- Biển số
- OF-391301
- Ngày cấp bằng
- 9/11/15
- Số km
- 1,644
- Động cơ
- 253,302 Mã lực
Hình như cháu hiểu nhầm từ: ăn mòn trong còm cụ. Ý cụ là ăn mòn hoá học thì đúng ví như luyện SUS 304 và 316.Mục 2 em chém thế có gì không ổn ạ? Mong cụ chỉ giáo.
Hình như cháu hiểu nhầm từ: ăn mòn trong còm cụ. Ý cụ là ăn mòn hoá học thì đúng ví như luyện SUS 304 và 316.Mục 2 em chém thế có gì không ổn ạ? Mong cụ chỉ giáo.
Em thì không hiểu lắm về kinh tế quả mít nhưng tạm cố hiểu có phải là nhiều đầu tầu nhiều quả đấm thép đúng không ợ.Em chỉ xin tham gia với cụ đúng vấn đề chiến tranh.
Cụ nói đến gương Argentina thì em cũng nói đến gương Đức quốc xã
Đức quốc xã nó tự chủ được công nghệ sản xuất vũ khí đấy, lúc thế chiến 2 nó có tăng Tiger là đỉnh cao của nó so với LX và Mỹ nhưng nó bị Mỹ và thế giới nó cấm vận nguyên liệu đấy. Càng về sau vỏ tăng Đức càng ngày càng giòn vì không có nguyên liệu thay thế. Dù có tự chủ về công nghệ vẫn không tạo được đột phá trên chiến trường.
Cụ nói đến đoạn nền kinh tế gai mít làm em phì cười kiếm ngay cái ảnh minh họa cho nó chắc
Hình như cháu hiểu nhầm từ: ăn mòn trong còm cụ. Ý cụ là ăn mòn hoá học thì đúng ví như luyện SUS 304 và 316.
Vâng, chắc cụ nhầm mòn cơ học và khả năng chống oxy hóa bề mặt sau nhiệt luyện. Các tính chất đặc biệt chỉ có được bằng luyện thôi ạ. Ngoài SS, SC, SUS, theo JIS còn nhiều loại khác như SUJ, SKD.. cụ ạ.Hình như cháu hiểu nhầm từ: ăn mòn trong còm cụ. Ý cụ là ăn mòn hoá học thì đúng ví như luyện SUS 304 và 316.
Có loại thép ko gỉ SS Duplex siêu đắt dùng nhiều trong dầu khí (offshore) , thấy ít nơi làm được, chủ yếu Âu Mỹ.Vâng, chắc cụ nhầm mòn cơ học và khả năng chống oxy hóa bề mặt sau nhiệt luyện. Các tính chất đặc biệt chỉ có được bằng luyện thôi ạ. Ngoài SS, SC, SUS, theo JIS còn nhiều loại khác như SUJ, SKD.. cụ ạ.
Đúng rồi cụ, ngành nào cũng mũi nhọn lên trên OF gọi là nền kinh tế gai mít hay quả mítEm thì không hiểu lắm về kinh tế quả mít nhưng tạm cố hiểu có phải là nhiều đầu tầu nhiều quả đấm thép đúng không ợ.
E tưởng cầu là cầu, xám là xám chứ? Xám là loại kém nhất và dễ làm nhất. Người ta vất ngoài trời là để "thường hóa".Ủ gang cầu hóa ống xám thì đúng Mai Lâm ạ.
Cụ cũng LK hả?E vào 42, ra 44 đây .
