Cụ sưu tập được nhiều bài hay thế. Tiếng violin kéo hay thật. Theo em violin là nhạc cụ khó nhất trong các loại, để kéo hay cực khó. Em chưa thấy ai ở Việt Nam! Kéo hay cả, ko biết do đàn hay kỹ thuật. Em khoe trước e cũng hoc gần 2 năm mà chỉ kéo như mèo hen, em chán quá nên bỏ. Hồi xưa ông cụ em khắt khe, bắt đứng 2 tiếng đồng hồ ko cho ngồi, nghẹo hết cả cổ, em lại càng ko thích học. Về sau lớn lên nghe tiếng đàn hay quá mới tiếc, lúc đó thì ko thể học lại nữa rồi. Nên bi h em rất thích nghe tiếng violin là vì thế.
.....
Mợ cứ tập trung cho việc truy tìm nghệ thuật, mấy cái việc nhỏ này để em
Piano - Ông vua của các loại Macro (macro dynamic và macro details) em đã chém gió ở trên rồi còn Violin là ông hoàng của các loại micro. Nếu bỏ qua Pipe Organ quá đồ sộ, ko thích hợp cho hầu hết các thính phòng phổ thông thì Piano có âm vực rộng nhất, cho phép thể hiện từ nốt cao nhất đến thấp nhất, có thể đảm nhiệm làm nền cho nhạc cụ khác độc tấu, hoặc có thể đối thoại, song hành với cả dàn nhạc. Cũng chính bởi âm vực rộng, nên khả năng tạo ra các tác phẩm với cây đàn piano là lớn nhất. Nhà soạn nhạc muốn tạo ra nốt nhạc, âm thanh như thế nào thì đều có thể tìm được trên nhạc cụ này để thể hiện. Các nhạc cụ khác hay bản thân giọng hát của con người cũng không thể nào có được lợi thế này. Điều này lý giải phần nào số lượng tác phẩm dành cho piano độc tấu, với một hoặc vài nhạc cụ khác, hoặc với cả dàn nhạc luôn là số lượng nhiều hơn cả. Chúng ta còn phải cảm ơn "God" Bach vì tầm nhìn của ông ấy khi dũng cảm cổ vũ cho cây đàn forte-piano lúc nó mới xuất hiện trong trận địa "thập diện mai phục" của bộ string (dẫn đầu là Violin).
Violin cực đẹp, nhưng âm vực không đủ rộng nên mới có Tứ tấu, Lục tấu... với sự hỗ trợ của Cello, Viola, Contrabass. Tuy nhiên, Violin cho một thứ âm thanh quyến rũ, thanh tao, lôi cuốn và da diết bởi sự liền mạch giống như những đường cong.... (các cụ mợ tự tưởng tượng tiếp). Violin dùng cộng hưởng thùng hoàn toàn và chết người hơn nữa là violin không chia phím như các nhạc cụ khác nên người chơi phải hoàn toàn dùng cảm nhận của mình. Do đó, chơi sai note nhạc là việc thường thấy ở violin (và bộ dây). Theo em hóng được, sau 8 tuổi sẽ ko học được violin nữa, với piano là 13. Lấy một ví dụ violin có một kĩ thuật rất phổ biến là kĩ thuật rung (vibrato). Cánh tay trái (bấm dây đàn) của violinist hầu như rung lắc liên tục và đến kỹ thuật láy (trill) nữa thì càng khủng bố. Cá tính của mỗi nghệ sỹ được thể hiện ở đây, các loại nhạc cụ khác khó phân biệt được nghệ sỹ trình diễn nếu ko phải chuyên gia nhưng với violin thì cực dễ. Tuy nhiên, những hệ thống âm thanh kém, microdynamics không tốt, hoặc nghệ sỹ kém, ko chơi được rung-láy, tiếng vibrato của violin rất "một màu", hầu như không có sự thay đổi âm lượng giữa các lần rung. Theo em được biết, nàng Anne-Sophie Mutter là nữ hoàng của các loại rung-láy ko ai bắt chước được và phía đối diện là chàng Gidon Kremer.
Nghệ trĩ trình tấu piano có thể ko cần quá chú ý đến phong thái vì cây piano đã che gần hết tầm nhìn của khán giả và kỹ thuật hiện đại đã hỗ trợ họ rất nhiều (hệ thống pedal, hệ thống đòn bẩy kép...). Tuy nhiên, chính điều đó có thể gây tác động tiêu cực khi giới hạn cả khả năng "tạo hình nghệ thuật" và "feeling" của nghệ sỹ. Violin thì ngược lại, nhiều khi chỉ cần nhìn cách nghệ sỹ cầm đàn đã thấy đẹp rồi
..., cách họ cầm đàn cũng có thể đánh giá nhanh được trình độ diễn tấu của họ đến cỡ nào.
