[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Ở Tàu, các dân tộc ít người khác vẫn sống tốt.
Ở VN, cac sắc dân ở cùng nó, kê cả dân Tàu, dân tinh hoa ngày xưa thời nhà Minh, gọi là Minh hương,...đều thui chột, biến mất dần dần, chả mấy ai sống nổi. :D, em nói thật. Cac cụđến thăm các tháp chàm dọc miền Trung sẽ hiểu, cả một cộngđồng lớn, khủng khiếp cỡ nào mà giờ còn lơ thơ mấyngười.
Ở Tàu, tất cả các dân tộc bị Hán hóa hết, nhiều dân tộc mất hết cả ngôn ngữ của họ, bây giờ chỉ còn nói mỗi tiếng Tàu thôi.
Còn dân tộc Việt thì không bao giờ bị Hán hóa cả.

 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,836
Động cơ
576,030 Mã lực
Thời kỳ đấy Bắc VN cũng không phải 1 dân tộc. Quảng đông cũng thế.

Ở BV, vùng núi phía tây và nam do người thuộc ngữ hệ Mon-khmer cư trú. Vùng núi phía bắc và đồng bằng do người ngữ hệ Tai cư trú. Ngoài ra còn cả người Austronesian cùng gốc với thổ dân Đài loan xen kẽ.

Ở QĐ trừ việc không có ngữ hệ Mon-Khmer, còn lại cũng thế.

Cùng tộc thì tiếng nói giống nhau như Tai ở Lưỡng Quảng và Bắc Việt
Cũng tộc vẫn khác tiếng nói đầy ra mà cụ. Tuỳ theo các phân loại kiểu gì: gen, văn hoá, ngôn ngữ, chữ viết, ...
Theo phân loại phả hệ gen thì dân Nam Tàu, Bắc Việt và Bắc Thái vẫn là 1 chủng tộc. Cái này em thấy bên các trang nước ngoài phân tích khá rõ rồi:
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Cũng tộc vẫn khác tiếng nói đầy ra mà cụ. Tuỳ theo các phân loại kiểu gì: gen, văn hoá, ngôn ngữ, chữ viết, ...
Theo phân loại phả hệ gen thì dân Nam Tàu, Bắc Việt và Bắc Thái vẫn là 1 chủng tộc. Cái này em thấy bên các trang nước ngoài phân tích khá rõ rồi:
Đại chủng/chủng tộc/dân tộc khác nhau đấy.

Cùng dân tộc thì tiếng nói giống nhau trừ phi bị đồng hóa nhưng cùng chủng tộc thì ngôn ngữ đã khác khá nhiều do địa lý, do ảnh hưởng...

VD người thuộc chủng Tai phân bổ từ Nam TQ sang Bắc VN, Myanmar, Thái, Lào... nhưng ngôn ngữ (và cả phong tục, văn hóa) có khác biệt. Ngôn ngữ của người Thái lan pha nhiều từ khmer/pali, ngôn ngữ của người Zhuang pha nhiều từ Hán, ngôn ngữ người Tày-Nùng pha nhiều từ Việt...v.v
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,836
Động cơ
576,030 Mã lực
Đại chủng/chủng tộc/dân tộc khác nhau đấy.

Cùng dân tộc thì tiếng nói giống nhau trừ phi bị đồng hóa nhưng cùng chủng tộc thì ngôn ngữ đã khác khá nhiều do địa lý, do ảnh hưởng...

VD người thuộc chủng Tai phân bổ từ Nam TQ sang Bắc VN, Myanmar, Thái, Lào... nhưng ngôn ngữ (và cả phong tục, văn hóa) có khác biệt. Ngôn ngữ của người Thái lan pha nhiều từ khmer/pali, ngôn ngữ của người Zhuang pha nhiều từ Hán, ngôn ngữ người Tày-Nùng pha nhiều từ Việt...v.v
Em thì cứ theo phả hệ gen thôi. Vì nó giống kiểu chung 1 gốc.
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Tiếng VN và tiếng QĐ đều có 2 thành phần. Bản địa và vay mượn Hán. Ở tiếng Việt thì gốc Hán 50-70% chứ QĐ gần như tuyệt đối.

Tuy nhiên vẫn có những từ Quảng thuần bản địa mà người Hán nói tiếng phổ thông không hiểu.

Nghe phát âm tiếng VN và Quảng thấy gần giống chính là do phần cả 2 cùng vay Hán và giữ lại phát âm đời Đường. Phát âm đó đã bị biến đổi trong tiếng phổ thông nên nghe khác.

VD Thiếu lâm (VN), Siu Lam (QĐ): nghe rất giống nhau. Shao Lin(âm BK, nghe như Xạo lìn)
Hương Cảng (VN), Hoóng coỏng (QĐ), Xiang Găng (BK-nghe như Sang Cảng))
 
Chỉnh sửa cuối:

