[Funland] Về ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,977
Động cơ
459,360 Mã lực
chuyển sang đề tài cá nhân :)
em lười lao động, đi 2 bánh nên có thời gian chém gió nhiều
nhưng éo viển vong chém gió ra mẹc :)

Chúc mừng cụ thôi! E đây chém mỗi phiên đc mất 1-2 con GLS là thường đấy...sao nào cụ?
 

tranquyduong

Xe tải
Biển số
OF-201830
Ngày cấp bằng
13/7/13
Số km
354
Động cơ
325,010 Mã lực
Chào cccm,

Luyện kim (LK) là trụ cột của một đất nước muốn phát triển công nghiệp chế tạo và sản xuất. Em cũng nghe nhiều chuyện phiếm về ngành LK của VN, đại loại:
- Ngành này của VN rất kém, đến cái kim, lưỡi dao cạo râu, bấm móng tay vẫn phải nhập vì phôi để làm cái này rất khó.
- LK của mình chỉ làm gia công. Phôi phải nhập khẩu.
- LK của VN đã chủ động dc. Bằng chứng là các nhà máy của Quân đội đã sản xuất dc các vũ khí chất lượng cao, mà vũ khí thì đòi hỏi kỹ thuật LK rất cao.
...........
Cccm ở đây làm cơ khí, quân đội cũng có. Cccm có thể chia sẻ về hiện trạng ngành LK của VN dc ko ạ.

Tiện thể em cũng hỏi luôn:
1. Tỷ lệ nội địa hóa oto và xe máy của VN được bao nhiêu % rồi ạ? Mình đã sx được cục máy chưa?
2. Các hãng ô tô/xe máy nước ngoài có nhà máy ở VN (Toyota, Honda, Mercedes... ) thì 100% cái xe dc sản xuất tại nhà máy của họ ở VN hay có nhập phụ kiện?
ở tầm em đang thấy công nghiệp LK ở VN đang rất dối trá. điển hình thực tế là một cây sắt V dài 6m và luôn mỏng hơn tên của nó. trừ phần đầu bị tán dẹt ra. và cái giá thì ko ngửi đc ợ. chốt. bác nên phát triển nó. ko là em làm đóa.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,977
Động cơ
459,360 Mã lực
Bác giải thích bên dưới với cái tên sorghum thì đúng, nhưng phía trên viết cao lương là bo bo lại sai!
Cây cao lương cao như cây ngô, còn cây bo bo chỉ thấp như cây lúa (nếu nói về cây bo bo thay lương thực thời bao cấp).
Thực ra cả bo bo và cả cao lương cũng đã được trồng thử ở VN.
Cao lương được đưa vào khá lâu rồi, còn bo bo chỉ được trồng thử 1 thời gian ngắn!

Cụ có papa làm trong ngành cơ khí chắc thấu hiểu hơn ai hết về thăng trầm của ngành này. Một thời CNCK VN sôi động phết đấy chứ cụ nhỉ?

Chúng ta từng ra sức cơ giới hóa nông nghiệp, rồi sx đủ thứ từ xe kéo, máy cày, xe đạp và NM xe đạp Thống Nhất ra đời ngay thập kỉ 5x của TK trc. Khi đó Honda Nhật cũng mới bắt đầu...Khát vọng khi lập lên nhà máy chắc ko khác nhau, còn người chắc cũng ko quá kém cạnh. Vậy mà 50 năm sau sự khác biệt thật là lớn, lớn ko hình dung nổi! Sự phát triển của 2 DN trong 2 cơ chế khác nhau làm nên sự khác biệt đó...ngẫm cũng thật đau xót.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
Cụ có papa làm trong ngành cơ khí chắc thấu hiểu hơn ai hết về thăng trầm của ngành này. Một thời CNCK VN sôi động phết đấy chứ cụ nhỉ?
...
Thực ra thời đó, nếu nói về cái ngành luyện kim này thì cũng nhận được chuyển giao về công nghệ.
Tuy không hiện đại, tiên tiến, nhưng chắc cũng đủ nếu biết tận dụng để phát triển.
Việc này sẽ chẳng thể được lặp lại nữa!
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,992
Động cơ
406,259 Mã lực
Cụ có papa làm trong ngành cơ khí chắc thấu hiểu hơn ai hết về thăng trầm của ngành này. Một thời CNCK VN sôi động phết đấy chứ cụ nhỉ?