Bộ dây (string) từ nhỏ đến lớn gồm violin - viola - cello - contrabass với thế mạnh micro dynamic-details của nó là "cơn ác mộng" với các hệ thống âm thanh. Các tiêu chí marco rất khó nhận diện nếu ko phải dân chuyên và trên các bản nhạc có yếu tố classic nhưng các tiêu chí micro thì nhận ra ngay dù là dân ko chuyên. Violin cho âm thanh ngọt ngào mượt mà như nhung lụa và rất nhiều hài âm (có lẽ vì thế nên thể hiện cảm xúc tốt hơn). Là cây đàn nhỏ nhất trong bộ dây nên nó cũng lên được note cao nhất, đã lên cao lại còn rung rồi lắc ... loa treble lĩnh đủ đòn, tiếng rẹt..rẹt.. hiện ra rất rõ. Các ampli yếu, cấp dòng điện ko đủ nhanh cho sự biến thiên với tần số (tần suất dao động) khủng bố đó lại càng tệ hại. Cây Cello cũng ko kém cạnh, nó hay tập trung ở dải trung trầm (nhất là dải tần 100Hz-250z) và đây là tử huyệt của các loa nhiều driver (củ loa). Các củ loa mắc song song nên điện trở giảm mạnh, dải 100Hz-250Hz lại thường tập trung điểm trũng của điện trở (em cũng ko biết tại sao, đọc manuals của các loa thấy vậy). Điện trở giảm gần như về 0, để đảm bảo công suất ko đổi, các ampli phải cấp dòng điện rất khủng và thường ko mấy cái làm được. Cho nên, cứ nhìn thấy loa nhiều đường tiếng (driver) là em vác Cello ra, nhiều ông căm em lắm vì vụ này. Nhưng gặp loa toàn dải, loa kèn thì thôi, ko cần thử bằng Cello
.Đến contrabass thì đặt dấu chấm hết cho các hệ thống âm thanh kém. Nếu Jazz chơi contrabass chỉ bằng kỹ thuật búng dây pizzato thì dải tần thấp (dưới 100Hz) chưa đáng ngại nhưng gặp mấy ông chơi classic hay neuvo-tango coi như hết cửa. Đã thấp lè tè lại còn rung rồi lắc...Mợ cứ tưởng tượng biên độ dao động của màng loa, trục côn rất lớn nên tốc độ "hồi" về điểm cân bằng để phóng tiếp ra tạo âm thanh tiếp theo chậm, năng lượng cần cung cấp cực lớn và phải điều khiển chính xác để ko bị nhèo... hệ số Damping Factor của Ampli xuất thân tử đây ... nếu kém, ù rền như máy bay hạ cánh luôn, chấp các loại tiêu âm tán âm
P/S:
+ Macrodynamics (tạm dịch là độ động vĩ mô) nôm na chính là tốc độ thay đổi âm lượng khi chuyển từ những đoạn nhạc nhẹ nhàng có âm lượng nhỏ sang những đoạn mạnh mẽ có âm lượng lớn và ngược lại. Trong mô hình ADSR nó ứng với pha phát động (attack) và pha xả (release).
+ Microdynamics (đô động vi mô) giống macro nhưng chỉ xét trên một loại nhạc cụ, một note hay 1 bè trong tổng thể bản nhạc có nhiều nhạc cụ, note, bè...
+ Macrodetails là những chi tiết có âm lượng lớn được phô bày ra, lấy ví dụ như một bản nhạc có ca sĩ và nhạc cụ đệm thì thiết bị âm thanh cho macrodetails tốt là thiết bị có thể phô bày các dòng âm thanh của cả ca sĩ lẫn nhạc cụ đệm cùng một lúc một cách rõ ràng tách bạch nhất. Nôm na là sẽ biết có những nhạc cụ nào đang chơi và (có thể) bao nhiêu nhạc cụ (nếu nhạc công trình kém)
+ Microdetails là những chi tiết về âm sắc có âm lượng rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong việc thể hiện đúng âm sắc của các nhạc cụ khác nhau, ví dụ âm sắc của violin và flute hoàn toàn khác nhau dù chơi cùng nốt. Microdetails chính tiêu chí quan trọng nhất cùng với microdynamics để làm nên độ trung thực của âm sắc nhạc cụ. Nó ứng với pha phân rã (Deccay) và duy trì (Sustain). Ví dụ mợ xem cilps 2, đoạn "rên rỉ" của Nỗi đau tình yêu, mợ sẽ thấy nàng khẽ nghiêng cây vỹ để nó lướt (cứa) qua dây, âm thanh tạo ra giống gió thổi bên tai. Trong clip Czardas của Lakatos, hắn lại để cây vỹ nằm thẳng, trượt trên dây, tạo thành những nhịp ngắt quãng như tiếng trái tim đập dồn dập lúc chuẩn bị làm (chuyện mờ ám/ hôn trộm chẳng hạn)....DĨ nhiên, nếu mợ nghe bằng hệ thống CAM của bác
wave-tau, còn nghe trên bộ loa của mợ thì phải dùng các file nhạc gốc, chuẩn hi-res