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,836
Động cơ
576,030 Mã lực
CÓ ĐÚNG “TIẾNG VIỆT MƯỢN NGÔN NGỮ HÁN” ???
------------------
Năm 1912, trong công trình nghiên cứu đầu tiên và có ảnh hưởng lớn tới tiếng Việt: “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri Maspero cho rằng, tiếng Việt vay mượn khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán. Tuy nhiên, ông không phải người đầu tiên đề xuất điều này. Trước đó, vào năm 1838 Giám mục Taberd từng phát biểu: “tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”. Nhiều học giả cho rằng, cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc.
Ý tưởng của những nhà ngôn ngữ tiên phong đó không chỉ xuyên suốt thế kỷ XIX, XX mà còn thống trị tới hôm nay. Trong giáo trình ngữ văn của các Đại học danh tiếng thế giới vẫn ghi con số tròn trịa: tiếng Việt mượn 60% từ ngôn ngữ Hán.
Nhưng đó có phải là sự thật?
Những nghiên cứu mới nhất về lịch sử văn hóa phương Đông cho thấy, 40.000 năm trước, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Cho tới 4.000 năm TCN, người Lạc Việt là chủ nhân của Trung Hoa và tạo dựng nơi đây nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Tiếng Lạc Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa.
Năm 2698 TCN, những bộ lạc du mục Mông Cổ trên bờ Bắc Hoàng Hà do thị tộc Hiên Viên dẫn đầu, vượt sông vào chiếm đất của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng, nhưng do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ sớm bị người Lạc Việt bản địa đồng hóa về máu huyết và văn hóa. Do ngôn ngữ nghèo, họ buốc phải học tiếng nói của người Lạc Việt. Tuy nhiên trong vai trò thống trị xã hội, người Mông Cổ áp đặt cách nói Mông Cổ (Mongol parlance): thành phần phụ đứng trước, thành phần chính ở sau cho cộng đồng. Do vậy, về bản chất, tiếng nói của các vương triều Hoa Hạ là tiếng Việt được nói theo cách nói Mông Cổ.
Đến thời Chu, do dân du mục phương Bắc nhập cư làm cho tiếng nói bị pha trộn nên triều đình khuyến khích dân dùng Nhã ngữ là tiếng nói chuẩn mực của phương Nam. Trong khi đó, ở ngoài ranh giới vương triều Hoa Hạ, nhất là phía nam Dương Tử là cộng đồng Lạc Việt đông đảo vẫn nói tiếng Việt.
Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, Hoàng Đế sai Khương Hiệt làm chữ viết. Nhưng trong lịch sử Trung Hoa chữ viết chỉ xuất hiện sau năm 1300 TCN khi vua Bàn Canh nhà Thương chiếm đất An Dương của người Lạc Việt ở Hà Nam. Vào An Dương, phát hiện chữ Giáp cốt của người bản địa, nhà Ân đã tập trung phát triển thứ văn tự vốn chỉ dùng cho bói toán, cúng tế sang các lĩnh vực chép sử, địa lý, hành chính, nhân sự… Sang thời Chu, chữ được viết trên lụa, thẻ tre và được dùng phổ biến hơn.
Quá trình tiếng nói trở thành đơn âm và hữu thanh.
Tiếng Lạc Việt có nguồn gốc từ đất tổ châu Phi nên cũng như nhiều tiếng nói khác là đa âm và vô thanh. Tuy nhiên, do lịch sử riêng của mình, tiếng Việt dần trở nên đơn âm và hữu thanh. Quá trình như sau.
Khảo cổ học phát hiện khoảng 9.000 năm trước, tại văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam xuất hiện những ký tự tượng hình đầu tiên. Điều này cho thấy, do phương thức tư duy tổng hợp nên người Lạc Việt trừu tượng hóa, cách điệu hóa hình ảnh của vật thể thành ký hiệu tượng hình, như hình bàn tay, bàn chân, con gà, con chó, ngọn lửa, mặt trăng, mặt trời… để ghi nhận những vật thể đó. Nhờ thế sáng tạo loại chữ tượng hình, đơn lập mà mỗi tiếng được ghi trọn trong một chữ. Mỗi tiếng đa âm muốn được ký tự, buộc phải bỏ phần phụ để trở thành đơn âm. Thí dụ: Krong phải bỏ K để thành rồng, sông, giang; Blời phải bỏ b để đọc thành trời, thiên…
Tại đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, từ thời Chu, chữ tượng hình được sử dụng rộng rãi, nên ngày càng nhiều tiếng được ký tự, khiến cho ngôn ngữ đơn âm hóa ngày một nhiều. Tuy nhiên, có thực tế là, tiếng nói có từ lâu còn chữ mới được chế ra nên chữ luôn ít hơn tiếng. Vì vậy, buộc người làm chữ phải chọn những tiếng thông dụng nhất, quan trọng nhất để ký tự. Đồng thời dùng nhiều cách thức khác nhau như từ đồng âm để tăng số lượng tiếng được ký tự. Nhưng dù có làm vậy thì cũng còn rất nhiều tiếng không có chữ. Những tiếng này không bao giờ xuất hiện trên văn bản mà chỉ được người dân trao đổi truyền miệng với nhau, gọi là tiếng Nôm.
Khi tiếng trở nên đơn âm thì tự nhiên sẽ sinh ra thanh điệu: chỉ cần nói nặng hay nhẹ đi là một tiếng này thành tiếng khác, với nghĩa khác: Thanh, Thành, Thánh… Do vậy, ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, ngôn ngữ đơn âm và hữu thanh ra đời sớm.
Sau thời Hán, nhiều triệu người Mông Cổ phương Bắc tràn vào Trung Quốc, làm cho tiếng nói bị pha tạp, khiến người dân trong nước không hiểu được nhau. Vì vậy, khi lập nước, nhà Đường quy định dùng tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói của triều đình. Chủ thể của dân cư Trung Quốc thời Đường là người Việt nói tiếng Việt. Do điều kiện địa lý, lịch sử riêng, người dân Tràng An có cách phát âm của người kinh đô, được triều đình cho là chuẩn nên lệnh cho các quan lại khi lâm triều phải nói ngôn ngữ Tràng An. Tiếng nói đó được gọi là Đường âm, cũng được gọi là quan thoại.
Trong ngôn ngữ Việt, mỗi vật thường được thể hiện bằng một vài tiếng khác nhau như: Nguồn = ngọn; Trong = giữa; Mơ = mơi = mai; Kẻ = cái= cổ; Gần = cạnh = cận; Krong = sông = giang…
Tại cộng đồng Lạc Việt vùng trung lưu Hoàng Hà, do ảnh hưởng của cách phát âm Mông Cổ nên một số tiếng được nói trại đi. Chẳng hạn, do âm “ng” bị nuốt nên nguồn đọc thành hon, hòn rồi thành hán. Sông Nguồn thành Hán Thủy. Đồng thời cũng do cách biến âm như vậy nên tại đây có thể xuất hiện những từ mới:
Nguồn = ngọn -> nguyên
Trong = giữa -> trung
Kẻ = cái -> cổ
Krong = sông = giang -> xuyên
Những từ mới này tới thời Đường được chuyển thành Đường âm. Đường âm được mang sang sử dụng ở Việt Nam.
Trong khi đó, tại vùng đất của người Việt bên ngoài vương triều Trung Hoa, nhất là phía nam Dương Tử, cuộc sống tiến triển chậm chạp. Tuy người Việt sáng tạo chữ tượng hình từ 9000 năm trước, nhưng cho tới 4000 năm cách nay, chữ ở Cảm Tang Quảng Tây vẫn chỉ dùng cho cúng tế và bói toán. Cố nhiên, quá trình đơn âm hóa và hữu thanh hóa có diễn ra nhưng rất chập chạp nên ngôn ngữ ít thay đổi.
Vào thời Chiến quốc, và sau đó, do biến động của lịch sử, nhiều triệu người dân phía Bắc xâm nhập Trung Quốc, đẩy người từ Trung Nguyên di cư xuống phía Nam. Trong dòng di dân này, có nhóm người Tày-Thái và người Hakka di cư xuống Nam Dương Tử và Bắc Việt Nam.
Khoảng 300 năm TCN, nước biển rút, đồng bằng sông Hồng hình thành. Những con người năng động nhất trong các bộ tộc Lạc Việt trên đất Đông Dương và Nam Dương Tử kéo về khai thác vùng đất mới. Cũng thời điểm này, nước Sở diệt nước Việt, khiến cho một bộ phân người Việt tiến xuống dồng bằng. Do cùng huyết thống và văn hóa, những dòng người này hòa hợp nhau. Nhờ sống chung với nhóm người Tày-Thái và Hakka, vốn từ Trung Nguyên về, tiếng nói của người đồng bằng chuyển dần sang đơn âm và hữu thanh. Kết quả là hình thành nhóm sắc tộc mới ở đồng bằng, sau này được gọi là người Kinh. Như vậy, người Kinh là tổng hòa của mọi người Việt sống ở đồng bằng sông Hồng.
Quá trình hình thành tiếng nói của người Kinh
Cùng tập trung vào vùng đất không rộng lắm, lại bằng phẳng, giao thông thủy bộ thuận lợi, kinh tế phồn vinh nên sự tiếp xúc diễn ra mạnh mẽ. Nhất là sau khi người Hán thống trị, chữ Hán được phổ biến, tiếng nói của người bản địa vốn từ lâu có sự dịch chuyển sang đơn âm và hữu thanh, bây giờ được đẩy nhanh hơn.
Từ thế kỷ VIII Đường âm được đưa sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, được gọi là chữ Nho. Tuy chưa có điều kiện khảo cứu nhưng tôi cho rằng, trong Đường âm có những từ mới do người Việt vùng lưu vực Hoàng Hà sáng tạo như “nguyên”(nguồn) hay “xuyên” (sông)… Khi đưa về Việt Nam, những từ này làm giàu thêm cho tiếng Việt.
Thế kỷ X, khi giành lại độc lập, nước ta tiếp tục dùng chữ Nho như là quốc ngữ. Tuy nhiên, có thực tế là, trong tiếng nói ở đồng bằng sông Hồng, rất nhiều tiếng không được ký tự. Bên cạnh những tiếng được ký tự (gọi là chữ, khoảng 70%) cũng còn khoảng 30% tiếng không được ký tự, gọi là Nôm. Một thời gian dài, những tiếng Nôm không được xuất hiện trên giấy tờ. Điều này là cản trở lớn tới mọi hoạt động xã hội. Vì vậy, vào thời Trần, chữ Nôm được tạo ra để ghi tiếng Nôm. Nhờ vậy, hầu hết tiếng Việt được bảo tồn.
Trong khi ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, những tiếng không được ký tự, chỉ nói truyền miệng trong dân gian nên lâu dần bị mai một. Tình trạng này cũng diễn ra ở miền Nam Trung Quốc. Trong quá trình văn tự hóa ngôn ngữ cũng xuất hiện một số lượng tiếng không được ký tự mà dân gọi là tiếng Nôm. Trước năm 1949, dân Giang Nam chủ yếu nói tiếng địa phương Quảng Đông, Triều Châu, Thượng Hải… Sau năm 1949 chính quyền Trung Quốc chuẩn hóa ngôn ngữ bằng cách dùng tiếng Bắc Kinh. Mặc nhiên, trong xã hội xuất hiện một bộ phận tiếng không được ký tự mà người địa phương chỉ trao đổi riêng với nhau. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành thì ban đầu số lượng tiếng Việt này là 30%, do rơi rụng dần, nay còn khoảng 20%.
Từ thực trạng ngôn ngữ như vậy, khi khảo sát tiếng Việt, Taberd và Maspero phát hiện: trong tiếng Việt có tới 75% từ không phải là Việt. Vốn là những nhà Hán học, sùng bái văn hóa Trung Hoa, khi thấy những từ đó có trong các bản văn chữ Hán thì cho rằng, đó là từ gốc Hán và đưa tới kết luận: tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán. Khám phá của hai nhà ngôn ngữ lớn phản ánh một sự thật là trong tiếng Việt có hai bộ phận: một bộ phận được ký tự bởi chữ tượng hình và một bộ phận không được ký tự. Bộ phận có ký tự được cộng đồng người Việt sáng tạo và được bảo tồn trong chữ tượng hình. Gọi đó là từ gốc Hán hay từ Hán Việt là nhận định sai lầm nghiêm trọng cần phải bác bỏ!
Từ khi chữ Nôm thông dụng, tại Việt Nam hình thành hai mảng văn tự: chữ Nho và chữ Nôm. Tuy hai mảng văn tự này dung nạp được hầu hết tiếng nói của người Việt nhưng do khó kết hợp được với nhau trên cùng một văn bản nên gây nhiều hạn chế trong trước tác.

