Dạo này đầu óc em đơ đơ, rõ ràng sáng sớm nhận được tin nhắn 8.3 của vài người và bản thân cũng đi chúc lung tung. Thế quái nào mà lúc đi ăn gọi món thấy lâu rồi thắc mắc, bé phục vụ bảo chi Thông cảm hôm nay ngày lễ nên đông. Em ngồi nghĩ mãi ko biết nên hỏi “hôm nay là ngày gì thế?“ Nó nhìn em một lúc bảo: “8/3 mà chị”, lúc đó mới nhớ và lại đi chúc lung tung.Tiện thread riêng, chúc các Mợ Off ngày 8/3 vui vẻ, trẻ khỏe, xinh xắn và cuộc sống ổn định, gia đình hạnh phúc nhé.
View attachment 6947985
Em cảm ơn cụ, em rất thích Czardas nhưng ko tìm được nhiều bản hay như cụ, Em đã nghe rất nhiều lần và sẽ save vào. Cụ nói nhiều từ cao siêu em ko hiểu nhưng em sẽ gúc dần. Mong cụ chia sẻ thêm a.Các cụ bơm nữa là em đi viện vá mũi đấy . Em chỉ là dân tay ngang, độc thân vĩnh viễn, ko có việc gì làm nên nghe nhạc thôi !! Em đi lang thanh nhiều diễn đàn, group... về khí nhạc, học hỏi được rất nhiều nhưng hầu như ít có hội nhóm nào duy trì được lâu. Nhưng nghe nói trên OF tập trung rất nhiều cao thủ đủ mọi lĩnh vực, topic này cũng duy trì được khá lâu nên chắc có cao thủ, người đam mê thực thụ. Em vào đặt ghế ngồi hóng
Các cụ cũng thích Czardas của V. Monti thì em vui quá. Bản này rất nhiều nghệ sỹ trình diễn, cá nhân em thichsh nhất Maxim Vengerov chơi phiên bản được Mikhail Parhamovsky chuyển soạn cho Violin và bộ String
Ngoài ra còn bản cho Cello với bộ String do Luka Sulic chơi. Bạn này là thành viên của band 2Cellos vốn hay chơi classic-crossover (nhạc classic chơi kiểu Rock và nhạc Rock chơi kiểu classic). Violin thì da diết còn Cello lại nồng nàn. Kỹ sư thu âm cũng cố ý chỉnh (tunning) cho kiểu clip (youtobe, MV) nên xem/ nghe trên YTB chất lượng khá ổn.
Về đàn tranh, em cũng rất mê nhưng kỹ thuật chơi đàn tranh rất khó. Nó là vua của nhạc ngũ âm (cung). Mấy clip trên Youtobe thì chủ yếu khoe "người" là chính chứ ko phải khoe "đàn", âm thanh của đàn tranh có phần còn khó thể hiện hơn piano nhiều nên kỹ thuật ghi âm và thiết bị phát thanh cũng cần khủng ko kém nhạc classic phương Tây. Nhân tiện, em mê đoạn song tấu đàn tranh trong phim Shadow (aka Vô Ảnh). Cụ nào biết tên bản nhạc và cây đàn ít dây hơn do nhân vật nam (Đô đốc Tử Ngô) chơi thì cho em xin ít thông tin. Đa tạ !
Có một bản Czardas cũng rất nhiều cảm xúc do Anh Tú - Xuân Huy song tấu tại LUALA concert 2011. Mời cụ xem ở đâyEm cảm ơn cụ, em rất thích Czardas nhưng ko tìm được nhiều bản hay như cụ, Em đã nghe rất nhiều lần và sẽ save vào. Cụ nói nhiều từ cao siêu em ko hiểu nhưng em sẽ gúc dần. Mong cụ chia sẻ thêm a.
Cụ kể thiếu từ 5:18 đên 5:24 là mở đầu chương 3 Violin Concerto in D Major op. 61 của BeethovenNhạc classic (kinh điển) thì ko nghe được bằng YTB cụ ạ. Details (chi tiết) của nó kinh khiếp mà YTB thì bị tunning kinh khủng. Dynamic range (dải độ động) của nó càng kinh khiếp hơn (DR13-15 so với DR6-7 của nhạc pop-rock chuẩn CD đến hi-res và DR2-3 của YTB). Với chuẩn CD bình thường (WAV 44.1kHz - 16bit - 1411 kbps) đã khó nghe rồi, nếu thiết bị phát kém nữa thì chỉ làm cho bản nhạc bị méo mó đi thôi cụ.
Tchaikovsky có 3 bản piano concerto, nổi tiếng nhất là bản số 1 và "ngài" viết cũng ko nhiều lắm, nếu đánh số đến No.7 thì chỉ có giao hưởng - symphony (có 9 bản).