Chúng ta từng ra sức cơ giới hóa nông nghiệp, rồi sx đủ thứ từ xe kéo, máy cày, xe đạp và NM xe đạp Thống Nhất ra đời ngay thập kỉ 5x của TK trc. Khi đó Honda Nhật cũng mới bắt đầu...Khát vọng khi lập lên nhà máy chắc ko khác nhau, còn người chắc cũng ko quá kém cạnh. Vậy mà 50 năm sau sự khác biệt thật là lớn, lớn ko hình dung nổi! Sự phát triển của 2 DN trong 2 cơ chế khác nhau làm nên sự khác biệt đó...ngẫm cũng thật đau xót.
Thập kỉ 50 thì Honda mới bắt đầu. Nhưng năm 194x thì Nhật nó lôi tầu sân bay sang tận Trân Châu Cảng đấy cụ ạ :))

So thế dek nào được với Nhật, cho nhanh!
 

Cuong Store

Xe điện
Biển số
OF-565190
Ngày cấp bằng
19/4/18
Số km
2,262
Động cơ
162,028 Mã lực
Thập kỉ 50 thì Honda mới bắt đầu. Nhưng năm 194x thì Nhật nó lôi tầu sân bay sang tận Trân Châu Cảng đấy cụ ạ :))

So thế dek nào được với Nhật, cho nhanh!
CHuẩn rồi. 194x là ô tô, tàu sân bay, tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của nó bay vèo vèo rồi. So sánh thế nào được ;))
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,086
Động cơ
218,003 Mã lực
Haizz, Vinfan lúc nào cũng cho rằng mình hiểu biết hơn người!
CP Hàn hỗ trợ bởi vì các cty đó lấy tiền bọn nước ngoài về phát triển CN trong nước. Vin thì ra khỏi Việt Nam có ccc gì!?
Và hoàn cảnh lúc đó của thế giới và của Hàn khác với hoàn cảnh của thế giới và VN bây giờ. Rập khuôn máy móc mà đòi được như bọn nó, thực tế là mấy cái tập đoàn Vinaline, Vinashin thành ra quái dị như thế đấy.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,751
Động cơ
186,645 Mã lực
Cụ có papa làm trong ngành cơ khí chắc thấu hiểu hơn ai hết về thăng trầm của ngành này. Một thời CNCK VN sôi động phết đấy chứ cụ nhỉ?

Chúng ta từng ra sức cơ giới hóa nông nghiệp, rồi sx đủ thứ từ xe kéo, máy cày, xe đạp và NM xe đạp Thống Nhất ra đời ngay thập kỉ 5x của TK trc. Khi đó Honda Nhật cũng mới bắt đầu...Khát vọng khi lập lên nhà máy chắc ko khác nhau, còn người chắc cũng ko quá kém cạnh. Vậy mà 50 năm sau sự khác biệt thật là lớn, lớn ko hình dung nổi! Sự phát triển của 2 DN trong 2 cơ chế khác nhau làm nên sự khác biệt đó...ngẫm cũng thật đau xót.
Xe đạp Thống nhất là nhà nước quốc hữu hóa qua hình thức công tư hợp doanh các hãng xe có từ thời Pháp thuộc.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,612
Động cơ
481,962 Mã lực
Nơi ở
..
Phía trên em nhớ có cụ nói về thép Đa Hội ( ngày xưa hồi năm 2002 bọn em gọi là thép thiếu, thép đểu, bây giờ tự nhiên không còn nữa ) liền lục tìm thì có bài viể này ....
Copy các cụ đọc tham khảo về phong trào nấu thép tại nhà.
........
........
LÀNG SẮT ĐA HỘI ĐÌU HIU TRONG SUY THOÁI