Chữ quốc ngữ ra đời là món quá vô giá đối với người Việt Nam. Là loại chữ đánh vần theo ABC nên chữ quốc ngữ ký âm được tất cả tiếng Việt. Điều này khiến cho ngôn ngữ Việt Nam đơn âm, hữu thanh, giai điệu uyển chuyển đồng thời có lượng từ vựng lớn, trở thành ngôn ngữ giầu có bậc nhất thế giới.
-------------------
Tác giả: Hà Văn Thuỳ
 

tranhien1979

Xe tăng
Biển số
OF-4478
Ngày cấp bằng
30/4/07
Số km
1,760
Động cơ
554,365 Mã lực
Nhân thớt này, em có tìm hiểu lại sơ lược lịch sử VN từ thời Tây Sơn đến Nguyễn. Dân Việt cận đại bỏ chữ hán là nhờ Nhà Nguyễn, và sáng tạo sử dụng ký tự latinh biểu đạt âm Việt. Thời Quang Trung, ông đã quy định chữ Nôm là quốc ngữ và phát triển giáo dục toàn quốc, nó vẫn sử dụng ký tự Hán để viết âm tiếng Việt, giống như Nhật, Hàn. Mục đích ông đưa ra để giảm phụ thuộc TQ. Nếu ông có thể sống thêm 30 50 năm và nhà Tây Sơn có thể phát triển tiếp, có lẽ chữ chúng ta giờ vẫn là chữ Nôm, như nước Nhật, sử dụng chữ Hán cổ. Tuy nhiên, sau khi, Nguyễn Anh tiêu diệt nhà Tây Sơn, đã quay lại quốc ngữ là chữ Hán (Nho). Dân chả được dạy và học vì khó với bất tiện về ngữ âm, ngôn ngữ. Nhà Nguyễn sau đó kém cỏi để mất nước, người Pháp sau áp dụng tiếng Pháp nhưng một số người Pháp vẫn sáng tạo ra chữ quốc ngữ trên nền tảng sử dụng chữ latinh để ghi âm tiếng Việt. Theo em nghĩ thì việc này chả phải họ giúp phát triển văn minh cho người Việt, mà để họ có học ngôn ngữ Việt, phục vụ cai trị người Việt khu hiểu được suy nghĩ, trao đổi của người Việt với nhau. Với mục đích đó, và lợi ích thuận lợi ghi nhận âm, tiếng biểu đạt bởi bộ chữ cái latinh cộng với Pháp cũng cai quản cả nước, nên góp phần phát triển tiếng Việt ghi bằng ký tự la tinh. Sau năm 1945, cụ Hồ cũng tận dụng cơ hội này để thúc đẩy học tập tiếng Việt, xóa mù chữ bằng chữ la tinh. Chữ Việt, trên nền tảng chữ cái la tinh, bổ sung các nguyên âm có dấu để ghi lại âm, vừa có tác dụng xóa bỏ ảnh hưởng TQ ở chữ Hán Nho, vừa xóa bỏ ảnh hưởng của Pháp, tiếng Pháp. Đây là một điểm thể hiện VN độc lập về cả ngôn ngữ, văn hóa, bên cạnh độc lập chính trị.
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,228
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Thằng nào khen đất mẹ tàu giờ bảo nó đi học chữ tàu chắc nó thắt cổ tự tử. Chỉ bốc phét ăn tiền là nhanh, khinh vcđ.
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
CÓ ĐÚNG “TIẾNG VIỆT MƯỢN NGÔN NGỮ HÁN” ???
------------------
Năm 1912, trong công trình nghiên cứu đầu tiên và có ảnh hưởng lớn tới tiếng Việt: “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri Maspero cho rằng, tiếng Việt vay mượn khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán. Tuy nhiên, ông không phải người đầu tiên đề xuất điều này. Trước đó, vào năm 1838 Giám mục Taberd từng phát biểu: “tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”. Nhiều học giả cho rằng, cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc.
Ý tưởng của những nhà ngôn ngữ tiên phong đó không chỉ xuyên suốt thế kỷ XIX, XX mà còn thống trị tới hôm nay. Trong giáo trình ngữ văn của các Đại học danh tiếng thế giới vẫn ghi con số tròn trịa: tiếng Việt mượn 60% từ ngôn ngữ Hán.
Nhưng đó có phải là sự thật?
Những nghiên cứu mới nhất về lịch sử văn hóa phương Đông cho thấy, 40.000 năm trước, người Lạc Việt từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh Hoa lục. Cho tới 4.000 năm TCN, người Lạc Việt là chủ nhân của Trung Hoa và tạo dựng nơi đây nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Tiếng Lạc Việt là chủ thể của ngôn ngữ Trung Hoa.
Năm 2698 TCN, những bộ lạc du mục Mông Cổ trên bờ Bắc Hoàng Hà do thị tộc Hiên Viên dẫn đầu, vượt sông vào chiếm đất của người Việt, lập vương triều Hoàng Đế. Tuy chiến thắng, nhưng do nhân số ít và văn hóa chưa phát triển, người Mông Cổ sớm bị người Lạc Việt bản địa đồng hóa về máu huyết và văn hóa. Do ngôn ngữ nghèo, họ buốc phải học tiếng nói của người Lạc Việt. Tuy nhiên trong vai trò thống trị xã hội, người Mông Cổ áp đặt cách nói Mông Cổ (Mongol parlance): thành phần phụ đứng trước, thành phần chính ở sau cho cộng đồng. Do vậy, về bản chất, tiếng nói của các vương triều Hoa Hạ là tiếng Việt được nói theo cách nói Mông Cổ.
Đến thời Chu, do dân du mục phương Bắc nhập cư làm cho tiếng nói bị pha trộn nên triều đình khuyến khích dân dùng Nhã ngữ là tiếng nói chuẩn mực của phương Nam. Trong khi đó, ở ngoài ranh giới vương triều Hoa Hạ, nhất là phía nam Dương Tử là cộng đồng Lạc Việt đông đảo vẫn nói tiếng Việt.
Truyền thuyết Trung Hoa kể rằng, Hoàng Đế sai Khương Hiệt làm chữ viết. Nhưng trong lịch sử Trung Hoa chữ viết chỉ xuất hiện sau năm 1300 TCN khi vua Bàn Canh nhà Thương chiếm đất An Dương của người Lạc Việt ở Hà Nam. Vào An Dương, phát hiện chữ Giáp cốt của người bản địa, nhà Ân đã tập trung phát triển thứ văn tự vốn chỉ dùng cho bói toán, cúng tế sang các lĩnh vực chép sử, địa lý, hành chính, nhân sự… Sang thời Chu, chữ được viết trên lụa, thẻ tre và được dùng phổ biến hơn.
Quá trình tiếng nói trở thành đơn âm và hữu thanh.
Tiếng Lạc Việt có nguồn gốc từ đất tổ châu Phi nên cũng như nhiều tiếng nói khác là đa âm và vô thanh. Tuy nhiên, do lịch sử riêng của mình, tiếng Việt dần trở nên đơn âm và hữu thanh. Quá trình như sau.
Khảo cổ học phát hiện khoảng 9.000 năm trước, tại văn hóa Giả Hồ tỉnh Hà Nam xuất hiện những ký tự tượng hình đầu tiên. Điều này cho thấy, do phương thức tư duy tổng hợp nên người Lạc Việt trừu tượng hóa, cách điệu hóa hình ảnh của vật thể thành ký hiệu tượng hình, như hình bàn tay, bàn chân, con gà, con chó, ngọn lửa, mặt trăng, mặt trời… để ghi nhận những vật thể đó. Nhờ thế sáng tạo loại chữ tượng hình, đơn lập mà mỗi tiếng được ghi trọn trong một chữ. Mỗi tiếng đa âm muốn được ký tự, buộc phải bỏ phần phụ để trở thành đơn âm. Thí dụ: Krong phải bỏ K để thành rồng, sông, giang; Blời phải bỏ b để đọc thành trời, thiên…
