Em thích bài này cụ ạ, nghe lãng mạn. Thường người ta nghe một bản nhạc mà khóc là vì nó gắn với kỷ niệm nào đó cụ nhỉ? Cảm ơn cụ!Czardas của Monti được liệt vào dòng chính thống rồi nên câu chuyện tiếp theo sẽ khá dài, em xin hầu chuyện mợ sau. Thật có lỗi, ko ngờ trong topic này còn có phái đẹp tham gia. Bác chủ topic đã có lời chúc rồi thì em xin hiến tặng 3 trong số các tác phẩm khí nhạc em thích (hay nghe lúc ko có nhiều thời gian) và hợp với phái đẹp (chắc vậy). Quan trọng là em cũng ko biết xếp bọn nó vào thể loại nào nên ko thành hệ thống được...
1. “Lonely Shepherd” ( Einsamer Hirte hay Der einsame Hirte tiếng Đức hay El pastor solitario tiếng Tây Bán Nhà) do James Last, một nhà soạn nhạc người Đức viết. Năm 2003 bản này được George Zamfir trình tấu pan flute làm nhạc nền cho phimm KillBill 1 của đạo diễn Quentin Tarantino, và trở thành nổi tiếng khắp thế giới. Cho đến nay, panflute vẫn là nhạc cụ trình diễn tốt nhất của tác phẩm này và đây cũng là tác phẩm lấy nhiều nước mắt nhất thế giới (em đoán vậy vì em cũng thỉnh thoảng phải chảy nước)
Tay Andre Reu chỉ đạo dàn nhạc xôi thịt quá, cũng may bản này ko quá "chính thống" nên ko ảnh hưởng mấy.
Em cũng thích Adagio nhưng em thường chỉ nghe Hauser, Lara Fabian và thêm cậu này nữa. Khi đẩy lên cao thì nghe có phần kịch tính hơn. Hauser thì dịu dàng nhẹ nhàng như hàn gắn vậy.Nhưng, cá nhân em vẫn thích nhất phiên bản với chất giọng Soprano thời mới vào nghề đầy nhiệt huyết của Elmira Kalimullina ... chẹp chẹp
Cụ có hệ thống âm thanh có thể nghe thấy tiếng nhạc cụ điện tử "hơi giả" thì cũng thuộc "thứ dữ" rồi. Soundtrack cũng nhiều bài hay lắm vì hầu hết các nhạc sỹ được thuê viết soundtrack cho các bộ phim lừng danh đều dựa trên nền tảng classic cả. Có câu chuyện về đạo diễn phim Schindler's List, Steven Spielberg là khi ông ấy đến gặp John Williams để nhờ viết soundtrack. Mr Willams có nói "Bộ phim này quá lớn, ông nên nhờ người khác viết vì có rất nhiều người giỏi hơn tôi". Steven Spielberg đã trả lời ": Tôi biết điều đó nhưng họ đều đã chết cả rồi.." ... và một kiệt tác ra đời đến cả dân hàn lâm cũng phải ngả mũ và nó luôn là lựa chọn hàng đầu của các nghệ sỹ trình tấu nhạc classic khi làm các album ngắn.Em cũng khoái nhe nhạc không lời, nhưng nhạc của mấy "lão thành" này nghe hơi nặng đô, chủ yếu nghe Ludovico Einaudi, Giovanni Allevi... hay tay làm nhạc phim nổi tiếng hans zimmer soundtrack và thể loại nhac epic, epic nghe cũng hay cơ mà nghe trên dàn cảm giác tiếng nhạc cụ hơi giả, ko suớng như nhạc giao huởng với nhiều loại nhạc cụ.
Cụ chia sẻ thêm kiến thức về mấy "lão thành" và rộng hơn về mảng ko lời đi ạ.
Quá hiếm có 1 mợ hiểu kĩ và am tường cũng như có sở thích với nhạc không lời như vậy. Tặng mợ gì giờ nhỉ . Vod 2 lần không được phépNgoài Adagio, em cũng thích Caruso,một bài hát rất hay, em mong cụ Asura có thêm thông tin thì chia sê thêm nhé vì em chỉ đoc qua wiki, lời bài hát cũng chỉ xem qua tiếng anh.
