[Funland] Về ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,493
Động cơ
445,332 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Em sơ qua vài nét ngành luyện kim Việt Nam cho một số cụ ngoại đạo chưa hiểu rõ, vẫn thắc mắc:
1. Luyện kim thông dụng: Chủ yếu các loại thép cây xây dựng, thép tấm cán nóng, cán nguội. Cái này Việt Nam mình làm tương đối tốt, các nhà máy luyện cán thép của VN đã làm đủ phục vụ cho nhu cầu trong nước và cả cho xuất khẩu. Ví dụ như các thương hiệu lớn Hòa Phát, Tisco... Một số ngành luyện kim màu cũng đã làm rất tốt như nhà máy luyện kẽm Thái Nguyên
2. Luyện kim thủ công, chất lượng thấp: Hàng này tiêu biểu ở ngoài bắc là thép Đa Hội, nhôm Văn Môn, nhôm Bắc Ninh. Cứ phế liệu là cho vào nấu ra thỏi để đưa đi đúc, cán mà không cần quan tâm nhiều đến thành phần. Một số nhà máy luyện gang nho nhỏ ở phía bắc (Hà Giang, Tuyên Quang...) cũng thế, cứ ra gang là được, không cần quan tâm nhiều đến thành phần.
- Những loại hàng kém chất lượng này cùng trà trộn vào các nhà máy lớn rất nhiều. Các bạn làm nghề cơ khí, xây dựng chú tâm một chút là biết ngay hàng đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu. Ví dụ bạn mua thép V về làm nhà, bàn ghế, giá kệ khi bắn con vít tự ren vào mà không bắn nổi, dùng máy mài cắt tia lửa cứ bắn ra đỏ lừ thì đấy là hàng trôi nổi, bị trà trộn vào hàng công ty. Hoặc các bác thợ xây dựng khi uốn mỏ thép xây dựng, uốn quá tay là gãy hoặc nứt chân chim ở lưng cây thép thì thép đấy cũng không đạt yêu cầu. Nhưng loại đấy chủ yếu là C cao, hoặc P, S cao
- Nhiều khi trên mạng thấy các bác làm nghề còn truyền kinh nghiệm cho nhau khi đúc nhôm là muốn nhôm mềm thì cho thêm lon bia, muốn nhôm cứng thì cho thêm moan, rồi có hợp kim moan... Em nghe mà thấy buồn, cứ nấu như nấu canh như thế thì lấy đâu ra chất lượng? Hợp kim nhôm đúc làm gì có hợp kim moan hay Antimoan? Đấy nó là hợp kim kẽm, các bố làm nghề cứ gọi là Moan hoặc biết hơn tí thì gọi là Antimoan. Cái Antimoan (Sb) này nó chỉ là một á kim, rất ít khi được sử dụng khi đúc áp lực.
3. Luyện kim chất lượng cao: Cái này là cái các cụ đang tranh luận rất nhiều đây. Lĩnh vực này ở VN gần như đang bỏ trống vì phải đầu tư thiết bị rất nhiều mà đầu ra lại khó khăn. Ví dụ các bạn có tiền, muốn mua một thiết bị đắt tiền thì cũng mua của hãng nổi tiếng hoặc ở một nước có tiếng về lĩnh vực đấy, chứ không bao giờ bỏ tiền ra mua của 1 anh chả có tên tuổi, thương hiệu gì cả.
Về kim loại chất lượng cao để đạt được đúng thành phần như mong muốn (giả dụ tương đương với tiêu chuẩn của các mác thép nổi tiếng) thì vấn đề không phải là quá khó đối với một kỹ sư luyện kim. Nhưng để đạt được chất lượng tương đương thì hoàn toàn là vấn đề khác, nó rất khó hoặc có thể nói là cực khó. Trong đó có một số vấn đề như sau:
- Lẫn khí trong kim loại: Tức trong lòng kim loại có các bọt khí tế vi, khi gia công chi tiết thì không vấn đề gì, nhưng khi chi tiết đấy làm việc trong điều kiện có nhiệt độ cao (có thể do ma sát, hoặc do môi trường làm việc) thì các bọt khí đấy mới nở ra, gây nứt vỡ chi tiết. Vấn đề này luôn làm đau đầu các nhà luyện kim. Đối với sản xuất luyện kim thông thường thì có thể xử dụng một số biện pháp để khử khí, ví dụ dùng dây nhôm nguyên chất để khử khí khi luyện thép, dùng khí N2 xục vào nhôm để khử khí khi nấu luyện nhôm... Đối với luyện kim chất lượng cao thì chủ yếu là nấu trong lò chân không hoặc cán thỏi để loại bỏ rỗ khí. Vì khi chúng ta khử khí bằng hóa chất thì vô hình chung lại đã tự làm thay đổi thành phần của hợp kim rồi. Như vậy ở nhiệt độ luyện thép 1.500-2.000 oC mà dùng lò chân không, sản xuất ở quy mô công nghiệp (không phải phòng thí nghiệm) thì các cụ biết nó khó khăn như thế nào. Như cụ trước đã nói là lên nhà máy Phụ tùng số 1 trên Sông Công (Thái Nguyên) cái gì cũng có đấy nhưng tuổi thọ không cao. Trước kia họ cũng đúc ly tâm Piston, xy lanh bằng nhôm cho ô tô, xe máy nhưng vì chất lượng không đạt nên cũng không tồn tại được
- Một số thành phần có hại không loại bỏ được: Đặc biệt là S, P trong thép, Fe trong nhôm (nay còn thêm một số nguyên tố như Pb, Cd... phải đủ nhỏ để đảm bảo tiêu chuẩn RoHS). Việc loại bỏ các nguyên tố có hại này cũng rất khó khăn, thường thì các nhà luyện kim sẽ dùng hóa chất (đá vôi, vôi sống) để phun vào thép lỏng để khử P, S nhưng phản ứng thường không triệt để, khó khử S, P xuống mức tiêu chuẩn đối với thép đặc biệt là P<=0,3%, S<=0,3%
- Tính di truyền hạt lớn (hạt nhỏ) của thép: Sắt (Fe) nó cũng có tính di truyền như con người (nói các cụ đừng cười). Nếu phế liệu các cụ đưa vào là thép di truyền hạt lớn thì các cụ luyện kiểu gì nó cũng không có cơ tính tốt như thép có tính di truyền hạt nhỏ, cho dù thành phần đạt yêu cầu, không rỗ khí, không ngậm xỉ...
- Nhiệt luyện: Với các cụ không phải trong nghề thì sẽ nghĩ thông thường là gia công xong mới nhiệt luyện (để nguyên liệu mềm, dễ gia công...) nhưng đối với thép đặc biệt (chủ yếu thép làm khuôn SKD61, SKD11...) thì thường nhà cung cấp thép đã tôi thép ngay sau khi cán thành thành phẩm phôi (tôi thể tích). Các đơn vị gia công sẽ mua các tấm phôi thép đã tôi thể tích đấy và dùng máy/dao gia công tốc độ cao/độ cứng cao để gia công hoàn thiện luôn mà không cần nhiệt luyện lại. Một số công đoạn nhiệt luyện quan trọng đến thời điểm hiện tại Việt Nam mình vẫn chưa có nhà máy làm, các chi tiết quan trọng vẫn phải gửi sang Thái Lan, sang Nhật để nhiệt luyện
...
Như vậy luyện kim chất lượng cao vẫn là vấn đề rất nan giải, ở VN chúng ta chủ yếu mới có thiết bị và sản phẩm ở các cơ quan, viện nghiên cứu chứ chưa có đơn vị nào sản xuất thương mại.
cụ có vẻ dân luyện cơm đấy nhỉ, cơ mà P<=0,3%, S<=0,3% thì sai bét cụ ơi, theo em phải 0.03 gì đó thì đúng hơn.
sau khi đọc hết thì em cho rằng cụ dân cơ khí, đúc thì phải, đúc nhiệt luyện ;)! Chứ không phải dân luyện thép!
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
937
Động cơ
26,071 Mã lực
Nơi ở
1970
Chăm chỉ, cần cù nỗ lực nữa các bác ah.