Em cũng muốn đưa lên lắm nhưng mỗi tác phẩm, mỗi soloist, nhạc trưởng, dàn nhạc.... chơi đều có cái hay riêng nên mỗi tác phẩm em cũng có vài đến chục phiên bản, chẳng biết chọn cái nào nữa. . Thôi thì em cứ post một cái em thích và có thể nghe trên YTB vì muốn nghe hi-res cũng ko có hãng nào thâu âm và phát hành cả
Violin Concerto in D major , Op. 35 là bản concerto cho violin duy nhất do Pyotr Ilyich Tchaikovsky sáng tác vào năm 1878 và là một trong những bản hòa tấu dành cho violin nổi tiếng nhất . Cá nhân mình cho rằng đây là tác phẩm concerto diễn tả các cung bậc cảm xúc trong tình yêu xuất sắc nhất.
Tác phẩm được viết tại Clarens , nơi Tchaikovsky nghỉ ngơi để phục hồi phục sau cơn trầm cảm khi ly hôn. Ông đang viết bản Piano Sonata in G major thì người học sinh theo học sáng tác của ông , nghệ sĩ vĩ cầm Iosif Kotek , đã mang bản Symphonie espagnole mới sáng tác của Édouard Lalo từ Pháp đến. Tchai đã chuyển soạn tác phẩm này cho violin và piano với nhau và họ đã chơi suốt cả ngày. Vấn đề ở chỗ Tchaikovsky và Iosif Kotek yêu nhau!!! Ông luôn cố gắng che giấu mối quan hệ đồng tính của mình với công chúng. Symphonie espagnole và tình yêu mãnh liệt là chất xúc tác cho sự ra đời của bản Violin concerto bất hủ. Năm 1881, ông chia tay với Kotek sau khi anh ấy từ chối chơi bản Concerto này vì lo ngai cho sự nghiệp mới chớm nở của anh ấy nếu công chúng biết các tình tiết phía sau.
Bản violin concerto này cực kỳ quyến rũ vì nó kết hợp cả sự cuồng nhiệt pha chút hoang dại của dòng nhạc gyspy có trong Symphonie espagnole, nồng nàn trữ tình của dân ca Nga và bố cục mạch lạc khoa học của dòng nhạc classic đương thời. Mặc dù không công bố chính thức nhưng hầu hết người yêu nhạc classic đều coi bản concerto này có thêm một tầng lớp ý nghĩa phụ - tình yêu đồng tính (nam-nam)
Và bây giờ mới là phần chính - vẻ đẹp của âm nhạc classic. Clip trình diễn đỉnh cao nhạc phẩm Czardas - Monti của quái kiệt Roby Lakatos và quái thủ Dimiter Tchernookov. Roby Lakatos được coi là nghệ sỹ violin chơi nhạc có yếu tố gyspy hay nhất với phong cách "phiêu" nhưng trong clip này, Dimiter Tchernookov trở thành đối trọng với phong cách đĩnh đạc truyền thống của nhạc classic. Những cú trượt vỹ trên dây đàn ma quái của Lakatos luôn được Tchernookov ứng đối hoàn hảo bằng kỹ thuật trill-vibrato chuẩn mực.
Tuy nhiên, phần hay nhất, mình thích xem nhất chính là phần ứng tấu ở giữa đoạn. Roby bắt đầu và "bất ngờ thách thức" Dimiter. Và Dimiter còn tạo bất ngờ lớn hơn với phần ứng tấu chuyển dần sang giai điệu mở màn của bản Violin Concert "tình yêu" Tchaikovsky....
- Tôi yêu .... (anh) !!
... nhưng đừng tưởng bở... ngay khi Dimiter chuyển sang đoạn 3 (niềm hân hoan tái ngộ) thì đột ngột biến thành giai điệu quốc ca Pháp - bản La Marseillaise...
- Tôi yêu anh (nói thay cho Tchaikovsky) hay Tôi yêu nước Pháp của Lalo ...??!!!
Khán phòng bùng nổ và chắc Roby cũng ngã ngửa (nếu ko phải kịch bản dàn dựng trước)
Và có lẽ, giao tiếp đỉnh cao kiểu này chỉ có trong classic
Yes. Em cũng thích bạn Tú chơi Dạ Khúc, bài này lời cũng hay các cụ nhỉ!Có một bản Czardas cũng rất nhiều cảm xúc do Anh Tú - Xuân Huy song tấu tại LUALA concert 2011. Mời cụ xem ở đây
Em hỏi khí không phải : mợ bao tuổi rồi ạDạo này đầu óc em đơ đơ, rõ ràng sáng sớm nhận được tin nhắn 8.3 của vài người và bản thân cũng đi chúc lung tung. Thế quái nào mà lúc đi ăn gọi món thấy lâu rồi thắc mắc, bé phục vụ bảo chi Thông cảm hôm nay ngày lễ nên đông. Em ngồi nghĩ mãi ko biết nên hỏi “hôm nay là ngày gì thế?“ Nó nhìn em một lúc bảo: “8/3 mà chị”, lúc đó mới nhớ và lại đi chúc lung tung.