Em rất thích Tiếng đàn của Hauser nên nếu có tác phẩm nào em thích em cũng mò xem bạn đó co chơi ko. Tiếng đàn nghe dịu dàng, ấm áp như vuốt ve á
Đôi khi cũng thích vật vã kiểu chi Lara Fabian
Và cũng một thời thích kiểu sang trọng, sâu lắng giống Pavarotti
Nhưng có lẽ vẫn thấy hay nhất, đậm chất lãng tử của Lucio Dalla
Hiểu biết được như cụ cũng là kinh rồi. Cụ khiêm tốn quáCụ có hệ thống âm thanh có thể nghe thấy tiếng nhạc cụ điện tử "hơi giả" thì cũng thuộc "thứ dữ" rồi. Soundtrack cũng nhiều bài hay lắm vì hầu hết các nhạc sỹ được thuê viết soundtrack cho các bộ phim lừng danh đều dựa trên nền tảng classic cả. Có câu chuyện về đạo diễn phim Schindler's List, Steven Spielberg là khi ông ấy đến gặp John Williams để nhờ viết soundtrack. Mr Willams có nói "Bộ phim này quá lớn, ông nên nhờ người khác viết vì có rất nhiều người giỏi hơn tôi". Steven Spielberg đã trả lời ": Tôi biết điều đó nhưng họ đều đã chết cả rồi.." ... và một kiệt tác ra đời đến cả dân hàn lâm cũng phải ngả mũ và nó luôn là lựa chọn hàng đầu của các nghệ sỹ trình tấu nhạc classic khi làm các album ngắn.
Còn em thấy classic với mấy "lão thành" kia ko có gì ghê gớm đâu. Chẳng qua mấy lão viết dài quá, lại gói gém đủ loại tâm tư tình cảm vào nên cần lắng nghe và nghĩ nhiều hơn một chút. Khổ nỗi các cụ quá bận rộn với vợ con, bồ bịch... nên bảo dành ra tối thiểu 30 phút hoàn toàn tập trung để nghe thì có vẻ quá xa xỉ. Mỗi tác phẩm hay một chút thì lại có quá nhiều phiên bản khác nhau, tùy theo cách hiểu, cảm nhận của nhạc trưởng, nhạc công cho nên tính ra nghe một đoạn 30 phút thì xác định là phải mất 3 tiếng đồng hồ mới "thông".
Không có gì khó hơn là nói về âm nhạc (There is nothing more difficult than talking about music) - đây là danh ngôn của một trong những thần tượng của em, Camille Saint-Saëns. Với các phái sinh của classic như crossver, pop-rock hóa... thì em còn chém được đôi chút chứ gặp classic thuần thì em cũng bó tay, chẳng biết nói gì cả.
Em nghĩ là em hơi hiểu hiểu cách nghe của mợ nên mới đề cử 3 tác phẩm đó. Có lẽ mợ đang nằm giữa easy-listening và crossover. Ngoài ra, đây là topic về khí nhạc nên em ko dám nói nhiều về thanh nhạc. Tiếp chuyện nốt mợ cho dư âm 8-3 chắc các cụ khác cũng ko phiềnEm cũng thích Adagio nhưng em thường chỉ nghe Hauser, Lara Fabian và thêm cậu này nữa. Khi đẩy lên cao thì nghe có phần kịch tính hơn. Hauser thì dịu dàng nhẹ nhàng như hàn gắn vậy.
.....
Em thì ko hiểu biết kiểu hàn lâm giống các cụ. EmQuá hiếm có 1 mợ hiểu kĩ và am tường cũng như có sở thích với nhạc không lời như vậy. Tặng mợ gì giờ nhỉ . Vod 2 lần không được phép
Rất đồng ý với cụ đánh giá về Hauser.Em nghĩ là em hơi hiểu hiểu cách nghe của mợ nên mới đề cử 3 tác phẩm đó. Có lẽ mợ đang nằm giữa easy-listening và crossover. Ngoài ra, đây là topic về khí nhạc nên em ko dám nói nhiều về thanh nhạc. Tiếp chuyện nốt mợ cho dư âm 8-3 chắc các cụ khác cũng ko phiền
Hauser là thành viên của 2Cellos (em cũng rất mê nhóm này và đã giới thiệu ở trên). Tuy nhiên, khi phát triển sự nghiệp riêng, Hauser đi theo hướng Pop còn Luka Sulic thì đi theo hướng hàn lâm nên Hauser hợp với đa số đại chúng và Youtobe. Mợ tránh nghe chàng trên các hệ thống âm thanh hi-end.