Như tôi xem trong cái phim lịch sử khoa học về quá trình tìm ra cách cracking dầu mỏ, cái ông kỹ sư tây lông làm ngày làm đêm, ăn ngủ ở phòng thí nghiệm, thử hàng nghìn lần. Một lần mệt quá ngủ gục thì lò đun quá lửa, choàng tỉnh dậy thì voi là, lò đã cho ra các thành phần mong muốn.

(Phim lịch sử khoa học đã được kịch hóa - dramatized - cho thêm phần hấp dẫn người xem).
Giống cụ gì phát minh ra kháng sinh Penicilin, bỏ quên miếng bánh ở quán ăn mấy hôm sau quay lại thấy lên mốc xanh…
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,676
Động cơ
816,182 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Chăm chỉ, cần cù nỗ lực nữa các bác ah.

Như tôi xem trong cái phim lịch sử khoa học về quá trình tìm ra cách cracking dầu mỏ, cái ông kỹ sư tây lông làm ngày làm đêm, ăn ngủ ở phòng thí nghiệm, thử hàng nghìn lần. Một lần mệt quá ngủ gục thì lò đun quá lửa, choàng tỉnh dậy thì voi là, lò đã cho ra các thành phần mong muốn.

(Phim lịch sử khoa học đã được kịch hóa - dramatized - cho thêm phần hấp dẫn người xem).
Hình như cụ xem phim của Marvel rồi. Cách tạo ra chiếc Khiên của Captain America
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
776
Động cơ
157,760 Mã lực
Tuổi
45
Vậy có chuyện giữ bí mật luyện kim của các hãng cung cấp nguyên liệu cơ khí ko cụ?
Các hãng làm máy bay hay các trang thiết bị CN cao thì có bộ phận tạo nguyên liệu chuyên biệt hay họ đi đặt mua từ các hãng chuyên cung cấp nguyên liệu?
Theo em tìm hiểu thì họ thường tự làm ạ.
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
776
Động cơ
157,760 Mã lực
Tuổi
45
Chi tiết này cụ đã nhầm lẫn, có thể nói, cơ bản. Một sai lầm trong lý luận có thể làm sụp đổ toàn bộ lý thuyết/ học thuyết của cụ (hoặc của ai đó). Em lý nọn chút cụ nghe:
- Trong lĩnh vực luyện kim, chúng ta không thể/không có khả năng để tạo ra những sản phẩm 'ngang tầm thế giới". Tuy nhiên đó không phải là lý do để chúng ta từ bỏ những sản phẩm không đủ tầm thế giới mà chugs ta có thể làm được.
- Ở đây, tiền đề của chúng ta: ngành luyện kim là ngành khoa học. Vậy nên tiến trình của nó cũng phải giống như khoa học, tức là đề cao kinh nghiệm, kinh nghiệm và chỉ có kinh nghiệm. Kinh nghiệm được tích luỹ mới trở thành kiến thức, mà kiến thức là bước khởi đầu của lý thuyết. Đây, về mặt triết học, là sự chất chồng kinh nghiệm/ kiến thức có hệ thống và được phân loại
- Trong luyện kim cũng như trong các ngành sản xuất khác, nếu chỉ có lý thuyết, được học hỏi, sao chép từ nước ngoài, thì sẽ không bao giờ phát triển được, thậm chí lụi tàn.

Trăm hay không bằng tay quen, nhé cụ. Chúc cụ vui.
vâng, cách nghĩ của cụ và của em khác nhau chỗ này ạ.
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
776
Động cơ
157,760 Mã lực
Tuổi
45
cụ có vẻ dân luyện cơm đấy nhỉ, cơ mà P<=0,3%, S<=0,3% thì sai bét cụ ơi, theo em phải 0.03 gì đó thì đúng hơn.
sau khi đọc hết thì em cho rằng cụ dân cơ khí, đúc thì phải, đúc nhiệt luyện ;)! Chứ không phải dân luyện thép!
dạ vâng, em nhầm ạ, nó phải là <=0,03%
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Hình như cụ xem phim của Marvel rồi. Cách tạo ra chiếc Khiên của Captain America
À, có điều đáng nói đây. Tôi mượn post này để triển khai thôi, không định thảo luận gì với bác.

Quá trình cracking dầu mỏ thành các sản phẩm xăng dầu nhẹ hơn đã được phát minh từ thế kỷ 19, trong phòng thí nghiệm. Nhưng lúc đó chỉ đạt hiệu quả rất thấp. Ta hình dung là tốn nhiên liệu, vứt đi nhiều nguyên liệu thô. Kiểu như luyện thép Đa Hội. Như ở ta có khi bằng lòng rồi và như thể nói đến luyện kim thì lại bảo tiền đâu mà làm tiếp.