Em nhớ có cụ bên trên đã nói, ngoài Gang Thép TN, mình còn được hỗ trợ: diesel SC, CK Phổ Yên, CK Hà Nội, Công cụ số 1, động cơ điện VH,... cùng với bao nhiêu kỹ sư được LX, TQ,... đào tạo, nếu mình có chiến lược phát triển đúng, thì bây giờ mình thừa sức tự mở rộng giai đoạn 2 GTTN. Không phải ôm đống sắt phế với gần chục nghìn tỷ ném đi.Có lẽ cụ đọc không hết, hoặc cụ không hiểu ý em. Ví dụ của em chỉ là một khía cạnh nhỏ trong thực tế ngành sản xuất, Apples vẫn sản xuất Ip ở Tàu không có nghĩa là người Tàu có thể làm ra được IP, và họ sẽ sống mãi với thân phận thằng culi nếu họ tư duy như các cụ, những người bán cái lợi thế cạnh tranh ở mức cơ bản để lấy tiền - ở đây là nguồn nhân lực giá rẻ (cần mẹ gì đào sâu nghiên cứu, cần mẹ gì CN luyện kim cực nhọc, cần mẹ gì CN bán dẫn ô nhiễm...), nhưng không, người Tàu họ khôn hơn chúng ta, họ mới phải nghiên cứu học hỏi Apple, học hỏi Sony, học hỏi Samsung... để dần dần họ đúc nên Xiaomi, Oppo... Để rồi giờ đây kể cả Apple có rút khỏi Tàu để chuyển sang nước khác đúc đt (theo mệnh lệnh của Trump chả hạn), thì năng lực cạnh tranh trong sản xuất đt của họ vẫn còn đó, vẫn còn có Mi, có Op để bán.
PS: Chủ đề đang nói về ngành luyện kim, nhưng luyện kim theo cách em nói nó không đơn thuần chỉ là đúc ra sắt, thép, đồng, chì... nó còn là máy móc, công cụ sản xuất. Cụ sẽ chẳng có công nghệ sản xuất đủ sức cạnh tranh nếu cái gốc của sản xuất là máy móc cụ bị phụ thuộc.
E rón rén hỏi cụ: Thế chúng ta có cái gì nổi trội?Làm đc cái ngành LK như cụ nói thì chúng ta cũng là nước phát triển rồi vì cái ngành LK đó nó phải song hành và là hệ quả, là kết tinh thành quả của cả 1 quá trình cả về giáo dục, khoa học công nghệ, quản lý NN, tích lũy tư bản và cần cả 1 khoảng thời gian hàng chục, nếu ko muốn nói vài chục năm nữa.
Ko thể phủ nhận vai trò của ngành luyện kim trong CN hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như việc tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia. Tuy thế nó ko đến mức nhất thiết phải có trước khi đất nước giàu có. Bằng chứng dễ thôi, ví như HK hay Sing họ đâu cần luyện kim với CN nặng làm j vì diện tích bé xíu ko cho phép nhưng họ giàu đấy chứ? Các quốc gia dầu khí Trung Đông như Bahrain, Arab Saudi, Qatar, Kuwait rất giàu chỉ cần mỗi dầu khí thôi, dù so sánh này là thiên lệch nhưng nó cũng làm nổi bật rằng ko nhất thiết phải có ngành CN LK thì đất nc mới giàu có, phồn thịnh. Có khi chỉ cần 1 vài ngành nghề nổi trội cũng đủ tạo ra sự giàu có rồi.
Em nói ạ! Đoạn đầu những năm 2000 em lên thực tập tốt nghiệp trên Diesel Sông Công và tá hỏa với đống máy móc đắp chiếu trên đấy, vào thư viện thì tài liệu, bản vẽ in từ những năm 6 mấy vẫn để nguyên tiếng Nga, tịnh không thấy một tài liệu kỹ thuật nào mới bằng tiếng Việt, hoặc bản dịch và update bằng tiếng Việt, cạn lời.Em nhớ có cụ bên trên đã nói, ngoài Gang Thép TN, mình còn được hỗ trợ: diesel SC, CK Phổ Yên, CK Hà Nội, Công cụ số 1, động cơ điện VH,... cùng với bao nhiêu kỹ sư được LX, TQ,... đào tạo, nếu mình có chiến lược phát triển đúng, thì bây giờ mình thừa sức tự mở rộng giai đoạn 2 GTTN. Không phải ôm đống sắt phế với gần chục nghìn tỷ ném đi.
Em cũng có phần chủ quan như cụCó thể em có đôi phần chủ quan không nhờ anh Gúc làm tư vấn viên nhưng nói đến luyện kim và công nghiệp chế tạo tức là nói đến kinh tế vĩ mô rồi, cụ ạ, và cũng là nói đến tư duy lãnh đạo nữa. Không trệch được.