Hic... Mợ thật hạnh phúc vì có người mở cánh cửa nghệ thuật âm nhạc cho. Một kho báu vô giá mà nhiều người mơ ước, trong đó có em. Khi nào rảnh, mợ hồi tưởng và chia sẽ những ký ức về các phân tích đó nhé... nhất là với cổ nhạc (ngũ cung).Em thì ko hiểu biết kiểu hàn lâm giống các cụ. Em
Chỉ biết nghe và cảm nhận riêng mình. Thực ra hồi còn nhỏ ông cụ nhà em hay kể và phân tích tác phẩm cho em nghe. Ví dụ khi nghe phiên chợ Ba Tư, cụ thường nói lúc nào thì công chúa từ trên kiệu xuống và dân chúng trầm trồ sắc đẹp của nàng, lúc nào thì múa rắn, lúc nào thì kiệu đã đi xa nhưng dân chúng vẫn còn luyến tiếc. Hay với bản giao hưởng Định mệnh (no 5) của Beethoven, đoạn nào là sự giằng co với số phận. Với âm nhạc dân gian cũng vậy, cụ còn chỉ cho em chỗ Thị mầu tán tỉnh Thị Kính với lối đảo phách ( quấy nhiễu) cùng tiếng gõ mõ đều đặn ( mô phỏng sự an tĩnh), rất đoi lap, tất cả những điều đó làm em có hứng thú vơi tất cả các thể loại âm nhạc chứ ko chỉ nhạc không lời
Caruso thuộc thể loại Pop, dễ nghe, dễ hiểu, dễ cảm nhận... và wiki nói đầy đủ rồi mợ ạ. Điểm đặc biệt lớn nhất của nó chính là nhạc và lời của đoạn điệp khúc dựa trên một bài hát tiếng Napoli, có tựa đề "Dicitencello vuje", xuất bản năm 1930 bời Rodolfo Falvo (nhạc) và Enzo Fusco (lời), được viết theo truyền thống "lãng mạn" của Napolitan với phong cách opera mạnh (wiki). Tuy có cùng cấu trúc cũng như cú pháp, nhưng tiếng Napoli có phần khác biệt với tiếng Ý ở chính tả và nhất là trong ngữ vựng. Quan trọng hơn nữa là Napoli có một truyền thống sáng tác ca khúc gọi là canzone napoletana (có từ đầu thế kỷ XIX), rất phổ biến trong dân gian, đặc biệt là các làn điệu nenia, khi thì tha thiết lãng mạn, lúc thì sầu bi ai oán. Trường phái này đã cho ra đời nhiều ca khúc lừng danh thế giới, trong đó có bài ‘O Sole Mio ra đời vào năm 1898, do tác giả Eduardo Di Capua soạn nhạc, và do nhà thơ Giovanni Capurro đặt lời. Torna a Surriento (viết theo tiếng Ý là Torna a Sorrento), từng được tác giả Phạm Duy dịch sang tiếng Việt là Trở về mái nhà xưa. Bài này do hai anh em Ernesto và Giambattista de Curtis sáng tác vào năm 1905. Và gần nhất là Ammore Annascunnuto ra đời vào năm 2000 và đáng ngạc nhiên thay, giai điệu bản nhạc là của một tác giả người Pháp tên là Bruno Coulais.Ngoài Adagio, em cũng thích Caruso,một bài hát rất hay, em mong cụ Asura có thêm thông tin thì chia sê thêm nhé vì em chỉ đoc qua wiki, lời bài hát cũng chỉ xem qua tiếng anh.