Nhưng phương Tây tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật này trong 3-4 chục năm nữa và đến trước WW2 thì đã đạt mức ngon bổ rẻ. Cùng với việc người Đức phát minh ra nhựa (plastic) vào năm 1931, công nghiệp lọc hóa dầu đã làm ra được đủ loại sản phẩm từ nhựa đường, dầu hỏa đến xăng máy bay, không bỏ đi cái gì cả. Trước đó, nội thất xe ô tô phải làm bằng gỗ vì đã có nhựa đâu.

Liên quan đến luyện kim, liệu có nguyên nhân tương tự về bản chất là, ta không làm thép chất lượng cao vì không thể hoặc chưa biết dùng thép chất lượng cao vào đâu vì trình độ của các ngành khác chưa cần đến?
 

Viet Parts

Xe tăng
Biển số
OF-348954
Ngày cấp bằng
31/12/14
Số km
1,256
Động cơ
276,594 Mã lực
Nơi ở
Hai Bà Trưng
Từ thời Vua Hùng đã có công nghệ luyện kim, đáng tiếc là không giữ được cho con cháu. Hoặc có thể Thánh Gióng mang công nghệ luyện kim đi mất nên con cháu giờ hơi loay hoay.
 

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
937
Động cơ
26,071 Mã lực
Nơi ở
1970
Từ thời Vua Hùng đã có công nghệ luyện kim, đáng tiếc là không giữ được cho con cháu. Hoặc có thể Thánh Gióng mang công nghệ luyện kim đi mất nên con cháu giờ hơi loay hoay.
Cụ Gióng đã có ngựa sắt cưỡi đi đánh giặc Ân cơ mà cụ nhỉ…tiếc tiếc là!!!
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
776
Động cơ
157,760 Mã lực
Tuổi
45
Việt Nam làm gì có cái gọi là "công nghiệp luyện kim", Những ông châu Á khác như TQ, Nhật, Hàn cũng chỉ gọi là học việc trong luyện kim. Nói đến luyện kim là phải những ông như Đức, Pháp, Thụy điển, Luxemburg...
Em nghĩ cụ là người ngoại đạo trong lĩnh vực này, hoặc cụ chưa đi sâu tìm hiểu.
- Công nghiệp luyện kim của VN cũng thuộc dạng mạnh cụ ạ. Mình chỉ kém phần sản xuất thép chất lượng cao thôi. Còn thép thường phục vụ xây dựng thì mình khá mạnh. Ở lĩnh vực này mình đứng đầu Đông Nam Á, còn trên thế giới thì mình đứng trong top 30.
- Các nước sản xuất thép lớn trên thế giới thì Trung Quốc đứng đầu, Nhật đứng thứ 2, Hàn đứng thứ 6 mà cụ lại gọi họ là học việc trong ngành luyện kim thì em không hiểu ý của cụ nói.
- Thép chế tạo chất lượng cao trên thế giới hiện giờ chủ yếu sử dụng thép của Nhật sản xuất, nó thông dụng đến nỗi bộ tiêu chuẩn các mác thép của nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chúng ta nghe SKD11, SKD61, SUS304... chứ cái tiêu chuẩn DIN của Đức ai biết nó là mác thép nào?
Các cụ nên khiêm tốn chứ đừng nên tự ti quá, cái gì cũng xem nước ngoài là nhất còn trong nước thì không ra gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,089
Động cơ
342,160 Mã lực
Tuổi
58
Bậy nào, miếng vàng bay trong phút mốt, bền đâu mà bền :))
"một đời ta muôn vàn đời nó" ạ, quá đúng. :D
Thực ra, lếu em cóa xiền, cầu thang chỉ cần làm bằng sắt uốn bình thường như nhà quý tọc ch.Âu, phần tay cầm mặt trên bọc vàng mỏng thì tuyệt, có khi còn rẻ hơn cầu thang gỗ mà lúc nào cũng được cầm nắmcục vàng trong tay, mỗi tội khách đến yêu cầu bỏ dao ra khỏi túi kkk. Em thấy Chùa bên Thái, MM được dát bằng những lát vàng lá được dát mỏng. Vàng dẻo và dai, cán mỏng được đến hàng phần trăm mm.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,924
Động cơ
449,470 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Như câu chuyện của bác trên, tôi liên tưởng luyện kim chất lượng cao cần tố chất của một học sinh giỏi, không quá khó đến múc không làm được, nhưng cần ngăn nắp, mạch lạc, chút ý chí để không bỏ cuộc sớm, tự hào bản thân (tôi mà không làm được á?), và một chút tài năng để làm được câu hỏi cuối (thường được 0.5-1 điểm) trong đề thi toán :-B