Cái ngày xưa với các kế hoach 5 năm và nguyên nhân không thành công của nó, em đã đề cập rồi. Giờ em kể cụ nghe, 1985-1986 gì đấy, ( khoảng đó hoặc sớm hơn - em không nhớ lắm) xưởng cơ khí bé nhỏ xinh xinh nơi em làm thuê có nhận gia công máy gọt dứa tự động. Ông chủ với các chú thợ bậc cao mày mò làm từ thiết kế bản vẽ cho đến gia công với các loại sắt gỉ hoan gỉ hoét với các mối hàn gồ ghề. Máy chạy được, gọt tốt nhưng bẩn. Máy bẩn là cái mà em nhớ cho đến tận bây giờ. Ngày đó bọn em đùa: mẹ làm cái máy này thì gọt dứa bằng mỡ bò à? Thêm một chuyện nữa, khoảng chừng những năm 96-97, em đến Tổng công ty Máy gì gì đấy ở Tràng Thi và nhiều công ty cơ khí khác ... và chứng kiến sự tự hào, hãnh diện của đội ngũ cán bộ công nhân viên và những cỗ máy tiện tự động (lần đầu em nhìn thấy) đẹp long lanh trong những phân xưởng sạch sẽ đang tiện các chi tiết máy được đặt hàng. Hình ảnh rất ấn tượng. Những công ty em đến, giờ em không nhớ nổi chúng đã từng nằm ở vị trí nào ở Hà Nội (chỉ nhớ một công ty đã từng nằm ở chỗ Royal city bây giờ) Và cái xưởng cơ khí kia giờ cũng không còn bởi con ông chủ (học rất giỏi) không nối nghiệp cha dù ông là người gốc Đại Bái (Nhắc đến lại phải chép miệng nhớ dáng cô chủ học Ngoại thương dịu dàng trên chếc mifa, dựa lưng cửa sổ cao trên dàn thiến lý nghe Lobo ca cẩm "How can I tell her about you"
Tại sao những gì em chứng kiên đã biến mất? Không phải do tư duy nhiệm kỳ đâu cụ ạ. Là do, chúng ta dị ứng với kinh tế kế hoạch, ham chuộng cái chúng ta chưa biết được gọi là kinh tế thị trường tự do. Chúng ta không tiếp nối và phát huy những thành công của kinh tế kế hoạch, vội vã loại bỏ chúng để máy móc áp dụng những lý thuyết mới mang tính cách tân (với chúng ta) nhưng đã là đồ phế liệu của thế giới. Formosa là một lựa chọn không hoàn hảo.
Sở học của em không phải là kỹ thuật nhưng đôi khi em nghĩ sao ngày xưa mình không thi Bách Khoa nhỉ? Làm kỹ thuật hay bỏ mẹ đi được. Haizz...sự nuối tiếc cho mình thì ít mà cho đất nước thì nhiều.
Cụ kamikaze1281 nói đến Đức làm gì? Thế chiến 2 là luận văn Tiến sỹ Viện Hàn Lâm khoa học Moscow của em đấy Fun chút nghe cụ!
Em biết cụ trong ngành ( em không phải ) cụ cho em hỏi, cái ngành của cụ ( LK ) ý các cụ có đi du học nước ngoài nâng cao trình độ ở mẽo, nhật, tây âu..... giống như khối kinh tế , y học ...tin học.Em nói ạ! Đoạn đầu những năm 2000 em lên thực tập tốt nghiệp trên Diesel Sông Công và tá hỏa với đống máy móc đắp chiếu trên đấy, vào thư viện thì tài liệu, bản vẽ in từ những năm 6 mấy vẫn để nguyên tiếng Nga, tịnh không thấy một tài liệu kỹ thuật nào mới bằng tiếng Việt, hoặc bản dịch và update bằng tiếng Việt, cạn lời.
Đợt rồi có dịp dẫn bọn Nhật đi khảo sát (đoàn doanh nghiệp Kyushuu trong đó có cty em), vẫn là mớ máy móc nhà xưởng như chưa có gì thay đổi sau hàng chục năm, không khí làm việc thì có vẻ năng động hơn 1 chút thôi, nói chung là quản lý còn trì trệ lắm.