Chẳng còn tiếng thình thình, rầm rầm rung cả đất, cũng không còn tiếng máy cóc dập đinh chan chát, inh tai... làng sắt Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) nổi tiếng hàng trăm năm với nghề sản xuất sắt, thép, nay im ắng lạ thường. “Ô, ‘chết’ hết rồi còn đâu mà hoạt động? Anh đi dọc phố Đa Hội này mà xem, số hộ có việc giờ đếm trên đầu ngón tay...” Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng thép Bắc Chiến, phố Đa Hội cho hay.

“Ô, ‘chết’ hết rồi còn đâu mà hoạt động? Anh đi dọc phố Đa Hội này mà xem, số hộ có việc giờ đếm trên đầu ngón tay...” Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng thép Bắc Chiến, phố Đa Hội cho hay.

Hai cú “sốc”

Đi hết phố Đa Hội và đi một vòng trong khu công nghiệp Châu Khê mới tin những lời ông chủ xưởng thép Bắc Chiến nói là sự thật. Hầu hết các nhà xưởng sản xuất thép cán, đúc phôi thép đều đóng cửa im ỉm. Thi thoảng mới có xưởng buôn bán sắt thành phẩm có ô tô ra vào, ngược hẳn với không khí tấp nập, ầm ĩ của khu công nghiệp (KCN) thép Châu Khê cách đây dăm năm. Thời làng thép Đa Hội thịnh vượng, ô tô lúc nào cũng xếp chật kín từ phố đến KCN. Phố Đa Hội thường xuyên tắc đường vì ô tô ngược, xuôi chở thép.


Giai đoạn kinh tế phát triển, các xưởng, lò luyện, đúc thép luôn đỏ lửa.

Ông Lê Như Ý, thôn Trịnh Xá, xã Châu Khê, chạy xe lam chở sắt, ở đầu KCN Châu Khê cho hay, 3 năm nay, việc chậm hẳn. Nếu như trước, việc chở sắt cho thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng, thì nay thu nhập chỉ còn một nửa. “Nhiều hôm mang xe ra, chờ 2 - 3 ngày mà không có việc. Ít việc quá, tôi đang định bán xe đi làm việc khác đây...”, ông Ý cho hay.

Anh Lưu Quang Chính, một chủ xưởng cán thép trong KCN Châu Khê chia sẻ, làng nghề sắt Đa Hội bị cú “sốc” đầu tiên là từ kinh tế suy giảm, kéo theo thị trường bất động sản trong nước đóng băng, khiến thép của Đa Hội làm ra không có nơi tiêu thụ. 40% xưởng sản xuất thép của Đa Hội đã đóng cửa. Khi đó, các xưởng phải đóng cửa do quy mô nhỏ, máy móc lạc hậu, chi phí giá thành của sản phẩm cao, nên không thể cạnh tranh. Hai năm tiếp theo, 2014 - 2015, thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi. Nhu cầu với thép vẫn yếu, các xưởng sản xuất thép không thể chịu lỗ hơn nên thêm khoảng 40% xưởng còn lại đóng cửa tiếp.


Thép cuộn xây dựng xuất xứ Trung Quốc tràn ngập làng nghề sản xuất thép Đa Hội.

Theo ông Phạm Văn Hợp, chủ xưởng thép Hợp - Bình (một trong 3 xưởng sản xuất thép lớn nhất Đa Hội), từ hơn 400 xưởng sản xuất thép lớn, nhỏ, nay số xưởng sản xuất thép ở Đa Hội còn duy trì được sản xuất chỉ chưa đến 20%.