VN mọi mặt chỉ thuộc hạng trung bình nên tuy có lịch sử chiến tranh nghìn năm, súng ống vũ khí cũng chỉ thuộc loại làm được bài hàng ngày cô giao trên lớp nếu thức khuya một tý. Bảo làm bài khó thì kêu buồn ngủ.
Ngược lại cụ ạ. Luyện kim chất lượng cao "tới tầm" là rất rất khó, cần cả kiến thức, kinh nghiệm, chăm chỉ, tài chính, và rất nhiều tố chất con người.

Như Trung quốc, con người thông minh, học giỏi, không thiếu tiền, càng không thiếu thị trường, nhưng trình độ luyện kim chỉ ở mức trung bình khá, cố gắng mấy cũng không tiến lên được tới tầm. Tất cả các chi tiết máy cần chất lượng cao TQ đều phải mua phôi của Tây/Nhật/Đài chứ không tự luyện được.

Tôi đã kể 1 lần chuyện cái lưỡi dao trong máy cắt cuộn giấy của Trung quốc. Nếu thiết kế máy chạy 120m/phút thì họ dùng thép trong nước, còn với các máy tốc độ cao từ 150m/ph trở lên thì đều phải dùng thép Đài loan làm lưỡi dao, thép trong nước không chịu nổi. Hay như tôn làm vỏ ô-tô, xe rẻ tiền thì TQ dùng tôn nội, nhưng xe tầm trung trở lên là phải mua tôn của Posco vì tôn nội không đủ độ cứng và nhanh rỉ.

Nhiều cụ ở đây khi nói đến luyện kim Việt nam (không chỉ có luyện kim mà còn nhiều thứ khác) luôn hướng tới Nhật, Hàn vv. Các cụ nên thấy rằng nói đến luyện kim chất lượng cao thì thế giới 200 nước, chỉ có tầm 20 nước làm được, Việt nam vừa không có cơ bản từ trước, vừa thiếu thốn cả vốn, kiến thức và tố chất, thì không thể luyện kim đặc biệt là điều dễ hiểu. Thực tế thì không chỉ Việt nam mà cả Đông Nam Á đều như vậy.
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,156
Động cơ
327,947 Mã lực
Việt Nam làm gì có cái gọi là "công nghiệp luyện kim", Những ông châu Á khác như TQ, Nhật, Hàn cũng chỉ gọi là học việc trong luyện kim. Nói đến luyện kim là phải những ông như Đức, Pháp, Thụy điển, Luxemburg...
Nếu thế giới chỉ vài nc làm đc luyện kim, thì sao phải tâm tư VN chưa làm đc.
Việt Nam khi nào sản xuất được ray đường tàu là đã thành công. Tới Hòa Phát sx đc vỏ Container cũng đã quá tốt rồi.
Còn những sp phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao thì tốt nhất là đi mua, đừng đòi hỏi quá, khi mà thế giới chỉ vài nc làm đc.
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,089
Động cơ
342,160 Mã lực
Tuổi
58
À, có điều đáng nói đây. Tôi mượn post này để triển khai thôi, không định thảo luận gì với bác.

Quá trình cracking dầu mỏ thành các sản phẩm xăng dầu nhẹ hơn đã được phát minh từ thế kỷ 19, trong phòng thí nghiệm. Nhưng lúc đó chỉ đạt hiệu quả rất thấp. Ta hình dung là tốn nhiên liệu, vứt đi nhiều nguyên liệu thô. Kiểu như luyện thép Đa Hội. Như ở ta có khi bằng lòng rồi và như thể nói đến luyện kim thì lại bảo tiền đâu mà làm tiếp.

Nhưng phương Tây tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật này trong 3-4 chục năm nữa và đến trước WW2 thì đã đạt mức ngon bổ rẻ. Cùng với việc người Đức phát minh ra nhựa (plastic) vào năm 1931, công nghiệp lọc hóa dầu đã làm ra được đủ loại sản phẩm từ nhựa đường, dầu hỏa đến xăng máy bay, không bỏ đi cái gì cả. Trước đó, nội thất xe ô tô phải làm bằng gỗ vì đã có nhựa đâu.

