[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Cá nhân em thì nên dạy chữ Hán theo kiểu biết qua về văn hóa cha ông ngày xưa, chứ nếu bắt Vn sử dụng chữ Hán thì khó lắm.
4919190-3d7aca0bffda873e05ee77e6b691bec3.jpg
Đây là còn chưa kể một lượng sách báo tri thức khổng lồ bằng cả nghìn năm trước cộng lại được viết bằng chữ quốc ngữ.
Chuyển sang chữ Hán sau này con cháu nó không đọc được nghị quyết trung ương với Đường Cách Mệnh, chúng nó chửi chết.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,461
Động cơ
468,279 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
E thắc mắc trước khi có chữ quốc ngữ thì người dân mình nói với nhau bằng từ ngữ tiếng gì
Tiếng nói : Tiếng Việt cả nghìn năm rồi đến giờ vẫn không đổi.
Chữ Viết : đầu tiên là chữ Hán - sau là chữ Hán Nôm - đến giờ Chữ Quốc Ngữ.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,679
Động cơ
576,527 Mã lực
Đây là 1 cái cổng làng ở Việt Nam, bây giờ hỏi người dân hàng ngày đi qua, có bao nhiêu người đọc và hiểu đầy đủ nghĩa của nó??
Chữ Hán khá khó học, phải học cả biểu âm, biểu hình, biểu ý...viết lại phải đúng nét...
Chữ Nôm lại ...khó hơn, nhiều chữ phải vừa đọc vừa đoán âm, đoán ý, thậm chí người vết phải "nháy" cách đọc...
Cá nhân em thì nên dạy chữ Hán theo kiểu biết qua về văn hóa cha ông ngày xưa, chứ nếu bắt Vn sử dụng chữ Hán thì khó lắm.
4919190-3d7aca0bffda873e05ee77e6b691bec3.jpg
Ở cái cổng làng đó có mấy chữ em hiểu là:
CỔNG LỚN
Hoàn thành tháng Giáp Ngọ năm Đinh Sửu
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi thông tin càng ngày càng nhiều và rộng . Cho nên các loại ngôn ngữ cũng được phổ biến rộng hơn. Giờ phạm vi hoạt động của loài người đã bắt đầu vươn khỏi trái đất. Sau này có khi còn phải học cả tiếng người ngoài hành tinh.
Còn các ngôn ngữ chữ viết xưa , có lẽ nên để cho các nhà nghiên cứu , các ngành nghề có liên quan học, không cần phải đặt mục tiêu đến mức toàn dân. Ví dụ chữ TQ, mặc dù ghét tq nhưng giao thương với họ rất nhiều thì phải học. Hoặc bây giờ nước ta hợp tác với I ran rất nhiều, có nhiều tour du lịch đưa người họ sang VN tham quan thì rõ ràng sẽ có nhiều nguoi
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,679
Động cơ
576,527 Mã lực
Tiếng nói : Tiếng Việt cả nghìn năm rồi đến giờ vẫn không đổi.
Chữ Viết : đầu tiên là chữ Hán - sau là chữ Hán Nôm - đến giờ Chữ Quốc Ngữ.
Nhiều cụ vẫn đang nhầm lẫn tiếng nói và chữ viết hay sao ý cụ ạ!
 

kokuka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-745038
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
204
Động cơ
60,032 Mã lực
Tuổi
37
Nhiều bạn trẻ miềng quen, tự bỏ tiền ra học tiếng Trung, tiếng Nhật hoặc Hàn. Trình độ họ rất khá, đủ đi làm kiếm tiền. Tiếng Anh của họ cũng có người khá nhưng đa phần làng nhàng, thậm chí rất kém. Vì họ chả cần dùng nhiều.

Minh học cái gì mình yêu thích hoặc phục vụ nhu cầu thật, hơn là đua đòi đi học theo phong trào như học tiếng Anh chẳng hạn, rồi vứt cmn đấy.