Theo ông Hợp, nguy hiểm nhất hay cũng có thể coi là cú “sốc” thứ hai đối với làng sắt Đa Hội là đang bị sắt, thép Trung Quốc cạnh tranh. Hiện thép xây dựng các loại của Trung Quốc đang bán ngang nhiên giữa làng nghề sắt Đa Hội. Thép Đa Hội không thể cạnh tranh được do thép Trung Quốc bán giá quá thấp. “Việc đóng băng của thị trường bất động sản Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu, tương ứng như năm 2010 của Việt Nam. Nghĩa là sẽ còn khoảng 3 - 4 năm nữa mới chạm đáy. Nếu để 4 năm sắt Trung Quốc hoành hành thị trường nội địa thì làng nghề sắt Đa Hội sẽ đóng cửa hết”, ông hợp tỏ rõ lo lắng.

Ông chủ cũng đi làm thuê

Có lẽ chẳng bao giờ, người Đa Hội, đặc biệt là những ông chủ của những xưởng sản xuất thép tiền tỉ, lại nghĩ có ngày mình phải đi làm thuê. Nhưng chuyện không ngờ ấy đang là sự thật. Không chỉ một vài ông chủ mà ngày càng có nhiều ông chủ thép của Đa Hội sốt ruột đi kiếm việc làm.

Làng nghề truyền thống sản xuất sắt thép Đa hội đã hình thành hơn 300 năm. Giai đoạn từ 1990 - 2010 (thế kỷ trước), làng sắt Đa Hội là nơi thu hút và giải quyết việc làm cho từ 5.000 - 7.000 lao động/ngày cho các vùng xung quanh. Lượng người lao động tập trung về đông, cách đây vài năm, các dịch vụ tại Đa Hội như quán ăn, giải khát, các cửa hàng bán đồ gia dụng, nhà trọ, cắt tóc, may vá... luôn sầm uất, nhộn nhịp.

Làng nghề truyền thống Đa Hội đang phát triển thịnh vượng là thế, bỗng kinh tế suy giảm, nghề sản xuất thép suy sụp theo. Anh Lưu Quang Hùng, 36 tuổi, hiện đang là chủ xưởng đúc phôi thép với 2 máy công suất lớn đặt tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh (Hà Nội), không giấu nổi băn khoăn: “Tôi cũng đang tính năm nay phải chuyển nghề mà chưa biết chuyển nghề gì bây giờ. Duy trì làm thì càng làm càng lỗ!”.

Anh Hùng cho biết, một số bạn bè trước đây cùng mở xưởng sản xuất, nay đều đóng cửa phải đi tìm việc sinh sống. Người thì vào nam, người thì mua ô tô đi chở hàng thuê. “Bên thôn Đa Hội, có anh bạn còn đi nhận đóng gói vàng mã xuất khẩu Đài Loan để cả gia đình làm.

Anh Lưu Quang Chính, 45 tuổi, thôn Đa Hội, đã từng là chủ xưởng rút, cán sắt xây dựng, hiện đang chăn nuôi gia cầm, cho biết, hàng chục bạn bè cùng lứa hiện tứ tán khắp nơi đi làm thuê. Có người sang Đồng Kỵ chạy xe ôm, người thì sang các làng nghề như Ninh Hiệp nhận phơi nông sản; những người khác thì xin vào các khu công nghiệp của Từ Sơn làm công nhân. “Không có việc, đói thì phải đi làm chứ cứ ngồi không mấy năm rồi còn gì?”, anh Chính nói.

Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng sản xuất Bắc - Chiến, phố Đa Hội cho hay, xưởng tiết giảm chi phí hết mức, nhưng làm ra sắt phi 6 phải bán với giá 75 (7,5 triệu đồng/tấn). Thế mà sắt 6 Trung Quốc về tận đây, bán với giá chỉ 71 (7,1 triệu đồng/tấn), trong khi mẫu mã, chất lượng lại đẹp hơn. Hàng ngày anh Bắc chứng kiến không biết bao nhiêu xe tải chở các loại sắt xuất xứ Trung Quốc về tập kết tại phố Đa Hội. Chẳng biết kêu ai, hàng ngày anh lại ngồi nhớ lại thời huy hoàng của Đa Hội như mới vừa diễn ra hôm qua.
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Phía trên em nhớ có cụ nói về thép Đa Hội ( ngày xưa hồi năm 2002 bọn em gọi là thép thiếu, thép đểu, bây giờ tự nhiên không còn nữa ) liền lục tìm thì có bài viể này ....
Copy các cụ đọc tham khảo về phong trào nấu thép tại nhà.
........
........
LÀNG SẮT ĐA HỘI ĐÌU HIU TRONG SUY THOÁI

