Thử đi sâu phân tích 2 trường hợp cụ thể: dự án sx oto VinFast Đình Vũ Hải Phòng
(gọi tắt là VinFast) và Tổ hợp luyện cán thép Hoa sen Cà Ná Ninh Thuận
(gọi tắt Thép HS), chúng ta có thể rút ra nhiều điều đáng suy nghĩ:
Dự án VinFast:
· SX Oto (dùng xăng) là ngành có truyền thống ~100 năm, VN đi sau khá xa và sau 20 năm (tạo dựng theo hướng qua FDI) đã thất bại, thị trường trong nước tuy còn lớn nhưng sẽ rất khó cạnh tranh với xe nhập khẩu/lắp ráp của các thương hiệu lớn từ các QG đi trước, nguy cơ xe rẻ từ TQ, tâm lý sính ngoại của dân Việt… Độ ngũ nhân sự trong lĩnh vực này đã có với số lượng+chất lượng khá…
· VinFast là dự án của tư nhân (tập đoàn VinGroup), được quan tâm, ưu đãi, ủng hộ với kỳ vọng là đầu tầu cho ngành CN cơ khí chế tạo động lực, lan tỏa ảnh hưởng xd các ngành CN phụ trợ liên quan, liên kết nâng cao chất lượng & hiệu quả cho các cơ sở đào tạo và các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành KT-CNghệ (CTM, động lực, vật liệu, KT nhiệt…)….
· Tổng mức dự án cỡ lớn (~ 2-3 tỷ$)
· Thuận lợi: VinGroup gần đây là thương hiệu có uy tín, hệ sinh thái rộng, lobby chính sách khá hiệu quả, tài chính khá vững.v.v...
Dự án Thép HS:
· LK đen là ngành KT nền tảng, quan trọng (đặc biệt liên quan tới an ninh QP), phức tạp…và đòi hỏi đầu tư lớn, ô nhiễm môi trường… Trên TG ngành thép hiện đang bão hòa… Ở VN thì ngành này
(dù đã có thời đượu ưu tiên đầu tư và cũng có nền tảng đáng kể...) song hiện kém phát triển, vẫn được CP ‘bảo hộ” mậu dịch (trước thép TQ), có 1 vài doanh nghiệp lớn FDI, liên doanh có quy mô+ công nghệ khá…
· Là dự án vốn tư nhân
(tập đoàn Hoa sen), quy mô khủng (>10tỷ$) và sử dụng công nghệ hiện đại, có cam kết xử lý môi trường nghiêm túc
(sau bài học vụ Formosa). Nếu được cho phép đầu tư thì là đoanh nghiệp đầu tàu thuần Việt để lan tỏa ảnh hưởng tới các ngành KT cơ khí ứng dụng (quốc phòng, đóng tàu, sx oto, CTM, XD, GTVT, Cơ khí nông nghiệp…), đóng góp thiết thực tới an ninh quốc gia, phục hưng nhân lực ngành luyện kim (cũ) cũng như thúc đẩy công tác đào tạo chuyên ngành, nghiên cứu tiếp cận và tiến tới làm chủ công nghệ tiên tiến…
· Cũng có sự ủng hộ/hậu thuẫn ban đầu đáng kể
(CT Hoa sen là người nhà bên vợ của đương kim BT BCT-quý tử của nguyên CTN TĐ Lương)… Địa bàn dự án là Ninh Thuận
(đã được khảo sát kỹ và được xđ phù hợp phát triển CN nặng và đã dự kiến đặt 2 NM điện hạt nhân ở tỉnh này). Về CTrị thì cũng thuận theo chủ trương lớn của Đ. (sau Dung Quất) là đầu tư SX công nghiệp cho miền Trung để có nền kinh tế bền vững…
Vậy mà số phận của dự án Thép HS thật hẩm hiu, bị ruồng bỏ ngay từ giai đoạn thai nghén…
Trong khi dự án VinFast chưa biết có thành công hay không nhưng cho đến nay được PR rất rầm rộ từ lúc khởi công và đã nhận được sự quan tâm, ưu đãi thiết thực từ Đ & CP VN…
Thực tế cho thấy: ngành LK chưa được là 1 trong số cái gai nhỏ của mô hình kinh tế “quả mít”, ngay cả khi tư nhân bỏ vốn lớn đầu tư và chịu rủi ro… mà cũng không được chấp nhận thì CC bàn kiểu “duy ý chí” và “ăn mày dĩ vãng” phỏng có ích gì?!