Nhiều bạn trẻ kém tiếng Anh trong kỳ thi phổ thông bị chê. Ô hay, họ học tiếng Trung, Hàn, Nhật để đi làm tại các doanh nghiệp hay xklđ còn hơn học tiếng Anh để nói cho sang mõm có phỏng?
 

lethanhtung899

Xe hơi
Biển số
OF-730369
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
130
Động cơ
72,320 Mã lực
Tuổi
35
Tiếng nói : Tiếng Việt cả nghìn năm rồi đến giờ vẫn không đổi.
Chữ Viết : đầu tiên là chữ Hán - sau là chữ Hán Nôm - đến giờ Chữ Quốc Ngữ.
Tức là nói từ ngữ như bây h, nhưng viết lại k dc mà phải viết chữ hán nôm
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,461
Động cơ
468,279 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Tức là nói từ ngữ như bây h, nhưng viết lại k dc mà phải viết chữ hán nôm
Đúng rồi. Bởi vì không có chữ viết ( hoặc đã bị đốt ) nên phải mượn chữ Hán để viết. Sau đó sáng tạo ra chữ Hán Nôm. Nhưng cả Hán + Hán Nôm đều khó đọc, khó viết, khó nhớ. Mấy ông cha đạo Phương Tây mới nghĩ ra dùng kí tự La tinh để phiên âm tiếng Việt. Từ 1946 thì chữ viết dùng ký tự Latinh trở thành chữ Quốc Ngữ
 
Chỉnh sửa cuối:

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,461
Động cơ
468,279 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Nhiều cụ vẫn đang nhầm lẫn tiếng nói và chữ viết hay sao ý cụ ạ!
Nhầm lẫn là bình thường mà cụ.
Có thể do họ lớn lên tiếp xúc luôn với chữ viết hiện tại nên không nghĩ là chữ Việt lại có lịch sử như thế.
 

tranhien1979

Xe tăng
Biển số
OF-4478
Ngày cấp bằng
30/4/07
Số km
1,663
Động cơ
554,365 Mã lực
Còm của cụ đầy mâu thuẫn:
- Nhà Nguyễn kìm hãm chữ Latin mà cụ lại bảo nhờ
Đoạn sau em đồng ý với cụ, nhưng kể cả dùng hệ chữ nào, ngôn ngữ của mình vẫn “độc lập”

- Hàn vs Nhật không dùng hệ Latin vẫn phát triển mạnh.
- TQ vẫn chữ Hán mà giờ cũng phát triển mạnh.
Tất nhiên người Pháp tới cũng mang khá nhiều thứ “văn minh” qua, nhưng dân tộc này thật sự phát triển khi giành được độc lập, hoà bình, và công cuộc mở cửa những năm 199x.
Ngó quanh ta Thái Lan vẫn chữ giun dế, Phil thì chữ Latin, vậy mà họ khác nhau ntn?
Mỹ, Canada, Úc dùng tiếng Anh vậy họ có độc lập không? Chắc chắn là độc lập.
Nhà Nguyễn thời bắt đầu đã bắt buộc sử dụng chữ Hán Nho làm chữ viết chính thức cho quản lý, giáo dục, thi cử. Tuy nhiên, đến thời Tự Đức đã nhà Nguyễn quản lý chỉ loanh quanh khu vực miền Trung, còn miền Nam đã do Pháp quản lý, chữ Nho chả có nhiều vai trò gì, sau đến giai đoạn miền Bắc thành vùng bảo hộ, chữ Nho tiếp tục mất vai trò, cuối cùng thì, nhà Nguyễn cũng từ bỏ thi cử bằng cách khoa cử Nho học nên chữ Nho chả còn vai trò gì. Nhà Nguyễn để đất nước, dân tộc mất chủ quyền, nên mất cả quyền giữ quyết định về chữ viết, thi cử.

