Thử đi sâu phân tích 2 trường hợp cụ thể: dự án sx oto VinFast Đình Vũ Hải Phòng
(gọi tắt là VinFast) và Tổ hợp luyện cán thép Hoa sen Cà Ná Ninh Thuận
(gọi tắt Thép HS), chúng ta có thể rút ra nhiều điều đáng suy nghĩ:
Dự án VinFast:
· SX Oto (dùng xăng) là ngành có truyền thống ~100 năm, VN đi sau khá xa và sau 20 năm (tạo dựng theo hướng qua FDI) đã thất bại, thị trường trong nước tuy còn lớn nhưng sẽ rất khó cạnh tranh với xe nhập khẩu/lắp ráp của các thương hiệu lớn từ các QG đi trước, nguy cơ xe rẻ từ TQ, tâm lý sính ngoại của dân Việt… Độ ngũ nhân sự trong lĩnh vực này đã có với số lượng+chất lượng khá…
· VinFast là dự án của tư nhân (tập đoàn VinGroup), được quan tâm, ưu đãi, ủng hộ với kỳ vọng là đầu tầu cho ngành CN cơ khí chế tạo động lực, lan tỏa ảnh hưởng xd các ngành CN phụ trợ liên quan, liên kết nâng cao chất lượng & hiệu quả cho các cơ sở đào tạo và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành KT-CNghệ (CTM, động lực, vật liệu, KT nhiệt…)….
· Tổng mức dự án cỡ lớn (~ 2-3 tỷ$)
· Thuận lợi: VinGroup gần đây là thương hiệu có uy tín, hệ sinh thái rộng, lobby chính sách khá hiệu quả, tài chính khá vững.v.v...
Dự án Thép HS:
· LK đen là ngành KT nền tảng, quan trọng (đặc biệt liên quan tới an ninh QP), phức tạp…và đòi hỏi đầu tư lớn, ô nhiễm môi trường… Trên TG ngành thép hiện đang bão hòa… Ở VN thì ngành này
(dù đã có thời đượu ưu tiên đầu tư và cũng có nền tảng đáng kể...) song hiện kém phát triển, vẫn được CP ‘bảo hộ” mậu dịch (trước thép TQ), có 1 vài doanh nghiệp lớn FDI, liên doanh có quy mô+ công nghệ khá…
· Là dự án vốn tư nhân
(tập đoàn Hoa sen), quy mô khủng (>10tỷ$) và sử dụng công nghệ hiện đại, có cam kết xử lý môi trường nghiêm túc
(sau bài học vụ Formosa). Nếu được cho phép đầu tư thì là đoanh nghiệp đầu tàu thuần Việt để lan tỏa ảnh hưởng tới các ngành KT cơ khí ứng dụng (quốc phòng, đóng tàu, sx oto, CTM, XD, GTVT, Cơ khí nông nghiệp…), đóng góp thiết thực tới an ninh quốc gia, phục hưng nhân lực ngành luyện kim (cũ) cũng như thúc đẩy công tác đào tạo chuyên ngành, nghiên cứu tiếp cận và tiến tới làm chủ công nghệ tiên tiến…
· Cũng có sự ủng hộ/hậu thuẫn ban đầu đáng kể
(CT Hoa sen là người nhà bên vợ của đương kim BT BCT-quý tử của nguyên CTN TĐ Lương)… Địa bàn dự án là Ninh Thuận
(đã được khảo sát kỹ và được xđ phù hợp phát triển CN nặng và đã dự kiến đặt 2 NM điện hạt nhân ở tỉnh này). Về CTrị thì cũng thuận theo chủ trương lớn của Đ. (sau Dung Quất) là đầu tư SX công nghiệp cho miền Trung để có nền kinh tế bền vững…
Vậy mà số phận của dự án Thép HS thật hẩm hiu, bị ruồng bỏ ngay từ giai đoạn thai nghén…
Trong khi dự án VinFast chưa biết có thành công hay không nhưng cho đến nay được PR rất rầm rộ từ lúc khởi công và đã nhận được sự quan tâm, ưu đãi thiết thực từ Đ & CP VN…
Thực tế cho thấy: ngành LK chưa được là 1 trong số cái gai nhỏ của mô hình kinh tế “quả mít”, ngay cả khi tư nhân bỏ vốn lớn đầu tư và chịu rủi ro… mà cũng không được chấp nhận thì CC bàn kiểu “duy ý chí” và “ăn mày dĩ vãng” phỏng có ích gì?!
Sự nhìn nhận và quan tâm đầu tư sẽ có chuyển biến tích cực khi có nhà kỹ trị lên nắm quyền (?)
hoặc khi kinh tế VN qua được cái bẫy thu nhập trung bình chăng?!
P/S: Trong thông điệp liên bang của cố TT Reagan hồi thập niên 1980, CQ Mỹ từ hồi đó (dù chiến tranh lạnh đang gay gắt) chủ trương ưu tiên đầu tư nhân tài vật lực cho 9 ngành CN, trong đó có công nghệ vật liệu mới
(ngành LK truyền thống k0 thuộc về nhóm ưu tiên mà chỉ thuộc về ngành truyền thống cần bảo hộ vì an ninh quốc gia thôi).