Sự nhìn nhận và quan tâm đầu tư sẽ có chuyển biến tích cực khi có nhà kỹ trị lên nắm quyền (?)
hoặc khi kinh tế VN qua được cái bẫy thu nhập trung bình chăng?!
P/S: Trong thông điệp liên bang của cố TT Reagan hồi thập niên 1980, CQ Mỹ từ hồi đó (dù chiến tranh lạnh đang gay gắt) chủ trương ưu tiên đầu tư nhân tài vật lực cho 9 ngành CN, trong đó có công nghệ vật liệu mới
(ngành LK truyền thống k0 thuộc về nhóm ưu tiên mà chỉ thuộc về ngành truyền thống cần bảo hộ vì an ninh quốc gia thôi).
Đọc topic này thấy khá nhiều Kụ [
rachfan,
PI ZIN ,
Đá sỏi ,
Quên mất Nick ,
Civic to Merc. ,
Policeman, Mandalord,
kamikaze1281,
.Chuối. ,
dannongthon,
fingerprint,
phiendasau ….] tâm huyết với lĩnh vực luyện kim VN dưới nhiều góc nhìn khác nhau, rất thú vị nhưng có phần chủ quan và chưa xét kỹ tới yếu tố
kinh tế vĩ mô:
· Trước Đổi mới, VN đã từng chủ trương XD một nền kinh tế bền vững dựa trên CN nặng
(trong đó có LK) với sự trợ giúp lớn từ khối XH.CN
(chủ yếu từ LX, TQ)… Tất nhiên cũng đã đạt được 1 số thành tựu nhất định nhưng kết quả thực tế đã chỉ ra: định hướng đó là quá sức và không phù hợp…
· Trong giai đoạn tiếp theo, VN chuyển dịch nền kinh tế theo định hướng “thực dụng” hơn: chú trọng vào công nghiệp/nghệ ứng dụng và ưu tiên cho xuất khẩu theo chiến lược hội nhập sâu rộng vào “toàn cầu hóa” và liên kết kinh tế quốc tế…
Riêng về ngành cơ khí chế tạo thì chỉ khoảng ~ 10 năm gần đây, nhất là sau khi ký kết AFTA thì NN mới bắt đầu chú ý đầu tư để phát triển công nghiệp nội địa theo hướng thay thế dần nhập khẩu
(ưu tiên phục vụ các lĩnh vực xuất khẩu dựa trên khai thác lợi thế so sánh)…;
Còn CP kiến tạo hiện tại
(và dự kiến trong ~6 năm tới cuối NK2) sẽ đầu tư tài lực theo hướng: Nông nghiệp (thu hoạch+ chế biến nông thủy sản…), công nghiệp phụ trợ, logistic và CN cao 4.0, IT…v.v...
Xin lưu ý CC là: nền kinh tế VN theo mô hình “gai mít” với rất nhiều “mũi nhọn”
(theo lời phủ dụ ưa thích của Cụ “răng chắc” và Cụ “nghẹo”) thì lĩnh vực luyện kim -dù là công nghiệp nền tảng quan trọng- vẫn chưa lọt được vào “quy hoạch” các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư…
Ngoài ra, chiến lược kinh tế VN khó có thể có tầm nhìn xa & sâu vì nó thường bị tác động và điều chỉnh
theo nhiệm kỳ LĐ… Hy vọng VN sớm có LĐ thực quyền với tư duy kỹ trị thì sẽ có thể có chuyển biến tích cực hơn về chiến lược phát triển kinh tế?!
P/S: Mà tư nhân tự xoay sở đầu tư vào lĩnh vực này cũng chưa được NN khuyến khích, ủng hộ và ưu đãi, chẳng hạn như đại dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa sen Cà Ná (Ninh Thuận) có quy mô lớn, công nghệ khả dĩ hơn Formosa… đã bị tuýt còi chưa được cấp phép xd v.v…
Không phải em không hiểu cụ hay có ý đi ngược lại là không cần ngành luyện kim hay không cần tự chủ về công nghệ, máy móc. Nhưng trong thời điểm trước mắt cần có tích lũy dần dần về tiền bạc và công nghệ đã - điều mà chắc chắn chả thằng nào cho không Việt Nam và kể cả có cho cũng chẳng thể làm được ngay vì thiều người, thiếu tâm huyết và thiếu thiện chí của chú phỉnh.