Tại đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, từ thời Chu, chữ tượng hình được sử dụng rộng rãi, nên ngày càng nhiều tiếng được ký tự, khiến cho ngôn ngữ đơn âm hóa ngày một nhiều. Tuy nhiên, có thực tế là, tiếng nói có từ lâu còn chữ mới được chế ra nên chữ luôn ít hơn tiếng. Vì vậy, buộc người làm chữ phải chọn những tiếng thông dụng nhất, quan trọng nhất để ký tự. Đồng thời dùng nhiều cách thức khác nhau như từ đồng âm để tăng số lượng tiếng được ký tự. Nhưng dù có làm vậy thì cũng còn rất nhiều tiếng không có chữ. Những tiếng này không bao giờ xuất hiện trên văn bản mà chỉ được người dân trao đổi truyền miệng với nhau, gọi là tiếng Nôm.
Khi tiếng trở nên đơn âm thì tự nhiên sẽ sinh ra thanh điệu: chỉ cần nói nặng hay nhẹ đi là một tiếng này thành tiếng khác, với nghĩa khác: Thanh, Thành, Thánh… Do vậy, ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, ngôn ngữ đơn âm và hữu thanh ra đời sớm.
Sau thời Hán, nhiều triệu người Mông Cổ phương Bắc tràn vào Trung Quốc, làm cho tiếng nói bị pha tạp, khiến người dân trong nước không hiểu được nhau. Vì vậy, khi lập nước, nhà Đường quy định dùng tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói của triều đình. Chủ thể của dân cư Trung Quốc thời Đường là người Việt nói tiếng Việt. Do điều kiện địa lý, lịch sử riêng, người dân Tràng An có cách phát âm của người kinh đô, được triều đình cho là chuẩn nên lệnh cho các quan lại khi lâm triều phải nói ngôn ngữ Tràng An. Tiếng nói đó được gọi là Đường âm, cũng được gọi là quan thoại.
Trong ngôn ngữ Việt, mỗi vật thường được thể hiện bằng một vài tiếng khác nhau như: Nguồn = ngọn; Trong = giữa; Mơ = mơi = mai; Kẻ = cái= cổ; Gần = cạnh = cận; Krong = sông = giang…
Tại cộng đồng Lạc Việt vùng trung lưu Hoàng Hà, do ảnh hưởng của cách phát âm Mông Cổ nên một số tiếng được nói trại đi. Chẳng hạn, do âm “ng” bị nuốt nên nguồn đọc thành hon, hòn rồi thành hán. Sông Nguồn thành Hán Thủy. Đồng thời cũng do cách biến âm như vậy nên tại đây có thể xuất hiện những từ mới:
Nguồn = ngọn -> nguyên
Trong = giữa -> trung
Kẻ = cái -> cổ
Krong = sông = giang -> xuyên
Những từ mới này tới thời Đường được chuyển thành Đường âm. Đường âm được mang sang sử dụng ở Việt Nam.
Trong khi đó, tại vùng đất của người Việt bên ngoài vương triều Trung Hoa, nhất là phía nam Dương Tử, cuộc sống tiến triển chậm chạp. Tuy người Việt sáng tạo chữ tượng hình từ 9000 năm trước, nhưng cho tới 4000 năm cách nay, chữ ở Cảm Tang Quảng Tây vẫn chỉ dùng cho cúng tế và bói toán. Cố nhiên, quá trình đơn âm hóa và hữu thanh hóa có diễn ra nhưng rất chập chạp nên ngôn ngữ ít thay đổi.
Vào thời Chiến quốc, và sau đó, do biến động của lịch sử, nhiều triệu người dân phía Bắc xâm nhập Trung Quốc, đẩy người từ Trung Nguyên di cư xuống phía Nam. Trong dòng di dân này, có nhóm người Tày-Thái và người Hakka di cư xuống Nam Dương Tử và Bắc Việt Nam.
Khoảng 300 năm TCN, nước biển rút, đồng bằng sông Hồng hình thành. Những con người năng động nhất trong các bộ tộc Lạc Việt trên đất Đông Dương và Nam Dương Tử kéo về khai thác vùng đất mới. Cũng thời điểm này, nước Sở diệt nước Việt, khiến cho một bộ phân người Việt tiến xuống dồng bằng. Do cùng huyết thống và văn hóa, những dòng người này hòa hợp nhau. Nhờ sống chung với nhóm người Tày-Thái và Hakka, vốn từ Trung Nguyên về, tiếng nói của người đồng bằng chuyển dần sang đơn âm và hữu thanh. Kết quả là hình thành nhóm sắc tộc mới ở đồng bằng, sau này được gọi là người Kinh. Như vậy, người Kinh là tổng hòa của mọi người Việt sống ở đồng bằng sông Hồng.
Quá trình hình thành tiếng nói của người Kinh
Cùng tập trung vào vùng đất không rộng lắm, lại bằng phẳng, giao thông thủy bộ thuận lợi, kinh tế phồn vinh nên sự tiếp xúc diễn ra mạnh mẽ. Nhất là sau khi người Hán thống trị, chữ Hán được phổ biến, tiếng nói của người bản địa vốn từ lâu có sự dịch chuyển sang đơn âm và hữu thanh, bây giờ được đẩy nhanh hơn.
Từ thế kỷ VIII Đường âm được đưa sang dạy và sử dụng ở Việt Nam, được gọi là chữ Nho. Tuy chưa có điều kiện khảo cứu nhưng tôi cho rằng, trong Đường âm có những từ mới do người Việt vùng lưu vực Hoàng Hà sáng tạo như “nguyên”(nguồn) hay “xuyên” (sông)… Khi đưa về Việt Nam, những từ này làm giàu thêm cho tiếng Việt.
Thế kỷ X, khi giành lại độc lập, nước ta tiếp tục dùng chữ Nho như là quốc ngữ. Tuy nhiên, có thực tế là, trong tiếng nói ở đồng bằng sông Hồng, rất nhiều tiếng không được ký tự. Bên cạnh những tiếng được ký tự (gọi là chữ, khoảng 70%) cũng còn khoảng 30% tiếng không được ký tự, gọi là Nôm. Một thời gian dài, những tiếng Nôm không được xuất hiện trên giấy tờ. Điều này là cản trở lớn tới mọi hoạt động xã hội. Vì vậy, vào thời Trần, chữ Nôm được tạo ra để ghi tiếng Nôm. Nhờ vậy, hầu hết tiếng Việt được bảo tồn.
Trong khi ở đồng bằng miền Trung Hoàng Hà, những tiếng không được ký tự, chỉ nói truyền miệng trong dân gian nên lâu dần bị mai một. Tình trạng này cũng diễn ra ở miền Nam Trung Quốc. Trong quá trình văn tự hóa ngôn ngữ cũng xuất hiện một số lượng tiếng không được ký tự mà dân gọi là tiếng Nôm. Trước năm 1949, dân Giang Nam chủ yếu nói tiếng địa phương Quảng Đông, Triều Châu, Thượng Hải… Sau năm 1949 chính quyền Trung Quốc chuẩn hóa ngôn ngữ bằng cách dùng tiếng Bắc Kinh. Mặc nhiên, trong xã hội xuất hiện một bộ phận tiếng không được ký tự mà người địa phương chỉ trao đổi riêng với nhau. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành thì ban đầu số lượng tiếng Việt này là 30%, do rơi rụng dần, nay còn khoảng 20%.
Từ thực trạng ngôn ngữ như vậy, khi khảo sát tiếng Việt, Taberd và Maspero phát hiện: trong tiếng Việt có tới 75% từ không phải là Việt. Vốn là những nhà Hán học, sùng bái văn hóa Trung Hoa, khi thấy những từ đó có trong các bản văn chữ Hán thì cho rằng, đó là từ gốc Hán và đưa tới kết luận: tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán. Khám phá của hai nhà ngôn ngữ lớn phản ánh một sự thật là trong tiếng Việt có hai bộ phận: một bộ phận được ký tự bởi chữ tượng hình và một bộ phận không được ký tự. Bộ phận có ký tự được cộng đồng người Việt sáng tạo và được bảo tồn trong chữ tượng hình. Gọi đó là từ gốc Hán hay từ Hán Việt là nhận định sai lầm nghiêm trọng cần phải bác bỏ!
Từ khi chữ Nôm thông dụng, tại Việt Nam hình thành hai mảng văn tự: chữ Nho và chữ Nôm. Tuy hai mảng văn tự này dung nạp được hầu hết tiếng nói của người Việt nhưng do khó kết hợp được với nhau trên cùng một văn bản nên gây nhiều hạn chế trong trước tác.