Nhật trì trệ cho đến thế kỷ 17, nhờ mở cửa và giao thương với phương Tây với Mỹ, chuyển đổi và hấp thụ thành công văn hóa, văn minh và công nghệ phương Tây. Cộng với chú trọng phát triển giáo dục công nghệ cho bản thân dân tộc họ nên họ tạo ra được nền tảng phát triển sau đó. Họ càng phát triển khi Mỹ biến họ thành tiền đồn ngăn chặn LX, Mỹ nên Mỹ cũng hỗ trợ kinh tế như nguồn cung hàng hóa. Hàn cũng tương tự như vậy, sau 1960, nhờ vị trí tiền đồn mới được Mỹ hỗ trợ và họ tận dụng được cơ hội đó để nổi lên. Thực tế đến những năm 90 họ mới vươn lên mạnh mẽ. Sau khi kinh tế phát triển, văn hóa mới có cơ hội phát triển và truyền bá, " có thực mới vực được đạo" hay "phú quý sinh lễ nghĩa". Về chữ của họ vẫn sử dụng chữ Hán để làm chữ viết chính thống, nhưng cách đọc theo ngữ âm Nhật, Hàn, tương tự cách sử dụng chữ Nôm ở VN trước đây. Quan trọng nữa, lịch sử của họ không bị đô hộ, xâm chiếm như VN thời Pháp, họ bị Mỹ chiếm đóng mà Mỹ lại không phải đất nước có dân tộc gốc, đồng nhất, để đô hộ cả văn hóa, chữ viết.

Lịch sử VN, dân tộc VN luôn có những giai đoạn phát triển cường thịnh, nhưng xen giữa các giai đoạn đó cũng có những giai đoạn bị kìm hãm, phá hủy, thụt lùi và bị chiếm đóng. Đến sau 1945, thực sự giành độc lập, và sau 30 năm chiến tranh mới thống nhất, đặc biệt chỉ sau giai đoạn mở cửa 1986, Mỹ bỏ cấm vận mới bắt đầu khởi động quá trình tăng trưởng kinh tế. Vậy có thể tạm coi, giai đoạn hiện nay, VN đang trong giai đoạn khôi phục, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cho dân tộc Việt.

Với người Thái, họ cũng phát triển liên tục mấy trăm năm mà không bị chiến tranh trên đất nước họ, không bị đô hộ áp đặt văn hóa, chữ viết Phương Tây, nên họ đạt được như bây giờ; Phi bản thân họ cũng tương tự như VN bị đô hộ bởi TBN, sau này là Mỹ, họ sử dụng chữ La tinh, chắc chắn từ giai đoạn TBN đô hộ, còn chữ bản địa của họ em chưa tìm hiểu, còn họ chậm lại quá trình phát triển, sau khi Mỹ trả lại độc lập mà không tạo nền tảng cho họ, thả họ tự bơi ấy.

Mỹ, Canada, Úc họ là những nước mới, là dân cư là các di dân khác nhau, dân bản địa đã bị tiêu diệt, o ép trở thành thiểu số. Do đó họ sử dụng ngôn ngữ của di dân, chủ yếu là tiếng Anh, họ vẫn phát triển từ nguồn gốc châu Âu của họ. Nên họ phát triển hoàn toàn bình thường, chưa kể họ không bị chiến tranh tàn phá, điều kiện giàu tài nguyên, cởi mở thu hút di dân nên phát triển là tất yếu.
 

Cude

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-742961
Ngày cấp bằng
14/9/20
Số km
100
Động cơ
60,830 Mã lực
Tuổi
43
Cụ nghĩ thư pháp chỉ là cái đẹp? Trong đó còn có cái thần thái, tâm thức.
Muốn có 2 cái đó trước tiên nó đẹp cái đã.
Và đẹp mà còn uốn lượn nữa thì kg còn cái gì hơn, thần thái, tâm thức, trí tuệ, hay lý tưởng, chủ thuyết, tâm hồn gì nó cũng ở trong hai chữ: đẹp và uốn lượn. Kg có 2 cái đó kg còn là thư pháp.
 