Em dạo này ngủ ít quá vì ko ngủ được, chắc lạ chỗ vì e đang đi công tác. Em chưa tiêm mũi 3 mà sức khỏe tinh thần chắc cũng ok vì hầu như ít stress. Đãng trí tý thôi vì có thể đang tập trung nghĩ việc mình đang làm.Em hỏi khí không phải : mợ bao tuổi rồi ạ
- Đùa chớ. Có lẽ cần nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn mợ nhé. Sức khỏe tinh thần quan trọng lắm. Nếu không cải thiện thì đi gặp bs.
- Nhiều người nói tiêm xong mũi 3 cảm thấy có nhiều vấn đề không ổn.....
Nghĩ í thôi mợ kẻo tẩu hỏa nhập ma nhéEm dạo này ngủ ít quá vì ko ngủ được, chắc lạ chỗ vì e đang đi công tác. Em chưa tiêm mũi 3 mà sức khỏe tinh thần chắc cũng ok vì hầu như ít stress. Đãng trí tý thôi vì có thể đang tập trung nghĩ việc mình đang làm.
Hiểu biết của cụ về thính phòng giao hưởng đúng là rộng lớn và sâu.Thấy cụ chủ đã làm series các bản giao hưởng của Haydn (Joseph), mình cũng góp vui chút. Thực ra, gọi J. Haydn là "cha đẻ" của giao hưởng (symphony) có phần hơi quá. Cũng như đa phần các thiên tài âm nhạc của khối Đức - Áo tham gia lật đổ sự thống trị của âm nhạc Italia xuyên suốt thời kỳ Barouque - Rococo, J. Haydn cổ vũ cho loại hình symphony vốn mờ nhạt trước đó. J.S. Bach cổ vũ cho cây đàn piano (forte-piano). Tính ra, ông em trai Michael Haydn lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn khi Mozart thường xuyên lấy ông ấy làm tham chiếu/ tham khảo trong các bản symphony của mình. Anh em nhà Haydn cũng chỉ tính là giao thời giữa 2 kỷ nguyên quan trọng, đặt nền móng cho kỷ nguyên Classic (kinh điển) rực rỡ nhất trong lịch sử âm nhạc hiện đại.
Bắt đầu của kỷ nguyên Classic là Mozart. Trước thời Mozart các bản concerto đã không hấp dẩn như sau này vì vai trò của soloist (nghệ sỹ độc tấu) trong dàn nhạc rất mờ nhạt, họ không có cơ hội đễ phô diễn tài năng và sáng tạo. Chính Mozart đã đưa soloist lên vai trò chính trong dàn nhạc, làm cho bản nhạc có sức hấp dẩn mới. Cũng có thể do Mozart là nghệ sỹ trình diễn piano đỉnh cao và thiên tài âm nhạc đã khiến ông ấy không viết sẵn những đoạn solo mà sáng tác và trình diễn trực tiếp luôn. Điều này thúc đẩy các nhà soạn nhạc sau này cố gắng viết các đoạn solo (cadenza) và hoà âm thật hay cho chúng ta thưởng thức như bây giờ.
Bản giao hưởng số 39-40-41 thuộc "chùm" tác phẩm cuối cùng của Mozart, trong đó bản số 40 nổi tiếng với công chúng hơn cả do được sử dụng thường xuyên làm nhạc nền tại các nơi công cộng (cùng với đoạn Spring 1 trong 4 mùa của Vivaldi). Mozart không đặt tên bản giao hưởng cuối cùng và nổi tiếng nhất của mình là "Jupiter". Theo con trai của ông, Franz Xaver Mozart, chính Johann Peter Salomon (người đã tạo dựng nên sự nghiệp hoành tráng của Haydn ở London vào những năm 1790), đã nghĩ ra biệt danh này như một "chiêu" quảng cáo hấp dẫn cho các buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng ở London vào năm 1819. Không phải "Sao Mộc" như nhiều người lầm tưởng, Salomon chọn tên của thủ lĩnh của các vị thần La Mã cho tác phẩm này - thần Jupiter. Chắc chắn đây là bản giao hưởng cao quý nhất và uy nghiêm nhất trong số các bản giao hưởng của Mozart (và có lẽ là tất cả các bản giao hưởng trước đó). Concerto và symphony từ Mozart đã đồ sộ (dài 30 - 60 phút), hoành tráng (dàn nhạc 55 - 105 nhạc công) và mang tính "chương trình" rõ nét, thay vì thuần túy giải trí như trước đó.
