[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,894
Động cơ
246,482 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Vâng, em chém gió hầu chuyện cụ nốt :D

- Nước Anh trước Thế chiến 1 vẫn được coi là vùng hẻo lánh của Châu Âu (hơn mỗi Nga) nhưng người Anh lại rất giỏi kinh doanh và sáng tạo trong kinh doanh. Các ông bầu người Anh thường "đưa" âm nhạc Châu Âu về và làm marketing rất tốt. Sau cách mạng công nghiệp, nước Anh lại càng giàu có và bộ máy media nhờ đó mà hùng mạnh lên, từ đó ảnh hưởng nhiều đến thế giới thứ 3. Những Hadel, Haydn... dù ko phải người Anh nhưng được người Anh đưa lên hàng siêu sao, theo ánh mặt trời "ko bao giờ lặn" trên Vương quốc Anh đi khắp thế giới.

- Bach mẫu mực, chân phương và tính chất vượt mọi biên giới, thời đại ... Infinity là đặc trưng của Bach. Mozart vô địch về khả năng sáng tác, bùng nổ. Âm nhạc Mozart trong sáng, tinh khiết, dễ cảm nhận (rất hợp với trẻ em và các mợ). Dù cuối đời, các tác phẩm của Mozart bắt đầu đi vào sâu lắng, mãnh liệt nhưng sự tinh tế và khả năng “siêu phàm” của giọng hát con người mới là yếu tố để giới mộ điệu âm nhạc coi âm nhạc của Mozart như "ma quỷ". Các đoạn aria (vocal) cả độc lập lẫn trong opera hấp dẫn hơn nhiều so với khí nhạc của ông... Beethoven thì tràn đầy xúc cảm mãnh liệt của con người, rất hiếm khi thấy thiên nhiên hay suy tư chiêm nghiệm trong âm nhạc Beethoven, có lẽ là lý do mà NASA chọn nhạc của Beethoven vào đĩa Voyager Golden để “giới thiệu” với người ngoài hành tinh. Do vậy, Bach được "phong thánh" (God Bach), Mozart được cử làm nhạc sư của Thiên Đàng (trong các mẩu chuyện cười) còn Beethoven được hậu nhân "vẽ lại" chân dung thành một tài tử điện ảnh, khác hẳn với hình ảnh khá "bình thường" thực tế của ông. Do đó, Bee cũng là nhân vật/ nhà soạn nhạc được đưa vào điện ảnh nhiều nhất. Món quà lưu niệm khi đến Wien phổ biến là kẹo Mozart và tượng Beethoven phiên bản tài tử :))

- Em thấy hình như có bác nhầm bản "giao hưởng tang lễ" nào đó là của Berlioz. Thực ra, Berlioz chưa đủ tầm để có tên trong "bản đồ symphony". Các đám tang thường chơi trích đoạn 'Totenfeier - Cử Hành Tang Lễ' cũng là movement 1 của Symphony số 2 (Hồi Sinh) của Mahler. Dấu ấn lớn nhất của Berlioz có lẽ là Bản giao hưởng Hoang tưởng (Symphonie fantastique), sau thế chiến 2, khi âm nhạc đại chúng lên ngôi, bản giao hưởng Hoang tưởng này được cho là nguồn cội của nhạc Rock (cũng như Tổ khúc Hành tinh - Planets của G. Holst - là cội nguồn của nhạc Metal)...

Thôi, ta tạm dừng nhỉ?! Cái chủ đề này cứ phải có tí cồn, phun bọt phì phì mới hợp....
Kkk. Hiểu biết của cụ về giao hưởng thính phòng đúng là rộng thật. 🙂
- Berlioz, nhạc sĩ Người Pháp thì em ít biết. Chỉ biết qua giao hưởng "Tang lễ và chiến thắng - chương 1, hành khúc tang lễ" thôi. Chương này hay lấy làm nhạc đám.
- Mozart , Beethoven...ảnh hưởng nhiều tới các nhà soạn nhạc sau này. Đáng tiếc Mozart mất sớm khi mới 35t.
- Hoan nghênh cụ giới thiệu những tác phẩm mà cụ biết lên thread nhé 🤗
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,894
Động cơ
246,482 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
3. Adagio của Albinoni. Tấu khúc vô danh được viết với nhịp adagio ở cung Sol thứ nổi tiếng đến nổi mặc nhiên được gọi là Adagio - Albinoni cũng như nói đến Czardas thì phải là Czardas - Monti vậy.

“Adagio in G minor” một tác phẩm tân Baroque được sáng tác bởi nhạc sĩ bậc thầy người Venice thế kỷ 18 Tomaso Albinoni. Tuy nhiên tác phẩm đã bị thất lạc cho tới tận năm 1945, nhà phê bình âm nhạc người Ý Remo Giazotto (1910-1998) đã tìm thấy bản thảo cũ dang dở của Albinoni trong thư viện Saxon State ở Dresden, Đức. Giazotto kể rằng ông đã tìm thấy một bản thảo cũ rách, hình như đó là một chương dang dở trong bản Sonata Thánh ca cung Sol thứ được Albinoni viết trong khoảng năm 1708…. Và đến năm 1958, Giazotto đăng kí bản quyền xuất bản khúc Adagio giọng Sol thứ viết cho dàn dây và Organ do ông chuyển soạn dựa trên bản thảo của Albinoni.