Chữ quốc ngữ ra đời là món quá vô giá đối với người Việt Nam. Là loại chữ đánh vần theo ABC nên chữ quốc ngữ ký âm được tất cả tiếng Việt. Điều này khiến cho ngôn ngữ Việt Nam đơn âm, hữu thanh, giai điệu uyển chuyển đồng thời có lượng từ vựng lớn, trở thành ngôn ngữ giầu có bậc nhất thế giới.
-------------------
Tác giả: Hà Văn Thuỳ
Anh Thùy này là anh gàn, có học hành bài bản đâu, toàn bốc phét. Giống cái anh bỏ mẹ gì đi lấy ký tự Thái cổ về bốc phét là chữ khoa đẩu, hỏa tự của Việt cổ. Định nghĩa Việt cổ là gì chắc ảnh dek biết.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Hà V Thùy, cũng như 1 thế hệ mà ta gọi tri thức, nghĩa là đều ko biết ngoại ngữ, đọc sách Việt Nam của Trần Trọng Kim bằng chữ quốc ngữ, rồi chém gió. Mấy tay mà nó biết tiếng Hán, nó khác ngay. Như tay Hoàng Tuấn Công, vừa viết cuốn từ điển của Nguyễn Lân người Thanh Hóa đấy. Sách này thế mà cũng bán được rất nhiều, khá hay.