Ông cụ nhà mợ đúng là hiếm có. Hiểu được cái chân của nhạc không lời không hề dễ. Và những người hiểu sâu được loại nhạc này cũng không đơn giản đâu. Hầu hết đều là người có tài. Và thường là giỏi về nhiều lĩnh vực (ngoại trừ em ra - thì không ăn nhằm gì cả).Em thì ko hiểu biết kiểu hàn lâm giống các cụ. Em
Chỉ biết nghe và cảm nhận riêng mình. Thực ra hồi còn nhỏ ông cụ nhà em hay kể và phân tích tác phẩm cho em nghe. Ví dụ khi nghe phiên chợ Ba Tư, cụ thường nói lúc nào thì công chúa từ trên kiệu xuống và dân chúng trầm trồ sắc đẹp của nàng, lúc nào thì múa rắn, lúc nào thì kiệu đã đi xa nhưng dân chúng vẫn còn luyến tiếc. Hay với bản giao hưởng Định mệnh (no 5) của Beethoven, đoạn nào là sự giằng co với số phận. Với âm nhạc dân gian cũng vậy, cụ còn chỉ cho em chỗ Thị mầu tán tỉnh Thị Kính với lối đảo phách ( quấy nhiễu) cùng tiếng gõ mõ đều đặn ( mô phỏng sự an tĩnh), rất đoi lap, tất cả những điều đó làm em có hứng thú vơi tất cả các thể loại âm nhạc chứ ko chỉ nhạc không lời
Nghe cụ tả thích mê tơi. Cụ đang nghe những thể loại nhạc này trên bộ dàn loa nào ạ?Nhạc classic (kinh điển) thì ko nghe được bằng YTB cụ ạ. Details (chi tiết) của nó kinh khiếp mà YTB thì bị tunning kinh khủng. Dynamic range (dải độ động) của nó càng kinh khiếp hơn (DR13-15 so với DR6-7 của nhạc pop-rock chuẩn CD đến hi-res và DR2-3 của YTB). Với chuẩn CD bình thường (WAV 44.1kHz - 16bit - 1411 kbps) đã khó nghe rồi, nếu thiết bị phát kém nữa thì chỉ làm cho bản nhạc bị méo mó đi thôi cụ.
Tchaikovsky có 3 bản piano concerto, nổi tiếng nhất là bản số 1 và "ngài" viết cũng ko nhiều lắm, nếu đánh số đến No.7 thì chỉ có giao hưởng - symphony (có 9 bản).
Em cũng muốn đưa lên lắm nhưng mỗi tác phẩm, mỗi soloist, nhạc trưởng, dàn nhạc.... chơi đều có cái hay riêng nên mỗi tác phẩm em cũng có vài đến chục phiên bản, chẳng biết chọn cái nào nữa. . Thôi thì em cứ post một cái em thích và có thể nghe trên YTB vì muốn nghe hi-res cũng ko có hãng nào thâu âm và phát hành cả
Violin Concerto in D major , Op. 35 là bản concerto cho violin duy nhất do Pyotr Ilyich Tchaikovsky sáng tác vào năm 1878 và là một trong những bản hòa tấu dành cho violin nổi tiếng nhất . Cá nhân mình cho rằng đây là tác phẩm concerto diễn tả các cung bậc cảm xúc trong tình yêu xuất sắc nhất.
Tác phẩm được viết tại Clarens , nơi Tchaikovsky nghỉ ngơi để phục hồi phục sau cơn trầm cảm khi ly hôn. Ông đang viết bản Piano Sonata in G major thì người học sinh theo học sáng tác của ông , nghệ sĩ vĩ cầm Iosif Kotek , đã mang bản Symphonie espagnole mới sáng tác của Édouard Lalo từ Pháp đến. Tchai đã chuyển soạn tác phẩm này cho violin và piano với nhau và họ đã chơi suốt cả ngày. Vấn đề ở chỗ Tchaikovsky và Iosif Kotek yêu nhau!!! Ông luôn cố gắng che giấu mối quan hệ đồng tính của mình với công chúng. Symphonie espagnole và tình yêu mãnh liệt là chất xúc tác cho sự ra đời của bản Violin concerto bất hủ. Năm 1881, ông chia tay với Kotek sau khi anh ấy từ chối chơi bản Concerto này vì lo ngai cho sự nghiệp mới chớm nở của anh ấy nếu công chúng biết các tình tiết phía sau.
