Những cây đàn hạc Celtic Harp đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Ireland hiện đại cách đây rất lâu. Người Celt đã tạo ra truyền thuyết rằng nhạc cụ này được các vị thần ban tặng cho họ. Tuy nhiên, như các nhà sử học hiện đại tin rằng, cây đàn hạc đã được đưa đến Ireland từ châu Âu. Đàn harp đã trở thành biểu tượng của Ireland vào thế kỷ 13. Nó xuất hiện trên quốc kỳ Ireland, quốc huy (con dấu các cơ quan chính phủ??), logo của công ty bia Guinness, đồng phục học sinh và biểu tượng của địa phương.... Mặc dù có thời kỳ bị người Anh cấm đoán nhưng cây đàn Harp vẫn có sức sống mãnh liệt trong văn hoá và tâm linh của người dân vùng "chống Anh" như Ireland và Scotland..Tuy nhiên, trong con mắt của "trung tâm thế giới" lúc đó (Đức-Pháp-Ý) đánh đồng tất cả với Scotland.
Âm nhạc dân gian Scotland là nguồn cảm hứng cho những nhà soạn nhạc theo chủ nghĩa Lãng mạn Đức. Với Max Bruch, người yêu thích các tác phẩm của những nhà văn Scotland như Walter Scott và Robert Burns, ông còn đi xa hơn những vị tiền bối của mình trong Scottish Fantasy. Ông đã sử dụng những chất liệu âm nhạc dân gian Scotland làm chủ đề trong tác phẩm này. Bruch sở hữu một bộ sưu tập các giai điệu dân ca Scotland nổi tiếng được Robert Burns và Stephen Clarke tuyển chọn vào cuối thế kỷ 18 và đó là nguồn tài liệu hữu ích cho ông.
Scottish Fantasy được nhà xuất bản Simrock xuất bản với tên gọi đầy đủ là
Fantasy cho violin với dàn nhạc và harp với việc sử dụng tự do các giai điệu dân gian Scotland. Fantasy khi đó được dùng để chỉ những tác phẩm có thời lượng ngắn và cấu trúc lỏng lẻo. Trên thực tế, về mặt hình thức, đây cũng có thể coi là một concerto dành cho violin với 4 chương nhạc và độ dài lên đến gần 30 phút. Trong tác phẩm, harp đã được sử dụng với một vai trò nổi bật.
Chắc chắn Bruch đã sử dụng giai điệu chính từ các bài hát Scotland nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu âm nhạc vẫn chưa thống nhất được các tác phẩm đó là gì, mỗi người phiên dịch một kiểu, trừ chương 4. Nó bắt đầu với một chủ đề gay cấn, dựa theo bài hát về chiến tranh Scots Wha Hae của người Scotland, với lời do Robert Burns viết, được dựa trên bài diễn văn của Robert the Bruce với quân đội Scotland trước trận chiến Bannockburn (1314). Đây được coi là quốc ca không chính thức của Scotland - khá hiếu chiến với cao trào là một cadenza rực lửa.
Buổi ra mắt diễn ra tại Liverpool vào ngày 22 tháng 2 năm 1881 với Bruch (lúc đó là giám đốc của Liverpool Philharmonic Society) chỉ huy và Joachim là nghệ sĩ độc tấu. Bruch không hài lòng với màn trình diễn của Joachim, mô tả anh ta là người đã "làm hỏng" tác phẩm. Phải biết rằng khi đó Joachim là violinist lừng danh, đủ thấy Bruch đặt ra yêu cầu rất cao với tác phẩm này. Sau đó, Bruch chọn Sarasate là nghệ sĩ độc tấu tại buổi hòa nhạc của Hiệp hội Philharmonic ở St. James's Hall vào ngày 15 tháng 3 năm 1883 và ông đã đề tặng Scottish Fantasy cho Sarasate. Từ đó, Bruch gọi nó là bản Violin Concerto số 3.
Arthur Abell, một người bạn của Bruch đã từng hỏi ông là tại sao Bruch, vốn là một nghệ sĩ piano, lại đam mê sáng tác cho violin như vậy. Bruch trả lời:
“Bởi vì tiếng violin có thể hát lên những giai điệu hay hơn piano và giai điệu là linh hồn của âm nhạc”. Tình cảm của Bruch dành cho tác phẩm mạnh mẽ đến nỗi ông rất tức giận khi bản Violin concerto số 1 quá nổi tiếng đã vô tình che khuất tất cả những tác phẩm khác của ông, trong đó có Scottish Fantasy
“Hãy biến đi và một lần và mãi mãi để chơi những bản concerto khác, những tác phẩm đó cũng hay, nếu không muốn nói là hay hơn”.
Có nhiều violinist hàng đầu chơi Scottish Fantasy thành công nhưng trên khuôn khổ Youtube thật khó tìm được bản "thanh sắc vẹn toàn". Em lấy một góc quay và sắp xếp của nhạc trưởng để tôn vinh cây đàn Harp