tranhien1979

Xe tăng
Biển số
OF-4478
Ngày cấp bằng
30/4/07
Số km
1,663
Động cơ
554,365 Mã lực
E thắc mắc trước khi có chữ quốc ngữ thì người dân mình nói với nhau bằng từ ngữ tiếng gì
Tất nhiên người Việt (Kinh) nói là tiếng Việt gần như bây giờ. Chỉ khi đi thi, hay viết văn thơ, sử sách giấy tờ viết chữ Nho, sau thêm chữ Nôm để lưu lại và truyền bá.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đây là còn chưa kể một lượng sách báo tri thức khổng lồ bằng cả nghìn năm trước cộng lại được viết bằng chữ quốc ngữ.
Chuyển sang chữ Hán sau này con cháu nó không đọc được nghị quyết trung ương với Đường Cách Mệnh, chúng nó chửi chết.
Đúng đó cụ, nói chung chữ Hán học khó ác, chả nên áp dụng, muốn viết văn bản thì lại phải " dịch", quá chơi ngoại ngữ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,844
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ cho em hỏi với . Sách " MINH ĐẠO GIA HUẤN" thì dịch ra là gì ạ?
Hiện có 2 cách hiểu: Minh Đạo là tên hiệu của Trình Hạo, nhà nho đã soạn ra sách này, thế thì hiểu là sách dạy con của Minh Đạo, hai là dạy cho trẻ hiểu, làm sáng Đạo ( tiểu vũ trụ) về mọi vấn đề, chữ Đạo ở đây nghĩa rộng.
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,210
Động cơ
220,929 Mã lực
Dùng chữ quốc ngữ thì bình thường nhưng như vậy là loại bỏ hoàn toàn chữ viết ngôn ngữ của các dân tộc nhỏ khác ở Việt Nam. Vậy thôi. Giờ họ muốn viết chữ thì bắt buộc phải dùng tiếng Kinh. Theo em đây không nên gọi là chữ quốc ngữ mà là chữ Kinh thì đúng hơn. Vì tiếng nói của các dân tộc khác không viết được bằng loại chữ này
Viết tốt cụ nhé.
Người Bana, Ede, K’ho... đều có chữ viết riêng hết. Dùng bộ chữ latin để ghi lại tiếng nói của họ. Làm sao gọi là chữ Kinh được.
Có vẻ cụ chưa phân biệt được tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói là đặc trưng của từng dân tộc. Còn chữ viết, cụ có thể chọn hệ chữ nào đấy để biểu đạt tiếng nói: hệ slave, latin, ả-rập..., tất nhiên trừ tiếng Hán. Như tiếng Mông cổ không hề giống tiếng Nga nhưng người Mông cổ sử dụng hệ chữ slave để viết đấy cụ.
Cụ đọc lại các khái niệm ngôn ngữ đi, lầm lẫn hết rồi cụ ạ.
 

Lonelywolf831

Xe tải
Biển số
OF-535559
Ngày cấp bằng
4/10/17
Số km
246
Động cơ
-16,978 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Viết tốt cụ nhé.
Người Bana, Ede, K’ho... đều có chữ viết riêng hết. Dùng bộ chữ latin để ghi lại tiếng nói của họ. Làm sao gọi là chữ Kinh được.
Có vẻ cụ chưa phân biệt được tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói là đặc trưng của từng dân tộc. Còn chữ viết, cụ có thể chọn hệ chữ nào đấy để biểu đạt tiếng nói: hệ slave, latin, ả-rập..., tất nhiên trừ tiếng Hán. Như tiếng Mông cổ không hề giống tiếng Nga nhưng người Mông cổ sử dụng hệ chữ slave để viết đấy cụ.
Cụ đọc lại các khái niệm ngôn ngữ đi, lầm lẫn hết rồi cụ ạ.
Không phải lầm lẫn tiếng nói và chữ viết mà ông này tư duy bị đóng khung trong hệ chữ tượng hình nên không hiểu cách ký âm tiếng nói của hệ chữ tượng thanh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top