Đó là câu chuyện cổ thích cho trẻ em và phụ nữ, còn thực tế, nó ko có chút nào đặc trưng của âm nhạc kỷ nguyên Barouque cả, lại càng ko giống phong cách truyền thống của Tomaso Albinoni. Thay vào đó, nó lại có nhiều đặc điểm của âm nhạc kỷ nguyên Romantic là đề cao tình cảm cá nhân và khai thác âm sắc (tone color hay timbre) để nhấn mạnh chủ đề. Đã có nhiều cuộc tranh luận về "trò bịp của Giazotto" nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi tác phẩm. Dù có ra sao, Giazotto cũng ko bao giờ ngờ được nó lại nổi tiếng đến vậy, kể cả trong giới hàn lâm. Có lẽ thời gian đảo ngược được, chưa chắc ông ấy đã nói là của Albinoni :))

Bản nhạc nổi tiếng đến nỗi phiên bản thanh nhạc (đặt lời) cũng làm mưa làm gió trên thị trường nhạc Pop với Lara Fabian

và Demis Roussos

.... rồi xâm nhập vào giới mộ điệu qua con đường classic - crossover

và lột xác thành "tiêu chuẩn Aria" với giọng Mezzo tiêu chuẩn của Nino Surguladze

Nhưng, cá nhân em vẫn thích nhất phiên bản với chất giọng Soprano thời mới vào nghề đầy nhiệt huyết của Elmira Kalimullina ... chẹp chẹp :x

.... Chưa hết, Diva Phạm Thu Hà, giọng ca kinh viện hiếm hoi ở Việt Nam hiện tại cũng có một phiên bản tiếng Việt của mình và được trình bày với phong cách Classic - crossover
https://chiasenhac.vn/mp3/pham-thu-ha/giac-mo-yeu-adagio-in-g-moll-ts3mdqdwq8mem9.html
Em đã nhận ra âm điệu quen quen của nó. Nhớ mang máng nhiều năm trước - hồi đi làm có 1 ông chú mở đài trưa (qua 1h). Tromg số những bản nhạc được phát (có bản Mediation Thai's của Massenet) thì có bản này. Em nhớ vì lúc ấy đang nghỉ giải lao. Và 2 bản này vô tình em chăm chú nghe. Nhưng không biết nó tên gì, của ai.
- Bản nhạc nghe rất hay. Cụ tinh tế thật 👍
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,894
Động cơ
246,482 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Chời, không ngờ cụ Phan cũng fan dao hưỡng nhỉ, truất.
Đang dịch, chiến tranh loạn lạc nhìn dòng người di tản phụ nữ trẻ em thật là tội, khủng hoảng kinh tế. Buồn nên em nghe bài này, dân dã hết mức, mong cccm nghe thử, cảm nhận.

Ngày xưa nhà em có cái đài VEFF của Liên Xô ấy. Em nghe suốt. Vì chẳng có gì. Nhà có cái đài quý như vàng. Vì biết thế giới nó ra sao. Những mục em nghe nhiều là Đọc Truyện, Nhạc nhiều thể loại, Thế Giới Đó Đây, Những Cuộc Khám Phá, Khoa Học Mới - Công Nghệ Mới, Văn Hóa, Du Lịch, Nói về Hội Họa, thơ ca, Chiến Tranh, Nghệ Thuật nói chung, nói về Tâm Linh, Chuyện Cảnh Giác...
- Sau này lớn lên cũng gọi là có tí hiểu biết từ đó cụ ạ. 😊
 

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,963
Động cơ
542,348 Mã lực
Thấy cụ chủ đã làm series các bản giao hưởng của Haydn (Joseph), mình cũng góp vui chút. Thực ra, gọi J. Haydn là "cha đẻ" của giao hưởng (symphony) có phần hơi quá. Cũng như đa phần các thiên tài âm nhạc của khối Đức - Áo tham gia lật đổ sự thống trị của âm nhạc Italia xuyên suốt thời kỳ Barouque - Rococo, J. Haydn cổ vũ cho loại hình symphony vốn mờ nhạt trước đó. J.S. Bach cổ vũ cho cây đàn piano (forte-piano). Tính ra, ông em trai Michael Haydn lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn khi Mozart thường xuyên lấy ông ấy làm tham chiếu/ tham khảo trong các bản symphony của mình. Anh em nhà Haydn cũng chỉ tính là giao thời giữa 2 kỷ nguyên quan trọng, đặt nền móng cho kỷ nguyên Classic (kinh điển) rực rỡ nhất trong lịch sử âm nhạc hiện đại.

