữ cho nó tử tế, bác ạ.
Thế nên, không có gì để "bảo vệ màu cờ sắc áo" cả.

Xét như thế, bộ chữ latin có lẽ đã đẩy Việt Nam tiến nhanh hơn tới tri thức, tạm cho là 20 năm??!!
Còn anh Nhựt lùn, anh tàu khựa, ..., vì bộ chữ đặc trưng của mình, có lẽ đã bị đẩy lùi lại tương ứng không chừng.

Chứng minh 2 con số trên: Tôi chịu, nhưng tôi cho nó là hợp logic.

Còn nếu như dân ta học thêm 1 ngôn ngữ cuốc tế, ngay từ lớp 1 hay lớp 0, như tụi Singapore đang làm, thì còn nhanh nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top