Liên quan đến luyện kim, liệu có nguyên nhân tương tự về bản chất là, ta không làm thép chất lượng cao vì không thể hoặc chưa biết dùng thép chất lượng cao vào đâu vì trình độ của các ngành khác chưa cần đến?
Em không dám trả lời cụ, đọc cụ thì em nhớ đến câu nói: chỉ là cái giá thế nào thôi. Một mặt hàng chất lượng đạt mà rẻ hơn thì chả lo ế. Không làm được tốt và rẻ, nên cứ lý do abc thôi ạ.
Em thấy, đa số mặt hàng thiết yếu mức phổ thông vd như phương tiện giao thông xe cộ là quyết định ở vật liệu bền hay không ạ
Em cứ chém bừa thế, có gì cụ bỏ qua ạ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Ngược lại cụ ạ. Luyện kim chất lượng cao "tới tầm" là rất rất khó, cần cả kiến thức, kinh nghiệm, chăm chỉ, tài chính, và rất nhiều tố chất con người.

Như Trung quốc, con người thông minh, học giỏi, không thiếu tiền, càng không thiếu thị trường, nhưng trình độ luyện kim chỉ ở mức trung bình khá, cố gắng mấy cũng không tiến lên được tới tầm. Tất cả các chi tiết máy cần chất lượng cao TQ đều phải mua phôi của Tây/Nhật/Đài chứ không tự luyện được.

Tôi đã kể 1 lần chuyện cái lưỡi dao trong máy cắt cuộn giấy của Trung quốc. Nếu thiết kế máy chạy 120m/phút thì họ dùng thép trong nước, còn với các máy tốc độ cao từ 150m/ph trở lên thì đều phải dùng thép Đài loan làm lưỡi dao, thép trong nước không chịu nổi. Hay như tôn làm vỏ ô-tô, xe rẻ tiền thì TQ dùng tôn nội, nhưng xe tầm trung trở lên là phải mua tôn của Posco vì tôn nội không đủ độ cứng và nhanh rỉ.

Nhiều cụ ở đây khi nói đến luyện kim Việt nam (không chỉ có luyện kim mà còn nhiều thứ khác) luôn hướng tới Nhật, Hàn vv. Các cụ nên thấy rằng nói đến luyện kim chất lượng cao thì thế giới 200 nước, chỉ có tầm 20 nước làm được, Việt nam vừa không có cơ bản từ trước, vừa thiếu thốn cả vốn, kiến thức và tố chất, thì không thể luyện kim đặc biệt là điều dễ hiểu. Thực tế thì không chỉ Việt nam mà cả Đông Nam Á đều như vậy.
Ồ, không hề "ngược lại", không hề mâu thuẫn cụ ạ. Giỏi như tôi muốn nói chỉ là top 10% thôi. Chứ không phải giỏi đến mức phản biện được thuyết Tương đối của Einstein, có lẽ phải top 1 phần triệu hoặc ít hơn. Trong môi trường học tập, từ phổ thông đến đại học, sau đại học, trong nước và quốc tế, tôi đều để ý kỹ cái 10% này. Dường như nó cũng trùng hợp với ước tính 20/200 nước trên thế giới làm được luyện kim chất lượng cao của cụ. Còn Việt Nam thì hơi dưới trung bình, không thuộc nhóm đứng đầu này. So GDP đầu người cả danh nghĩa (35%) cả sức mua tương đương (41%) đều thấy điều này. Không có thì so con người bằng HDI (38%) cũng thấy thế cả.