Còn con đường của một quốc gia thì em đã thấy ngay LX với 10 năm xây dựng kế hoạch để có nền công nghiệp nặng rồi nhưng đó là LX nó đã có một chút nền tảng từ trước đó, thời Sa hoàng nó đã xây được tuyến đường sắt nổi tiếng rồi, nó đã là đế quốc Nga trước khi là LX hiện đại.
Việt Nam ko hề có nền tảng gì cả, nói đúng nghĩa đen đi lên từ cây lúa, ko có người được đào tạo, ko có ngân sách, ko có chuyên sâu, các viện nghiên cứu Vn thì chẳng làm được cái gì mà cũng chẳng có vốn để cho họ làm vậy thì trong trước mắt cứ tích tiền đã, rồi dần dần giải quyết sau.
Thời kì bao cấp chính là thời kỳ sai lầm vì học theo LX cố phát triển CN nặng mà ko hề có tích lũy bất kỳ cái gì trong khi nền công nghiệp nhẹ thì đầu tư dễ hơn, nhanh thu hồi vốn hơn cho nên từ khi cải tổ mới xoay sang CN nhẹ là vì thế nhưng có tý chút tích lũy bao năm thì thằng X nó phá sạch, nó còn để lại tư duy sâu mọt khiến bây giờ ko thể sửa sai nổi nữa, nợ nước ngoài thì đầm đìa thì em hỏi cụ giờ lên kiếm tiền tiếp hay xoay lại tiếp cái sai lầm khi chưa có cái gì : Tiền ko, công nghệ ko, con người ko.
Đầu tư CN nặng mất rất nhiều thời gian, tâm huyết và phải có vốn cho nó nữa chưa kể còn phải có kế hoạch một cách sâu sắc để không mua được công nghệ thì phải ăn cắp được công nghệ chứ chắc chắn không thằng nào nó chịu chuyển giao đâu.
Châu Âu từ thời Napoleon nó đã có điệp viên để ăn cắp công nghệ song song với việc nghiên cứu còn mình cho đến nay còn chưa có tư duy học theo công nghệ chứ chưa nói đến ăn cắp. Học theo chính là sao chép hay dân dã thì nó là sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng, tạm chấp nhận hàng kém chất lượng rồi mới làm được hàng tốt nhưng thị trường Việt nó sính ngoại, cái gì to tiền thì ko bao giờ mua của nội địa, thế thì phát triển làm sao.
Tự lực tự cường thì rất tốt nhưng thực tại của Việt Nam hiện nay :
+ Hệ thống vẫn quan liêu, bộ máy không trong sạch, vận hành ì ạch dẫn đến mọi chủ trương quyết sách dần đi chệch so với hướng ban đầu.
+ Không giải quyết được tham nhũng khiến bộ máy tiếp tục phình to và nợ công rồi bất mãn xã hội tăng theo.
+ Không khuyến khích thậm chí doanh nghiệp tư nhân, không cho con đường phát triển.
+ Hô hào khẩu hiệu suông startup nhưng không tạo điều kiện về vốn cho startup phát triển ( Cái này cực kỳ quan trọng) trong khi nước ngoài nó vay khởi nghiệp lãi suất ưu đãi có 5% thôi. Nhà tớ thi thoảng thích thì nhích luôn lên 20% cho nó sướng.
+ Nội lực quốc gia quá yếu, doanh nghiệp nhà nước thì bê bết.
Thôi thì cứ tạm kiếm tiền đã cụ ạ, bao giờ mùa xuân tới tính sau.
Theo như em hiểu thì hình như đến giờ ở các nước tư bản phát triển chúng nó đã đi vào mức "đi vào bản chất vấn đề" trong công nghệ vật liệu rồi. Có nghĩa là nó hiểu rõ cấu trúc và cơ chế liên kết tinh thể, và nó thêm các thành phần ở các giai đoạn để thay đổi cấu trúc đấy, tạo thành vật liệu theo ý muốn.
Còn nghiên cứu luyện kim cổ điển hiểu đơn giản là ném bừa các thành phần vào với các tỷ lệ khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau, dựa trên kinh nghiệm và với sự may mắn thì có thể sẽ ra được các hợp kim có tính chất tốt (nhưng nhiều khi lại không phải là lý tính mình mong muốn).