Cụ cứ đợi đi, đến lúc ta có và biết nó trội là lúc ta ngon rồi đó. Nghèo lâu, giầu mấy đâu.E rón rén hỏi cụ: Thế chúng ta có cái gì nổi trội?
Em không phải dân trong ngành (LK) ạ, em chỉ sử dụng sản phẩm của "ngành" thôi.Em biết cụ trong ngành ( em không phải ) cụ cho em hỏi, cái ngành của cụ ( LK ) ý các cụ có đi du học nước ngoài nâng cao trình độ ở mẽo, nhật, tây âu..... giống như khối kinh tế , y học ...tin học.
Còn tỉnh nào cũng đòi làm đầu tàu thì thân tàu chắc xé thành mấy mảnh.Đúng rồi cụ, ngành nào cũng mũi nhọn lên trên OF gọi là nền kinh tế gai mít hay quả mít
Úi, iem chỉ mong (đặt kỳ vọng) vào thế hệ sau của chúng ta thôi, chứ lớp 4 sọi như cụ với iem ... nhão hết rồi, chả mần ăn được giề đâuCụ cứ đợi đi, đến lúc ta có và biết nó trội là lúc ta ngon rồi đó. Nghèo lâu, giầu mấy đâu.
Apple thập kỉ 9x tk trc còn cầu cứu Bill Gates rót vốn tránh phá sản mà cụ.
Samsung cũng vậy, hạng 2 sao so điện tử Nhật đc.
20 năm nữa Vin biết đâu ko phải số 1 châu Á đâu, đời ai biết trc đc
P/s: Các cụ đừng tự ti về VN và ng VN. Đôi khi chúng ta ko hiểu hết về sức mạnh của chính mình đâu. Chả phải so khu vực ĐNA thì hình dáng và thần thái của chúng ta ko ngu lắm à
Làm được dao cạo râu thì đã là tốp đầu về luyện kim rồi còn đâu.Ông thớt lại ảo tưởng, VN chưa làm được cái gì trong những thứ nói trên nhé!
Úi, iem chỉ mong (đặt kỳ vọng) vào thế hệ sau của chúng ta thôi, chứ lớp 4 sọi như cụ với iem ... nhão hết rồi, chả mần ăn được giề đâu
Ví dụ thực tế này của cụ cho thấy một thực tiễn ở Việt Nam - đó là có quá nhiều cơ hội kiếm tiền nên sự ôm đồm là không tránh khỏi. Không chỉ anh Quyết ở FLC, mà anh Vượng Vincom (tuy bài bản chiến lược hơn) cũng mắc phải sự ôm đồm như thế. Hiện giời, anh Vượng đang co lại và chuyển hướng mới. Tốt thôi bởi 'Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh' là câu thành ngữ đúng muôn đời. Người tài nào cũng có tật (nhân vô thập toàn) nên 'nguy cơ tiềm ẩn' là luôn luôn có. Em tin là giới elite nước nhà tỉnh táo, sáng suốt nhìn ra được nhiều thiếu sót khi anh Huệ mới lên có đề ra mục tiêu thay đổi hệ thống quản trị theo chuẩn thế giới. Tuy khó nhưng em hy vọng và mong muốn các anh làm tốt.Em cũng có phần chủ quan như cụ
He he! Điểm yếu chí tử của chúng ta đấy là cái bệnh đầu voi đuôi chuột. Nhà em ở nông trường quốc doanh, ký ức của em đó là một hệ thống sản xuất khép kín, có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề đồng thời, từ nghiên cứu lai tạo giống, đại tu sửa chữa máy móc canh tác, cải tiến quy trình công nghệ... nhưng quản lý thì như c**, ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài là truyền thống cmnr, và kết quả thì không phải bàn. Đợt rồi anh Q còi có về mua lại cái xác (sau khi chết lâm sàng và được bảo quản bằng hình thức Cty TNHH MTV), chỉ mới hơn 2 năm đơn vị lại đã có sản phẩm cung cấp ra thị trường rồi, có điều anh còi vốn mỏng quá với cả đang lao theo mũi nhọn khác, nông trường chưa phải mục tiêu quan tâm hàng đầu nên cũng chưa khởi sắc lắm.