Chẳng còn tiếng thình thình, rầm rầm rung cả đất, cũng không còn tiếng máy cóc dập đinh chan chát, inh tai... làng sắt Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) nổi tiếng hàng trăm năm với nghề sản xuất sắt, thép, nay im ắng lạ thường. “Ô, ‘chết’ hết rồi còn đâu mà hoạt động? Anh đi dọc phố Đa Hội này mà xem, số hộ có việc giờ đếm trên đầu ngón tay...” Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng thép Bắc Chiến, phố Đa Hội cho hay.

“Ô, ‘chết’ hết rồi còn đâu mà hoạt động? Anh đi dọc phố Đa Hội này mà xem, số hộ có việc giờ đếm trên đầu ngón tay...” Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng thép Bắc Chiến, phố Đa Hội cho hay.

Hai cú “sốc”

Đi hết phố Đa Hội và đi một vòng trong khu công nghiệp Châu Khê mới tin những lời ông chủ xưởng thép Bắc Chiến nói là sự thật. Hầu hết các nhà xưởng sản xuất thép cán, đúc phôi thép đều đóng cửa im ỉm. Thi thoảng mới có xưởng buôn bán sắt thành phẩm có ô tô ra vào, ngược hẳn với không khí tấp nập, ầm ĩ của khu công nghiệp (KCN) thép Châu Khê cách đây dăm năm. Thời làng thép Đa Hội thịnh vượng, ô tô lúc nào cũng xếp chật kín từ phố đến KCN. Phố Đa Hội thường xuyên tắc đường vì ô tô ngược, xuôi chở thép.


Giai đoạn kinh tế phát triển, các xưởng, lò luyện, đúc thép luôn đỏ lửa.

Ông Lê Như Ý, thôn Trịnh Xá, xã Châu Khê, chạy xe lam chở sắt, ở đầu KCN Châu Khê cho hay, 3 năm nay, việc chậm hẳn. Nếu như trước, việc chở sắt cho thu nhập 10 - 15 triệu đồng/tháng, thì nay thu nhập chỉ còn một nửa. “Nhiều hôm mang xe ra, chờ 2 - 3 ngày mà không có việc. Ít việc quá, tôi đang định bán xe đi làm việc khác đây...”, ông Ý cho hay.

Anh Lưu Quang Chính, một chủ xưởng cán thép trong KCN Châu Khê chia sẻ, làng nghề sắt Đa Hội bị cú “sốc” đầu tiên là từ kinh tế suy giảm, kéo theo thị trường bất động sản trong nước đóng băng, khiến thép của Đa Hội làm ra không có nơi tiêu thụ. 40% xưởng sản xuất thép của Đa Hội đã đóng cửa. Khi đó, các xưởng phải đóng cửa do quy mô nhỏ, máy móc lạc hậu, chi phí giá thành của sản phẩm cao, nên không thể cạnh tranh. Hai năm tiếp theo, 2014 - 2015, thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi. Nhu cầu với thép vẫn yếu, các xưởng sản xuất thép không thể chịu lỗ hơn nên thêm khoảng 40% xưởng còn lại đóng cửa tiếp.


Thép cuộn xây dựng xuất xứ Trung Quốc tràn ngập làng nghề sản xuất thép Đa Hội.

Theo ông Phạm Văn Hợp, chủ xưởng thép Hợp - Bình (một trong 3 xưởng sản xuất thép lớn nhất Đa Hội), từ hơn 400 xưởng sản xuất thép lớn, nhỏ, nay số xưởng sản xuất thép ở Đa Hội còn duy trì được sản xuất chỉ chưa đến 20%.