Bắt đầu của kỷ nguyên Classic là Mozart. Trước thời Mozart các bản concerto đã không hấp dẩn như sau này vì vai trò của soloist (nghệ sỹ độc tấu) trong dàn nhạc rất mờ nhạt, họ không có cơ hội đễ phô diễn tài năng và sáng tạo. Chính Mozart đã đưa soloist lên vai trò chính trong dàn nhạc, làm cho bản nhạc có sức hấp dẩn mới. Cũng có thể do Mozart là nghệ sỹ trình diễn piano đỉnh cao và thiên tài âm nhạc đã khiến ông ấy không viết sẵn những đoạn solo mà sáng tác và trình diễn trực tiếp luôn. Điều này thúc đẩy các nhà soạn nhạc sau này cố gắng viết các đoạn solo (cadenza) và hoà âm thật hay cho chúng ta thưởng thức như bây giờ.

Bản giao hưởng số 39-40-41 thuộc "chùm" tác phẩm cuối cùng của Mozart, trong đó bản số 40 nổi tiếng với công chúng hơn cả do được sử dụng thường xuyên làm nhạc nền tại các nơi công cộng (cùng với đoạn Spring 1 trong 4 mùa của Vivaldi). Mozart không đặt tên bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của mình là "Jupiter". Theo con trai của ông, Franz Xaver Mozart, chính Johann Peter Salomon (người đã tạo dựng nên sự nghiệp hoành tráng của Haydn ở London vào những năm 1790), đã nghĩ ra biệt danh này như một "chiêu" quảng cáo hấp dẫn cho các buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng ở London vào năm 1819. Không phải "Sao Mộc" như nhiều người lầm tưởng, Salomon chọn tên của thủ lĩnh của các vị thần La Mã cho tác phẩm này - thần Jupiter. Chắc chắn đây là bản giao hưởng cao quý nhất và uy nghiêm nhất trong số các bản giao hưởng của Mozart (và có lẽ là tất cả các bản giao hưởng trước đó). Concerto và symphony từ Mozart đã đồ sộ (dài 30 - 60 phút), hoành tráng (dàn nhạc 55 - 105 nhạc công) và mang tính "chương trình" rõ nét, thay vì thuần túy giải trí như trước đó.

Có thể nói, với 27 bản Piano Concerto và 03 bản symphony số 39-40-41, Mozart đã đặt tiêu chuẩn cho thể loại concerto và cũng dựng lên nền móng vững chắc để Beethoven sau đó định hình, chuẩn mực hóa thể loại Symphony. Bee đã đưa trống vào dàn nhạc và đến bản Sym số 5 (bản Giao hưởng định mệnh) , Bee tạo bước đột phá lịch sử khi sử dụng đến 5 kèn đồng gây sửng sốt thính giả. Bản giao hưởng số 9, opus 125, là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng. Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc classic châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn. Nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại với âm nhạc trong chương thứ tư (bỏ phần lời) được dùng làm "quốc nhạc" chính thức của Liên Minh châu Âu.

Từ Bee, symphony đã hoàn toàn thoát khỏi cái bóng lịch sử, vươn mình trở thành thể loại để các nhạc trưởng chứng tỏ tài năng của mình và diễn đạt những chủ để ở tầm vóc chưa từng có trước đó và đến tận ngày nay.

Đỉnh cao của Symphony có lẽ là Gustav Mahler. Không những sử dụng trống nhiều hơn, G. Mahler còn yêu cầu đến 24 kèn đồng (brass). Bản Symphony No.8, còn gọi là 'Symphony of a Thousand' vì nó đòi hỏi 1379 nhạc công và ca sỹ đồng ca, nhưng đến nay chưa có phòng hòa nhạc nào đủ rộng đễ thực hiện đúng đòi hỏi này. Sáng tạo độc đáo nhất của ông là sử dụng off-stage với một số nhạc cụ (có vài nhạc công sẽ chơi ở phía sau sân khấu, cánh gà....) tạo ra hiệu ứng âm thanh trầm hùng, rộng lớn, bí ẩn. Các nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất ở off-stage thường là nhạc cụ trong bộ kèn gỗ hoặc bộ kèn đồng, đặc biệt là kèn trumpets. Có đến 6/10 bản giao hưởng của Mahler sử dụng off-stage và các nhạc cụ hầu như đều là bộ kèn đồng Brass. Và dĩ nhiên, nghe Mahler phải tốn kém rất nhiều cho hệ thống âm thanh.... nghe bằng YTB thì đúng là thảm họa.
Em cũng khoái nhe nhạc không lời, nhưng nhạc của mấy "lão thành" này nghe hơi nặng đô, chủ yếu nghe Ludovico Einaudi, Giovanni Allevi... hay tay làm nhạc phim nổi tiếng hans zimmer soundtrack và thể loại nhac epic, epic nghe cũng hay cơ mà nghe trên dàn cảm giác tiếng nhạc cụ hơi giả, ko suớng như nhạc giao huởng với nhiều loại nhạc cụ.
Cụ chia sẻ thêm kiến thức về mấy "lão thành" và rộng hơn về mảng ko lời đi ạ. :D

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top