Em hiểu thế có đúng không CCCM?
Post này và post trả lời cụ Chuối của cụ là điển hình cho việc áp dụng học thuyết Adam Smith ở nước ta. Ở một post nào đấy trong thớt này em đã đề cập đến rồi.
Ngày xưa, thời Minh Trị bên Nhật đề ra khẩu hiệu "Phú quốc, cường binh", dưới vai trò điều tiết của Nhà nước song hành với qui luật của kinh tế thị trường, nước Nhật tiến vèo vèo về sức mạnh tổng thể và hơn nửa thế kỷ sau trở thành siêu cường thế giới. Thực hiện khẩu hiệu đó ngành luyện kim Nhật vươn lên đóng vai trò vô cùng to lớn đưa quân đội Nhật xưng bá ở Thái Bình dương, vững vàng 35 năm trong tình trạng chiến tranh liên tục với một hạm đội về tổng thể ngang bằng với hạm đội Mỹ.
Ngày nay, nước ta đề ra khẩu hiệu "Dân giàu, nước mạnh". Về ý nghĩa thì không cách quá xa khẩu hiệu của người Nhật nhưng về hiệu quả thì chắc chắn là không bằng. Vì sao? Vì chúng ta áp dụng thuyết Adam Smith ngay từ những năm đầu đổi mới. Phát huy lợi thế so sánh là cách để chúng ta thoát nghèo. Kinh tế bây giờ khá hơn 40 năm trước nhưng nền tảng của nền kinh tế vẫn là zero, hoặc rộng lượng thì 0,8 trên thang điểm 10. Với một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong tình trạng không tự túc được nguyên vật liệu, chúng ta luôn luôn lo sợ bị cấm cái này, bắt chẹn cái kia... Các cụ thử tìm cho em một nền tảng nào vững chắc để làm ăn mà không phải lo sợ nước ngoài cấm vận, bắt chẹn! (đừng lấy thủy sản nhé - vì nó là nông nghiệp)
Cụ Civic nói rằng có thể mua được vũ khí nước ngoài. Tất nhiên, nếu chúng ta giàu có, bom hạt nhân nếu muốn ta cũng có thể mua được. Nhưng tấm gương tày liếp của Argentina dạy cho chúng ta biết sự phụ thuộc vào nước ngoài nó khốn nạn như thế nào.
Các tỷ phú Việt Nam là những người yêu nước nhưng họ không mạnh như chúng ta kỳ vọng. Vì sao thì các cụ biết em không dài dòng. Em chỉ muốn nói rằng, luyện kim phải trở thành một trong những ngành xương sống của nước ta. Mọi lý do để không phát triển ngành này đều là bao biện và (xin lỗi cụ Civic nhé) thể hiện sự lười biếng, ăn xổi ở thì.
Gi
Giờ nhà nước không làm được nữa rồi, phải đẩy cho bọn tư nhân và hỗ trợ lợi ích cũng như thị trường cho chúng nó thôi. Thời chủ quan duy ý chí,tiền xài hầu như không phải nghĩ miễn làm được sản phẩm mà còn không làm được thì thời đại chủ nghĩa dân túy lên ngôi thì làm được vào mắt. Đầu tư luyện kim công nghệ cao sẽ cầm chắc lỗ trong thời gian dài, mà lỗ thì dân nó chửi cho ngập mặt chứ nó cần biết quái gì mục tiêu chiến lược. Lãnh đạo có tâm thì cũng méo thằng nào đủ bản lĩnh ngồi vào cái ghế bị chửi ngập mặt suốt ngày, vừa méo có miếng.
Ok, em đồng ý không bắt đầu thì chả bao giờ có vấn đề là bắt đầu từ cái gì chứ không phải hứng lên là chiến. Nếu chỉ cần cái lò vài tấn thì mấy ông HP, Thaco thừa khả năng, chả cần nhà nước. Vậy tại sao họ không làm, là vì nó tốn kém hơn rất nhiều lần cái lò cụ nhé. Quan trọng là nguồn lực và thời điểm, quan điểm của em LK để sau, thời này nên tập trung vào data science, AI, cái này đầu tư ít có tạch thì cũng đỡ tốn xèng của dân.