Chủ đề về NGÔN NGỮ, là chủ đề cực kỳ phức tạp, viết lơ ngơ láo láo chứ cũng biết cái gì đâu. Viết 1 mảng nó còn khó, huống chi cả tổng thể. Đây là cái bệnh của ta, kiểu như nói Nho giáo, phong kiến, nhưng nó rất rộng lớn, phức tạp, đâu thể kết luận dăm ba câu về nó đươc.

 
Chỉnh sửa cuối:

Modkiller

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737373
Ngày cấp bằng
27/7/20
Số km
302
Động cơ
67,730 Mã lực
Tuổi
34
"...Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt...Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai hoạ không còn hoán cải được nữa, nhưng ta có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn học bắt buộc ở trường phổ thông..."
Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu Latinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh sẽ không hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên sẽ không hiểu được người Sơn Đông,...mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
Cũng nhờ lối chữ đặc biệt này, mà rất nhiều Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam Á tới Âu Châu, Mỹ Châu,...dù sinh sống ở quốc gia nào và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc nào, họ cũng luôn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút đàm mà hiểu được nhau.
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
"...Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt...Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai hoạ không còn hoán cải được nữa, nhưng ta có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn học bắt buộc ở trường phổ thông..."
Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu Latinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh sẽ không hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên sẽ không hiểu được người Sơn Đông,...mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
Cũng nhờ lối chữ đặc biệt này, mà rất nhiều Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam Á tới Âu Châu, Mỹ Châu,...dù sinh sống ở quốc gia nào và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc nào, họ cũng luôn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút đàm mà hiểu được nhau.
Ngôn ngữ chỉ là công cụ của 1 nhóm người, dân tộc, em thấy cụ hơi phóng đại chức năng của nó.
 

Modkiller

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737373
Ngày cấp bằng
27/7/20
Số km
302
Động cơ
67,730 Mã lực
Tuổi
34
Tôi chọn lối “tản mạn” để không bị ràng buộc phải theo một bố cục chặt chẽ khi trình bày một số vấn đề liên quan. Nói tới học chữ Hán, với một người mới chỉ có ý thích và ý định thôi nhưng thực tế chưa từng học qua thì tâm lý chung thường dẫn họ đến mấy câu hỏi đầu tiên đại loại như: chữ Hán với chữ Nho và chữ Nôm có gì giống và khác nhau, học chữ Hán dễ hay khó, học chừng bao lâu thì đạt được kết quả như mong muốn, có thể tự học được không hay bắt buộc phải có thầy dạy?…
Trước hết có thể xác định: Học chữ Hán, nếu là chữ Hán cổ với tính cách là một tử ngữ, học để nghiên cứu, đọc sách, viết hoặc dịch thuật… thì có thể tự học được. Học Hán ngữ hiện đại (tức tiếng phổ thông hay Bạch thoại) nếu cũng chỉ nhằm vào những mục đích tương tự như trên mà không nhằm giao dịch bằng lời nói thì cũng có thể tự học. Trái lại, nếu học Hán ngữ hiện đại với tính cách nó là một sinh ngữ dùng để đàm thoại trong giao dịch thông thường hoặc làm ăn mua bán thì thường thường, nếu không muốn nói nhất thiết, phải có thầy dạy, và những lớp dạy Hoa ngữ như vậy hiện nay đang có khắp nơi trong cả nước, ai muốn học cũng đều có thể ghi danh để học một cách dễ dàng.
Trước hết, để nói cho người chưa nhập môn, chúng ta nên phân biệt Hán cổ và Hán hiện đại, mà người ta còn gọi là Văn ngôn và Bạch thoại. Đây là hai thể văn của người Trung Quốc, trong đó Bạch thoại còn gọi Ngữ thể là thể văn viết theo tiếng nói thực tế ngoài xã hội, còn Văn ngôn hay Cổ văn (hay Hán cổ) là loại bút ngữ chỉ dùng trong việc biên chép hoặc trứ thuật thời trước. Ngày nay, Văn ngôn đã trở thành một tử ngữ chỉ dùng cho việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của các triều đại, mà người Trung Quốc nếu không được dạy thêm cũng không thể viết hoặc đọc hiểu. Do vậy, ngay tại đất nguồn, người Trung Quốc cũng phải học cổ văn gần giống như học một ngoại ngữ, hoặc như người Việt học Hán cổ (chỉ khác về cách phát âm), mới có thể tiếp cận-thưởng thức được các công trình của tổ tiên họ. Rất nhiều sách dạy cổ văn từ bậc tiểu học đến bậc đại học đã được xuất bản, phổ biến tại Trung Quốc (kể cả lãnh thổ Đài Loan). Hầu hết các sách Hán cổ của họ đều đã được dịch ra và chú giải bằng Bạch thoại (Hán ngữ hiện đại), gọi là “ngôn văn đối chiếu”, hoặc “dịch chú”, “đối dịch”, “thông dịch”, “tân dịch” (bản dịch mới)…, giúp thế hệ con cháu đọc hiểu được tư tưởng của tiền nhân trong các sách cổ Thi kinh, Luận ngữ, Lão Tử, Trang Tử, Cổ văn quan chỉ, Đường thi tam bách thủ, Tam tự kinh, Thiên tự văn… Cũng nhờ vậy mà người Việt Nam chúng ta ngày nay cũng dùng “ké” vào được, điều đó có nghĩa một người thông thạo Trung văn (Hán ngữ hiện đại) mà chưa rành cổ văn cũng có thể tham khảo đọc hiểu được các bản cổ văn đã được chuyển dịch sang Bạch thoại.
Văn ngôn tương đương với cái mà chúng ta gọi chữ Nho. Ngày xưa các cụ học chữ Nho là để đọc sách thánh hiền chứ không để nói, khi gặp một người Trung Hoa có học vấn, hai bên có thể “bút đàm” với nhau, như trường hợp cụ Phan Bội Châu thời xưa khi qua gặp Lương Khải Siêu (Trung Quốc) hoặc Khuyển Dưỡng Nghị (Nhật Bản) cũng phải giải quyết trở ngại ngôn ngữ bằng kiểu đó. Đây cũng là khía cạnh độc đáo của chữ Hán cổ, một loại chữ viết-văn viết chứ không để nói, mà thứ chữ đó đầu tiên được cấu tạo bằng các lối tượng hình, hội ý…, không ghi lại theo âm thanh của tiếng nói như trong trường hợp chữ Nôm ghi âm đọc tiếng Việt, hoặc các ký tự Latinh ghi âm đọc của chữ Pháp, chữ Quốc ngữ…
Cụ nói cái gì vậy. Cái bạch thoại cụ nói nó là văn phong chứ liên quan gì đến chữ viết? Cụ viết thử vài từ Hán cổ của cụ cùng ở Việt Nam ra xem nó khác Hán hiện đại mà không từ điển nào tra được xem?
 