Có thể nói, với 27 bản Piano Concerto và 03 bản symphony số 39-40-41, Mozart đã đặt tiêu chuẩn cho thể loại concerto và cũng dựng lên nền móng vững chắc để Beethoven sau đó định hình, chuẩn mực hóa thể loại Symphony. Bee đã đưa trống vào dàn nhạc và đến bản Sym số 5 (bản Giao hưởng định mệnh) , Bee tạo bước đột phá lịch sử khi sử dụng đến 5 kèn đồng gây sửng sốt thính giả. Bản giao hưởng số 9, opus 125, là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824, nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng. Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc classic châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn. Nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại với âm nhạc trong chương thứ tư (bỏ phần lời) được dùng làm "quốc nhạc" chính thức của Liên Minh châu Âu.
Từ Bee, symphony đã hoàn toàn thoát khỏi cái bóng lịch sử, vươn mình trở thành thể loại để các nhạc trưởng chứng tỏ tài năng của mình và diễn đạt những chủ để ở tầm vóc chưa từng có trước đó và đến tận ngày nay.
Đỉnh cao của Symphony có lẽ là Gustav Mahler. Không những sử dụng trống nhiều hơn, G. Mahler còn yêu cầu đến 24 kèn đồng (brass). Bản Symphony No.8, còn gọi là 'Symphony of a Thousand' vì nó đòi hỏi 1379 nhạc công và ca sỹ đồng ca, nhưng đến nay chưa có phòng hòa nhạc nào đủ rộng đễ thực hiện đúng đòi hỏi này. Sáng tạo độc đáo nhất của ông là sử dụng off-stage với một số nhạc cụ (có vài nhạc công sẽ chơi ở phía sau sân khấu, cánh gà....) tạo ra hiệu ứng âm thanh trầm hùng, rộng lớn, bí ẩn. Các nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất ở off-stage thường là nhạc cụ trong bộ kèn gỗ hoặc bộ kèn đồng, đặc biệt là kèn trumpets. Có đến 6/10 bản giao hưởng của Mahler sử dụng off-stage và các nhạc cụ hầu như đều là bộ kèn đồng Brass. Và dĩ nhiên, nghe Mahler phải tốn kém rất nhiều cho hệ thống âm thanh.... nghe bằng YTB thì đúng là thảm họa.
Vâng, em chém gió hầu chuyện cụ nốtHiểu biết của cụ về thính phòng giao hưởng đúng là rộng lớn và sâu.
Em chưa từng truy gốc tên gọi bản số 41 của Mozart. Mà chỉ thấy khi nhắc đến, người ta hay có cụm từ "thường gọi là" và trước tên của nó.
- Việc nói quá lên - Đôi khi cũng không có gì lạ. Nhớ là có nhà soạn nhạc nào đó đã nói rằng: " với tôi Mozart là ma quỷ" (ý nói trình độ và khả năng của Mozart thì con người hay thần thánh cũng không thể được)???. Nhiều nhà soạn nhạc sau này ít nhiều đều ảnh hưởng từ Haydn.
- Đúng là Beethoven trước khi sáng tác Symfony No.9 đã bị điếc hoàn toàn. Khó tin được là lại có thể sáng tác được tác phẩm khủng như thế - khi mà thính lực đã bị mất hoàn toàn như thế. Đúng là chỉ có thiên tài mới làm được.
--> Nhờ cụ cứ tiếp tục nhé. Tối em lại úp tiếp Symfony của Haydn
Czardas của Monti được liệt vào dòng chính thống rồi nên câu chuyện tiếp theo sẽ khá dài, em xin hầu chuyện mợ sau. Thật có lỗi, ko ngờ trong topic này còn có phái đẹp tham gia. Bác chủ topic đã có lời chúc rồi thì em xin hiến tặng 3 trong số các tác phẩm khí nhạc em thích (hay nghe lúc ko có nhiều thời gian) và hợp với phái đẹp (chắc vậy). Quan trọng là em cũng ko biết xếp bọn nó vào thể loại nào nên ko thành hệ thống được...Em cảm ơn cụ, em rất thích Czardas nhưng ko tìm được nhiều bản hay như cụ, Em đã nghe rất nhiều lần và sẽ save vào. Cụ nói nhiều từ cao siêu em ko hiểu nhưng em sẽ gúc dần. Mong cụ chia sẻ thêm a.