Theo ông Hợp, nguy hiểm nhất hay cũng có thể coi là cú “sốc” thứ hai đối với làng sắt Đa Hội là đang bị sắt, thép Trung Quốc cạnh tranh. Hiện thép xây dựng các loại của Trung Quốc đang bán ngang nhiên giữa làng nghề sắt Đa Hội. Thép Đa Hội không thể cạnh tranh được do thép Trung Quốc bán giá quá thấp. “Việc đóng băng của thị trường bất động sản Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu, tương ứng như năm 2010 của Việt Nam. Nghĩa là sẽ còn khoảng 3 - 4 năm nữa mới chạm đáy. Nếu để 4 năm sắt Trung Quốc hoành hành thị trường nội địa thì làng nghề sắt Đa Hội sẽ đóng cửa hết”, ông hợp tỏ rõ lo lắng.

Ông chủ cũng đi làm thuê

Có lẽ chẳng bao giờ, người Đa Hội, đặc biệt là những ông chủ của những xưởng sản xuất thép tiền tỉ, lại nghĩ có ngày mình phải đi làm thuê. Nhưng chuyện không ngờ ấy đang là sự thật. Không chỉ một vài ông chủ mà ngày càng có nhiều ông chủ thép của Đa Hội sốt ruột đi kiếm việc làm.

Làng nghề truyền thống sản xuất sắt thép Đa hội đã hình thành hơn 300 năm. Giai đoạn từ 1990 - 2010 (thế kỷ trước), làng sắt Đa Hội là nơi thu hút và giải quyết việc làm cho từ 5.000 - 7.000 lao động/ngày cho các vùng xung quanh. Lượng người lao động tập trung về đông, cách đây vài năm, các dịch vụ tại Đa Hội như quán ăn, giải khát, các cửa hàng bán đồ gia dụng, nhà trọ, cắt tóc, may vá... luôn sầm uất, nhộn nhịp.

Làng nghề truyền thống Đa Hội đang phát triển thịnh vượng là thế, bỗng kinh tế suy giảm, nghề sản xuất thép suy sụp theo. Anh Lưu Quang Hùng, 36 tuổi, hiện đang là chủ xưởng đúc phôi thép với 2 máy công suất lớn đặt tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh (Hà Nội), không giấu nổi băn khoăn: “Tôi cũng đang tính năm nay phải chuyển nghề mà chưa biết chuyển nghề gì bây giờ. Duy trì làm thì càng làm càng lỗ!”.

Anh Hùng cho biết, một số bạn bè trước đây cùng mở xưởng sản xuất, nay đều đóng cửa phải đi tìm việc sinh sống. Người thì vào nam, người thì mua ô tô đi chở hàng thuê. “Bên thôn Đa Hội, có anh bạn còn đi nhận đóng gói vàng mã xuất khẩu Đài Loan để cả gia đình làm.

Anh Lưu Quang Chính, 45 tuổi, thôn Đa Hội, đã từng là chủ xưởng rút, cán sắt xây dựng, hiện đang chăn nuôi gia cầm, cho biết, hàng chục bạn bè cùng lứa hiện tứ tán khắp nơi đi làm thuê. Có người sang Đồng Kỵ chạy xe ôm, người thì sang các làng nghề như Ninh Hiệp nhận phơi nông sản; những người khác thì xin vào các khu công nghiệp của Từ Sơn làm công nhân. “Không có việc, đói thì phải đi làm chứ cứ ngồi không mấy năm rồi còn gì?”, anh Chính nói.