acdo

Xe tải
Biển số
OF-70384
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
383
Động cơ
427,095 Mã lực
Nơi ở
Vùng than
Chào cụ.
Việc giống nhau, là do sau này thời cận đại, có những từ mới, thì ta phải dùng từ Hán-Việt, hoặc ví dụ như các từ của chủ nghĩa Marx, thì ta phải dịch tài liệu của người TQ, việc dùng từ hán việt như đồng chí, chính ủy, ủy viên,...là điều bình thường, cụ cứ nghĩ giống nhau, nhưng sao giống được cụ ?

Hiện tại người Việt dùng từ gốc Anh, Pháp thực tế đang tăng dần lên. Ví dụ carot, phone, check, confirm,remote, pin,...thực tế là do văn hóa người Việt không đủ mạnh, nên phải dùng từ các văn hóa lớn, chứ có chi lạ. Cũng như bên Tàu, bản thân họ văn hóa lớn, nhưng họ còn nghi ngờ văn hóa họ, tiến hành cm văn hóa, bài phong, giờ cái gì chả Tây, từ cái ao vest, ăn mặc, tác phong, phải theo Tây.

Các cụ đừng tuyên truyền tào lao. Quảng Đông là nhóm người đã bị đồng hóa, so sánh thế nào với dân Việt được. Thứ dân thời Tây Sơn nó bem gần hết đội Tàu lai, năm 79 nó lại đẩy đi lần nữa. Các cụ cứ bốc thơm dân Tàu, chứ xem dân Tàu ở với dân Việt có thở nổi không ?

Sống với người Việt còn chả xong, huống chi mà người Việt phải nói giống tiếng Quảng Đông. Đem 1 sắc dân yếu ớt, bị đồng hóa, lai tạp, đi so với dân một quốc gia là đại ca anh hùng. Cụ không thấy ngượng.
Phổ thông em học Tiếng Pháp , có từ nước mắm: cũng là Le nuoc mam thôi.
Ta có cái gì phổ biến mà thế giới ít có, khó chuyển ngữ, chuyển ra rối rắm thì cứ nguyên gốc mà xài. Tây, tàu hay Ta đều ok cả, miễn thuận tiện mà hiểu được...
 

Linhtalinhtinh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-746643
Ngày cấp bằng
17/10/20
Số km
362
Động cơ
60,340 Mã lực
Tuổi
35
Nhiều ô lôi các từ đồng chí, Hong Kong,...ra bảo tiếng Việt giống tiếng quảng đông thì hài thật, hay quí vị cố tình như thế ? những từ mới ấy rất hiện đại, ví dụ như các từ Marxit, người Tàu cũng phải học hoàn toàn mô hình, tư tưởng, ...của Soviet, rồi về dịch lại, rồi người Việt dịch qua tiếng Việt.

Tàu là văn hóa lớn, nhưng thấy xem, nó cũng vay mượn, còn ác hơn ta ấy chứ.

Vê sau, Đặng Tiểu Bình lo sợ những người theo cn quốc gia Tàu vì họ nói thứ tư tưởng ''ngoại lai'', Đặng mới đề ra cái gọi là cnxh mang màu sắc TQ, chính trị là nó như thế, nó phát xuất từ cái lý do thâm sâu sau đó, chứ ko phải tự dưng nó nghĩ ra.

Ví dụ Đặng nói mèo trắng mèo đen ko quan trọng, mèo tốt là mèo biết bắt chuột. Đó là câu tục ngữ Tàu. Khi muốn cải cách Đặng phải nói thế để vừa lòng team bảo thủ theo cn quốc gia trong nước. Chứ ko thể nói là sẽ theo cái kiểu của cn tư bản đằng sằng được, sẽ bị phản ứng ngay,
 
Chỉnh sửa cuối:

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,147
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Nhân thớt này, em có tìm hiểu lại sơ lược lịch sử VN từ thời Tây Sơn đến Nguyễn. Dân Việt cận đại bỏ chữ hán là nhờ Nhà Nguyễn, và sáng tạo sử dụng ký tự latinh biểu đạt âm Việt. Thời Quang Trung, ông đã quy định chữ Nôm là quốc ngữ và phát triển giáo dục toàn quốc, nó vẫn sử dụng ký tự Hán để viết âm tiếng Việt, giống như Nhật, Hàn. Mục đích ông đưa ra để giảm phụ thuộc TQ. Nếu ông có thể sống thêm 30 50 năm và nhà Tây Sơn có thể phát triển tiếp, có lẽ chữ chúng ta giờ vẫn là chữ Nôm, như nước Nhật, sử dụng chữ Hán cổ. Tuy nhiên, sau khi, Nguyễn Anh tiêu diệt nhà Tây Sơn, đã quay lại quốc ngữ là chữ Hán (Nho). Dân chả được dạy và học vì khó với bất tiện về ngữ âm, ngôn ngữ. Nhà Nguyễn sau đó kém cỏi để mất nước, người Pháp sau áp dụng tiếng Pháp nhưng một số người Pháp vẫn sáng tạo ra chữ quốc ngữ trên nền tảng sử dụng chữ latinh để ghi âm tiếng Việt. Theo em nghĩ thì việc này chả phải họ giúp phát triển văn minh cho người Việt, mà để họ có học ngôn ngữ Việt, phục vụ cai trị người Việt khu hiểu được suy nghĩ, trao đổi của người Việt với nhau. Với mục đích đó, và lợi ích thuận lợi ghi nhận âm, tiếng biểu đạt bởi bộ chữ cái latinh cộng với Pháp cũng cai quản cả nước, nên góp phần phát triển tiếng Việt ghi bằng ký tự la tinh. Sau năm 1945, cụ Hồ cũng tận dụng cơ hội này để thúc đẩy học tập tiếng Việt, xóa mù chữ bằng chữ la tinh. Chữ Việt, trên nền tảng chữ cái la tinh, bổ sung các nguyên âm có dấu để ghi lại âm, vừa có tác dụng xóa bỏ ảnh hưởng TQ ở chữ Hán Nho, vừa xóa bỏ ảnh hưởng của Pháp, tiếng Pháp. Đây là một điểm thể hiện VN độc lập về cả ngôn ngữ, văn hóa, bên cạnh độc lập chính trị.
Còm của cụ đầy mâu thuẫn:
- Nhà Nguyễn kìm hãm chữ Latin mà cụ lại bảo nhờ
Đoạn sau em đồng ý với cụ, nhưng kể cả dùng hệ chữ nào, ngôn ngữ của mình vẫn “độc lập”

