Chữ Hán nguyên bản của Việt Nam gần như giống 99% chữ của nhà Minh với nhà Thanh. Đến cận đại Trung Hoa dân quốc nó còn dùng. Đâu ra cái huyền thoại dân khựa sang nhờ chuyên gia dịch hộ. Chắc dịch chữ Nôm thôi. Mà chữ Nôm thì mỗi Hồ Xuân Hương viết thơ sex là dùng nhiều. Tất cả hoành phi câu đối chùa chiền đều chữ Hán 100%, chả ai dùng chữ Nôm. Điều này có lẽ theo quan niệm Phật Tổ là chỉ biết tiếng Hán chứ không dùng tiếng Anh tiếng Pháp
Tiếng Trung giản thể thì khác chút còn tiếng Trung Phồn thể của bọn Đài Loan nó vẫn giữ nguyên chả cải cách gì thì khác cái méo gì nhau. Vào xem cái từ điển thiều chửi thì biết. Em dịch mấy cái tiểu thuyết có Kanji của Nhật còn tra suốt khác cái méo gì. Đọc được hết
Tôi chọn lối “tản mạn” để không bị ràng buộc phải theo một bố cục chặt chẽ khi trình bày một số vấn đề liên quan. Nói tới học chữ Hán, với một người mới chỉ có ý thích và ý định thôi nhưng thực tế chưa từng học qua thì tâm lý chung thường dẫn họ đến mấy câu hỏi đầu tiên đại loại như: chữ Hán với chữ Nho và chữ Nôm có gì giống và khác nhau, học chữ Hán dễ hay khó, học chừng bao lâu thì đạt được kết quả như mong muốn, có thể tự học được không hay bắt buộc phải có thầy dạy?…
Trước hết có thể xác định: Học chữ Hán, nếu là chữ Hán cổ với tính cách là một tử ngữ, học để nghiên cứu, đọc sách, viết hoặc dịch thuật… thì có thể tự học được. Học Hán ngữ hiện đại (tức tiếng phổ thông hay Bạch thoại) nếu cũng chỉ nhằm vào những mục đích tương tự như trên mà không nhằm giao dịch bằng lời nói thì cũng có thể tự học. Trái lại, nếu học Hán ngữ hiện đại với tính cách nó là một sinh ngữ dùng để đàm thoại trong giao dịch thông thường hoặc làm ăn mua bán thì thường thường, nếu không muốn nói nhất thiết, phải có thầy dạy, và những lớp dạy Hoa ngữ như vậy hiện nay đang có khắp nơi trong cả nước, ai muốn học cũng đều có thể ghi danh để học một cách dễ dàng.
Trước hết, để nói cho người chưa nhập môn, chúng ta nên phân biệt Hán cổ và Hán hiện đại, mà người ta còn gọi là Văn ngôn và Bạch thoại. Đây là hai thể văn của người Trung Quốc, trong đó Bạch thoại còn gọi Ngữ thể là thể văn viết theo tiếng nói thực tế ngoài xã hội, còn Văn ngôn hay Cổ văn (hay Hán cổ) là loại bút ngữ chỉ dùng trong việc biên chép hoặc trứ thuật thời trước. Ngày nay, Văn ngôn đã trở thành một tử ngữ chỉ dùng cho việc nghiên cứu văn hóa lịch sử của các triều đại, mà người Trung Quốc nếu không được dạy thêm cũng không thể viết hoặc đọc hiểu. Do vậy, ngay tại đất nguồn, người Trung Quốc cũng phải học cổ văn gần giống như học một ngoại ngữ, hoặc như người Việt học Hán cổ (chỉ khác về cách phát âm), mới có thể tiếp cận-thưởng thức được các công trình của tổ tiên họ. Rất nhiều sách dạy cổ văn từ bậc tiểu học đến bậc đại học đã được xuất bản, phổ biến tại Trung Quốc (kể cả lãnh thổ Đài Loan). Hầu hết các sách Hán cổ của họ đều đã được dịch ra và chú giải bằng Bạch thoại (Hán ngữ hiện đại), gọi là “ngôn văn đối chiếu”, hoặc “dịch chú”, “đối dịch”, “thông dịch”, “tân dịch” (bản dịch mới)…, giúp thế hệ con cháu đọc hiểu được tư tưởng của tiền nhân trong các sách cổ
Thi kinh,
Luận ngữ,
Lão Tử,
Trang Tử,
Cổ văn quan chỉ,
Đường thi tam bách thủ,
Tam tự kinh,
Thiên tự văn… Cũng nhờ vậy mà người Việt Nam chúng ta ngày nay cũng dùng “ké” vào được, điều đó có nghĩa một người thông thạo Trung văn (Hán ngữ hiện đại) mà chưa rành cổ văn cũng có thể tham khảo đọc hiểu được các bản cổ văn đã được chuyển dịch sang Bạch thoại.
Văn ngôn tương đương với cái mà chúng ta gọi chữ Nho. Ngày xưa các cụ học chữ Nho là để đọc sách thánh hiền chứ không để nói, khi gặp một người Trung Hoa có học vấn, hai bên có thể “bút đàm” với nhau, như trường hợp cụ Phan Bội Châu thời xưa khi qua gặp Lương Khải Siêu (Trung Quốc) hoặc Khuyển Dưỡng Nghị (Nhật Bản) cũng phải giải quyết trở ngại ngôn ngữ bằng kiểu đó. Đây cũng là khía cạnh độc đáo của chữ Hán cổ, một loại chữ viết-văn viết chứ không để nói, mà thứ chữ đó đầu tiên được cấu tạo bằng các lối tượng hình, hội ý…, không ghi lại theo âm thanh của tiếng nói như trong trường hợp chữ Nôm ghi âm đọc tiếng Việt, hoặc các ký tự Latinh ghi âm đọc của chữ Pháp, chữ Quốc ngữ…