Có một điều hay hay thú vị là, Trung Quốc đại lục với Đài Loan có tố chất con người như nhau vì họ là một dân tộc chia sẻ cùng một nền văn hóa, nhưng như cụ nêu, Đài Loan làm được thép tốt còn đại lục thì không. Giải thích điều này như thế nào?
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,493
Động cơ
445,332 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Em nghĩ cụ là người ngoại đạo trong lĩnh vực này, hoặc cụ chưa đi sâu tìm hiểu.
- Công nghiệp luyện kim của VN cũng thuộc dạng mạnh cụ ạ. Mình chỉ kém phần sản xuất thép chất lượng cao thôi. Còn thép thường phục vụ xây dựng thì mình khá mạnh. Ở lĩnh vực này mình đứng đầu Đông Nam Á, còn trên thế giới thì mình đứng trong top 30.
- Các nước sản xuất thép lớn trên thế giới thì Trung Quốc đứng đầu, Nhật đứng thứ 2, Hàn đứng thứ 6 mà cụ lại gọi họ là học việc trong ngành luyện kim thì em không hiểu ý của cụ nói.
- Thép chế tạo chất lượng cao trên thế giới hiện giờ chủ yếu sử dụng thép của Nhật sản xuất, nó thông dụng đến nỗi bộ tiêu chuẩn các mác thép của nó trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Chúng ta nghe SKD11, SKD61, SUS304... chứ cái tiêu chuẩn DIN của Đức ai biết nó là mác thép nào?
Các cụ nên khiêm tốn chứ đừng nên tự ti quá, cái gì cũng xem nước ngoài là nhất còn trong nước thì không ra gì.
Cụ cứ nhắc mãi mấy cái mác SKD với cả SUS, có thế thôi à. JIS thì cũng chỉ là một bộ TC của Nhật, em ko nghĩ là Nhật làm trùm thế giới về thép chế tạo, ASTM của Mỹ cũng hay được sử dụng, hoặc thậm chí là GOST ;)!
 

Cún em

Xe buýt
Biển số
OF-573979
Ngày cấp bằng
14/6/18
Số km
776
Động cơ
157,760 Mã lực
Tuổi
45
Cụ cứ nhắc mãi mấy cái mác SKD với cả SUS, có thế thôi à. JIS thì cũng chỉ là một bộ TC của Nhật, em ko nghĩ là Nhật làm trùm thế giới về thép chế tạo, ASTM của Mỹ cũng hay được sử dụng, hoặc thậm chí là GOST ;)!
Dạ vâng, em có thế thôi ạ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,924
Động cơ
449,470 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ồ, không hề "ngược lại", không hề mâu thuẫn cụ ạ. Giỏi như tôi muốn nói chỉ là top 10% thôi. Chứ không phải giỏi đến mức phản biện được thuyết Tương đối của Einstein, có lẽ phải top 1 phần triệu hoặc ít hơn. Trong môi trường học tập, từ phổ thông đến đại học, sau đại học, trong nước và quốc tế, tôi đều để ý kỹ cái 10% này. Dường như nó cũng trùng hợp với ước tính 20/200 nước trên thế giới làm được luyện kim chất lượng cao của cụ. Còn Việt Nam thì hơi dưới trung bình, không thuộc nhóm đứng đầu này. So GDP đầu người cả danh nghĩa (35%) cả sức mua tương đương (41%) đều thấy điều này. Không có thì so con người bằng HDI (38%) cũng thấy thế cả.

Có một điều hay hay thú vị là, Trung Quốc đại lục với Đài Loan có tố chất con người như nhau vì họ là một dân tộc chia sẻ cùng một nền văn hóa, nhưng như cụ nêu, Đài Loan làm được thép tốt còn đại lục thì không. Giải thích điều này như thế nào?
Đài loan còn làm được mấy thứ khác mà TQ không làm được, điển hình là chip tiến trình cao.

Giải thích thì đơn giản thôi cụ. Đài có sự cộng tác sâu của Nhật và Mỹ, trong khi TQ không có. Ví dụ luyện kim: Công ty thép lớn thứ 3 nhưng lại là nhà SX thép đặc biệt lớn nhất của Đài là Chun Yuan Steel thế này:

- Thành lập năm 1965
- 1973 được Sumitomo cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ thép container
- 1975 được Sumitomo và Kobe Steel chuyển giao một số công nghệ thép đặc biệt khác
- 1981 được Toyota giúp thành lập bộ phận luyện/đúc hợp kim cho linh kiện xe hơi
- 1997 lập liên doanh với Toyota sản xuất thép thân vỏ xe

Đó là lý do tại sao Đài làm được một số thứ mà Đại lục không làm được (hoặc không làm tới tầm được).
 

Sfgs

Xe buýt
Biển số
OF-707850
Ngày cấp bằng
17/11/19
Số km
650
Động cơ
96,252 Mã lực
Tuổi
33
Thái Bình giờ lãnh đạo sâu sát, tận tâm thật. Chẳng mấy chốc mà như Hải Phòng là chắc.
Đúng cụ ạ, đợt này thấy bí thư với chủ tịch sát cánh cùng nhau đi kêu gọi dự án về đầu tư về TB, mở thêm mấy khu công nghiệp mới, thấy hơn các đời trước nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top