Cái này chính xác, chứ không thì lạc đường kiểu “nhân- quả / quả- nhân” linh tinh cả.
Quan trọng căn cốt là ngữ âm, còn chữ viết chỉ phục vụ cho việc truyền đạt ngôn ngữ âm thanh đó. Không phải chữ viết là nguyên nhân và ngữ âm phải tuỳ biến theo chữ viết!
Tiếng Việt ta rất phong phú, thì cái chữ nào biểu diễn tốt cho tiếng Việt, ta dùng thôi. Đã có nói rằng chữ viết chỉ là phương tiện.
Chữ Nôm cũng vậy, Nôm = Khẩu Nam, tức là tiếng nói của người Nam.
Các cụ xưa cố gắng tạo nên một thứ chữ biểu diễn được cả phần phát âm của người Việt chứ không hoàn toàn tượng hình như chữ Hán, đó là rất tiến bộ, tuy nhiên “đen” ở 2 điều:
- Về phần cơ sở (base): Hán tự không đủ tài nguyên âm học để biểu diên ngữ âm của ta. Do vậy các cụ nhà ta rất đau đầu mày mò tìm thêm các cách ghép chữ sao cho vừa diễn được ý vừa diễn được âm của dân tộc (về phần này xin lưu ý rằng các cụ xưa chỉ có “bộ dụng cụ” là vựng chữ Hán, chứ chưa có “bộ dụng cụ” chữ cái La tinh để mà xào nấu).
- Cái “đen” thứ 2 là qua bao trăm năm, các triều đại Tàu đều ra sức phá hủy các thành tựu chữ Nôm, ngăn cản chúng ta có được một thứ chữ riêng.
Tất nhiên trong mọi thời kỳ thì người ta luôn tìm các công cụ phương tiện tốt nhất. Cách đây mấy trăm năm thì tận dụng bộ công cụ là chữ Hán rồi phát triển trên nền tảng đó thì có gì sai mà giờ ta ngồi đây miệt thị? Khác gì thấy các cụ thế kỷ 15 cưỡi ngựa giờ ta chê là lạc hậu, sao không đi Mercedes cho tiện nghi?!
Nói chung khi cần biểu đạt thì ta phải dùng phương tiện. Phương tiện càng đa năng, càng chính xác và càng nhàn...là ta dùng thôi. Nhưng nếu có 2 phương tiện trở lên thì càng tốt chứ sao, càng dùng được nhiều hơn chứ sao, đọc Truyện Kiều hay Bạch vân quốc ngữ hay Hồng Đức quốc ngữ...bản cổ càng hay chứ sao!
Đại khái càng nhiều càng tốt, chỉ sợ không có sức.
Trong các khía cạnh văn hoá tuyệt đối tránh phủ định sạch trơn!
Thử nhìn lại cái tên riêng của từng người chúng ta có gì hay mà ông bà cha mẹ lại đặt như vậy, sao không đặt là 1-2-3-4 hoặc A-B-C-D...kiểu Nguyễn Văn 1 hay Đào Thị Z cho nó khoa học?