- Hàn vs Nhật không dùng hệ Latin vẫn phát triển mạnh.
- TQ vẫn chữ Hán mà giờ cũng phát triển mạnh.
Tất nhiên người Pháp tới cũng mang khá nhiều thứ “văn minh” qua, nhưng dân tộc này thật sự phát triển khi giành được độc lập, hoà bình, và công cuộc mở cửa những năm 199x.
Ngó quanh ta Thái Lan vẫn chữ giun dế, Phil thì chữ Latin, vậy mà họ khác nhau ntn?
Mỹ, Canada, Úc dùng tiếng Anh vậy họ có độc lập không? Chắc chắn là độc lập.
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,802 Mã lực
Có một cái căn bản nhiều cụ vẫn lẫn lộn iữa Tiếng Việt ( có từ lâu đời và gắn liền phát triển cùng vs dân tộc Việt) và chữ Việt ( ký tự thể hiện bằng hình ảnh, tùy thời , mang tính quy ước, trc là nôm, hán việt, bây giờ là quốc ngữ, sau có thể là bùi hiền hoặc của một cụ ofer thông thái nào đó) . Thế nên Tiếng Việt mới là quan trọng ,còn chữ viết là quy ước , đừng thần thánh hoá nó làm gì. Nhiều quan điểm nói vì có hệ chữ la tinh nên chúng ta dễ tiếp cận khoa học kĩ thuật, dễ học tiếng anh hơn vv vậy thực tế là chúng ta đang ở đâu trong hai lĩnh vực trên ,thực sự là chả có lợi gì nhiều, toàn tưởng tượng.
Cái này chính xác, chứ không thì lạc đường kiểu “nhân- quả / quả- nhân” linh tinh cả.
Quan trọng căn cốt là ngữ âm, còn chữ viết chỉ phục vụ cho việc truyền đạt ngôn ngữ âm thanh đó. Không phải chữ viết là nguyên nhân và ngữ âm phải tuỳ biến theo chữ viết!
Tiếng Việt ta rất phong phú, thì cái chữ nào biểu diễn tốt cho tiếng Việt, ta dùng thôi. Đã có nói rằng chữ viết chỉ là phương tiện.
Chữ Nôm cũng vậy, Nôm = Khẩu Nam, tức là tiếng nói của người Nam.
Các cụ xưa cố gắng tạo nên một thứ chữ biểu diễn được cả phần phát âm của người Việt chứ không hoàn toàn tượng hình như chữ Hán, đó là rất tiến bộ, tuy nhiên “đen” ở 2 điều:
- Về phần cơ sở (base): Hán tự không đủ tài nguyên âm học để biểu diên ngữ âm của ta. Do vậy các cụ nhà ta rất đau đầu mày mò tìm thêm các cách ghép chữ sao cho vừa diễn được ý vừa diễn được âm của dân tộc (về phần này xin lưu ý rằng các cụ xưa chỉ có “bộ dụng cụ” là vựng chữ Hán, chứ chưa có “bộ dụng cụ” chữ cái La tinh để mà xào nấu).
- Cái “đen” thứ 2 là qua bao trăm năm, các triều đại Tàu đều ra sức phá hủy các thành tựu chữ Nôm, ngăn cản chúng ta có được một thứ chữ riêng.
Tất nhiên trong mọi thời kỳ thì người ta luôn tìm các công cụ phương tiện tốt nhất. Cách đây mấy trăm năm thì tận dụng bộ công cụ là chữ Hán rồi phát triển trên nền tảng đó thì có gì sai mà giờ ta ngồi đây miệt thị? Khác gì thấy các cụ thế kỷ 15 cưỡi ngựa giờ ta chê là lạc hậu, sao không đi Mercedes cho tiện nghi?!
Nói chung khi cần biểu đạt thì ta phải dùng phương tiện. Phương tiện càng đa năng, càng chính xác và càng nhàn...là ta dùng thôi. Nhưng nếu có 2 phương tiện trở lên thì càng tốt chứ sao, càng dùng được nhiều hơn chứ sao, đọc Truyện Kiều hay Bạch vân quốc ngữ hay Hồng Đức quốc ngữ...bản cổ càng hay chứ sao!
Đại khái càng nhiều càng tốt, chỉ sợ không có sức.
Trong các khía cạnh văn hoá tuyệt đối tránh phủ định sạch trơn!
Thử nhìn lại cái tên riêng của từng người chúng ta có gì hay mà ông bà cha mẹ lại đặt như vậy, sao không đặt là 1-2-3-4 hoặc A-B-C-D...kiểu Nguyễn Văn 1 hay Đào Thị Z cho nó khoa học? :D
 

Modkiller

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737373
Ngày cấp bằng
27/7/20
Số km
302
Động cơ
67,730 Mã lực
Tuổi
34
Ngôn ngữ chỉ là công cụ của 1 nhóm người, dân tộc, em thấy cụ hơi phóng đại chức năng của nó.
Cụ chưa để ý đến các dân tộc thiểu số thì cụ thấy thế. Tất cả các dân tộc thiểu số hiện nay đều phải học tiếng Kinh và viết tiếng Kinh bằng chữ quốc ngữ. Và họ cũng hầu như không có bảng chữ latin phiên âm cho ngôn ngữ của mình. 1 thằng nói tiếng Hmong viết chữ bằng chữ Hán thì người Kinh cũng đọc hiểu được. Nhưng nếu viết bằng hệ latin thì 2 thằng như 2 đứa mù chữ với nhau. Thấy chưa?
Hiện nay người Kinh là trùm của đất nước. Nhưng nếu có dân tộc nào bùng phát dân số như Khmer chẳng hạn và họ dùng chữ Khmer giống Campuchia. Lúc đó họ đòi dạy chữ Khmer trong trường học sẽ phát sinh xung đột sắc tộc. Giống như Nga và Ukraina đập nhau và giờ Ukraina nó loại trừ tiếng Nga ra khỏi sách vở rồi vậy. Nếu tất cả đều dùng chung 1 loại chữ tượng hình thì sẽ không hề có chuyện đấy xảy ra
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top