Ông Trần Văn Bắc, chủ xưởng sản xuất Bắc - Chiến, phố Đa Hội cho hay, xưởng tiết giảm chi phí hết mức, nhưng làm ra sắt phi 6 phải bán với giá 75 (7,5 triệu đồng/tấn). Thế mà sắt 6 Trung Quốc về tận đây, bán với giá chỉ 71 (7,1 triệu đồng/tấn), trong khi mẫu mã, chất lượng lại đẹp hơn. Hàng ngày anh Bắc chứng kiến không biết bao nhiêu xe tải chở các loại sắt xuất xứ Trung Quốc về tập kết tại phố Đa Hội. Chẳng biết kêu ai, hàng ngày anh lại ngồi nhớ lại thời huy hoàng của Đa Hội như mới vừa diễn ra hôm qua.
Khi lụm tiền thì có kêu ai không? Thi nhau làm dối, kém chất lượng thì chết không oan
 

alansaint

Xe buýt
Biển số
OF-473287
Ngày cấp bằng
26/11/16
Số km
812
Động cơ
-5,224 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Tư duy làm ăn vẫn còn trộm cắp, ăn bớt thì đừng có nghĩ đến ngành luyện kim. Còn lâu lắm.
 

Single_star

Xe tải
Biển số
OF-387442
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
420
Động cơ
242,040 Mã lực
Tuổi
43
CT3 là loại thép cùi nhất trong các loại và được xếp vào loại thép xây dựng rồi cụ. Còn cụ làm khuôn mẫu thì xài thép "xịn" là đúng rồi.:D
em biết điều đó chứ ý em là sao mình ko dạy sát với thực tế mà cứ dậy thế bảo sao ra ngoài toàn phải đào tạo lại từ đầu
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
"Vạn sự khởi đầu nan", muốn làm cái gì thì cũng phải có gốc mới đứng vững, chông chênh trên ngọn, cứ giữ bình bình nhỏ nhỏ, con con không ai để ý thì có thể vắt vẻo cả đời trên ngọn, chẳng sợ, nhưng mà nếu phình to ra, để nhiều người nhìn thấy thì nguy cơ rớt xuống chẳng phải chỉ lo, mà sẽ hiện sờ sờ ngay trước mặt. Nhìn vào cái đất nước khổng lồ ngay phía trên thì thấy. Họ có gốc, có gác hơn tuyệt đối, nhưng chưa thật sự xây xong được gốc, bị rung 1 cái mà đang chao đảo!
Nhưng bây giờ VN không thể đầu tư xây những tổ hợp như khu gang thép Thái Nguyên thuở xưa, thời đó ít nhất nhờ "Tình hữu nghị" tuy nghèo, ít tiền hơn, nhưng còn nhận được viện trợ, mà viện trợ đây không chỉ là tiền xây lên các nhà xưởng, mà còn cả cách làm, công nghệ. Tất nhiên phải là loại lạc hậu so ngay với thời đấy, nhưng lạc hậu thì vẫn là công nghệ mà người Việt tự lực có chạy cả trăm năm chưa tạo được lên.
Mà phải bắt đầu từ các viện nghiên cứu, các trường đại học. Chọn lọc, đầu tư, ra quy chế để họ có thế nghiên cứu, đào tạo lực lượng con người (từ ông công nhân biết mở cái nắp lò) và mở rộng dần thành các trung tâm, xưởng rồi cty,... Có thể bắt đầu đơn giản từ mấy loại gang, nhưng cũng nên biết, đoán và tìm được những loại vật liệu đang có giá trị cao, nhu cầu bức thiết.
Người Việt thực ra chẳng tồi, quan trọng là chưa được làm việc, nếu tạo điều kiện để làm việc, nhiều người Việt sẽ làm được những việc mà người Nhật, người tầu đã làm được!
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
9,342
Động cơ
574,144 Mã lực
Bác giải thích bên dưới với cái tên sorghum thì đúng, nhưng phía trên viết cao lương là bo bo lại sai!
Cây cao lương cao như cây ngô, còn cây bo bo chỉ thấp như cây lúa (nếu nói về cây bo bo thay lương thực thời bao cấp).
Thực ra cả bo bo và cả cao lương cũng đã được trồng thử ở VN.
Cao lương được đưa vào khá lâu rồi, còn bo bo chỉ được trồng thử 1 thời gian ngắn!
Cụ nhắc em nhớ bộ phim 'Cao lương đỏ' của TQ. Em hỏi anh Gúc thì anh ấy bảo cây cao lương như này:


Có đúng không cụ?
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
sẽ hiện
Cụ nhắc em nhớ bộ phim 'Cao lương đỏ' của TQ. Em hỏi anh Gúc thì anh ấy bảo cây cao lương như này:


Có đúng không cụ?
Cao lương (Sorghum) như thế này là đúng đấy bác.
Loại cây này được trồng ở VN rất lâu rồi, cũng như cây kê ngày xưa khá nhiều, nhưng bây giờ chẳng còn thấy, chắc do không hợp thổ nhưỡng, khí hậu, năng suất thấp nên người ta bỏ (bánh đa kê của Nam Định ngày xưa rất nổi tiếng).
Thời bao cấp họ cũng có đưa cây bo bo (cũng tên bo bo có thêm 2 loại cây khác, nhưng em viết về cái hạt bo bo nổi tiếng thời bao cấp) về trồng ở VN, nhưng cũng do năng suất nên người ta bỏ (ai ở mấy cái trại giống ở HT thời đó chắc sẽ biết)!
Đó là 5 loại cốc (ngũ cốc, chắc hạt lúa không phải liệt kê) của người Tầu!
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,599
Động cơ
533,022 Mã lực
Mấy món mình được dạy đã là công nghệ cũ của thế giới lại cũ thêm vài chục năm kể từ hồi ra sách đến h nên càng lạc hậu là phải rồi cụ ơi. Bọn em hồi đi học cũng toàn các loại thiết bị cũ mèm 30-40 năm tuổi mà các thầy toàn khen là
em biết điều đó chứ ý em là sao mình ko dạy sát với thực tế mà cứ dậy thế bảo sao ra ngoài toàn phải đào tạo lại từ đầu
ở tầm em đang thấy công nghiệp LK ở VN đang rất dối trá. điển hình thực tế là một cây sắt V dài 6m và luôn mỏng hơn tên của nó. trừ phần đầu bị tán dẹt ra. và cái giá thì ko ngửi đc ợ. chốt. bác nên phát triển nó. ko là em làm đóa.
Có quy chuẩn về barem thép mà cụ. Còn loại thép sai quá quy chuẩn thì là thép Đa Hội rồi. Giá thì đúng là ko đỡ được, hồi thép tầu tăng giá để xuất sang Mỹ mà thép nội địa cũng tăng theo để trong nước ko mua thì xuất ké luôn. Vãi đạn.
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,386
Động cơ
542,082 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
sẽ hiện


Cao lương (Sorghum) như thế này là đúng đấy bác.
Loại cây này được trồng ở VN rất lâu rồi, cũng như cây kê ngày xưa khá nhiều, nhưng bây giờ chẳng còn thấy, chắc do không hợp thổ nhưỡng, khí hậu, năng suất thấp nên người ta bỏ (bánh đa kê của Nam Định ngày xưa rất nổi tiếng).
Thời bao cấp họ cũng có đưa cây bo bo (cũng tên bo bo có thêm 2 loại cây khác, nhưng em viết về cái hạt bo bo nổi tiếng thời bao cấp) về trồng ở VN, nhưng cũng do năng suất nên người ta bỏ (ai ở mấy cái trại giống ở HT thời đó chắc sẽ biết)!
Đó là 5 loại cốc (ngũ cốc, chắc hạt lúa không phải liệt kê) của người Tầu!
Sorghum có giống còn cao như vầy:
 

Grow Tech

Xe buýt
Biển số
OF-583224
Ngày cấp bằng
4/8/18
Số km
582
Động cơ
141,910 Mã lực
Em thấy có mấy cụ chém rằng luyện kim quá đơn giản thích thì đi học về mà làm.
Vậy các cụ đi học rồi về làm cho em cái kim với cái lưỡi dao lam với ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top