Bản violin concerto này cực kỳ quyến rũ vì nó kết hợp cả sự cuồng nhiệt pha chút hoang dại của dòng nhạc gyspy có trong Symphonie espagnole, nồng nàn trữ tình của dân ca Nga và bố cục mạch lạc khoa học của dòng nhạc classic đương thời. Mặc dù không công bố chính thức nhưng hầu hết người yêu nhạc classic đều coi bản concerto này có thêm một tầng lớp ý nghĩa phụ - tình yêu đồng tính (nam-nam)
Và bây giờ mới là phần chính - vẻ đẹp của âm nhạc classic. Clip trình diễn đỉnh cao nhạc phẩm Czardas - Monti của quái kiệt Roby Lakatos và quái thủ Dimiter Tchernookov. Roby Lakatos được coi là nghệ sỹ violin chơi nhạc có yếu tố gyspy hay nhất với phong cách "phiêu" nhưng trong clip này, Dimiter Tchernookov trở thành đối trọng với phong cách đĩnh đạc truyền thống của nhạc classic. Những cú trượt vỹ trên dây đàn ma quái của Lakatos luôn được Tchernookov ứng đối hoàn hảo bằng kỹ thuật trill-vibrato chuẩn mực.
Tuy nhiên, phần hay nhất, mình thích xem nhất chính là phần ứng tấu ở giữa đoạn. Roby bắt đầu và "bất ngờ thách thức" Dimiter. Và Dimiter còn tạo bất ngờ lớn hơn với phần ứng tấu chuyển dần sang giai điệu mở màn của bản Violin Concert "tình yêu" Tchaikovsky....
- Tôi yêu .... (anh) !!
... nhưng đừng tưởng bở... ngay khi Dimiter chuyển sang đoạn 3 (niềm hân hoan tái ngộ) thì đột ngột biến thành giai điệu quốc ca Pháp - bản La Marseillaise...
- Tôi yêu anh (nói thay cho Tchaikovsky) hay Tôi yêu nước Pháp của Lalo ...??!!!
Khán phòng bùng nổ và chắc Roby cũng ngã ngửa (nếu ko phải kịch bản dàn dựng trước)
Và có lẽ, giao tiếp đỉnh cao kiểu này chỉ có trong classic
Em thay đổi nhiều lắm nên cũng loạn hết cả lên và ko nhớ chi tiết. Gần đây nhất thì em có 2 bộ:Nghe cụ tả thích mê tơi. Cụ đang nghe những thể loại nhạc này trên bộ dàn loa nào ạ?
Trong khả năng thì cụ chọn như nào? Phải có một dàn, một bóng hồng để mơ mộng chứ ạ, ai lại "đứng núi này trông núi nọ" đa thê thế hehe.Em thay đổi nhiều lắm nên cũng loạn hết cả lên và ko nhớ chi tiết. Gần đây nhất thì em có 2 bộ:
Bộ 1:
- Đầu phát Oppo 205
- DAC/ CDP : Meridian G95
- Loa: Dantax Utopia 5 Mk II và Linn Majik 112 Center + DynAudia Sub300
Bộ 2:
- Đầu phát : PC Dell 3080 Core i5 10th (10500) + HQ Player + AO tinh chỉnh cho Audio
- DAC: iFi Pro iDSD
- Amply : Musical Fidelity M6is
- Loa : Elac FS 407
Em đã giải tán bộ 2, giữ bộ 1 để khai thác sau vì sau khi được nghe MBL Noble Line, em đã biết endgame của mình . Mục tiêu phấn đấu của em là nó, hy vọng hàng cũ sẽ có giá tầm 700 củ. Trời ko độ thì em tụt xuống công thức Ampli Đức + Loa Ý với ASR Blue Emmiter II Exclusive (hoặc MBL, Goldmund cùng tầm giá tuỳ theo gặp hàng thanh lý nào trước) và Sonus Faber Amati (hoặc tụt nữa là Olympia Nova V với vân đỏ amati)
Hiện tại, em vác tai đi nghe ké là chính, còn ở nhà chống nghiện với tai nghe Senheiser HD800s (chuẩn bị lên HD820) và bộ phát của Bộ 2.
Hic... Em chỉ có thể đầu tư tối đa 1k củ thôi cụ, chơi đồ mới sao nổi. Đồ cũ thì phải đợi vì MBL ở VN ít người chơi lắm. Đợi chờ cũng là một thú vui chưa kể công nghệ âm thanh đang thay đổi chóng mặt, em muốn tìm hiểu thật kỹ đã vì rất nhiều chân trời đang mở ra, chưa chắc em đã chơi 2 kênh truyền thống.Trong khả năng thì cụ chọn như nào? Phải có một dàn, một bóng hồng để mơ mộng chứ ạ, ai lại "đứng núi này trông núi nọ" đa thê thế hehe.